Viết đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức

Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ “Dục Thuý sơn” gồm 3 bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

Phân tích nét đp của tâm hồn Nguyễn Trãi th hin trong Dục Thuý sơn - Mu
1
Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để th hin niềm say trưc cnh sắc thiên
nhiên tươi đẹp của đất nước. Nthơ ngi ca mt ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác
ha những đường nét, màu sc ca cnh vật, đem đến hình dung về núi Dục
Thúy. Nguyễn Trãi vừa t thc, vừa dùng liên ởng để sáng tạo ra những hình nh so
sánh, n d đặc sắc, mang đến không khí huyn ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi
thần tiên vừa thc, va ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả ca Nguyễn Trãi vừa
hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, li vừa thướt tha phn
thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ t cnh Dục Thuý của Nguyn
Trãi, ta như thấy mt hồn thơ đắm mình vào cảnh vt, ngất ngây, say trước cnh
sc tuyt diu của quê hương.
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi - Mu 2
“Dục Thúy Sơn bài thơ t cnh ng tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát bng
ch Hán. Hình tượng thơ lệ, cnh sắc đượm v thần tiên. Trong phần luận, 4 hình
nh n d ng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, th hiện cách
cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. c Trai, trong cm nhn
cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế nhạy cm
trong gi t biểu cảm. “Dục Thúy Sơn phản ánh một tài năng ln, một nhân cách
văn hóa cao đẹp của Đại Vit trong thế k XV. c Trai đã đ lại khá nhiều bài thơ
giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đọc bài tnày, ta cảm nhn ức Trai “ông tiên
ngi trong lu ngọc” như bạn ông đã nói. Ông đến thăm núi Dục Thúy mà nhớ Trương
Hán Siêu; chúng ta đọc thơ ông nh đến người anh hùng đã cùng Lợi “bình
Ngô“ thảo “Bình Ngô đại cáo Nói rằng thơ ca mang nặng tình người tình đời
như vậy. Bn ch “Vũ trụ di lai vuông vắn, to đẹp khắc trên tấm đá phủ đầy rêu
xanh trên đỉnh núi Dục Thúy, đó dấu tích của Trương Hán Siêu để lại cho đời. Ai
đã một lần lên thăm núi chắc s bi hồi nhìn thấy “Bia khắc dấu rêu hoen ”…
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi - Mu 3
Mt trong nhng v đẹp tâm hồn của nhà t Nguyễn Trãi hiện lên qua bài “Dc
Thúy sơn” em yêu mến đó chính vẻ đẹp tâm hn ca một người mang nỗi hoài
cổ. Nhìn cảnh sắc thiên nhiên đất tri tuyệt đẹp, ông bỗng nh đến Trương hán Siêu -
mt bậc danh nổi tiếng đời Trn gn lin vi Dục Thúy n nơi đây. Nhìn nhng
đám rêu nhú trên tấm bia, ông không khỏi xót xa. lẽ, mt thi gian ri, chng ai
đến chăm sóc. Ông buồn người ta đã quên đi một người tài. Nói đến đây, khiến bn
đọc nh đến truyn thống “Uống c nh nguồn”. chăng li nhn gi ca
Nguyễn Trãi? Lời thơ ngậm ngùi xót thương, nỗi bun cảm dâng trào làm độc gi
cuốn mình theo. th thy rằng, bên cạnh ngưi ngh nhân yêu thiên nhiên,
Nguyễn Trãi còn là người mến người tài, yêu đất nưc.
| 1/2

Preview text:


Phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong Dục Thuý sơn - Mẫu 1
Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc thiên
nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác
họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi Dục
Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh so
sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến không khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi
thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi vừa
hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt tha phồn
thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý của Nguyễn
Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê trước cảnh
sắc tuyệt diệu của quê hương.
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi - Mẫu 2
“Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng
chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, 4 hình
ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách
cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận
cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm
trong gợi tả và biểu cảm. “Dục Thúy Sơn ” phản ánh một tài năng lớn, một nhân cách
văn hóa cao đẹp của Đại Việt trong thế kỉ XV. Ức Trai đã để lại khá nhiều bài thơ
giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đọc bài thơ này, ta cảm nhận ức Trai là “ông tiên
ngồi trong lầu ngọc” như bạn ông đã nói. Ông đến thăm núi Dục Thúy mà nhớ Trương
Hán Siêu; chúng ta đọc thơ ông mà nhớ đến người anh hùng đã cùng Lê Lợi “bình
Ngô“ và thảo “Bình Ngô đại cáo Nói rằng thơ ca mang nặng tình người và tình đời là
như vậy. Bốn chữ “Vũ trụ di lai ” vuông vắn, to và đẹp khắc trên tấm đá phủ đầy rêu
xanh trên đỉnh núi Dục Thúy, đó là dấu tích của Trương Hán Siêu để lại cho đời. Ai
đã một lần lên thăm núi chắc sẽ bồi hồi nhìn thấy “Bia khắc dấu rêu hoen ”…
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi - Mẫu 3
Một trong những vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi hiện lên qua bài “Dục
Thúy sơn” mà em yêu mến đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của một người mang nỗi hoài
cổ. Nhìn cảnh sắc thiên nhiên đất trời tuyệt đẹp, ông bỗng nhớ đến Trương hán Siêu -
một bậc danh sĩ nổi tiếng đời Trần gắn liền với Dục Thúy sơn nơi đây. Nhìn những
đám rêu lú nhú trên tấm bia, ông không khỏi xót xa. Có lẽ, một thời gian rồi, chẳng ai
đến chăm sóc. Ông buồn vì người ta đã quên đi một người tài. Nói đến đây, khiến bạn
đọc nhớ đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Có chăng là lời nhắn gửi của
Nguyễn Trãi? Lời thơ ngậm ngùi xót thương, nỗi buồn cảm dâng trào làm độc giả
cuốn mình theo. Có thể thấy rằng, bên cạnh là người nghệ nhân yêu thiên nhiên,
Nguyễn Trãi còn là người mến người tài, yêu đất nước.