Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Ngữ Văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Dưới đây là bài viết Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT tập 2.
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 10
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM TRUYỆN
(Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện)
I. Dàn ý chung cho kiểu bài A. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. B. Thân bài
- Khái quát chủ đề của truyện
- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật.
- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống.
(Lưu ý: Việc khái quát chủ đề và phân tích nhân vật có thể thay đổi trật tự, tuy nhiên cần
đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí trong lập luận và bố cục bài viết). C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận. II. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích, đánh giá tác phẩm truyện trong tập “Vang bóng một thời”
- Nguyễn Tuân. (Báo oán - Khoa thi cuối cùng)
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những
cây bút xuất sắc, có phong cách độc đáo đã tự vươn lên để khẳng định vị trí của mình
trên văn đàn. Sau hơn 60 năm cống hiến cho hoạt động nghệ thuật Nguyễn Tuân đã say
sưa đi và viết không hề biết mệt mỏi, ông để lại một gia tài đồ sộ với nhiều tác phẩm và
nhiều thể loại phong phú, trong đó phải kể đến các tác phẩm truyện ngắn mà nổi bật là
tập truyện sáng tác trước Cách mạng tháng Tám “Vang bóng một thời”. Một “ngọn gió
lạ” xuất hiện trong tập truyện ngợi ca cái đẹp cổ truyền của người Việt đó là “Báo oán”
- câu chuyện mang tính chất kì ảo, gợi nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc.
Truyện “Báo oán” (Khoa thi cuối cùng) kể về cuộc báo thù của một oan hồn,
khiến ông Đầu Xứ Anh bị hỏng thi ở khóa trước. Nguyên do là lúc trước, ông cụ thân
sinh đã để một nàng hầu tự ải khi cô có thai sáu, bẩy tháng. Oan hồn báo cho ông biết
rằng cái ân oán sẽ còn theo mãi nếu Đầu Xứ Anh còn dự thi.
Trong truyện “Báo oán”, nhà văn đã xây dựng một không gian hiện vừa thực vừa
kỳ ảo, ma quái xen lẫn. Đó là một không gian hiện thực trong khoa cử, không gian của
trường thi với khung cảnh trời mưa, sân trường lầy lội. Xen lẫn vào đó là không gian kỳ
ảo, ma quái của oan hồn hiện về báo oán làm hai anh em Đầu Xứ hỏng thi: “Một thứ gió
u hiển thổi thốc mãi vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng người chen chúc và chạy
vào choán chỗ. Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết. Không gì xa vắng bằng
cái động đậy trong đìu hiu của muôn loài… Tiếng loa đồng xoáy sâu vào màn mưa
lạnh...”. Ở đây, những từ ngữ như: u hiển, thốc, tắt phụt hết, đìu hiu cho người đọc cảm
giác ghê rợn. Khung cảnh trường thi được Nguyễn Tuân đã miêu tả thật kỳ dị, linh thiêng.
Trong truyện “Báo oán” nhà văn còn đề cập đến tệ nạn nơi trường thi, phòng thi,
sự đồi bại của xã hội cũ. Nguyễn Tuân lấy câu chuyện từ quá khứ để minh chứng cho
điều đó: “Ở cuốn lịch niên hiệu Duy Tân thập niên, bìa vàng nhòe nét son dấu kim ấn tòa
Khâm Thiên Giám, thấy tiết thu phân và ngày lập thu đã qua lâu rồi”. Vẫn là trở về với
quá khứ nhưng ở đây nhà văn sử dụng những yếu tố thời gian tâm tưởng, sử dụng những
yếu tố huyền ảo để nói về hiện tại, lên án xã hội đương thời: “Lúc sinh thời, cụ Huấn đẻ
ra ông đã phạm vào một việc thất đức [...] cụ đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái
chết của một nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời”. Vì thế mà ân oán ấy vẫn theo đuổi hai
anh em ông Đầu Xứ nếu họ tiếp tục đi thi. Nhà văn đã kể lại một câu chuyện từ mấy chục
năm trước và mượn chuyện oan hồn để nói về xã hội phong kiến mục ruỗng, một chốn
quan trường lũng đoạn, tệ nạn mua quan bán tước, không biết trọng dụng nhân tài.
Bằng sức tưởng tượng phong phú và ngòi bút tài hoa, Nguyễn Tuân đã khiến
người đọc như nhìn thấy linh hồn của người phụ nữ trở về đòi món nợ tiền kiếp: “Một
người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu gào giữ
dịt lấy tay không cho viết. Gào khóc chán người đàn bà ấy lấy mớ tóc xoã quất vào mặt
ông cứ bỏng rát lên và cười sằng sặc, lấy nghiên mực đổ vào quyển ông”. Khóa thi cuối
cùng, người anh động viên Đầu Xứ Em đi thi với mộng ước công danh bảng vàng. Cũng
như anh, người em đi thi lại gặp phải sự việc tương tự: Đầu Xứ Em tự nhiên nghe tiếng
cười lanh lảnh, rồi lại mớ tóc xoã, người đàn bà cất tiếng the thé, ông đau bụng dữ dội rồi
gục xuống, phải bỏ dở bài thi. Hai anh em ông Đầu Xứ nổi tiếng hay chữ nhất vùng Sơn
Nam hạ, đành ngậm ngùi ca thán “thi không ăn ớt thế mà cay” khi nàng hầu của cha họ thề báo oán.
Qua nhân vật ma nữ kỳ ảo trong truyện, nhà văn muốn phản ánh đầy đủ về hiện
thực khoa thi Mậu Ngọ, từ cảnh sĩ tử mang lều chõng ra đi, đến cảnh sĩ tử bì bõm tại
trường thi, lễ cúng tam sinh... Nguyễn Tuân đã đưa ra thực trạng không thể hiểu nổi của
xã hội không tạo điều kiện cho những con người thông minh, tài hoa được phát triển khả
năng cá nhân. Đó là chốn quan trường đầy tệ nạn, một xã hội không trọng dụng nhân tài.
Con người chỉ biết cam chịu chấp nhận định mệnh đó như một tất yếu, không thể vùng
vẫy hay làm khác được. Đó là sự bế tắc trong tư tưởng – “một nguồn sống bồng bột tắc
lối thoát”. Có thể nói, đây là một áng văn chương hay, một tài liệu giá trị về trường thi Nho học lúc suy tàn.