-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn minh Lã Mã, đế quốc cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
I. Thời kỳ cộng hòa La Mã.1. Sự thành lập nền cộng hòa la mã.2. Bộ máy nền cộng hòa. 3. Sự bành trướng la mã ( 283) 4. Kết quả của sự bành trướngNhóm 35. Khủng hoảng của nền cộng hòa: tam đầu chế
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Văn minh Lã Mã, đế quốc cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
I. Thời kỳ cộng hòa La Mã.1. Sự thành lập nền cộng hòa la mã.2. Bộ máy nền cộng hòa. 3. Sự bành trướng la mã ( 283) 4. Kết quả của sự bành trướngNhóm 35. Khủng hoảng của nền cộng hòa: tam đầu chế
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
VĂN MINH LA MÃ VÀ ĐẾ QUỐC LA MÃ I. Cơ sở hình thành: 1. Vị trí địa lý 2. Dân cư.
Quá trình phát triển của nền văn minh la mã I.
Thời kỳ cộng hòa La Mã.
1. Sự thành lập nền cộng hòa la mã.
2. Bộ máy nền cộng hòa.
3. Sự bành trướng la mã ( 283)
4. Kết quả của sự bành trướng Nhóm 3
5. Khủng hoảng của nền cộng hòa: tam đầu chế II.
Thời kì đế quốc La Mã.
1. Hình thành đế quốc la mã
2. Chính quyền và sự bành trướng 3. Luật pháp 4. … Nhóm 1 III. Văn hóa 1. Văn chương 2. Nghệ thuật 3. ….thêm Nhóm 4:
4. Tôn giáo : Thiên chúa giáo: cuộc đời của chúa Jesus và sự phát
triển Kito giáo tại La Mã (303) Nhóm 2
1. Nhung hương diệu điểm thùy 2. Nhân hthao thư khoa 3. Tú phi giang tiên trang 4. Thảo chân anh vân
Cơ sở hình thành văn minh La Mã cổ đại :
1. Địa lý và điều kiện tự nhiên:
- Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như
1 chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.
- Bán đảo Italia trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt Đông, Tây,
Nam là biển ,phía Nam bán đảo là đảo Sicilia , phía Tây là đả Corsica và
đảo Sardinia. Diện tích của bán đảo lớn gấp năm lần lục địa Hy lạp
- Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề
luyện kim. Bán đảo Italia có những điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng
trọt và chăn nuôi: những đồng bằng phì nhiêu sông Pô (miền Bắc), đồng bằng NA
- Lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt,…, thuận lợi cho sự phát
triển của thủ công nghiệp.
- Giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán. Ở bờ biển phía Nam và
phía Tây có nhiều cảng thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.
- Những đặc điểm về tự nhiên ấy tác động mạnh mẽ tới khuynh hướng phát
triển kinh tế của Roma: nền kinh tế thủ công nghiệp và thương mại phát
triển, đồng thời khác với Hi Lạp, nền kinh tế nông nghiệp của Roma có
nhiều điều kiện thuận lợi và đóng vai trò quan trọng.
- Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất.
- Bờ biển ở phía Nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu.
=> Bán đảo có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông. 2. Dân cư:
cư dân chủ yếu và cũng là thành phần dân cư sớm nhất (thiên niên kỷ II
TCN) trên bán đảo Ý là người Ý (Italotes). Trong đó, bộ phận sống ở vùng
đồng bằng Latinh gọi là người Latinh; riêng bộ phận người Latinh dựng lên
thành La Mã được gọi là người La Mã. Đầu thế kỷ V TCN, người Etrusque từ
Tiểu Á đã tới chiếm vùng đất giữa 2 con sông Arno và Tibre, người Hy Lạp và
người Celt cũng dần di cư tới đây I. CỘNG HÒA LA MÃ
1. Sự thành lập nền cộng hòa La Mã -
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Ý. Từ thế kỉ
IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài, và hơn một thế kỉ sau, La Mã đã
chinh phục được toàn bộ bán đảo Ý. -
Tiếp đó La Mã muốn phát triển thế lực sang phía Tây Địa Trung Hải, nhưng ở đây La
Mã đã gặp phải một đối thủ hùng mạnh, đó là Cáctagiơ. -
Do mâu thuẫn với nhau trong mưu đồ bành trướng thế lực, từ năm 264 - 146 TCN, trong
vòng gần 120 năm, giữa La Mã và Cactagiơ đã xảy ra ba lần chiến tranh rất ác liệt, người
La Mã gọi là cuộc chiến tranh Puních. -
Kết quả, đến năm 146 TCN, La Mã đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Toàn bộ đất đai
của Cáctagiơ trở thành lãnh thổ của La Mã. -
Để giành quyền bá chủ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải,
- La Mã đã nhiều lần tấn công Makêđônia, Xiri
=> Đến giữa thế kỉ II TCN, Makêđônia bị biến thành một tỉnh của La Mã .
=> Sang thế kỉ I TCN, cả vùng đất đai ở bờ Đông Địa Trung Hải cũng bị La Mã chiếm
=> Đến năm 30 TCN, Ai Cập cũng bị nhập vào bản đồ La Mã
- Thế là La Mã đã trở thành đế quốc rộng mênh mông, Địa Trung Hải thành một cái hồ
nằm gọn trong lãnh thổ của đế quốc -
2. Bộ máy nền cộng hòa.
Hiến pháp của cộng hòa La Mã ban đầu ưu ái cho giới quý tộc. Các quí tộc được
bổ nhiệm vào Viện nguyên lão nhiều quyền lực, cố vấn về chính sách và chọn lựa
các thẩm phán. Những công dân tầng lớp dưới đã có được một số tiếng nói.Như ở
Hy Lạp, quyền công dân trao cho một số người những quyền pháp lý và chính trị
xác định. Vào khoảng năm 450 TCN, một bộ luật đã được viết ra để bảo vệ quyền
sở hữu tài sản của thường dân và tạo thuận lợi cho thương mại, hay người bình
dân, đã giành được quyền bầu cử những đại diện của riêng họ là các dân biểu. Tuy
nhiên, chính laf viện nguyên lão tiếp tục phục vụ như là moojt trung tâm của đời
sống chính trị La Mã. Hai thủ lĩnh điều hành, hay tổng tài, được hội đồng bầu ra
hằng năm mà trong đó giới giàu chiếm ưu thế.
