Văn minh ả rập Đại học Sư Phạm Hà Nội

Văn minh ả rập Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón

lOMoARcPSD| 40367505
BÀI 3. VĂN MINH A RẬP
I. Bối cảnh lịch sử 1. Bán đảo A rập trước khi xuất hiện Nhà
nước
Đây là bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở khu vực Tây Á, với diện tích
hơn 3 triệu km
2
. Tuy nhiên, trên cả bán đảo chỉ có vùng Yêmen (phía Tây
Nam) có nguồn nước phong phú, cho phép phát triển trồng trọt. Hơn nữa,
nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên Yêmen có
điều kiện để phát triển mạnh cả về thương nghiệp.
Ngoài Yêmen thì vùng Hegiadơ, nằm dọc theo bờ biển đỏ ở phía Tây
bán đảo cũng tương đối phát triển. Vùng này từ xưa đã là chiếc cầu nối liền
việc buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông. Cho nên, ở đây
đã xuất hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất Mécca
Yatơrip.
Tuy vậy, đến đấu thế kỷ VII, dân trong các thành phố này vẫn đang
sống thành từng thị tộc hoặc bộ lạc. điều sự phân hoá đã bắt đầu diễn
ra một cách rệt. Tầng lớp quý tộc xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành
những kẻ có nhiều đặc quyền và của cải.
Các vùng đất còn lại ngoài Yêmen và Hegiadơ, chủ yếu là đồng cỏ
sa mạc, khí hậu khô cằn, nguồn nước hiếm, dân đây sống chủ yếu
bằng nghề chăn nuôi du mục (nhiều nhất là dê và lạc đà). Tuy lạc hậu hơn
so với các vùng trên đây nhưng đến đầu thế kỷ VII, đây cũng trong quá
trình diễn ra sự phân hoá giàu nghèo khá mạnh mẽ.
2. Sự thành lập và phát triển của nhà nước Arập
Đến thế kỷ VII, nhà nước A rập mới được thành lập, muộn hơn rất
nhiều so với các nhà nước văn minh khác phương Đông cổ đại nói chung.
điều đặc biệt quá trình thành lập nhà nước A rập được gắn liền với sự
xuất hiện và truyền bá đạo Hồi của Môhamét:
- Môhamét xuất thân từ bộ lạc có thế lựcc ở Mécca. Năm 610 ôngbắt
đầu truyền bá đạo Hồi. Tầng lớp qtộc Mécca chống đối kịch liệt
định hãm hại ông. Chính thế năm 622, ông cùng các tín đồ của mình
phải chạy lên thành phố Yatơríp (cách Mécca 400 km), vẫn thuộc đất
lOMoARcPSD| 40367505
Hêgiadơ. Năm xẩy ra sự kiện này cũng được lấy làm năm thứ nhất của kỷ
nguyên Hồi giáo. Môhamét tự xưng tiên tri cho nên từ đó thành phố
Yatơríp cũng được đổi tên thành thành phố của Tiên tri”. Tại đây ông
tiếp tục tập hợp tín đồ, chuẩn bị lực lượng. Các cuộc chiến tranh giữa
Yatơrip Mécca diễn ra thường xuyên, nhưng chưa bên nào giành được
thắng lợi, trong bối cảnh đó Môhamét chủ trương hòa hoãn. Năm 629, ông
dẫn hơn 2000 tín đồ quay về trung tâm Mécca để thăm lại đền Caaba (Ngôi
đền từ thời kỳ c thị tộc, bộ lạc chung nhau, thờ đa thần, đặc biệt
đây một phiến đá đen được coi biểu tượng sùng bái chung của các
bộ lạc). Sự mặt của Môhamét đạo Hồi đây đã khiến rất nhiều người
ở Mécca đi theo. Sau khi trở lại Yatơríp, nhận thấy thế lực của mình đã đủ
mạnh, Môhamét đem theo thế lực của mình chinh phục hoàn toàn thành
phố Mécca năm 630.
- Nhà nước Arập thống nhất được thành lập do Môhamét đứng đầu,lấy
Mécca làm trung tâm đất nước. Đền Caaba trở thành thánh thất chính của
Hồi giáo, các tượng thần của các bộ lạc tôn thờ trước đây bị bãi bỏ, phiến
đá vẫn được giữ lại để tôn thờ.
- Trong suốt thời gian tồn tại, Arập tích cực mở rộng đất đai vàtruyền
đạo Hồi bằng cách sử dụng chiến tranh xâm lược. Kết quả A ráp lần lượt
chinh phục Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (612), BaTư (651). Cho nên,
ta thấy tthời trung đại phương Đông chỉ còn lại 3 trung tâm văn minh
Trung Quốc, Ấn Độ Arập (Ai Cập, Lưỡng Hà bị Arập chinh phục).
Với chính sách đó, đến thế kỷ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn,
lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là Á, Phi, châu Âu.
Tuy vậy, đến thế kỷ X, đế quốc Arập không còn duy trì được sự thống
nhất, thế lực ngày càng suy yếu. Năm 1258, kinh đô bị quân Mông C
chiếm đóng, đế quốc Arập tan rã.
II. Thành tựu văn minh Arập
Sự kế thừa phát triển những thành tựu trước đó của các nền văn
minh khác được biểu hiện cụ thể như thế nào trong văn minh Aráp?
1. Văn học - nghệ thuật
lOMoARcPSD| 40367505
a. Văn học
- Trước khi nhà nước Arập ra đời, đây đã rất nhiều thơ ca
truyềnmiệng. Các thi thường ngâm cho những người dân du mc “Hida”
(Bài ca lạc đà). Từ khi thành lập nhà nước, chữ viết cũng được truyền
vào Arập, thơ ca càng phong phú hơn để ca ngợi cuộc sống, tình yêu. Thời
kỳ phát triển nhất của tca từ thế kỷ IX, với tập thơ lấy tựa đề Anh
dũng ca”, Thi ca tập”, ca ngợi những chiến công của Arập trong quá trình
thống nhất đất nước thành một. Đồng thời cũng không ít nhà thơ phê phán
đạo Hồi, thiếu thành kính với Hồi giáo.
- Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập Nghìn lẻ một đêm” (xuất bản lần
đầu tiên năm 1704 tại Pháp), hình thành từ thế kỷ X đến XII. Vốn là những
câu truyện của Ba Tư từ thế kỷ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện
thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp… thành một truyện dài xảy ra trong
cung vua Aráp. Bên cạnh đó, Aráp còn nổi tiếng bởi tập truyện Ngụ
ngôn”. Vốn xuất phát từ Ấn Độ nhưng nguyên bản tiếng Phạn đã bị mất,
chỉ còn bản tiếng Aráp. Cả “Nghìn lẻ một đêm” “Ngụ ngôn” đều được
dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngoài ra, Kinh Côran vừa Kinh
thành đồng thời vừa tác phẩm văn học nổi tiếng của Aráp (trình bày
trong phần tôn giáo).
b. Nghệ thuật
- snghệ thuật ban đầu của Arập nghèo nàn nhà nước Arập
thoát thai tnền kinh tế du mục buôn bán. Thêm vào đó, Môhamét lại
cấm điêu khắc và hội hoạ (vì có thể dẫn đến sùng bái ảnh tượng - điều trái
với đạo Hồi). Tuy vậy, về sau những cấm đoán được nới lỏng hơn những
ảnh hưởng từ nghệ thuật Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ba Tư đã làm cho nền
nghệ thuật ở Aráp trở nên phong phú và tiến bộ với không ít thành tựu tiêu
biểu.
+ Nghệ thuật kiến trúc của người A rập nhiều nét độc đáo. Thánh
Ala vô hình bóng, tung tích, ở đâu cũng chẳng có đâu, nên
trong lễ đường của nhà thờ Hồi giáo không tượng Thần thánh nào cụ
thể. Các giáo đồ chhướng về thánh địa Mécca làm lễ. Đặc điểm chung
về mặt kiến trúc đền thờ Hồi giáo mái vòm, cột thon nhỏ, cửa uốn
lOMoARcPSD| 40367505
hình bầu dục được trang trí rất đẹp. Các công trình kiến trúc đẹp nhất,
được chăm chút nhất thánh đường Hồi giáo. Mỗi thành phố đều có một
thánh đường riêng. Thánh đường gồm 3 phần chính: Thứ nhấtmột sân
rộng. Thứ hai là một sảnh đường rất lớn được đỡ bằng các cột chống, xây
theo hình chữ nhật, nằm ngang. Thứ ba là, một hay nhiều tháp là nơi giáo
sĩ đứng chủ xướng buổi lễ.
Công trình điển hình, nổi bật vẫn còn tồn tại đến ngày nay là: Thánh
đường thạch vòm Hồi giáo ở Giêruxalem (Palextin ngày nay). Thạch vòm
này sự kết hợp kiến trúc Hi Lạp châu Á. gồm một toà nhà tám
cạnh xây bằng các khối đá vuông, chu vi gần 160 mét, vòm nhà cao trên
33 mét đựoc làm bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp mạ bằng đồng thau.
Bên trong nhà vòm được chia thành từng góc nhỏ bởi các dãy cột hướng
tâm bằng đá hoa cương mài láng. Nội thất được trang trí cực kỳ tráng lệ
bằng các khảm thực vật tinh tế. Một nhà văn đã miêu tả: Bình minh
dạng, khi những tia nắng đầu tiên đập vào nóc vòm, và lớp phủ màu vàng
của nó phản chiếu những tia nắng này, lúc đó toàn bộ thánh đường là một
cảnh tượng ập vào mắt người xem, một cảnh tượng không thể thấy
một nơi nào khác trong cả thế giới Hồi giáo
+ Lúc đầu âm nhạc cũng bị cấm vì tương truyền Môhamét có nói rằng
lời ca cũng như âm thanh của các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày
con người xuống địa ngục. Về sau quan niệm của người dân A rập dần
những thay đổi, khi họ con âm nhạc như linh hồn, nhờ đó đcuộc sống con
người vui vẻ. Từ đó người A rập đã sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ như đàn
lia (1 dây), sáo, trống, và… Cũng giả thiết cho rằng chính người
rập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. Âm nhạc đã ảnh
hưởng rõ nhất thể hiện trong việc Hồi giáo cũng phải sử dụng nó trong các
buổi lễ. Dù vậy, điểm hạn chế địa vị của các nhạc vẫn rất thấp kém
trong xã hội, kể cả sau này xã hội đã phát triển.
2. Thành tựu về khoa học - kỹ thuật
- A rập được kế thừa chịu ảnh hưởng nhiều từ thành tựu của cácnền
văn minh trước đó.
lOMoARcPSD| 40367505
- Sau khi thành lập nước không lâu, A rập đã cho thành lập trung
tâmkhoa học (gồm một viện khoa học, một đài thiên văn và một thư viện).
Cơ quan đã tuyển chọn một đội ngũ phiên dịch viên đông đảo, từ đó hàng
loạt các tác phẩm viết bằng tiếng Hi lạp, Phạn, Hán đã được dịch ra tiếng
A rập. Công lao của những người dịch được trả rất hậu, các tác phẩm cân
nặng bao nhiêu tđược trả bấy nhiêu vàng. Đến giữa thế kỷ IX, hầu hết
các tác phẩm vtoán học, thiên văn, y học của Hi Lạp đã được dịch sang
tiếng Ả rập.
- Về toán học: Họ tiếp tục phát triển hoàn thiện các môn đại số học,
lượng giác, hình học và nhất là hoàn thiện hệ thống chữ số. Các khái niệm
chúng ta vẫn thường sử dụng ngày nay như sin, cosin, tang, cotang đều
do công lao của người Arập.
Người A rập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền hệ thống
chữ số. Họ đã học tập được chữ số 0 của người Ấn Độ, không phải ngẫu
nhiên mà nhiều người sau này vẫn nhầm tưởng chữ số này do người A rập
phát minh, trên thực tế thì người Arập đã có công khẳng định và truyền bá
nó, sau này sang châu Âu, cả người Ý và Pháp đều gọi số này là Zero.
- Về thiên văn học: người Arập cũng rất chú ý nghiên cứu hệ mặt trời
họ cũng đi đến kết luận rằng trái đất tròn và vật cũng bị hút về phía
trung tâm trái đất.
- Lĩnh vực địa : do thương nghiệp phát triển, người A ráp đã đi nhiều
nơi trên thế giới để viết những tác phẩm tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xiri
Lanca. Quyển “Địa chí đế quốc Hồi giáo” của Môhamét An Mucađaxi, ra
đời ở thế kỷ IX.
