Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Xin gửi tới các bạn bài viết Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật, bao gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề bài: Viết bài lun thuyết phục người khác t b thói quen kì th ngưi khuyết tt
I. Dàn ý chi tiết
A. M bài
- Nêu thói quen cn thuyết phc ngưi khác t b: kì th người khuyết tt.
- Nêu do hay mục đích viết bài lun: thuyết phc mọi ngưi t b hành vi th người
khuyết tt.
=> Khẳng định cn phi loi b thói quen kì th người khuyết tt.
B. Thân bài
1. Gii thích
- Gii thích khái nim:
+ Người khuyết tật: là người b khiếm khuyết mt hoc nhiu b phận trên cơ thể hoc b
suy gim chc năng được biu hiện dưới dng tt khiến cho đời sng sinh hot, hc tp,
lao đng gặp khó khăn.
+ Kì th: là cách phn ng tiêu cc ca xã hội đối vi các cá nhân
=> th ngưi khuyết tt s phân bit đối x nhm loi tr, tách bit hay hn chế
hi giao lưu, tiếp xúc bình đng ca ngưi khuyết tt vi cộng đồng.
- Nguyên nhân s kì th ngưi khuyết tt:
+ Do quan nim sai lch
+ Nhn thức chưa đúng đắn, sai lm v người khuyết tt
+ Công tác tuyên truyn, vận động nâng cao nhn thức cũng như các chính sách của Nhà
nước v lĩnh vực này chưa thực s sâu rộng và đạt hiu qu cao.
+ Mt s trưng hợp người khuyết tt li dng lòng tốt, lòng thương người ca cng
đồng để chuc li mà không cn s dng sức lao đng.
2. Tác hi
- Ảnh hưởng đến đời sng tinh thần người khuyết tt
- nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tt không th hòa nhp vào các hoạt động
chung ca cộng đồng.
- Hn chế cơ hội ca người khuyết tt
3. Li ích ca vic t b thói quen
+ Giúp cho người khuyết tt mnh m, t tin hơn.
+ Giúp cho bn thân có cái nhìn ci m, tích cc hơn.
+ Giúp xã hi dn xóa b s kì th vi ngưi khuyết tt.
+ Cuc sng tr nên bình đẳng, tt đp.
4. Gii pháp t b thói quen
- Ch động tiếp nhn, tìm hiu thông tin v cộng đồng người khuyết tt, những đóng góp
ca h cũng như nhng s kì th mà h đã phải tri qua.
- Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận ca bn thân
- Tham gia các câu lc b, hi nhóm h tr người khuyết tật: để hiểu hơn về người
khuyết tt, giúp h tăng cường hội giao tiếp hi, nâng cao hiu biết v quyn ca
người khuyết tt,…
C. Kết bài
- Khẳng định li li ích ca vic t b thói quen kì th người khuyết tt.
- Th hin nim tin vào s c gng hay hi vng s thành công của người được thuyết
phc.
II. Bài văn mu
Theo báo cáo thống vào tháng 12 m 2022, Vit Nam khong 7 triu
người khuyết tật, đó là con s không h nh. Cộng đồng người khuyết tt trên thc tế vn
nhng thành viên đóng góp, giá tr riêng nhng cng hiến cho hi. Tuy
nhiên, s kì th, phân biệt đối x mà h gp phi li rt ph biến. Đây là thói quen của rt
nhiu cá nhân, t chc cn phi sớm được loi b.