Nền kinh tế của La Mã thuở ban đầu cũng giống như Hy Lạp 3 thế kỷ trước đó.
Các nhà quí tộc kiểm soát những trang ấp lớn, nhưng có nhiều nông dân trồng lúa
gạo, đó cũng là những công dân độc lập có khả năng tham gia nghĩa vụ quân sự.
Bằng cách sớm đưa ra ý tưởng vì một bộ luluaajbawfng văn bản và cho phép có
những hội đồng của nhan dân và quan chức được bầu để có một số tiếng nói chung
với giới quí tộc của viện nguyên lão, nền cộng hòa La Mã đã xây dưng được những
cân bằng rõ rệt hơn so với hầu hết các thành bang Hy Lạp ban đầu đã thực hiện.
Chú trọng hơn đến các quan hệ chủ tớ…
Những định hướng quân sự và ngoại giao của La Mã thậm chí còn khác biệt nhiều
hơn. Vì có ít căng thẳng xã hội và không có những thành bang đối thủ nào thành
công trong việc hạn chế thành bang hùng mạnh mới xuất hiện.
Về bộ máy nhà nước, thời kỳ này bên cạnh Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là 2
cơ quan chấp chính có quyền lực ngang ngửa nhau, nhiệm kỳ là 1 năm.
Quan chấp chính có quyền hạn cực kỳ lớn: Chỉ huy quân đội, triệu tập hội nghị Viện
nguyên lão và Đại hội nhân dân; Chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân.
Cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc:
Tuy chế độ cộng hòa đã ra đời, nhưng khoảng cách giữa quý tộc và bình dân vẫn là rất lớn.
Về kinh tế, bình dân không được chia cho ruộng đất công, lại bị quý tộc bóc lột nên
ngày càng lầm than, nghèo khổ, thậm chí còn trở thành nô lệ.
Về chính trị, bình dân không được giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Về địa vị xã hội, bình dân không được kết hôn với quý tộc.
Do vậy bình dân đã đấu tranh với quý tộc để đòi giải quyết các yêu cầu của họ.
Cuộc đấu tranh đầu tiên của bình dân nổ ra năm 494 TCN. Kết quả của các cuộc đấu
tranh ấy là quý tộc phải nhượng bộ từng phần:
Bình dân được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi của mình Được chia ruộng đất
Được xét xử theo luật pháp đã công bố. Do đấu tranh của bình dân, năm 452 và 450
TCN, Viện nguyên lão phải thành lập một ủy ban để soạn thảo pháp luật. Bộ luật này
được khắc trên 12 tấm đồng nên gọi là luật "12 bảng đồng"
Từ nửa sau thế kỷ V TCN, nhà nước La Mã phải ban hành nhiều đạo luật nhân nhượng
các yêu cầu của bình dân như cho bình dân được kết hôn với quý tộc; bình dân có thể
được bầu làm Tư lệnh quân đoàn; trong 2 quan chấp hành phải có một người là bình
dân, bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến bình dân thành nô lệ.
Cuộc đấu tranh của bình dân với quý tộc kéo dài trong 200 năm, cuối cùng mọi yêu cầu
của bình dân đều được thỏa mãn.
Thắng lợi của bình dân trong cuộc đấu tranh lâu dài này có một ý nghĩa quan trọng là
làm cho chế độ cộng hòa quý tộc La Mã được dân chủ hóa hơn so với trước.
3. Sự bành trướng của La Mã
La mã bắt đầu phát triển quân đội thuần nhất của mình dựa trên sự phục vụ của các
công dân-nông dân. La mã không được che chắn khỏi sự tấn công từ bên ngoài nhờ
các đường biên giới tự nhiên như nhiều thành bang hy lạp. Nó phải đối diện với
những thách thức từ những khu vực khác ở Ý, bao gồm một liên minh các thành
bang ở phía Bắc. La mã đương đầu với những thách thức này, từ năm 496 TCN trở
đi, thông qua một sự kết hợp các đồng minh và những vụ tấn công quân sự.
Khoảng năm 400 TCN, la mã đã dành được quyền kiểm soát toàn bộ miền trung nước Ý
-Một làn sóng bành trướng thứ 2, hướng về cực Nam của bán đảo, đã bắt đầu vào
khoảng năm 360 TCN, dần dần chiến thắng trước các bộ tộc đối thủ bằng sự tổ
chức quân đội hơn hẳn và sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nhà nước liên minh.
-Các binh đoàn la mã được hỗ trợ bởi nền kinh tế nông nghiệp giàu có của miền
trung nước ý, vốn cung cấp một cơ sở dân số dồi dào và mỗi làn sóng bành trướng
làm tăng thêm các nguồn lực kinh tế và quân sự. Bắt đầu từ năm 338 TCN la mã đã
bắt đầu cấp quyền công dân la mã cho những thành phần ưu tú ở một số vùng đất
đã chinh phục được, điều này đã làm giảm khả năng của việc nổi dậy
Sự bành trướng vào miền Nam của nước Ý khiến cho La Mã trở thành một đối thủ
của xứ thuộc địa cũ của người Phoenicia là Carthage để giành quyền kiểm soát Tây
Địa Trung Hải ,Carthage ,nằm ở Bắc Phi trong lãnh thổ Tunisia ngày nay ,có một
hải quân đáng kể và nhanh chóng thấy được sự đe dọa của việc kiểm soát
Silicy.Một loạt những cuộc chiến Punic đã bắt đầu vào năm 264 TCN .La Mã đã
phát triển hải quân của mình lần đầu tiên ;khi sự ganh đua leo thang ,cả Carthage
và La Mã đã tạo ra những liên minh mới và các thuộc địa Tây Ban Nha .Trong
cuộc chiến Punic lần 2 , vị tướng của người Carthage là Hannibal đã đưa một đạo
quân lớn đến Ý , gồm cả 50 voi.nhưng dần dần người La mã đã đánh đổ
Carthage.Trong cuộc chiến Punic lần 3 người La Mã quyết định giết hay bắt làm
nô lệ mọi cư dân của Carthage.Khăng khăng rằng “Carthage phải bị hủy diệt”.La
Mã lúc này đã là một đế quốc hải ngoại lớn , bao gồm phần lớn Tây Ban Nha và
những phần đáng kể của miền Bắc châu Phi gom lại với nhau hay thông qua những nhà nước đồng minh.
