Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới Ngữ văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới nằm trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trang 90. Bài viết sẽ gửi tới bạn đọc dàn ý và bài văn mẫu về bài luận thuyết phục.
Chủ đề: Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới
1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới 1. Mở bài:
- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm kì thị người khác giới. 2. Thân bài:
- Giải thích khái niệm người khác giới.
- Nguyên nhân của quan niệm kì thị người khác giới:
+ Xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về giới của một bộ phận người.
+ Cái nhìn định kiến, thiếu bao dung.
- Biểu hiện của quan niệm này:
+ Đánh đập, chửi bới, kì thị người thuộc thế giới thứ ba.
- Tác hại của quan niệm kì thị người khác giới:
+ Khiến họ bị mặc cảm và gây nên tổn thương tâm lí.
- Nêu lên lợi ích khi từ bỏ quan niệm:
+ Giúp họ hòa nhập vào cuộc sống và tự tin vào bản thân mình.
+ Xây dựng được một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
- Giải pháp để từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới:
+ Có nhận thức đầy đủ về giới.
+ Có cái nhìn bao dung, đồng cảm. 3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới.
2. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới
Trong cuộc sống hiện nay, cộng đồng giới tính thứ ba đang ngày một lớn mạnh và
có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Bên cạnh những người ủng hộ nhóm người
này, vẫn còn rất nhiều cá nhân chưa có cái nhìn khách quan, đúng đắn và tỏ ra kì thị người khác giới.
Thông thường khi nghĩ về người khác giới, đa số mọi người sẽ lí giải giới tính dựa
trên đặc điểm về mặt sinh học. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người thuộc giới
tính thứ ba. Nhóm này được viết tắt là LGBT bao gồm: đồng tính nữ (Lesbian),
đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Họ
có thể yêu người cùng giới, cả hai giới hoặc phẫu thuật hình thể để chuyển từ nam sang nữ và ngược lại.
Không thể phủ nhận trong những năm gần đây, với sự phát triển của mạng xã hội và
truyền thông đa phương tiện, mọi người đã có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng
đồng tính và chuyển giới. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận người Việt Nam
về giới chưa thật sự đầy đủ đã khiến họ quan niệm rằng người đồng tính luyến ái là
biểu hiện của bệnh tâm thần, là sự lệch lạc về mặt hành vi và tâm lí. Thái độ kì thị,
phân biệt đối xử người khác giới được thể hiện dưới nhiều mức độ và khía cạnh
khác nhau. Đó có thể là lời nói trêu chọc, giễu cợt, mỉa mai hay tồi tệ hơn là hành vi
đánh đập, bạo lực người đồng tính.
Tình trạng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng
nhất là sự hạn chế về mặt hiểu biết, thậm chí sai lệch đối với xu hướng tình dục
đồng giới ở Việt Nam. Do không có kiến thức về người đồng giới, song giới và
chuyển giới nên nhiều người cho rằng người đồng tính không thể sinh con. Hơn nữa,
văn hóa Việt Nam rất xem trọng các chuẩn mực truyền thống, đặc biệt là việc duy
trì nòi giống nên nhóm người này càng bị khinh thường, xa lánh. Những chuẩn mực
đó đòi hỏi đàn ông phải mạnh mẽ, cứng rắn còn phụ nữ thì khéo léo, mềm mỏng. Tư
tưởng này ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Vì thế, những hành vi
được xem là "lệch chuẩn" của người đồng tính sẽ bị coi là khác thường, "bệnh hoạn".
Rõ ràng, những người thuộc giới tính thứ ba vẫn đang trong tình trạng cố gắng để
được xã hội thừa nhận. Thái độ, hành vi và cách cư xử của người xung quanh khiến
họ bị rơi vào trạng thái cô lập, không lối thoát. Họ phải che giấu đi giới tính và xu
hướng tình dục thật của mình để thỏa mãn kì vọng của gia đình, bạn bè, xã hội. Đối
với những người bạo dạn hơn, họ dám thể hiện bản thân ra bên ngoài song không ít
trường hợp bị gia đình cấm đoán, đánh đập thậm chí là đưa đến các trung tâm y tế
hoặc sử dụng phương pháp cúng bái tâm linh nhằm thay đổi giới tính cho con.
Trước ánh mắt dò xét, tra hỏi của mọi người, họ sống một cách co cụm, khép kín,
phải chịu đựng nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nhóm người thuộc thế giới thứ ba giống như chúng ta, họ cũng cần được yêu
thương và tôn trọng trong cuộc sống. Chỉ khi chứng kiến và nghe những câu chuyện
rất đỗi thương tâm của họ, ta mới thấy được nghị lực sống phi thường và cảm phục
trước nỗ lực không ngừng nghỉ ấy. Việc từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới giúp
chúng ta có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng này. Từ đó, tích cực thay đổi cách
nhìn nhận của gia đình, rộng hơn là xã hội về nhóm người LGBT.
Bên cạnh cô, còn vô vàn người khác thuộc thế giới thứ ba vẫn đang từng ngày từng
giờ chống chọi với nỗi mặc cảm của bản thân và thái độ xa lánh của mọi người.
Chính vì vậy, chúng ta cần giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ với họ. Là những người
thuộc thế hệ trẻ, ta nên tìm hiểu, bổ sung kiến thức giới và nhận thức đúng đắn về
LGBT. Từ đó, tuyên truyền, lan tỏa những giá trị tích cực của nhóm người này đến
xã hội nhằm từng bước thay đổi quan niệm kì thị người khác giới.
Hi vọng qua bài viết này, tôi mong các bạn sẽ chung tay giúp đỡ những người khác
giới. Họ thật sự đáng thương và cần sự thấu hiểu, sẻ chia của tất cả mọi người để có
thể hòa nhập vào cuộc sống.