-
Thông tin
-
Quiz
Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha lớp 10
Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha là một trong số các đề bài thuộc phần thực hành viết theo quy trình trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về lòng vị tha lớp 10 cùng với một số bài văn mẫu nghị luận về lòng vị tha siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo.
Văn mẫu 10 225 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha lớp 10
Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha là một trong số các đề bài thuộc phần thực hành viết theo quy trình trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về lòng vị tha lớp 10 cùng với một số bài văn mẫu nghị luận về lòng vị tha siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Văn mẫu 10 225 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha lớp 10
1. Dàn ý nghị luận về lòng vị tha Mở bài
– Gợi mở về vấn đề lòng vị tha. Thân bài * Vị tha là gì?
– Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ,
không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân.
– Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ
hi sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền
đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
– Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người.
Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
* Những biểu hiện của lòng vị tha: – Trong công việc
+ Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác,
vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
+ Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn
đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
+ Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những
sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa
vào biểu hiện đề nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)
Ví dụ: người mẹ, Kiều trong Truyện Kiều...
– Trong quan hệ với mọi người
+ Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ
đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc
của riêng mình để làm vui lòng người khác.
+ Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui
sau cái vui của thiên hạ).
+ Người có lòng vị tha dễ thông cảm tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ
hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
+ Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không
bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
* Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống: – Đối với bản thân
+ Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được
lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn
có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì
đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình cho tâm hồn.
+ Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha
giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
+ Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được
giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. – Đối với xã hội
+ Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào
chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa
những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
+ Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp
cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp
văn sĩ trên đời, Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống
của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lý, chưa bình đẳng giữa con
người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu
thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình
đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.
+ Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ
sở hợp tác và chia sẻ. * Phê phán:
– Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung
túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá
nhân, không lệ thuộc vào người khác.
– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng
trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm
sức mạnh tập thể, của động đồng.
– Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng.
* Bài học nhận thức:
– Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người
khác trước khi cho bản thân mình.
– Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.
– Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý. Kết bài
– Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha
thứ được, cũng có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là
phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí.
2. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 siêu hay
Trong xã hội có muôn vàn người với đủ tính cách khác nhau và luôn có những tính
cách đối lập với nhau. Một trong số đó là tính ích kỉ và lòng vị tha. Lòng vị tha cao
quý đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen cần phê phán bấy nhiêu vì nó
trái ngược với truyền thống nhân ái có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
Vậy thế nào là tính ích kỉ và tính vị tha? Chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề một. Ích
kỉ là chi biết vì lợi ích cho riêng mình. ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm
hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ ca dao trào phúng
ngày xưa: Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn. Hoặc: Của
người bồ tát, của mình lạt buộc… Được lợi ích, khúc khích ngồi cười. Trăm nhát
cuốc hất cả vào lòng. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…
Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị
thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình,
đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu
tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan, nguy hiểm thì sẽ chẳng thấy họ đâu.
Đúng như trong câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Đó là cách sống mang
nặng tính chất cá nhân tiêu cực, không nghĩ đến lợi ích của mọi người xung quanh
và của cả cộng đồng. Chúng ta thử suy ngẫm xem nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì xã
hội sẽ ra sao? Cuộc sống sẽ ra sao?