4. Kết quả của sự bành trướng
Cộng hòa La Mã thường xử lý hung bạo đối với những vùng đất chinh phục được
bên ngoài nước Ý . Những vụ chống đối việc cai trị của người La Mã ở Hy Lạp đã
bị trừng phạt nghiêm khắc ; nhiều chiến lợi phẩm và nhiều tù nhân đã được chiếm
hữu .Cuộc chinh phục Tây Ban Nha trong thế kỷ 2 trước CN đã tạo ra những ành
động tàn ác lặp đi lặp lại .Sự bành trướng quyền thế đã làm thay đổi xã hội và
chính trị La Mã , làm những người theo chủ nghĩa truyền thống lo ngại .Việc mua
bán và của cải mới đã làm giàu cho các tầng lớp thượng lưu , tạo ra những khoảng
cách giàu -nghèo lớn hơn và làm cho ngày càng khó để dàn xếp hiến pháp La Mã
công bằng .Những nhà quý tộc bốc lột nhiều nông dân ,nhân dân không thể cạnh
tranh với lúa gạo giá rẽ nhập khẩu từ Silicy và về sau là từ Bắc Phi . Miền Trung
Ý,giống như Hy Lạp trước đây ,đã chuyển thành một vùng nho và ooliu,rất có giá
trị thương mại và được tổ chức chủ yếu thành những thái ấp lớn .Làm tăng thêm
cho sự phức tạp xã hội là sự nổi dậy của một gia cấp kinh doanh quan trọng ,cũng
giúp cho nhà nước thu thuế .Chế độ chiếm hữu nô lệ cũng đã gia tăng như một hệ
quả của những vụ chinh phục quân sự .Nhiều nô lệ làm việc gia đình hay sản xuất
thủ công , thậm chí là dạy học cho trẻ em La Mã ,những băng nhóm nô lệ được sử
dụng trong việc khai thác mỏ và những thái ấp nông nghiệp lớn . Noí chung , các
học giả tin rằng có ít nhất 2 triệu người đã trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ý
trong những thế kỉ thứ 2 và thứ 1 trước CN.
5. Khủng hoảng nền cộng hòa ❖Nguyên nhân:
+ Cuối thế kỷ 2 TCN, xã hội La Mã căng thẳng về xã hội và kinh tế tạo ra sự bất ổn về chính trị :
• Ngũ cốc rẻ từ Sicily và Bắc Phi nhập về.
• Nô lệ trở thành lực lượng lao động chính
• Người nông dân bán đất để sinh sống và tràn vào các thành phố xin ăn
*Các cuộc nội chiến liên tục xảy ra bởi sự tranh giành quyền lực của các nhà lãnh đạo
+ Vào năm 133 TCN, TIBERIUS GRACCHUS là một nhà lãnh đạo được lòng
dân, ông đã cố gắng hạn chế qui mô của thái ấp. Viện nguyên lão chống lại kế
hoạch này và TIBERIUS bị ám sát . Em ông : Caius Gracchus đã mở đầu cuộc cải
cách nhằm thu hút các giai cấp kinh doanh đang nổi và người nghèo đô thị . Ông
đã đề xuất mở rộng quyền công dân La Mã cho người dân Ý hơn nhưng dân chúng
La Mã ích kỷ đã chống lại . Ông bị phản đối và người hầu đã giúp ông tự sát bằng
gươm của mình .Sự kình địch về chính trị và bạo lực tiếp diễn
+Vào năm 107 TCN , Marius một tướng quân đội thành công đã dẹp một cuộc nổi
loạn ở một trong những vương quốc chư hầu của La Mã ở Bắc Phi . Ông bắt đầu sử
dụng lính đánh thuê từ những tầng lớp thâos cho quân đội của mình . Sulla viên
tướng cùng phe với viện nguyên lão đã tàn sát phe marius . Phần lớn các đính chế
vẫn còn nguyên vẹn, nền cộng hòa còn là một chiến trường của các tham vọng đối nghịch
+ Các cuộc nội chiến liên tục xảy ra bởi sự tranh giành quyền lực của các nhà lãnh
đạo : Crassus , Pompey , Julius ceasar
+ Vào năm 77 TCN , Pompey nắm quyền lực ông đã củng cố quyền lực bằng cách
chiến thắng nhiều cuộc chinh phục mới. Pompey đã liên kết với những viên tướng
khác , gồm cả Julius ceasar để theo đuổi những mục tiêu bằng cách chinh phục lãnh thổ mới
+ Năm 49 TCN, Julius Ceasar đã đuổi Pompey cướp chính quyền La Mã , và thực
hiện thay đổi hình thức trong những định chế chính quyền :
o Viện nguyên lão toàn người của Ceasar
o Ông làm nhà độc tài trong 10 năm, cả đời
o Ông đặt danh hiệu mình là hoàng đế
+ Năm 44 TCN, Julius Ceasar bị nghi ngờ muốn thành lập nền quân chủ nên ông đã bị ám sát
+ Cái chết của Caesar đã dẫn đến 13 nội chiến, sự nghiệp của ông được người cháu
và là con nuôi của ông là Octavia. Năm 31 TCN, ở trận Actium, Octavian đã đánh
bại Marc Anthony, kết thúc nội chiến.
+ Ông đã tạo đã 1 đế chế riêng biệt và lên ngôi hoàng đế La Mã với tên gọi là Augustus Caesar. II. ĐẾ QUỐC LA MÃ 1.
Sự hình thành đế chế La MÃ - Thời kì quân chủ:
+ Quá trình chuyển biến chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ:
Từ TK I TCN, chế độ cộng hòa ở La Mã dần dần bị chế độ độc tài thay thế
( bất đồng trong việc giải quyết vấn đề đất nước, các giai cấp chủ nô tạo điều
kiện cho các tướng lĩnh nhảy lên vũ đài chính trị).