- Trên lĩnh vực sinh học: Từ thế kỷ IX, Ôtman Giasip đã nêu ra
thuyết tiến hoá, ông cho rằng từ khoáng vật tiến hoá thành thực vật, rồi đến
động vật, rồi đến con người. Đây sở rất quan trọng của các giả thiết
về con người sau này được các nkhoa học phân tích. Tuy nhiên, lĩnh vực
được người A rập quan tâm nhất thực vật học: từ sớm họ biết ghép cây,
tạo ra các giống cây mới. Một số nhà thực vật, trong tác phẩm
lOMoARcPSD| 40367505
Sách của nông dânđã hướng dẫn ch trồng 585 loại y 50 giống
cây ăn quả, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa
một số bệnh của cây.
- Về y học: A ráp một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu
biểu nhất là Radi, tên tuổi của họ vang đến châu Âu. Tuy bị cấm giải phẩu
mổ tử thi nhưng không thế y học A rập kém phát triển. Các thầy
thuốc A rập đặc biệt giỏi về khoa mắt (có lẽ A rập có nhiều sa mạc cát gió).
Hàng loạt các tác phẩm y học đã được biên soạn: Mười khái luận về mắt,
Bệnh đậu mùa bệnh sỏi của Radi được dịch dùng trong Y khoa
phương Tây nhiều thế kỷ.
Để chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, nhà nước A rập đã thành lập
toàn quốc nhiều bệnh viện, lớn nhất là bệnh viện Manxua (ở Cai Rô). A rập
trở thành một trong những quốc gia văn minh có nền y học phát triển.
3. Thành tựu giáo dục của văn minh A rập
- Trong chủ trương của Môhamét rất nhiều điểm tiến bộ, tạo hội
cho giáo dục phát triển. Ông khuyến khích mở rộng kiến thức: “kẻ nào từ
biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên
con đường của chúa… Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của
người tử vì đạo”.
thế kỷ VII XIII, tuy chưa có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo
dục của A rập cũng đã có đầy đủ 3 cấp: tiểu học, trung học và đại học.
+ Tư tưởng truyền đạo Hồi trong giáo dục được bắt đầu ngay khi
người học bước chân vào tiểu học. Nội dung chiếm phần lớn trong sách
học kinh Côran, tất nhiên không chỉ thần học kinh Côran bao gồm
cả nội dung lịch sử, đạo đức, pháp luật. Mỗi ngày học sinh phải đọc thuộc
một đoạn, cho đến thuộc toàn bộ kinh Côran. Môn tập viếttoán thì phải
lên lớp mới được học, như vậy phải thuộc được kinh Côran trước khi muốn
lên lớp. Lớp học thường được tchức ngay các thánh thất hay ngoài trời,
học sinh phải đóng học phí.
+ Trường trung học cũng đặt trong các thánh thất. Ngoài thần học, học
sinh đã được học văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, toán, thiên văn. Ngôn ngữ
đã đặc biệt được coi trọng vì họ cho rằng tiếng A rập là hoàn hảo.
lOMoARcPSD| 40367505
Đến bậc trung học thì học sinh không còn phải nộp học phí, các thầy giáo
thì được nhà nước trả lương.
+ Bậc đại học, trong toàn quốc ba trung tâm Bátđa, Cairô
Coocđôba (Tây Ban Nha). Trường đại học Cairô được thành lập sớm nhất
A rập vào thế kỷ X. Vẫn là kiểu trường học trong thánh thất, dần dần học
sinh toàn A rập tụ về đây, họ được vua chúa, quan lại các nhà hảo tâm
cấp học bổng. Trường cũng đội ngũ giáo viên đông đảo. Sinh viên vẫn
tiếp tục học thần học, ngpháp ng cao, thơ, lôgic toán. Trung tâm đại
học tại Coocđôba cũng thu hút nhiều học sinh đến học tập.
Đầu thế kỷ VIII, người A rập học được cách làm giấy của người Trung
Quốc. Từ đó, hàng loạt các cuốn sách đã được xuất bản, riêng Bátđa đã
trên 100 hiệu sách. Khi quân Mông Cổ tràn vào lãnh thổ A rập đã phát
hiện Bátđa đến 36 thư viện công cộng nh cho sinh viên đến đọc
sách.
4. Thành tựu tôn giáo
Nói đến A rập là nói đến vị trí độc tôn của đạo Hồi kể từ khi lập quốc
ở thế kỷ VII.
- Đạo Hồi (Ixlam) nghĩa phục tùng”, tôn giáo nhất thần tuyệt
đối. Vị thần duy nhất đạo Hồi tôn thờ thánh Ala. Ala chế ngự được mặt
trời, mặt trăng, Ala cũng sinh ra loài người tất cả những trên trời, dưới
đất đều thuộc về Ala. Môhamét người được Ala giao cho sứ mệnh truyền
bá tôn giáo nên ông chỉ là sứ giả của Ala Tiên tri của tín đồ. Ông là vị
tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất.
+ Đạo Hồi khác với nhiều tôn giáo khác chỗ là họ tuyệt đối không
thờ ảnh tượng vì họ quan niệm Ala không có một hình tượng nào thể hiện
được Ala. điều viên đá đen trong đền Caaba thánh địa Mécca vẫn
được để nguyên để thờ.
+ Luật Hồi giáo: Luật Hồi giáo là trung tâm của nền văn hóa vì nó là
mắt xích nối với tôn giáo. Bổn phận của người theo đạo Hồi bao gồm sự
tôn kính đối với "ca ngợi cái Thiện lên án cái ác", nghe theo những lời
huấn thị chống lại việc cho vay nặng i, các trò cờ bạc, ngăn cấm uống
rượu và ăn thịt lợn. Họ chỉ được phép ăn thịt con vật bị giết chết để làm lễ
lOMoARcPSD| 40367505
cúng tế (giết súc vật theo lễ nghi của đạo Hồi). Theo họ, thánh chiến chính
việc vận dụng ý chí do Thượng đế sai khiến, nhằm thực hiện bổn phận
của cộng đồng cũng nmỗi cá nhân đối với Người. ở mức độ riêng lẻ,
chứng tỏ schiến đấu của nhân để được công bằng đi theo con đường
được vạch sẵn bởi Thượng đế.
Nhưng luật Hồi giáo cũng rất thực tế - với những quy luật để áp dụng
cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, những học giả trong đạo cũng
biết nhiều về thương mại. Phần lớn những giáo học giả Hồi giáo đều xuất
thân từ thành phần thương gia. Thành ra là một nhà buôn làm ăn khá giả
lương thiện thì cũng có thể là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Hậu quả của
điều này là một luật lệ về buôn bán rất hữu ích cho việc phát triển thương
mại trong thế giới Hồi giáo, tức là có thể góp vốn để làm ăn chia lãi nhưng
không ra mặt hay trực tiếp quản lý các hoạt động đầu tư.