Tính ích kỉ biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì như
lười biếng, tham ăn, ăn trộm, ăn cắp…; cao thì như dối trá, gian xảo, hối lộ, tham
nhũng, biến của người thành của mình, biến của công thành của tư… Dân gian giễu
cợt anh chàng tham ăn đi dự đám cưới, trong mâm có đĩa tôm sáu con, anh ta ăn
hết năm con mới sực nhớ ra và mời người khác. Mấy người mỉa mai bảo anh ta ăn
nốt cho khỏi “lạc đàn”. Hay như ông bố nọ tham ăn đến nỗi dứt khoát chẳng để cho
đứa con nhỏ một con cá nào cả…
Trong học tập, tính ích kỉ thể hiện ở thái độ thiếu quan tâm đối với bạn bè. Chẳng
hạn có bạn học giỏi nhưng không nhiệt tình giúp đỡ các bạn yếu kém hoặc không
thích tham gia các hoạt động phong trào của lớp vì sợ ảnh hưởng tới thời gian và
kết quả học tập của mình. Có bạn gia đình khá giả nhưng không sẵn lòng chia sẻ
với những bạn có hoàn cảnh khó khăn…
Kẻ ích kỉ thường hay dối trá, lừa đảo, tham nhũng… để thu lợi bất chính mà không
nghĩ đến thiệt hại ghê gớm do mình gây ra. Những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu,
một số quan chức thoái hóa, tiêu cực của PMU18 tham ô tiền bạc của Nhà nước để
cá độ bóng đá, ăn chơi sa đọa… đều xuất phát từ thói tư lợi. Thái độ của nhân dân
ta đối với quan điểm sống cá nhân ích kỉ là thái độ phê phán và lên án.
Trái ngược với tính ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư
đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân
mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu:
Thương người như thể thương thân; Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn; Lá lành đùm lá rách; Nhịn miệng đãi khách đường xa,
Cũng là của để chồng ta ăn đường…
Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí,
vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay
không thân thuộc, tất cả đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không
thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của người
khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái; ngược lại, con
cái làm gì cũng phải nghĩ tới cha mẹ. Nếu không mang lại lợi ích vật chất thì cũng
phải mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Đó là cách đáp đền chữ hiếu thiết thực nhất.
Mỗi học sinh phải biết quan tâm đến các bạn trong tổ, trong lớp của mình. Bạn khá
giúp đỡ bạn kém, bạn có điều kiện kinh tế đầy đủ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh thiếu
thốn, cùng chia vui sẻ buồn, động viên nhau phấn đấu để đạt thành tích cao trong
học tập và tu dưỡng. Như thế là có lòng vị tha, biết sống vì người khác.
Truyền thống đoàn kết hình thành tự ngàn xưa của dân tộc ta chính là biểu hiện tốt
đẹp nhất của lòng vị tha. Trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể tồn tại được
nếu cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ với gia đình, giai cấp và
dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh: Một
cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Sống trên đất nước này,
dù kẻ trên rừng, người dưới biển, dù dân tộc Kinh hay Mường, Thái, Ba-na hay
Xê-đăng… thì chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng đều là con của mẹ Âu Cơ sinh ra từ
bọc một trăm trứng (đồng bào). Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu
hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều
phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chỉ có một cộng
đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về tình cảm và quyền lợi mới có thể tạo
nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra
những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.
Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc
Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp
lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước. Ở thế kỉ XV, Nguyễn
Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ
chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi
và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:
Bởi có một lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt
tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi
Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của
dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức
Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).
Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị
lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều
cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người.
Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để
mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền
độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm
nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống
Mình vì mọi người của Bác.
Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần
Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau
xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm
than. Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên
nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị
đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân,
Tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi lòng vị tha bao la như trời biển của Bác Hồ
bằng những vần thơ dạt dào xúc động:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Bác Hổ nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ trung
thành của nhân dân, không được đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, phải đi sâu tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng của dân chúng, phải thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc và
không được quên lời thề trung với nước, hiếu với dân.
Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ở mỗi con
người ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào,
đồng loại. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng
cũng thể hiện lòng vị tha như nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt;
dẫn người khiếm thị qua đường; giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền, bất hạnh; chia
sẻ với bạn nghèo từng cuốn sách, từng cây bút; quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng
bị thiên tai… Phong trào: Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện trong
những năm gần đây phát triển rộng rãi khắp đất nước là kết quả của việc giáo dục,
thức tỉnh lòng vị tha ở mỗi con người.