Xila là người giành được độc quyền độc tài đầu tiên, Năm 82 Xila tuyên bố
làm độc tài suốt đời, nhưng đến 79 TCN vì ốm nặng phải từ chức, đến năm 78 thì chết.
Năm 47 TCN, Xeeda nắm độc quyền về tay mình nhưng không thành
Năm 27 TCN, cháu của Xeeda là Octavicut, bằng những biện pháp khôn
khéo đã lôi kéo dần những nhân vật của Viện nguyên lão.
Năm 27 TCN, Viện Nguyên lão đã suy tôn Octavicut là August ( đấng tối cao)
Octavicut thực chất đã trở thành hoàng đế và La Mã tuy vẫn khoác cái áo
ngoài của chế độ cộng hòa nhưng thực chất đã chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Sự suy vong của đế quốc La Mã
Thế kỉ III TCN, chính quyền La Mã bước vào giai đoạn suy yếu.
Nền kinh tế, quân đội bị ảnh hưởng dẫn đến sự suy yếu trầm trọng.
Nhân cơ hội đó, Giescmanh từ bên ngoài tràn vào cướp phá. Đến TK V, 1
số bộ tộc Giecmanh đã thành lập các vương quốc của mình trên đất đai của Tây La Mã.
Năm 395, đến quốc La Mã bị chia ra làm hai. Đến năm 476, kinh thành
Roma bị người Giecmanh đánh hạ, còn ở Đông đế quốc La Mã thì đến
năm 1453 bị người Thổ Nhĩ Kì thôn tính.
2. CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG
Đế quốc Rome là một trong những đế quốc lớn nhất trong lịch sử. Ba trụ cột quan
trọng của chính quyền đế quốc Rome là chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và quân đội.
Đứng đầu chính quyền trung ương là Hoàng đế; thời Cộng hoà là quan Chấp chính.
Đứng đầu tôn giáo là vị Đại tư tế (Pontifex Maximus). Thường thì Hoàng đế cũng
là Đại tư tế. Bên cạnh đó còn có những quan chức khác, chẳng hạn như quan thị
chính, quan coi quốc khố, pháp quan, v.v…
Song song đó có Viện nguyên lão là hội đồng nhà nước cao nhất và các hội đồng
lập pháp, Centuriata, Plebis và Tributa. 1.Chính quyền:
- Augustus bắt đầu củng cố chế độ mới cuẩ minh bằng việc xây dựng
những cải cách đạo đức , bải bỏ tôn giáo thần bí và nhấn mạnh việc tôn
trọng các nghi lễ La Mã truyền thống. Ông duyệt lại luật để cường sự ổn
định của gia đình , dân chúng có con,...
- Đế quốc mà Augustus tạo ra duy trì cấu trúc tổ chức cơ bản của nó trong
khoảng hai thế kỷ. Trong thời kỳ này thường có các hoàng đế bất tài, một
phần vì không xác lập được những dòng dõi rõ ràng cho việc kế vị. Quân
đội kiểm soát quyền lực cơ bản một cách hiệu quả, hoạt động tốt khi một
hoàng để mạnh nắm được lòng trung thành của quân đội nhưng hoạt động
kém khi một hoàng đế mất quyền chỉ huy binh lính. Những trận đánh giành
quyền kế vị giữa các tướng đối địch nhau là thường xảy ra. Vào năm 98 sau
CN, các hoàng đế đã bắt đầu giảm nhẹ những vấn đề này bằng cách chọn
những người kế vị của mình. Cách làm này đã tạo ra được một loạt năm
hoàng đế giỏi, đưa La Mã đến sức mạnh lớn nhất của nó
Nhà nước đế chế La Mã duy trì một nhóm chức năng khá chuẩn mực. Việc
điều tiết thương mại là thiết yếu:
-Đảm bảo kho dự trữ thóc lúa từ Ai Cập, Silicy và Bắc Phi. Cần có
một đội ngũ công chức để giám sát việc cung cấp thực phẩm và giá
cả cho những thành phố khổng lồ như La Mã
-Các công trình công cộng như đường hay bến cảng tạo thuận tiện
cho việc vận chuyển quân sự cũng như thương mại
-Những tiện ích do chính quyền tài trợ: phòng tắm công cộng, sân vận động
Thu hút lòng trung thành của công chúng và giúp tuyển được những
người La Mã định cư cho những tỉnh xa như Anh.
-Việc xây dựng các cống dẫn nước để chuyển nước đến các thành
phố là một hoạt động quan trọng khác của nhà nước.
Tất cả những công trình công cộng và những sự chỉnh đốn này đã đem lại nguồn thu đáng kể.
-Nghi lễ tôn giáo do chính quyền tài trợ được tiếp tục nhưng không
có nhiều nỗ lực để áp đặt tôn giáo này cho tất cả các thần dân và
những tôn giáo khác, bao gồm việc thờ phụng vị thần Isis của người
Ai Cập, thường là được chấp nhận. Chỉ có tín đồ Kito giáo nhận thấy
đòi hỏi của nhà nước về lòng trung thành hàng đầu là không chấp nhận được.
2. -Bành trướng: việc bành trướng đã tiếp diễn trong thời kỳ đầu của đế
quốc. Hoàng đế Trajan đã áp dụng một chính sách xâm lấn nước ngoài
trong những năm 101-106 sau CN. Các đường biên giới của đế quốc được
đẩy đến mức độ rộng lớn nhất từ trước đến nay. Bao gồm phần lớn Tây Âu
vào bản đồ địa lý mới của nền văn minh Địa Trung Hải. Đế quốc cũng
vươn sâu hơn vào phần Trung Đông với những tỉnh mới ở Armenia, Asyria
và Mesopotamia. Trajan đã không giành được chiến thắng khi tuyên chiến
với đế quốc Ba Tư hùng mạnh là Parthia. => tổng quát hơn đã gây ra những
gánh nặng về kinh tế của đế chế, chuyển từ bành trướng sang phòng thủ.