Ngưi khuyết tt những người b khiếm khuyết mt hoc nhiu b phận trên
th, hay b suy gim chức năng được biu hiện dưới dng tt khiến cho đi sng sinh
hot, hc tập, lao động gp khó khăn. những khác biệt đó họ thưng xuyên phi
chu s th. Kì th cách phn ng tiêu cc ca nhân hay hi đối, s loi tr, cô
lp những người đặc điểm không đưc phần đông trong hội chp nhn. S th
được biu hin không ch hành động t trong suy nghĩ, quan đim ca nhân hay
t chc. th ngưi khuyết tt s phân bit đối x nhm tách bit hay hn chế hi
giao lưu, tiếp xúc bình đẳng vn có ca ngưi khuyết tt vi cộng đồng.
nhiu nguyên nhân dẫn đến thái độ, s th với người khuyết tật. Trong đó
phi k đến nhng quan nim sai lch mang yếu t tín, d đoan: người khuyết tt b
xem s trng pht cho ti lỗi người nhà h kiếp trước đã phạm phi. Nhiều người
nhn thc sai lch, thiếu đúng đắn v người khuyết tt, chng hn cho rằng ngưi
khuyết tt d bit, nhng người không hc thc, tích s,… Đồng thi, các
công tác tuyên truyn, vận động nhm nâng cao nhn thc v người khuyết tt các
quyn li ca h vn chưa thực s sâu rộng đạt hiu quả. Ngoài ra, nguyên nhân cũng
bt ngun t chính nhng người khuyết tt, có nhng người đã li dng lòng tt ca cng
đồng, xã hi đ chuc li, nhn h tr mà không cn b ra sc lao đng.
bt ngun t nguyên nhân nào, vic th người khuyết tật ng hành vi
đáng lên án, cần phi loi b bởi nó đem lại rt nhiu h ly. Đó chính nguyên nhân
dẫn đén việc người khuyết tt không th hòa nhp vào các hoạt đng chung ca cng
đồng, làm hn chế cơ hội ca h, bao gm c cơ hội sng, hc tập, lao động, gii trí và c
hội tình yêu, hnh phúc, hôn nhân - gia đình,… Trong thời dch bnh Covid-19,
mt s địa phương chm ch trong công tác tiêm vacine cho đối ợng người khuyết tt,
cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm, chính ph ra yêu cu soát tng nhà, khi
đó mới đến lưt h, nhiu cá nhân sau khi b “b quên” đã có thái đ tiêu cc, bt cn, t
chi hp tác nhn vacine cm thy bt bình đng. Mt dn chng khác: trong
trưng hc không tiếp nhn, không đào to hoc không dng c phương pháp
ging dy phù hp vi hc sinh khuyết tật,… Điều y dn đến kết qu tt yếu h
không th tiếp cn tham gia vào giáo dc hay theo cùng cách hc sinh không
khuyết tật được hưng; t đó học sinh khuyết tt đã b mất cơ hi hc tập để chun b cho
tương lai sau này. Vic th y đã ảnh hưởng đến mi mặt đời sng của người khuyết
tật, đặc bit v mt tinh thn, khiến h ngày càng mc cm, t ti thậm chí m đến cái
chết đ gii thoát.
l đó, chúng ta cn phi hc cách t b thói quen th người khuyết tt. Làm
được điều đó s giúp cho những người m may mn y th t tin, mnh m hơn, sẵn
sàng để đón nhn tình cm, s yêu thương từ cộng đồng, có đng lc đ c gắng vưt lên
nghch cnh, th lo cho cuc sng của mình đóng góp một phn công sc cho
hi. Khi chúng ta loi b được s th y, bản thân cũng s cái nhìn ci m, tích cc
hơn, biết yêu đời, yêu người, dn tr nên thanh thn, hnh phúc. Nhiu cá nhân cùng thay
đổi theo ng tích cc, hi s dn xóa b s th với người khuyết tt, cuc sng
cũng dn tr nên bình đẳng, tt đp hơn.
Để t b thói quen không tt này, chúng ta th bắt đầu t những hành đng rt
đơn giản, y ch độngm hiu, tiếp nhn thông tin v cộng đồng ngưi khuyết tt, nhìn
vào những đóng góp của h cũng như những khó khăn, sự th, phân biệt đối x h
đã phải trải qua. Khi đó, chúng ta sẽ dần thay đổi duy, cách nhìn nhn ca bn thân.
