Ví dụ thực tế minh họa cho áp lực từ yếu tố môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Ví dụ thực tế minh họa cho áp lực từ yếu tố môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Tài liệu gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
- ví dụ thực tế minh họa cho áp lực từ yếu tố môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp.
- kinh tế
- ví dụ: lạm phát là phản ánh mức tăng trưởng kinh tế, được đo lường thông qua chỉ số tiêu dùng CPI, lạm phát có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động xoay đồng vốn hay định giá sản phẩm hay trả công cho nhân viên của doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát, bao gồm nguyên nhân chủ quan như tiền tệ, tín dụng … và những nguyên nhân khách quan như xu thế giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao, sự tăng lên của chi phí sản xuất,…
- môi trường chính trị-pháp luật
-ví dụ:
các cuộc bạo động diễn ra ở các nước Trung Á làm cho các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường -> làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- môi trường văn hóa –xã hội
ví dụ: các doanh nghiệp cho sản xuất các mặt hàng quần jean theo mốt châu âu, rùi bán ra thị trường việt nam nhưng do khác biệt về văn hóa nên không được kinh doanh tốt
- môi trường dân số
ví dụ: hiện nay sự bùng nổ dân số đang là vấn đề cấp bách của nước ta, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp vì với nguồn lao động dồi giàu của dân lao động vượt quá chỉ tiêu đáp ứng của các doanh nghiệp về tiền lương
- môi trường tự nhiên
ví dụ: hiện nay nguồn năng lượng sạch đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đầu tư khai thác nguồn năng lượng sạch này để đáp ứng nhu cầu của thị trường -> giúp cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao
- môi trường công nghệ
ví dụ: sự ra đời của các công nghệ hiện đại làm xuất hiện và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cạnh tranh, đe dọa các sản phẩm lỗi thời khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và giải quyết các sản phẩm lỗi thời đó .
- môi trường toàn cầu
ví dụ : hiện nay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và xâm nhập vào thị trường quốc tế, các hiệp hội kinh tế hay tổ chức thương mại đã được thành lập. Do đó muốn hội nhập kinh tế thì [phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
- ví dụ thực tế minh họa cho áp lực từ yếu tố môi trường vi mô đối với doanh nghiệp.
- đối thủ cạnh tranh trong ngành
ví dụ: sự cạnh tranh của 2 hãng nước uống giải khát hàng đầu thế giới là Pepsi và CocaCola. Trong lịch sử, Pepsi và CocaCola đã từng có những chiến lược cạnh tranh bắt chước về sản phẩm, thậm chí là cạnh tranh về giá, để trả đũa nhau. Khi Pepsi tung ra thị trường dòng sản phẩm nước uống đóng chai dành cho người ăn kiêng Diet Pepsi, thì ngay lập tức CocaCola cũng tung ra sản phẩm Diet Coke.
- đối thủ tiềm ẩn
ví dụ: Các công ty điện lực rõ ràng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty viễn thông nếu họ tận dụng lợi thế vốn tài chính và mạng lưới điện sẵn có của mình để xâm nhập thị trường mạng điện thoại không dây, tuy nhiên, với những rào cản như quy định chống độc quyền, hay mục tiêu chiến lược của mình, nên các công ty điện lực vẫn chưa mở rộng sang ngành viễn thông
- nhà cung cấp
ví dụ: nhà cung cấp sẽ cung cấp nguồn lực và nguyên vật liệu cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp là bạn hàng quan trọng, và ngược lại nhà cung cấp sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu nhà cung ứng nắm độc quyền về hàng hóa đầu vào.
- khách hàng/nhà phân phối
ví dụ:
Wal-Mart là một trong những siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất thế giới, có vai trò là nhà phân phối, mang hàng hóa từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã quá dựa dẫm vào hệ thống phân phối của gã khổng lồ này, mà quên mất họ cũng cần phải xây dựng một hệ thống phân phối cho riêng mình. Nhờ vậy, Wal- Mart có thể đưa ra những yêu sách buộc doanh nghiệp phải hạ giá, hoặc chiết khấu, hoặc sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng của Wal-Mart và cạnh tranh với chính sản phẩm của các doanh nghiệp với lợi thế giá rẻ.
Wal-Mart có thể thực hiện điều này bởi hai lý do: lý do thứ nhất là do các nhà sản xuất đã quá phụ thuộc vào hệ thống phân phối của Wal-Mart, lý do thứ hai là do Wal-Mart đã có nhiều mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất khác, nên hãng dễ dàng chuyển đổi, hay tìm một nhà cung ứng khác cho mình với cùng mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất.
- sản phẩm thay thế
ví dụ:
hãng Honda đã mở rộng thị trường và đa dạng hóa các dòng sản phẩm của mình bao gồm cả các dòng xe máy, và xe ô tô,... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, và cạnh tranh với nhiều hãng khác.
- ví dụ thực tế minh họa cho áp lực từ yếu tố môi trường nội bộ đối với doanh nghiệp.
- nhân lực
ví dụ:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ ở Việt Nam hiện nay, vấn đề khó khăn nhất là việc giữ chân nhân tài. Để giữ chân được nhân tài thì đòi hỏi cả xã hội, Nhà nước, và chính doanh nghiệp cần có sự nhìn nhận đúng đắn về giá trị của những lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao, để có những chính sách lương thưởng, hay những ghi nhận thích đáng, đồng thời phải tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh để thu hút người tài.
- tài chính
ví dụ:
tài chính là công cụ , nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó giúp doanh nhiệp thể hiện được tiềm lực của mình.
- Marketing
Ví dụ:
đầu của thế kỷ 20, khi CocaCola mới chập chững bước ra thị trường, hãng đã chủ động sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, nhiều lần Coca Cola cũng mạnh dạn chi tiền ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quảng cáo, nhờ đó, mà các đoạn quảng cáo của Coca Cola dễ tạo ấn tượng và thu hút người xem.
- công nghệ
ví dụ:
Nếu như trước kia, Kodak là một trong những nhà sản xuất máy ảnh chụp bằng phim hàng đầu trên thế giới. Nhưng với sự ra đời của máy ảnh kỹ thuật số ra đời, Kodak đã không thấy được tiềm năng của sản phẩm mới, mà vẫn tiếp tục sản xuất máy ảnh chụp bằng phim, chính vì vậy mà đã mất một thị phần rất lớn bởi các đối thủ cạnh tranh như Fuji, Canon,...
- văn hóa tổ chức
ví dụ:
Tại Google, các văn phòng làm việc được thiết kế nhằm khuyến khích tương tác giữa các nhân viên với các nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra, hãng cũng xây dựng các khu vui chơi (bể bơi tạo sóng ngoài trời, phòng tập thể thao) và các phòng cà phê, để nhân viên phát huy tính sáng tạo và thư giãn. Điều đặc biệt là mặc dù nhân viên Google chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn chung cho công ty, nhưng họ đến từ mọi tầng lớp xã hội và nói hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Chính điều này đã phản ánh mục tiêu phát triển và đối tượng khách hàng trên toàn cầu mà họ phục vụ.