-Vào năm 180 sau CN, đế quốc đã đạt được một đỉnh cao quyền lực, vốn sẽ
nhanh chóng suy giảm dần dần. Chính sách đối ngoại trở nên phòng thủ,
xây dựng những tường thành và cố để cung cấp tài chính cho những đội
quân đồn trú ở biên giới nhắm ngăn những kẻ xâm lăng
Đế quốc La Mã về sau mặc dù vẫn đạt được những thành tựu ấn tượng
đã vướng vào một cuộc suy thoái chậm, trở thành một phần trong sự sụp
đổ chung của thế giới cổ đại.
3. Cấu trúc kinh tế và xã hội: a. Xã hội La Mã: a. Thành phần xã hội:
+ Cơ quan quản lý xã hội gồm 3 bộ phận: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân và Vua.
+ Ban đầu, xã hội La Mã chủ yếu bao gồm: những quý tộc và nông dân tự do.
+ Sau sự bành trướng, Đế quốc Rome phân chia giai cấp rất rõ ràng . đây là một xã hội
tàn nhẫn đối với kẻ yếu, cách riêng đối với nô lệ. Trong một số thành phố, 2/3 dân cư là
nô lệ. Những người này phải làm việc tay chân nặng nhọc, phục vụ cho chủ. Chủ có toàn
quyền trên nô lệ của mình, kể cả quyền sinh sát. Ngay cả những người tự do vẫn không
bình đẳng với nhau vì có sự phân biệt công dân Rome với những người khác. Và công
dân Rome lại còn được chia ra hai loại tùy theo tài sản và địa vị xã hội, với hai thể chế công lý khác nhau.
+ ngoài ra có tầng lớp thương nhân chiếm đông đảo và có tiếng nói chính trị. Nhiều
thương nhân là người nước ngoài, vì người La mã không giỏi nghề đi biển và chỉ đóng
những con tàu cồng kềnh đi gần bờ. các thương nhân từ Hy Lạp và Trung Đông đã giữ
một vai trò sống còn. Nhưng 1 nhóm kinh doanh bản xứ cũng đã mở rộng vầ thay thế của
họ còn cao hơn so với các doanh nhân Hy lạp cổ. vào cuối thời kì cộng hòa, thương nhân
đã có được tiếng nói chính trị tại viên nguyên lão La Mã, mặc dù họ không bao giờ ngang
sức với uy tín của giới quý tộc. b. Cơ cấu gia đình:
Cấu trúc gđ của người La Mã hướng về 1 lãnh đạo tập trung mạnh , theo chế độ phụ hệ
chặt chẽ. Luật La Mã quy định rằng :” người chồng là quan toàn của vợ mình. Nếu người
vợ phạm lỗi, thì chồng trừng phạt vợ; nếu vợ say rượu , người chồng xử phạt vợ; nếu vợ
phạm tội ngoại tình , người chồng hiết chết vợ" . Tuy nhiên về sau quyền lực của người
chồng đã được điều chỉnh bằng sự cần thiết phải được một toàn án gia đình bao gồm các
thành viên của cả hai gia đình chấp thuận. Đây là đóng góp them chốt của luật pháp La
Mã . Nếu ly hôn vì ngoại tình người phụ nữ mất 1 /3 tài sản của mình và phải nặc 1 thứ
quần áo đặc biệt để phân biệt giống như cô gái điếm. Tuy nhiên nhiều phụ nữ quí tộc La
Mã có nắm quyền lực chính trị thông qua chồng mình. Phụ nữ tự do đôi khi có học , họ
xuất hiện nơi công chúng và tham gia những buổi giải trí quan trọng . Vào giai đoạn cuối
đế quốc thì sự bất bình đẵng giữa nam và nữ lại tăng lên ..
c. Chế độ chiếm hữu nô lệ:
Cải thiện không phải là khẩu lệnh ở nơi mà sự bất bình đẳng xã hội được
quan tâm. Sự phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã đã đóng góp thêm
cho sự suy sụp của những nông dân tự do và chế độ quân sự bất thường của
La Mã vào cuối thời kỳ cộng hòa và đầu thời kỳ đế quốc, Những cuộc nổi dậy
của nô lệ, mặc dầu không phổ biến, cũng đòi hỏi sự có mặt của quân đội.
Những nông dân Ý bị dời chỗ ngày càng tìm kiếm một nghề nghiệp lâu dài
trong quân đội, ở đó họ có thể được trả lương và có một số cơ hội để có được
tài sản như các cựu chiến binh. Rõ ràng nhất, sự bành trướng quân sự là một
nguồn sống còn để có thêm nô lệ, vì dân số nô lệ La Mã không tự tái tạo.
Điều này trái ngược rõ ràng với Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mà một chính
sách đối ngoại bành trưởng không phải là một vấn đề trung tâm trong việc cung ứng lao động
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã đem lại những căng thẳng cho thế giới La Mã, cả
giữa những người nô lệ và người chủ nô, và giữa những phân khúc của dân số
tự do. Ví dụ, năm 61 sau CN, thái thú La Mã đã bị một người nô lệ của mình
giết chết. Tập tục qui định rằng toàn bộ 400 nô lệ trong gia đình phải bị hành
hình để đáp lại. Sự bất công trong việc giết quá nhiều người vô tội đã làm
dấy lên một cuộc nổi loạn. Cuối cùng, viện nguyên lão đã quyết định thông
qua việc hành hình, nhưng hoàng đế đã phải cho dàn quân dọc toàn bộ lộ
trình mà những người nô lệ bị xét xử đi qua.
Một số người nhắm vào chế độ chiếm hữu nô lệ như một phương thức để vào
trong một gia đình giàu có hơn hay thậm chí là thoát khỏi miền quê để đến
thành phố. Nhiều người đã đồng ý rằng làm một người lao động tự do ở nông
thôn thì thường còn tồi tệ hơn là làm một nô lệ. Điều này phản ảnh một phần
tình trạng nghèo khổ lan rộng, sự đảm bảo về kinh tế có thể được ưa chuông
hơn là tự do. Nó cũng phản ảnh những điều kiện có thể thay đổi khác nhau
của chế độ nô lệ. Nhiều nô lệ, đặc biệt là ở các thành phố, đã có những quyền
rộng rãi và công việc lý thú. Nhiều người có thể mua hay có có được sự tự do.
Cũng như các dạng bất công khác trong lịch sử, điều quan trọng là không áp
đặt những tiêu chuẩn thời đại vào tính phức tạp của quá khứ.
