Vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức: Ý thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trò nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1 Vật chất quyết định ý thức, và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người.
Tính quyết định của vật chất đối với ý thức:
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức: Ý
thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trò nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội.
Vật chất quyết định ý thức:
- Quyết định bản chất, nội dung phản ánh của ý thức: Ý thức là cái phản ánh thế
giới vật chất, nội dung của ý thức do vật chất quyết định.
- Quyết định hình thức thể hiện của ý thức: Ý thức không có sự tồn tại tự thân
mà tồn tại trong bộ óc con người hay trong các dạng vật chất xã hội.
- Quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
+ Vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo.
+ Trong xã hội vật chất quyết định ý thức được thể hiện ở vai trò kinh tế đối
với chính trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội
đối với ý thức xã hội.
- Quyết định vai trò và tác dụng của ý thức: Ý thức chỉ có vai trò và tác dụng
khi và chỉ khi nó xâm nhập sâu rộng vào đời sống vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Tính độc lập tương đối của ý thức:
- Ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc
hay trực tiếp vào vật chất.
- Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm hay đồng thời so với sự biến đổi của thế
giới vật chất và thường thay đổi chậm hơn.
Ý thức tác động đến vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vai trò tác động của ý thức: ý thức chỉ đạo hành vi, hoạt ộ đ ng của con người
- Ý thức phản ánh đúng hiện thực sẽ tác động tích cực, đưa hoạt động thực tiễn đến thành công 1
- Ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ tác động tiêu cực, đưa hoạt động thực tiễn đến thất bại.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng khách quan; đồng thời, phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan:
- Phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện thực khách quan phát hiện ra quy luật,
bản chất vốn có của nó; phải tôn trọng và hành động dựa theo qui luật khách quan
- Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần
của con người, của xã hội
Phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan:
- Phát huy vai trò của tri thức và đưa chúng vào thực tiễn, cuộc sống,
- Phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của
nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Tôn trọng khách quan:
- Phải coi trọng và phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức để phòng, chống
và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí và chủ nghĩa kinh nghiệm.
- Vận dụng nguyên tắc tính đảng để kết hợp một cách hợp lý các dạng lợi ích
khác nhau trong đời sống xã hội. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cuộc sống mà lẫn
trốn trách nhiệm cá nhân.
PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng nước ta trứơc giai đoạn đổi mới:
Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh
tế miền Bắc bị chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ tàn phá nặng nề.
Ở miền Nam, sau 20 năm chiến tranh, nền kinh tế bị đảo lộn và suy sụp, nông nghiệp
nhiều vùng hoang hoá, lạm phát trầm trọng… 2
Do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy
ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, cho nên chỉ mấy
năm sau khi hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thì đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng..
Qua đó có thể thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức (các chủ trương chính sách về
quản lí) đối với vật chất (nền kinh tế) và thấy tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị
trước khi có công cuộc đổi mới. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là
tiêu cực thì sớm muộn sẽ bị đào thải.
2.2 Công cuộc đổi mới của Việt Nam:
Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng trong khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước
ta, Đảng và Nhà nước đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình, lấy ý kiến rộng rãi của
cơ sở, của nhân dân, và đặc biệt là đổi mới tư duy về kinh tế. Với phương châm "nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam (12-1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm đã qua và đề ra đường
lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và
phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng đó là
“Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách
quan”. Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tình hình chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích
cực. Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của
nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua
những nhận thức cụ thể.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí
thay đổi và tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể,
đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ
tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người. 3
Qua đó, ta thấy rõ tác động qua lại giữa ý thức và vật chất, giữa kinh tế và chính
trị, nhờ có đường lối đổi mới, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân nói chung được cải
thiện, mức khủng hoảng đã giảm bớt, do đó góp phần ổn định tình hình chính trò đất
nước, góp phần vào việc phát huy dân chủ trong xã hội. Không chủ quan với những
thành tựu đã đạt được.
Như vậy, rõ ràng Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương
pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ vật chất và ý thức vào cuộc đổi mới, tiến
hành đổi mới kinh tế trước để tạo điều kiện đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đổi mới
kinh tế quyết định nhưng các nhân tố chính trị, xã hội, đối ngoại cũng ảnh hưởng tích
cực trở lại một cách biện chứng đối với kinh tế. Vân dụng đúng đắn các qui luật của
phép biện chứng duy vật.
Cũng như trước đây, vấn đề đặt ra hiện nay không phải chỉ có nhiệt tình, quyết tâm
đổi mới là đủ; có tầm nhìn, tư duy chiến lược, quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân và khát vọng phát triển và ý chí vươn tới một tương lai rạng rỡ là cần
thiết. Nhưng đổi mới phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát
thực tiễn, từ những bài học tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hướng
vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu
thế phát triển của thế giới. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cần được quán triệt sâu sắc.
Với sự thành công của công cuộc đổi mới hơn mười năm (1986 -1995), chúng ta
càng có cơ sở để khẳng định rằng, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là hoàn
toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử tức là chúng ta
phải thừa nhận giai đoạn phát triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã phủ nhận
nó mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.
Trong khi kiên định những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, nền tảng
vững chắc của Đảng ta như chủ nghĩa Mác - Lênin, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; đường lối đổi mới; những nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, thì
phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo theo tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cách mạng là sáng tạo, là đổi mới. Không sáng tạo, không đổi mới là lạc hậu, xã hội
không thể phát triển. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, “đổi mới một cách vô nguyên
tắc thì cũng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, chệch hướng, “đổi màu”. 4
Trước đây, Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan: nóng vội trong cải tạo chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần.
Quán triệt nguyên tắc khách quan khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí là nhiệm vụ của
Đảng, toàn nhân dân ta, nhiệm vụ này chỉ được thực hiện nếu chúng ta kết hợp chặt chẽ
giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa vật
chất với ý thức là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Khẳng định vật
chất luôn mang tính thứ nhất, tính quyết định, ý thức luôn mang tính thứ hai, bị chi
phối, bị quyết định. Song, ý thức lại có tác động trở lại vô cùng quan trọng đối với vật
chất. Mối tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua hạt động thực tiễn của con
người .Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức đối với vật chất chính là ở chỗ nâng cao
năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật khách quan
trong hoạt động thực tiễn của con người.
Qua đó, chúng ta có thể rút ra bài học hết sức cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của
Đảng và nhân dân ta: Chúng ta phải phát huy cao độ vai trò tích cực của ý thức hay
chính là vai trò năng động chủ quan của con người. ồ
Đ ng thời, chúng ta cũng cần tránh
tư tưởng chủ quan duy ý chí, nóng vội trong sự nghiệp đổi mới. Đề ra chủ trương là
vấn đề quan trọng nhưnng thực hiện nó mới là một vấn đề thực sự khó khăn .
Tài liệu tham kh o: ả
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội)
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin (Trường Đại Học Kinh
Tế TP.Hồ Chí Minh) 3. luatduonggia.vn 4. luathungson.vn 5. dangcongsan.vn 6. qdnd.vn 7. hocluat.vn 5