Đạo Hồi cũng không quá cứng nhắc khi họ tiếp thu nhiều quan niệm
của các tôn giáo khác, nhất là đạo Do Thái: như truyền thuyết về sáng tạo
thế giới, thiên đường, địa ngục. Các tục lệ của đạo Do Thái cũng được bắt
chước như: trước khi cầu nguyện phải rửa tay chân mặt, khi cầu nguyện
đều phải hướng về thánh địa Mécca và trán phải phủ phục chạm đất, cấm
ăn thịt heo, chó, các con vật vị chết bệnh, thịt cúng thần, cấm uống rượu.
+ Trong quan hệ gia đình thừa nhận hôn nhân đa thê (nhưng nhiều
nhất chỉ 4 vợ nhưng không được lấy nàng hầu, trừ Môhamét 10 v2
nàng hầu). Đàn ông Hồi có thể lấy vợ người Do Thái hoặc Kitô, nhưng
không được cưới người theo đa thần giáo.
+ Về nghĩa vụ của tín đồ:
Thứ nhất: Phải thừa nhận chỉ Ala, không thánh nào khác.
Môhamét là sứ giả của Ala và là vị Tiên tri cuối cùng.
Thứ hai: Mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm).
Ngày th6 hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Tại thành thất,
người ta quỳ thành 2 hàng: một hàng toàn đàn ông, một hàng toàn phụ nữ.
Thứ ba: Mỗi năm các tín đồ phải thực hiện 1 tháng Ramadan, suốt 1
tháng trời tlúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn,
lOMoARcPSD| 40367505
uống, hút thuốc và các ham muốn khác (đương nhiên có trường hợp ngoại
lệ cho phụ nữ có thai, người già, trẻ em…).
Thứ tư: Những người theo đạo Hồi phải đóng thuế để xây cất, duy trì,
truyền bá đạo Hồi, bố thí cho người nghèo.
Thứ m: trong suốt đời người, nếu thể, phải đi hành hương đến
thánh địa Caaba một lần.
+ Kinh thánh của đạo Hồi kinh Côran (bài giảng, bài đọc thuộc
lòng): cuốn kinh này cũng một di sản văn hoá của nhân loại bằng tiếng
Arập, ghi lại những bài thuyết giáo của Môhamét do ông truyền đạo từ 610
đến 632. Nội dung kể về các bậc tiên tri, các truyện ngụ ngôn có tính chất
giáo dục tôn giáo, những bài niệm chú cầu nguyện, những định chế có tính
pháp lý, những quy định về lễ nghi, phong tục của tín đồ. Sinh thời
Môhamét truyền giáo bằng miệng, không có văn bản. Sau khi ông chết các
đệ tín đã ghi lại thành văn bản gọi là kinh Côran.
Kinh Côran gồm 114 chương, mỗi chương lại chia thành các điều.
Toàn bộ có hơn 6000 điều, viết theo hình thức văn xuôi. Do quá trình hình
thành lâu dài nội dung đa dạng, nên kinh Côran không nhất quán về hình
thức cũng như nội dung và văn phong. Các chương đầu tiên gồm 90
chương (thời kỳ ở Mécca 610 - 622): chủ yếu đề cập đến giáo lý, tuyên bố
đức thánh Ala duy nhất, tối cao. Những tín đồ làm đúng lời dạy của
Người sẽ được lên thiên đàng, trái lại bị phạt nặng dưới địa ngục. Các
chương sau gồm 24 chương (thời kỳ ở Yatơrip 622 - 630): hình thành vào
thời kỳ đạo Hồi đã được khẳng định, nên chủ yếu trình bày các nghi lễ th
cúng, Ramadan, các điều cấm như ăn thịt lợn, uống rượu, cờ bạc… Các
điều về luật dân sự và hình sự cũng hình thành ntội giết người, ăn trộm,
li hôn, luật thừa kế, phóng thích nô lệ…
Kinh Côran ảnh sâu sắc đến toàn bộ nền văn hoá Hồi giáo, từ ngôn
ngữ, văn học, triết học. Chính Côran đã làm cho Arập trở nên thống nhất
về mặt ngôn ngữ, do đó thúc đẩy ngữ văn A rập phát triển. Kinh
Côran đối với các nước Hồi giáo cũng sâu rộng như ảnh hưởng của Kinh
Thánh đối với văn hoá phương Tây ảnh hưởng của kinh Phật đối với các
nước Đông Nam Á.
lOMoARcPSD| 40367505
Theo tín ngưỡng của đạo Hồi, tôn giáo và tính cộng đồng hai yếu
tố không thể tách rời; người thống trị một cộng đồng (vua Hồi) đều tín
ngưỡng thể chế chính trị. Sự thống nhất giữa một nhân Thượng
đế, một con người với hội, đã góp phần truyền rộng rãi tư tưởng
đạo Hồi. Chính thế, chtrong vòng mt thế kỷ kể từ cái chết của nhà tiên
tri, đạo Hồi đã lan rộng từ Tây Ban Nha cho tới Ấn Độ, Uzbekistan
Pakistan. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi vương quốc đạo Hồi đã được mở rộng tới
tận sa mạc Sahara của châu Phi, thiết lập các mối liên kết về thương mại
và vǎn hoá với khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, và tới tận Đông Nam
Á. Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, trở thành quốc giáo của
nhiều quốc gia như: Inđô, Malai, Ápganixtan, Ai Cập hay Marốc. Tính đến
những năm 90 của thế kỷ 20 thì có khoảng 935 triệu người theo đạo Hồi ở
45 quốc gia trên thế giới, trong đó 20% là ở Ả rập.
*** Văn minh A rập đóng góp công sức to lớn vào thành tựu chung
của nền văn minh nhân loại. Họ n đóng vai trò người bảo tồn các di
sản văn hoá HiLạp cổ đại (trong khi nền văn hoá này bị giáo hội KiTô phá
huỷ). A rập cũng chính nơi trung gian truyền bá những phát minh quan
trọng của phương Đông như nghề in, giấy, thuốc súng của người Trung
Quốc, chữ số của Ấn Độ sang châu Âu. Sự giao lưu văn hoá Đông Tây
được chứng minh ở đó.