Nhưng chế độ nô lệ có thể tự thay đổi, và nó có những hệ quả xã hội cũng
như cá nhân ở La Mã. Khi nông nghiệp La Mã ngày càng trở nên thương mại
hóa từ thế kỷ thứ 2 trước CN trở đi, chế độ chiếm hữu nô lệ lan rộng đều đặn.
Nhiều nô lệ mới được sử dụng cho việc lao động tay chân. nền kinh tế La Mã
trở nên phụ thuộc vào lao động nô lệ; nguồn cung lúa gạo và những nông sản
khác phụ thuộc vào lực lượng lao động này.
Sau cùng, việc sử dụng nhiều nô lệ và thời đỉnh cao của La Mã giúp giải thích
kỹ thuật sản xuất trì trệ trong chế tạo và nông nghiệp. Người La Mã đã thể
hiện tài năng kỹ thuật thật sự trong những công trình xây dựng, đường xá,
thiết kế thành phố, nhưng họ ít chú ý đến những kỹ thuật cung ứng thực phẩm
hay sản xuất. Giữ vị trí trung tâm là nông nghiệp điền trang và tổ chức chính
quyền ở các cảng và các chợ, chứ không phải các phương pháp sản xuất, với
lao động nô lệ dồi dào như là một thành phần sống còn. Một vài thiết kế động
cơ đã được phác thảo ra, nhưng chỉ như là những bài tập thiết kế chứ không có sự quan tâm đến. d. Cơ cấu kinh tế
Đế quốc không được kết nối lại thành một kiểu hình kinh tế và xã hội duy
nhất. Những sắp xếp xã hội đặc trưng của Ý không đồng nhất trong khắp đế
quốc La Mã. Tác động môi trường của những nhu cầu nông nghiệp của La
Mã cũng thay đổi khác nhau.
La Mã đã thành lập những thành phố sôi động ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh
và đưa những gia đình và binh lính đến đó sinh sống; những người này lập gia
đình với phụ nữ địa phương, và với những người dân thuộc địa. Tuy nhiên,
nông nghiệp điền trang chỉ lan truyền từ bắc Địa Trung Hải sang châu Âu một
cách dần dần và không hoàn toàn. Nhiều nông dân địa phương tiếp tục hành
nghề nông nghiệp tự cung tự cấp và thậm chí là săn bắt. Khoảng cách giữa
những người La Mã mới ở thành phố và người dân ở nông thôn, không biết
tiếng La Tinh cũng như không biết chữ, thường là lớn. Ở nhiều vùng của Bắc
Phi, người La Mã đã xúc tiến một chính sách bóc lột kinh tế không thương
xót. Những nông dân ở Ai cập và nhiều nơi khác ở Bắc Phi bị ép để sản xuất
lúa gạo bán cho các thị trường Ý, và những điền trang lớn đã nhanh chóng
chiếm ưu thế. Sau cùng, áp lực sản xuất đã có những hậu quả tàn phá môi
trường trong những vùng đó, khi mà tình trạng sa mạc hóa lan rộng. Trong
thời kỳ đếquốc La Mã và sau đó, sự bóc lột về nông nghiệp quá mạnh khiến
cho đất đai bị cạn kiệt và tình trạng sa mạc hóa đã không thể đảo ngược lại
cho đến tận ngày nay. Một vùng phân biệt thứ ba là phần của đế quốc này ở
Hy Lạp và tây Á, nơi có thương mại hoạt động hơn và những nhóm thương
nhân lớn hơn đã duy trì những truyền thống từ trước thời La Mã và đã có
được sự giàu sang hơn hẳn sự giàu sang hiện có trong phần lớn phía Tây đế quốc.
Vì những phân chia của xã hội Địa Trung Hải cổ đại, theo vùng cũng như
theo giai cấp và giới tính, thật khó để có những khái quát hóa về những thành
tựu xã hội chung. Một sử gia người Anh thế kỷ thứ 18 đã mô tả đặc trưng của
thời kỳ cao trào của đế quốc La Mã trước năm 180 sau CN như là một thời kỳ
trong lịch sử loài người trong đó “điều kiện của con người là hầu như hạnh
phúc hay thịnh vượng". So với những thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc
vàẤn Độ thì điều này là đáng ngờ. Và chắc chắn là nhiều nô lệ, phụ nữ và
nông dân nghèo sẽ không đồng ý với mô tả này, ngay cả trong chính thế giới
Địa Trung HảiHơn nữa, xã hội Địa Trung Hải, cũng giống như hầu hết các
nền văn minh cổ đại khác, có sự chia tách rất lớn giữa giai cấp trên và nhân
dân đô thị và đại đa số ở nông thôn. Nhiều nông dân tiếp tục làm việc như tổ
tiên của họ, với những công cụ tương tự và sự nghèo đói tương tự, không liên
quan gì với những người làm chuyện lớn hay sự hối hả của các thành phố, chỉ
trừ khi những cuộc chiến quét qua vùng đất của họ III. VĂN HOÁ LA MÃ
1.Tầm cỡ của nghệ thuật La Mã
-La Mã bắt đầu phát triển vào thời kì cuối của nền cộng hoà * Chữ viết và văn học
- Chữ viết: -Các nhà thơ và các biên niên sử La Mã cũng đã tích cực
định hình ngôn ngữ La Tinh và tạo ra những mô hình cách điệu
trên cơ sở hệ chữ cái Hi Lạp, người La Mã cải biến thành hệ thống chữ
cái của mình, bao gồm 20 phụ âm và 6 nguyên âm, ngày nay là hệ thống
chữ viết phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó trở thành ngôn ngữ của
khoa học kỹ thuật, triết học và nghệ thuật châu Âu suốt thời cổ đại Roma và trung đại Tây Âu.
- Văn học: ban đầu người Roma chủ yếu dịch và mô phỏng các tác phẩm
của người Hi Lạp. Chẳng hạn các sử thi I-li-át và Ô-đi-xê đã được dịch
ra tiếng Latinh. Sau đó, dần dần họ đã sáng tạo ra nền văn học của riêng mình.
