Viết đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thuý sơn Ngữ Văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Viết đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thuý sơn được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi
trong bài thơ Dục Thuý sơn
Dàn ý đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thuý sơn
1. Mở đoạn: giới thiệu nét đẹp tâm hồn cần phân tích.
2. Thân đoạn: Phân tích cụ thể nét đẹp đó. Gợi ý: * Tình yêu thiên nhiên:
- Ngắm nhìn khung cảnh núi Dục Thúy từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.
- Có những liên tưởng, so sánh độc đáo trong việc miêu tả, khắc họa từng cảnh sắc.
* Tấm lòng "uống nước nhớ nguồn":
- Hoài niệm, nhớ thương về Trương Thiếu bảo.
* Tâm hồn trăn trở, suy tư về cuộc đời:
- Những suy ngẫm về con người, dân tộc và lịch sử.
3. Kết đoạn: khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn đó.
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thuý sơn mẫu 1
Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Nguyễn Trãi đã khéo léo vẽ nên một bức tranh
phong cảnh tuyệt sắc nơi núi Dục Thúy qua sáng tác "Dục Thúy sơn". Trước hết, thi
sĩ miêu tả dáng núi giống như bông hoa sen hương sắc, đang nở rộ trên dòng nước.
Hình ảnh ẩn dụ "Liên hoa phù thủy thượng" đã góp phần lột tả vẻ đẹp thanh khiết,
trong trẻo của thiên nhiên. Tiếp đến, hàng loạt các liên tưởng độc đáo, mới lạ "Tháp
ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn" được sử dụng. Từ đây, núi Dục
Thúy giống như cảnh đẹp chốn tiên rơi xuống cõi tục tầm thường. Có thể thấy,
Nguyễn Trãi quả là một người yêu thiên nhiên. Ông cảm nhận vẻ đẹp mà đất trời
ban tặng bằng cả tấm lòng cao đẹp cùng niềm trân trọng, nâng niu.
Đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thuý sơn mẫu 2
"Dục Thúy sơn" được coi là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Trãi.
Bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa nên thơ ở ngọn
núi tiên Dục Thúy, thi nhân còn khéo léo bày tỏ những trăn trở, suy tư về cuộc đời.
Nhìn ngắm bia đá khắc thơ văn, nỗi niềm thương nhớ, hoài niệm cố nhân lại trào
dâng trong lòng. Chứng kiến cảnh thế sự vô thường, sao dời vật đổi, nhà thơ cũng
trầm ngâm nghĩ tới con người, lịch sử, dân tộc. Có thể thấy, dù đứng giữa cảnh sắc
thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn canh cánh nỗi niềm về đời.
Điều này đã cho thấy tâm hồn hướng nội sâu sắc của ông.