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
BÀI 3. VĂN MINH A RẬP
I. Bối cảnh lịch sử 1. Bán đảo A rập trước khi xuất hiện Nhà nước
Đây là bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở khu vực Tây Á, với diện tích
hơn 3 triệu km2. Tuy nhiên, trên cả bán đảo chỉ có vùng Yêmen (phía Tây
Nam) có nguồn nước phong phú, cho phép phát triển trồng trọt. Hơn nữa,
nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên Yêmen có
điều kiện để phát triển mạnh cả về thương nghiệp.
Ngoài Yêmen thì vùng Hegiadơ, nằm dọc theo bờ biển đỏ ở phía Tây
bán đảo cũng tương đối phát triển. Vùng này từ xưa đã là chiếc cầu nối liền
việc buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông. Cho nên, ở đây
đã xuất hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất là Mécca và Yatơrip.
Tuy vậy, đến đấu thế kỷ VII, cư dân trong các thành phố này vẫn đang
sống thành từng thị tộc hoặc bộ lạc. Có điều sự phân hoá đã bắt đầu diễn
ra một cách rõ rệt. Tầng lớp quý tộc xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành
những kẻ có nhiều đặc quyền và của cải.
Các vùng đất còn lại ngoài Yêmen và Hegiadơ, chủ yếu là đồng cỏ và
sa mạc, khí hậu khô cằn, nguồn nước hiếm, cư dân ở đây sống chủ yếu
bằng nghề chăn nuôi du mục (nhiều nhất là dê và lạc đà). Tuy lạc hậu hơn
so với các vùng trên đây nhưng đến đầu thế kỷ VII, ở đây cũng trong quá
trình diễn ra sự phân hoá giàu nghèo khá mạnh mẽ.
2. Sự thành lập và phát triển của nhà nước Arập
Đến thế kỷ VII, nhà nước A rập mới được thành lập, muộn hơn rất
nhiều so với các nhà nước văn minh khác ở phương Đông cổ đại nói chung.
Và điều đặc biệt là quá trình thành lập nhà nước A rập được gắn liền với sự
xuất hiện và truyền bá đạo Hồi của Môhamét:
- Môhamét xuất thân từ bộ lạc có thế lựcc ở Mécca. Năm 610 ôngbắt
đầu truyền bá đạo Hồi. Tầng lớp quý tộc ở Mécca chống đối kịch liệt và
định hãm hại ông. Chính vì thế năm 622, ông cùng các tín đồ của mình
phải chạy lên thành phố Yatơríp (cách Mécca 400 km), vẫn thuộc đất lOMoAR cPSD| 40367505
Hêgiadơ. Năm xẩy ra sự kiện này cũng được lấy làm năm thứ nhất của kỷ
nguyên Hồi giáo. Môhamét tự xưng là tiên tri cho nên từ đó thành phố
Yatơríp cũng được đổi tên thành “thành phố của Tiên tri”. Tại đây ông
tiếp tục tập hợp tín đồ, chuẩn bị lực lượng. Các cuộc chiến tranh giữa
Yatơrip và Mécca diễn ra thường xuyên, nhưng chưa bên nào giành được
thắng lợi, trong bối cảnh đó Môhamét chủ trương hòa hoãn. Năm 629, ông
dẫn hơn 2000 tín đồ quay về trung tâm Mécca để thăm lại đền Caaba (Ngôi
đền có từ thời kỳ các thị tộc, bộ lạc chung nhau, thờ đa thần, đặc biệt ở
đây có một phiến đá đen được coi là biểu tượng sùng bái chung của các
bộ lạc
). Sự có mặt của Môhamét và đạo Hồi ở đây đã khiến rất nhiều người
ở Mécca đi theo. Sau khi trở lại Yatơríp, nhận thấy thế lực của mình đã đủ
mạnh, Môhamét đem theo thế lực của mình chinh phục hoàn toàn thành phố Mécca năm 630.
- Nhà nước Arập thống nhất được thành lập do Môhamét đứng đầu,lấy
Mécca làm trung tâm đất nước. Đền Caaba trở thành thánh thất chính của
Hồi giáo, các tượng thần của các bộ lạc tôn thờ trước đây bị bãi bỏ, phiến
đá vẫn được giữ lại để tôn thờ.
- Trong suốt thời gian tồn tại, Arập tích cực mở rộng đất đai vàtruyền
bá đạo Hồi bằng cách sử dụng chiến tranh xâm lược. Kết quả A ráp lần lượt
chinh phục Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (612), BaTư (651). Cho nên,
ta thấy từ thời trung đại ở phương Đông chỉ còn lại 3 trung tâm văn minh
là Trung Quốc, Ấn Độ và Arập (Ai Cập, Lưỡng Hà bị Arập chinh phục).
Với chính sách đó, đến thế kỷ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn,
lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là Á, Phi, châu Âu.
Tuy vậy, đến thế kỷ X, đế quốc Arập không còn duy trì được sự thống
nhất, thế lực ngày càng suy yếu. Năm 1258, kinh đô bị quân Mông Cổ
chiếm đóng, đế quốc Arập tan rã.
II. Thành tựu văn minh Arập
Sự kế thừa và phát triển những thành tựu trước đó của các nền văn
minh khác được biểu hiện cụ thể như thế nào trong văn minh Aráp?
1. Văn học - nghệ thuật lOMoAR cPSD| 40367505 a. Văn học
- Trước khi nhà nước Arập ra đời, ở đây đã có rất nhiều thơ ca
truyềnmiệng. Các thi sĩ thường ngâm cho những người dân du mục “Hida”
(Bài ca lạc đà). Từ khi thành lập nhà nước, chữ viết cũng được truyền bá
vào Arập, thơ ca càng phong phú hơn để ca ngợi cuộc sống, tình yêu. Thời
kỳ phát triển nhất của thơ ca là từ thế kỷ IX, với tập thơ lấy tựa đề “Anh
dũng ca
”, “Thi ca tập”, ca ngợi những chiến công của Arập trong quá trình
thống nhất đất nước thành một. Đồng thời cũng không ít nhà thơ phê phán
đạo Hồi, thiếu thành kính với Hồi giáo.
- Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập “Nghìn lẻ một đêm” (xuất bản lần
đầu tiên năm 1704 tại Pháp), hình thành từ thế kỷ X đến XII. Vốn là những
câu truyện của Ba Tư từ thế kỷ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện
thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp… thành một truyện dài xảy ra trong
cung vua Aráp. Bên cạnh đó, ở Aráp còn nổi tiếng bởi tập truyện “Ngụ
ngôn
”. Vốn xuất phát từ Ấn Độ nhưng nguyên bản tiếng Phạn đã bị mất,
chỉ còn bản tiếng Aráp. Cả “Nghìn lẻ một đêm” và “Ngụ ngôn” đều được
dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngoài ra, Kinh Côran vừa là Kinh
thành đồng thời vừa là tác phẩm văn học nổi tiếng của Aráp (trình bày trong phần tôn giáo). b. Nghệ thuật
- Cơ sở nghệ thuật ban đầu của Arập là nghèo nàn vì nhà nước Arập
thoát thai từ nền kinh tế du mục và buôn bán. Thêm vào đó, Môhamét lại
cấm điêu khắc và hội hoạ (vì có thể dẫn đến sùng bái ảnh tượng - điều trái
với đạo Hồi). Tuy vậy, về sau những cấm đoán được nới lỏng hơn và những
ảnh hưởng từ nghệ thuật Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ba Tư đã làm cho nền
nghệ thuật ở Aráp trở nên phong phú và tiến bộ với không ít thành tựu tiêu biểu.
+ Nghệ thuật kiến trúc của người A rập có nhiều nét độc đáo. Thánh
Ala vô hình vô bóng, vô tung tích, ở đâu cũng có mà chẳng có ở đâu, nên
trong lễ đường của nhà thờ Hồi giáo không có tượng Thần thánh nào cụ
thể. Các giáo đồ chỉ hướng về thánh địa Mécca mà làm lễ. Đặc điểm chung
về mặt kiến trúc đền thờ Hồi giáo là có mái vòm, cột thon nhỏ, cửa uốn lOMoAR cPSD| 40367505
hình bầu dục và được trang trí rất đẹp. Các công trình kiến trúc đẹp nhất,
được chăm chút nhất là thánh đường Hồi giáo. Mỗi thành phố đều có một
thánh đường riêng. Thánh đường gồm 3 phần chính: Thứ nhất là một sân
rộng. Thứ hai là một sảnh đường rất lớn được đỡ bằng các cột chống, xây
theo hình chữ nhật, nằm ngang. Thứ ba là, một hay nhiều tháp là nơi giáo
sĩ đứng chủ xướng buổi lễ.
Công trình điển hình, nổi bật vẫn còn tồn tại đến ngày nay là: Thánh
đường thạch vòm Hồi giáo ở Giêruxalem (Palextin ngày nay). Thạch vòm
này là sự kết hợp kiến trúc Hi Lạp và châu Á. Nó gồm một toà nhà tám
cạnh xây bằng các khối đá vuông, chu vi gần 160 mét, vòm nhà cao trên
33 mét đựoc làm bằng gỗ, bên ngoài có phủ một lớp mạ bằng đồng thau.
Bên trong nhà vòm được chia thành từng góc nhỏ bởi các dãy cột hướng
tâm bằng đá hoa cương mài láng. Nội thất được trang trí cực kỳ tráng lệ
bằng các khảm thực vật tinh tế. Một nhà văn đã miêu tả: “Bình minh ló
dạng, khi những tia nắng đầu tiên đập vào nóc vòm, và lớp phủ màu vàng
của nó phản chiếu những tia nắng này, lúc đó toàn bộ thánh đường là một
cảnh tượng ập vào mắt người xem, một cảnh tượng mà không thể thấy ở
một nơi nào khác trong cả thế giới Hồi giáo

+ Lúc đầu âm nhạc cũng bị cấm vì tương truyền Môhamét có nói rằng
lời ca cũng như âm thanh của các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày
con người xuống địa ngục. Về sau quan niệm của người dân A rập dần có
những thay đổi, khi họ con âm nhạc như linh hồn, nhờ đó để cuộc sống con
người vui vẻ. Từ đó người A rập đã sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ như đàn
lia (1 dây), sáo, trống, tù và… Cũng có giả thiết cho rằng chính người Ả
rập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. Âm nhạc đã có ảnh
hưởng rõ nhất thể hiện trong việc Hồi giáo cũng phải sử dụng nó trong các
buổi lễ. Dù vậy, điểm hạn chế là địa vị của các nhạc sĩ vẫn rất thấp kém
trong xã hội, kể cả sau này xã hội đã phát triển.
2. Thành tựu về khoa học - kỹ thuật
- A rập được kế thừa và chịu ảnh hưởng nhiều từ thành tựu của cácnền văn minh trước đó. lOMoAR cPSD| 40367505
- Sau khi thành lập nước không lâu, A rập đã cho thành lập trung
tâmkhoa học (gồm một viện khoa học, một đài thiên văn và một thư viện).
Cơ quan đã tuyển chọn một đội ngũ phiên dịch viên đông đảo, từ đó hàng
loạt các tác phẩm viết bằng tiếng Hi lạp, Phạn, Hán đã được dịch ra tiếng
A rập. Công lao của những người dịch được trả rất hậu, các tác phẩm cân
nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng. Đến giữa thế kỷ IX, hầu hết
các tác phẩm về toán học, thiên văn, y học của Hi Lạp đã được dịch sang tiếng Ả rập.
- Về toán học: Họ tiếp tục phát triển và hoàn thiện các môn đại số học,
lượng giác, hình học và nhất là hoàn thiện hệ thống chữ số. Các khái niệm
mà chúng ta vẫn thường sử dụng ngày nay như sin, cosin, tang, cotang đều
do công lao của người Arập.
Người A rập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống
chữ số. Họ đã học tập được chữ số 0 của người Ấn Độ, không phải ngẫu
nhiên mà nhiều người sau này vẫn nhầm tưởng chữ số này do người A rập
phát minh, trên thực tế thì người Arập đã có công khẳng định và truyền bá
nó, sau này sang châu Âu, cả người Ý và Pháp đều gọi số này là Zero.
- Về thiên văn học: người Arập cũng rất chú ý nghiên cứu hệ mặt trời
và họ cũng đi đến kết luận rằng trái đất tròn và vật gì cũng bị hút về phía trung tâm trái đất.
- Lĩnh vực địa lý: do thương nghiệp phát triển, người A ráp đã đi nhiều
nơi trên thế giới để viết những tác phẩm mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xiri
Lanca. Quyển “Địa chí đế quốc Hồi giáo” của Môhamét An Mucađaxi, ra đời ở thế kỷ IX.