+ Ảnh hưởng Hy Lạp và những vấn đề thực tiễn về chính trị trong
một xã hội ngày càng phức tạp đã thúc đẩy tính sáng tạo trong nhiều lĩnh
vực khác, mặc dẫu khoa học có tiến bộ một chút vượt ra ngoài việc biên
soạn các tư liệu Hy Lạp thành những sách giáo khoa. * Sử học:
Nền sử học Roma khá phát triển, với những tên tuổi lớn như Xêda hay
Taxituxơ. Đầu thế kỷ III TCN, lịch sử Roma bắt đầu được ghi chép
thành văn. Lúc đầu các nhà sử học Roma ghi chép lịch sử bằng tiếng Hi
Lạp, từ cuối thế kỷ III TCN, tiếng Latinh đã được dùng phổ biến.
* Nghệ thuật: kiến trúc và điêu khắc
-Những nhà điêu khắc La Mã sáng tác chủ yếu theo truyền thống Hy
Lạp,đã tạo ra những tượng bán thân của những nhân vật lớn hay những anh hình vĩ đại.
- La Mã đã đóng góp thêm tài năng của mình cho kiến trúc Hy Lạp,chủ
yếu là thông qua những tiến bộ kỹ thuật cho phép xây dựng những kết
cấu lớn hơn. Những sân vận động rất lớn, phòng tắm công cộng, đền
đài,cống dẫn nước đồ sộ để mang nước đến các thành phố, những con
đường tráng lát trải rộng, và những cơ sở cảng bắt đầu xuất hiện vào cuối thời cộng hòa
- Khả năng của người La Mã để xây dựng những vòm cuốn cầu kỳ, cho
phép các tòa nhà chịu được sức nặng kết cấu lớn, là không thể vượt hơn
được ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Dưới thời Augustus, các bức tượng,
đài phun nước và đền dài thờ các vị thần đã phổ biến khắp La Mã, khiến
cho thành phố trở thành một tủ trưng bày của đế quốc mới, với dân số 1
triệu người, những công trình kỷ niệm đồ sộ, với phong cách được tiếp
thu từ Hy Lạp, đã được xây dựng từ nước Anh, ở miền bắc cho đến
những rìa sa mạc bắc Phi, từ Tây Ban Nha cho đến Hungary và Rumani
ngày nay, và xuống đến bờ biển phía đông Địa Trung Hải.
- Người Roma chủ yếu kế thừa những thành tựu về nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc của Hi Lạp
- Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Roma là sự mô phỏng các kiểu kiến
trúc Hi Lạp, nhất là kiểu thức Corinth, nhưng dưới dạng những công
trình có quy mô rất to lớn và kỳ vĩ. Những đấu trường, nhà hát hay các
đền đài của người Roma thường rất to lớn. Nét sáng tạo của người Roma
là sự sáng tạo ra mái vòm, theo nguyên gốc của người Etruria, như mái
vòm điện Pantheon ở Roma.
- Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê
tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và
cho phép xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở
thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến
trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu
cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm
khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hi Lạp quay về La Mã. Rất
nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua
các cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông
nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
- Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền
Parthenon, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã
nổi tiếng thời đó là Vitruvius.
- Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hi Lạp. Những
bức tượng còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn
là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.
- Nghệ thuật tượng của Roma cũng không có gì độc đáo, bởi nghệ thuật
tượng và điêu khắc nói chung của người Hi Lạp đã đật đến sự hoàn mĩ.
Về hội họa, người Roma cũng có những thành tựu nhất định song hiện
nay phần lớn khó tìm thấy được chúng mà chỉ còn một số tác phẩm.
2. Những chủ đề chính trong văn chương La Mã
_ Sự phồn vinh và ổn định nhiều hơn trong triều đại Augustus và những
người kế vị đã đem lại một sự chú ý ngày càng nhiều cho những hoạt
động văn hoá khác. Nhiều nhà văn đã ca ngợi cung điện hoàng gia mới,
nhưng các thi sĩ như Horace đã kết hợp lòng trung thành với sự châm
biếm và kỹ năng sáng tạo trong việc áp dụng những thước đo của thi ca
Hy Lạp vào ngôn ngữ La Tinh. _ Một số thi sĩ:
+Nhà thơ Horace ủng hộ Augustus và những tụng ca của ông là những
tụng ca của ông là những bài thơ trữ tình, nhiều bài trong số đó ca ngợi
hoàng đế và gia đình hoàng đế
+Nhà thơ Ovid nhấn mạnh đến thú nhục dục của giới quý tộc trong tác
phẩm của mình về nghệ thuật tình yêu. Ông cũng đã viết về tôn giáo La
Mã và đã dịch những truyện thiên nhiên Hy Lạp.
+Các sử gia như Livy viết những ghi chép tỉ mỉ về La Mã, liên hệ đế
quốc với nền cộng hoà trong quá khứ.
_ Sau đợt bùng phát văn hoá cuối thời cộng hoà và đầu thời đế quốc,
được khích lệ bởi việc đồng hoá các hình thức Hy Lạp, hoạt động văn
hoá La Mã đã suy giảm phần nào.
_ Đời sống trí thức vẫn tiếp tục, nhưng nó nhấn mạnh vào việc bảo tồn,
bắt chước, tóm tắt sách giáo khoa và giáo dục cho các tầng lớp thượng lưu.
_ Khi đế quốc bắt đầu suy thoái về chính tri, văn chương dòng chính và
sức sống nghệ thuật đã bắt đầu suy yếu. Chỉ có cảm hứng tôn giáo mới
của Kitô giáo mới tạo ra những công dụng mới cho kỹ năng văn chương,
triết học và nghệ thuật 3. Luật pháp La Mã
- Luật la mã cung cấp một hệ thống chung, mở
ra cho các công dân ở bất cứ nơi nào của đế quốc. Luật cũng tạo thuận
lợi cho thương mại.Các bôi thẫm la mã auy nghĩ thận trọng theo những
nguyên lý chung, xây dựng một trong những hệ thống pháp luật rộng lớn
hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
- Luật pháp tập trung nhiều vào việc bảo vệ sở hữu tư nhân và sự ổn
định của gia đình. Nó giao cho nhà nước xác định tính công bằng trong
một số lĩnh vực mà trước đây để mở cho những quyết định của các gia
đình và chủ đất. Một thiểu số nhân dân teong khắp đế quốc được cấp
quyền công dân và được tiếp cận đầy đủ với luật pháp này. Paul, một
nhân vật then chốt thời kỳ ban đầu của Kito giáo, sinh ra là người Do,
Thái giáo đã từ hào là một công dâm la mã. Những nguyên lý của pháp
luật la mã sẽ được phục hồi trở lại trong những xã hội về sau.