Ngưi khuyết tật cũng những hip hi, nhng câu lc b rt ln đó, họ giúp đ,
nương tựa vào nhau, cùng nhau to nên nhng giá tr tốt đẹp cho bn thân cộng đng.
Chúng ta cũng thể tham gia vào các câu lc b, hi nhóm h tr ngưi khuyết tật để
hiu cm nhận hơn về cuc sng ca h, giúp h tăng cường hi giao tiếp
hi, nâng cao hiu biết v quyn của người khuyết tật,… Mỗi nhân bắt đầu thay đổi,
dn dn xã hi s thay đổi.
nhng khiếm khuyết nhưng những người khuyết tt vn con ngưi vi
đầy đ quyền được sng, được hnh phúc, h cũng không ngừng n lc cuc sng và
đóng góp cho hội. Chúng ta sinh ra đưc may mắn hơn, không nên vì thế mà dành cho
h nhng s đối x không tt. th người khuyết tt hay c trong suy nghĩ hành
động đu hành vi cn phi loi bỏ, y ng nhau thay đổi để hi tr nên tốt đẹp
hơn.
| 1/4

Preview text:


Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật I. Dàn ý chi tiết A. Mở bài
- Nêu thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: kì thị người khuyết tật.
- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận: thuyết phục mọi người từ bỏ hành vi kì thị người khuyết tật.
=> Khẳng định cần phải loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật. B. Thân bài 1. Giải thích - Giải thích khái niệm:
+ Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn.
+ Kì thị: là cách phản ứng tiêu cực của xã hội đối với các cá nhân
=> Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm loại trừ, tách biệt hay hạn chế cơ
hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng của người khuyết tật với cộng đồng.
- Nguyên nhân sự kì thị người khuyết tật: + Do quan niệm sai lệch
+ Nhận thức chưa đúng đắn, sai lầm về người khuyết tật
+ Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cũng như các chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực này chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả cao.
+ Một số trường hợp người khuyết tật lợi dụng lòng tốt, lòng thương người của cộng
đồng để chuộc lợi mà không cần sử dụng sức lao động. 2. Tác hại
- Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người khuyết tật
- Là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng.
- Hạn chế cơ hội của người khuyết tật
3. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen
+ Giúp cho người khuyết tật mạnh mẽ, tự tin hơn.
+ Giúp cho bản thân có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn.
+ Giúp xã hội dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật.
+ Cuộc sống trở nên bình đẳng, tốt đẹp.
4. Giải pháp từ bỏ thói quen
- Chủ động tiếp nhận, tìm hiểu thông tin về cộng đồng người khuyết tật, những đóng góp
của họ cũng như những sự kì thị mà họ đã phải trải qua.
- Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân
- Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu hơn về người
khuyết tật, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,… C. Kết bài
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục. II. Bài văn mẫu
Theo báo cáo thống kê vào tháng 12 năm 2022, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu
người khuyết tật, đó là con số không hề nhỏ. Cộng đồng người khuyết tật trên thực tế vẫn
là những thành viên có đóng góp, có giá trị riêng và những cống hiến cho xã hội. Tuy
nhiên, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải lại rất phổ biến. Đây là thói quen của rất
nhiều cá nhân, tổ chức cần phải sớm được loại bỏ.
Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ
thể, hay bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh
hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn. Vì những khác biệt đó mà họ thường xuyên phải
chịu sự kì thị. Kì thị là cách phản ứng tiêu cực của cá nhân hay xã hội đối, sự loại trừ, cô
lập những người có đặc điểm không được phần đông trong xã hội chấp nhận. Sự kì thị
được biểu hiện không chỉ ở hành động mà từ trong suy nghĩ, quan điểm của cá nhân hay
tổ chức. Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm tách biệt hay hạn chế cơ hội
giao lưu, tiếp xúc bình đẳng vốn có của người khuyết tật với cộng đồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ, sự kì thị với người khuyết tật. Trong đó
phải kể đến những quan niệm sai lệch mang yếu tố mê tín, dị đoan: người khuyết tật bị
xem là sự trừng phạt cho tội lỗi mà người nhà họ kiếp trước đã phạm phải. Nhiều người
có nhận thức sai lệch, thiếu đúng đắn về người khuyết tật, chẳng hạn cho rằng người
khuyết tật là dị biệt, là những người không có học thức, vô tích sự,… Đồng thời, các
công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các
quyền lợi của họ vẫn chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả. Ngoài ra, nguyên nhân cũng
bắt nguồn từ chính những người khuyết tật, có những người đã lợi dụng lòng tốt của cộng
đồng, xã hội để chuộc lợi, nhận hỗ trợ mà không cần bỏ ra sức lao động.
Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, việc kì thị người khuyết tật cũng là hành vi
đáng lên án, cần phải loại bỏ bởi nó đem lại rất nhiều hệ lụy. Đó chính là nguyên nhân
dẫn đén việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng
đồng, làm hạn chế cơ hội của họ, bao gồm cả cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí và cả
cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình,… Trong thời kì dịch bệnh Covid-19,
một số địa phương chậm chễ trong công tác tiêm vacine cho đối tượng người khuyết tật,
cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm, chính phủ ra yêu cầu rà soát từng nhà, khi
đó mới đến lượt họ, nhiều cá nhân sau khi bị “bỏ quên” đã có thái độ tiêu cực, bất cần, từ
chối hợp tác và nhận vacine vì cảm thấy bất bình đẳng. Một dẫn chứng khác: trong
trường học không tiếp nhận, không đào tạo hoặc không có dụng cụ và phương pháp
giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật,… Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là họ
không thể tiếp cận và tham gia vào giáo dục hay theo cùng cách mà học sinh không
khuyết tật được hưởng; từ đó học sinh khuyết tật đã bị mất cơ hội học tập để chuẩn bị cho
tương lai sau này. Việc kì thị này đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người khuyết
tật, đặc biệt về mặt tinh thần, khiến họ ngày càng mặc cảm, tự ti thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát.
Vì lẽ đó, chúng ta cần phải học cách từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật. Làm
được điều đó sẽ giúp cho những người kém may mắn ấy có thể tự tin, mạnh mẽ hơn, sẵn
sàng để đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng vượt lên
nghịch cảnh, có thể lo cho cuộc sống của mình và đóng góp một phần công sức cho xã
hội. Khi chúng ta loại bỏ được sự kì thị ấy, bản thân cũng sẽ có cái nhìn cởi mở, tích cực
hơn, biết yêu đời, yêu người, dần trở nên thanh thản, hạnh phúc. Nhiều cá nhân cùng thay
đổi theo hướng tích cực, xã hội sẽ dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật, cuộc sống
cũng dần trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn.
Để từ bỏ thói quen không tốt này, chúng ta có thể bắt đầu từ những hành động rất
đơn giản, hãy chủ động tìm hiểu, tiếp nhận thông tin về cộng đồng người khuyết tật, nhìn
vào những đóng góp của họ cũng như những khó khăn, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ
đã phải trải qua. Khi đó, chúng ta sẽ dần thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân.
Người khuyết tật cũng có những hiệp hội, những câu lạc bộ rất lớn mà ở đó, họ giúp đỡ,
nương tựa vào nhau, cùng nhau tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng.
Chúng ta cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật để
hiểu và cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của họ, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã
hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,… Mỗi cá nhân bắt đầu thay đổi,
dần dần xã hội sẽ thay đổi.
Dù có những khiếm khuyết nhưng những người khuyết tật vẫn là con người với
đầy đủ quyền được sống, được hạnh phúc, họ cũng không ngừng nỗ lực vì cuộc sống và
đóng góp cho xã hội. Chúng ta sinh ra được may mắn hơn, không nên vì thế mà dành cho
họ những sự đối xử không tốt. Kì thị người khuyết tật hay cả trong suy nghĩ và hành
động đều là hành vi cần phải loại bỏ, hãy cùng nhau thay đổi để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.