- Trên lĩnh vực sinh học: Từ thế kỷ IX, Ôtman – Giasip đã nêu ra
thuyết tiến hoá, ông cho rằng từ khoáng vật tiến hoá thành thực vật, rồi đến
động vật, rồi đến con người. Đây là cơ sở rất quan trọng của các giả thiết
về con người sau này được các nhà khoa học phân tích. Tuy nhiên, lĩnh vực
được người A rập quan tâm nhất là thực vật học: từ sớm họ biết ghép cây,
tạo ra các giống cây mới. Một số nhà thực vật, trong tác phẩm lOMoAR cPSD| 40367505
Sách của nông dân” đã hướng dẫn cách trồng 585 loại cây và 50 giống
cây ăn quả, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây.
- Về y học: A ráp có một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu
biểu nhất là Radi, tên tuổi của họ vang đến châu Âu. Tuy bị cấm giải phẩu
và mổ tử thi nhưng không vì thế mà y học A rập kém phát triển. Các thầy
thuốc A rập đặc biệt giỏi về khoa mắt (có lẽ A rập có nhiều sa mạc cát gió).
Hàng loạt các tác phẩm y học đã được biên soạn: Mười khái luận về mắt,
Bệnh đậu mùa và bệnh sỏi
của Radi … được dịch và dùng trong Y khoa
phương Tây nhiều thế kỷ.
Để chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, nhà nước A rập đã thành lập
toàn quốc nhiều bệnh viện, lớn nhất là bệnh viện Manxua (ở Cai Rô). A rập
trở thành một trong những quốc gia văn minh có nền y học phát triển.
3. Thành tựu giáo dục của văn minh A rập
- Trong chủ trương của Môhamét có rất nhiều điểm tiến bộ, tạo cơ hội
cho giáo dục phát triển. Ông khuyến khích mở rộng kiến thức: “kẻ nào từ
biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên
con đường của chúa… Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của
người tử vì đạo
”.
Ở thế kỷ VII – XIII, tuy chưa có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo
dục của A rập cũng đã có đầy đủ 3 cấp: tiểu học, trung học và đại học.
+ Tư tưởng truyền bá đạo Hồi trong giáo dục được bắt đầu ngay khi
người học bước chân vào tiểu học. Nội dung chiếm phần lớn trong sách
học là kinh Côran, tất nhiên không chỉ có thần học kinh Côran mà bao gồm
cả nội dung lịch sử, đạo đức, pháp luật. Mỗi ngày học sinh phải đọc thuộc
một đoạn, cho đến thuộc toàn bộ kinh Côran. Môn tập viếttoán thì phải
lên lớp mới được học, như vậy phải thuộc được kinh Côran trước khi muốn
lên lớp. Lớp học thường được tổ chức ngay các thánh thất hay ở ngoài trời,
học sinh phải đóng học phí.
+ Trường trung học cũng đặt trong các thánh thất. Ngoài thần học, học
sinh đã được học văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, toán, thiên văn. Ngôn ngữ
đã đặc biệt được coi trọng vì họ cho rằng tiếng A rập là hoàn hảo. lOMoAR cPSD| 40367505
Đến bậc trung học thì học sinh không còn phải nộp học phí, các thầy giáo
thì được nhà nước trả lương.
+ Bậc đại học, trong toàn quốc có ba trung tâm là Bátđa, Cairô và
Coocđôba (Tây Ban Nha). Trường đại học Cairô được thành lập sớm nhất
ở A rập vào thế kỷ X. Vẫn là kiểu trường học trong thánh thất, dần dần học
sinh toàn A rập tụ về đây, họ được vua chúa, quan lại và các nhà hảo tâm
cấp học bổng. Trường cũng có đội ngũ giáo viên đông đảo. Sinh viên vẫn
tiếp tục học thần học, ngữ pháp nâng cao, thơ, lôgic toán. Trung tâm đại
học tại Coocđôba cũng thu hút nhiều học sinh đến học tập.
Đầu thế kỷ VIII, người A rập học được cách làm giấy của người Trung
Quốc. Từ đó, hàng loạt các cuốn sách đã được xuất bản, riêng ở Bátđa đã
có trên 100 hiệu sách. Khi quân Mông Cổ tràn vào lãnh thổ A rập đã phát
hiện ở Bátđa có đến 36 thư viện công cộng dành cho sinh viên đến đọc sách.
4. Thành tựu tôn giáo
Nói đến A rập là nói đến vị trí độc tôn của đạo Hồi kể từ khi lập quốc ở thế kỷ VII.
- Đạo Hồi (Ixlam) nghĩa là “phục tùng”, là tôn giáo nhất thần tuyệt
đối. Vị thần duy nhất đạo Hồi tôn thờ là thánh Ala. Ala chế ngự được mặt
trời, mặt trăng, Ala cũng sinh ra loài người và tất cả những gì trên trời, dưới
đất đều thuộc về Ala. Môhamét là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền
bá tôn giáo nên ông chỉ là sứ giả của Ala và là Tiên tri của tín đồ. Ông là vị
tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất.
+ Đạo Hồi khác với nhiều tôn giáo khác ở chỗ là họ tuyệt đối không
thờ ảnh tượng vì họ quan niệm Ala không có một hình tượng nào thể hiện
được Ala. Có điều viên đá đen trong đền Caaba ở thánh địa Mécca vẫn
được để nguyên để thờ.
+ Luật Hồi giáo: Luật Hồi giáo là trung tâm của nền văn hóa vì nó là
mắt xích nối với tôn giáo. Bổn phận của người theo đạo Hồi bao gồm sự
tôn kính đối với "ca ngợi cái Thiện và lên án cái ác", nghe theo những lời
huấn thị chống lại việc cho vay nặng lãi, các trò cờ bạc, ngăn cấm uống
rượu và ăn thịt lợn. Họ chỉ được phép ăn thịt con vật bị giết chết để làm lễ lOMoAR cPSD| 40367505
cúng tế (giết súc vật theo lễ nghi của đạo Hồi). Theo họ, thánh chiến chính
là việc vận dụng ý chí do Thượng đế sai khiến, nhằm thực hiện bổn phận
của cộng đồng cũng như mỗi cá nhân đối với Người. ở mức độ riêng lẻ, nó
chứng tỏ sự chiến đấu của cá nhân để được công bằng và đi theo con đường
được vạch sẵn bởi Thượng đế.
Nhưng luật Hồi giáo cũng rất thực tế - với những quy luật để áp dụng
cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, những học giả trong đạo cũng
biết nhiều về thương mại. Phần lớn những giáo sĩ học giả Hồi giáo đều xuất
thân từ thành phần thương gia. Thành ra là một nhà buôn làm ăn khá giả và
lương thiện thì cũng có thể là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Hậu quả của
điều này là một luật lệ về buôn bán rất hữu ích cho việc phát triển thương
mại trong thế giới Hồi giáo, tức là có thể góp vốn để làm ăn chia lãi nhưng
không ra mặt hay trực tiếp quản lý các hoạt động đầu tư.