- Luật hữu dụng cộng với sự khoan dung cho cấp vùng và một số cơ hội
để có được quyền công dân đã kích thích lòng trung thành và cho phép
la mã duy trì đế quốc của mình khá thành bình trong nhiều thế kỷ. Thành
tự này gây ấn tượng nhiều hơn là những cuộc chinh phục ban đầu IV. TÔN GIÁO
1..CUỘC ĐỜI CỦA CHÚA GIÊSU
Chúa Jesus, hay còn được gọi là Đức Giêsu Kitô, là nhân vật trung
tâm trong đạo Thiên Chúa Kitô và được coi là Con Thiên Chúa.
Sinh vào khoảng năm 4 trước Công nguyên tại Bethlehem, mẹ của
Chúa Jesus là Maria và cha là Giuse. Ngay từ khi sinh ra, cuộc
sống của Chúa Jesus đã có những sự kiện đặc biệt như Các Vua
sáu mươi, khi ba nhà tiên tri từ đông phương đến thăm và biếu
quà. Gia đình Chúa Jesus sau đó di cư sang Ai Cập để tránh sự truy sát của Vua Herod..
a. Xuống thế làm người
-Do mầu nhiệm nhập thể cao cả của Thiên Chúa, Chúa Cha đã
dùng quyền năng Chúa Thánh Thần cho Ngôi Hai “nhập thể trong
lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”. Từ biến cố truyền tin từ Sứ
Thần Gabriel:“Trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, gọi là
EMMANUEL, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
-Chúa Giêsu sinh vào đêm 24, rạng ngày 25 tháng 12, tại hang
Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê. Cha nuôi là Giuse, thuộc
dòng dõi Đavít, làm nghề thợ mộc và mẹ là Maria lo việc nội trợ. b. Thời thơ ấu
-Chúa Giêsu sống cuộc sống ẩn dật tại Nadarét, nước Do Thái.
Người lớn lên trong cảnh đơn nghèo, được giáo dục như những
đứa trẻ cùng trang lứa, nhất là về học hỏi Thánh Kinh. Người học
nghề thợ mộc với cha nuôi là Thánh Giuse.
-Năm Chúa Giêsu 12 tuổi, một biến cố đã xảy ra khi Người theo
cha mẹ lên Đền Thờ mừng Lễ Vượt Qua. Lúc xong kỳ lễ, Người đã
không về cùng cha mẹ mà ở lại Giêrusalem để ngồi nói chuyện với
đông đảo các luật sĩ. Người vừa nghe vừa đặt câu hỏi khiến ai
cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của một
cậu bé 12 tuổi. Sau đó, Người mới trở về cùng cha mẹ, hằng vâng
phục Đức Mẹ và Thánh Giuse. c. Rao giảng tin mừng
-Đến năm trạc 30 tuổi, Chúa Giêsu rời khỏi gia đình, khởi
sự đi rao giảng Tin Mừng và thực hiện ơn cứu độ. Khi toàn
dân chịu phép rửa, Đức Chúa Giêsu cùng chịu phép rửa tại sông
Giođan. Sau khi Người vừa ở dưới nước lên thì trời mở ra, và Thánh
Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Khi
được đầy ơn Thánh Thần từ sông Giođan trở về, Đức Chúa Giêsu
được Thánh Thần dẫn đi trong sa mạc, ăn chay, cầu nguyện 40
đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Ma quỷ đã dùng hết các cách
để cám dỗ Người nhưng vẫn không được nên quỷ đành bỏ đi, chờ đợi thời cơ.
-Được quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Đức Giêsu
trở về miền Galilê và tiếng tăm Người đồn khắp vùng lân
cận. Người giảng dạy trong các hội đường, dùng những
ngụ ngôn mà giảng dạy và được mọi người tôn vinh. Ngoài
ra, Người còn dùng quyền năng của mình đi rao giảng khắp nơi và
chữa lành cho nhiều người bị quỷ ám, đau yếu, phong hủi, bại liệt,
cho kẻ điếc nghe được, kẻ mù thấy được, kẻ câm nói được, kẻ què
đi được, kẻ chết sống lại và nhiều phép lạ khác.
-Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh để ban ơn cứu độ cho loài
người. Khởi đầu, Chúa Giêsu tập hợp mười hai người lại làm Tông
Đồ, huấn luyện và cho các ông năng lực, quyền phép để trừ mọi
thứ ma quỷ và chữa lành bệnh tật. Sau đó, Người đã đặt ông
Phêrô làm người đứng đầu và chính Nhóm Mười Hai này là hạt
nhân làm phát triển Hội Thánh. Người sai các ông đi rao giảng về
nước Thiên Chúa và chữa lành người bệnh khắp nơi.
-Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để chứng minh sứ mệnh
của mình. Người phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục,
thượng tế và kinh sư gây ra. Chúa Giêsu thực là Đấng Cứu
Thế, Người ban sự sống mới cho loài người, nhưng lại bị
người đời giết chết. Giáo lý của Chúa có nhiều điều trái ý nghĩ
và thói tục thế gian. Người cũng vạch trần cách sống giả hình tự
mãn của nhóm Pharisêu (hay còn gọi là Biệt Phái) nên không ít kẻ
ghét Người. Các luật sĩ và nhóm Pharisêu thường rình rập để bắt
bẻ Người trong lời nói và hành động. Trong dân chúng nhiều người
bất mãn vì lời Chúa giảng dạy tới độ có lần họ xô Chúa khỏi Hội
Đường, lôi Người lên triền núi và có ý đẩy Người xuống vực thẳm. d. Cuộc thương khó
-Khoảng tháng thứ tư năm cuối cùng của cuộc đời, Chúa Giêsu lên
Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua. Khi Chúa vào thành được dân