Đạo Hồi cũng không quá cứng nhắc khi họ tiếp thu nhiều quan niệm
của các tôn giáo khác, nhất là đạo Do Thái: như truyền thuyết về sáng tạo
thế giới, thiên đường, địa ngục. Các tục lệ của đạo Do Thái cũng được bắt
chước như: trước khi cầu nguyện phải rửa tay chân và mặt, khi cầu nguyện
đều phải hướng về thánh địa Mécca và trán phải phủ phục chạm đất, cấm
ăn thịt heo, chó, các con vật vị chết bệnh, thịt cúng thần, cấm uống rượu.
+ Trong quan hệ gia đình thừa nhận hôn nhân đa thê (nhưng nhiều
nhất chỉ 4 vợ nhưng không được lấy nàng hầu, trừ Môhamét 10 vợ và 2
nàng hầu). Đàn ông Hồi có thể lấy vợ là người Do Thái hoặc Kitô, nhưng
không được cưới người theo đa thần giáo.
+ Về nghĩa vụ của tín đồ:
Thứ nhất: Phải thừa nhận chỉ có Ala, không có thánh nào khác.
Môhamét là sứ giả của Ala và là vị Tiên tri cuối cùng.
Thứ hai: Mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm).
Ngày thứ 6 hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Tại thành thất,
người ta quỳ thành 2 hàng: một hàng toàn đàn ông, một hàng toàn phụ nữ.
Thứ ba: Mỗi năm các tín đồ phải thực hiện 1 tháng Ramadan, suốt 1
tháng trời từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn, lOMoAR cPSD| 40367505
uống, hút thuốc và các ham muốn khác (đương nhiên có trường hợp ngoại
lệ cho phụ nữ có thai, người già, trẻ em…).
Thứ tư: Những người theo đạo Hồi phải đóng thuế để xây cất, duy trì,
truyền bá đạo Hồi, bố thí cho người nghèo.
Thứ năm: trong suốt đời người, nếu có thể, phải đi hành hương đến
thánh địa Caaba một lần.
+ Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Côran (bài giảng, bài đọc thuộc
lòng): cuốn kinh này cũng là một di sản văn hoá của nhân loại bằng tiếng
Arập, ghi lại những bài thuyết giáo của Môhamét do ông truyền đạo từ 610
đến 632. Nội dung kể về các bậc tiên tri, các truyện ngụ ngôn có tính chất
giáo dục tôn giáo, những bài niệm chú cầu nguyện, những định chế có tính
pháp lý, những quy định về lễ nghi, phong tục của tín đồ
. Sinh thời
Môhamét truyền giáo bằng miệng, không có văn bản. Sau khi ông chết các
đệ tín đã ghi lại thành văn bản gọi là kinh Côran.
Kinh Côran gồm 114 chương, mỗi chương lại chia thành các điều.
Toàn bộ có hơn 6000 điều, viết theo hình thức văn xuôi. Do quá trình hình
thành lâu dài và nội dung đa dạng, nên kinh Côran không nhất quán về hình
thức cũng như nội dung và văn phong. Các chương đầu tiên gồm 90
chương (thời kỳ ở Mécca 610 - 622): chủ yếu đề cập đến giáo lý, tuyên bố
đức thánh Ala là duy nhất, tối cao. Những tín đồ làm đúng lời dạy của
Người sẽ được lên thiên đàng, trái lại bị phạt nặng dưới địa ngục. Các
chương sau
gồm 24 chương (thời kỳ ở Yatơrip 622 - 630): hình thành vào
thời kỳ đạo Hồi đã được khẳng định, nên chủ yếu trình bày các nghi lễ thờ
cúng, Ramadan, các điều cấm như ăn thịt lợn, uống rượu, cờ bạc… Các
điều về luật dân sự và hình sự cũng hình thành như tội giết người, ăn trộm,
li hôn, luật thừa kế, phóng thích nô lệ…
Kinh Côran có ảnh sâu sắc đến toàn bộ nền văn hoá Hồi giáo, từ ngôn
ngữ, văn học, triết học. Chính Côran đã làm cho Arập trở nên thống nhất
về mặt ngôn ngữ, do đó thúc đẩy ngữ văn A rập phát triển. Kinh
Côran đối với các nước Hồi giáo cũng sâu rộng như ảnh hưởng của Kinh
Thánh đối với văn hoá phương Tây và ảnh hưởng của kinh Phật đối với các nước Đông Nam Á. lOMoAR cPSD| 40367505
Theo tín ngưỡng của đạo Hồi, tôn giáo và tính cộng đồng là hai yếu
tố không thể tách rời; người thống trị một cộng đồng (vua Hồi) đều có tín
ngưỡng và thể chế chính trị. Sự thống nhất giữa một cá nhân và Thượng
đế, và một con người với xã hội, đã góp phần truyền bá rộng rãi tư tưởng
đạo Hồi. Chính vì thế, chỉ trong vòng một thế kỷ kể từ cái chết của nhà tiên
tri, đạo Hồi đã lan rộng từ Tây Ban Nha cho tới Ấn Độ, Uzbekistan và
Pakistan. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi vương quốc đạo Hồi đã được mở rộng tới
tận sa mạc Sahara của châu Phi, thiết lập các mối liên kết về thương mại
và vǎn hoá với khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, và tới tận Đông Nam
Á. Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, trở thành quốc giáo của
nhiều quốc gia như: Inđô, Malai, Ápganixtan, Ai Cập hay Marốc. Tính đến
những năm 90 của thế kỷ 20 thì có khoảng 935 triệu người theo đạo Hồi ở
45 quốc gia trên thế giới, trong đó 20% là ở Ả rập.
*** Văn minh A rập đóng góp công sức to lớn vào thành tựu chung
của nền văn minh nhân loại. Họ còn đóng vai trò là người bảo tồn các di
sản văn hoá HiLạp cổ đại (trong khi nền văn hoá này bị giáo hội KiTô phá
huỷ). A rập cũng chính là nơi trung gian truyền bá những phát minh quan
trọng của phương Đông như nghề in, giấy, thuốc súng của người Trung
Quốc, chữ số của Ấn Độ sang châu Âu. Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây
được chứng minh ở đó.