Tính ích kĩ là thói xấu, học sinh chúng ta không nên mắc phải. Còn lòng vị tha là đức
tính quý báu cần thiết mà mỗi người phải có. Nếu ai cũng có lòng vị tha, cũng sống
đúng phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã
hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 điểm cao
Dân tộc Việt Nam luôn có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và việc đào tạo về
phẩm chất đạo đức luôn được đào tạo từ những giai đoạn thấp nhất của con người
từ khi sinh ra đến khi lớn lên, có vị hiền bi và một tấm lòng thiết tha giàu lòng vị tha
những con người đó thật đáng quý và mang trong chúng ta những niềm tin yêu vào
điều đó, chính vì vậy sự vị tha là một phẩm chất vô cùng quan trọng đối với con người.
Lòng vị tha được hiểu đó là sự hiền hậu và thấu hiểu của con người, chúng ta cần
phải bỏ qua những hiềm khích và vị tha về những điều đó có như vậy cuộc sống của
chúng ta mới thực sự có ý nghĩa và nó trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn, hành động
như vậy không chứng tỏ là chúng ta kém cỏi mà nó biểu hiện ở sự đức độ và tấm
lòng bao dung thiết tha sâu sắc một phẩm chất cao quý và luôn được mọi người
quan tâm để ý và có những ý nghĩa sâu sắc như xưa. Hành động đó luôn được giáo
dục trong những trang sách được dạy dỗ chúng ta từ khi chúng ta còn rất nhỏ, nó
mang cho chúng ta những yếu tố và một tấm lòng sâu sắc thiết tha.
Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được mọi người rất yêu quý và tôn trọng, phẩm
chất này đã xuất hiện từ rất lâu trong con người Việt Nam, nó được tích lũy trong
cuộc sống và mang một ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang những ý nghĩa giáo
dục trong cuộc sống và những ý nghĩa trong con người của chúng ta hành động của
những con người đó mang ra những điều tuyệt vời và ý nghĩa của nó không chỉ tác
động đến mỗi người mà còn làm nên những công trạng quan trọng sự vị tha yêu
thương con người cần phải xuất phát từ tâm đó mới là những điều đáng quý và
đáng tôn trọng chúng ta cần phải hiểu được tại sao chúng ta cần phải có được
những điều đó trong bản thân mình, có như vậy niềm yêu thương vào cuộc sống
này của chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng niềm tin yêu và những phẩm chất
thực sự đáng quý sâu sắc.
Những điều này đã được con người rèn luyện bỏ qua những hiềm khích và sự ghen
ghét đố kị nó tạo nên cho con người niềm tin yêu vào một cuộc sống ý nghĩa và
hạnh phúc hơn, không chỉ mang trong con người những điều đó mà còn tạo dựng
nên một cuộc sống thật hạnh phúc cho chúng ta những con người có trái tim nhân
hậu nồng cháy tình yêu thương và tấm lòng yêu thương con người cao cả. Sự vị tha
đó đã tạo nên một con người có phẩm chất riêng và nó không chỉ đem lại cho con
người những niềm vui tươi vào cuộc sống mà còn góp phần làm cho xã hội này
ngày càng tốt đẹp hơn. Những phẩm chất này từ xưa đến nay luôn đúng nó là kim
chỉ nan để cho mỗi người lấy nó làm động lực và là niềm yêu thương tinh thần để có
thể sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, mang mục đích sống cao hơn, mỗi niềm yêu
thương đó được tạo dựng từ xưa nó tích lũy trong mỗi chúng ta từ xưa đến nay
không phải một sớm một chiều mà nó tích tụ và được trải qua từ ngàn đời.
Tình yêu thương và sự bao dung của con người được chúng ta đánh giá cao, bởi
những điều đó tạo dựng lên một niềm yêu thương và tin yêu vào cuộc sống này,
những điều đó làm cho chúng ta có một ý chí kiên cường và những động lực riêng
cho bản thân, niềm tin yêu đó đã làm cho chúng ta hạnh phúc, có một cuộc sống
thật viên mãn mang một ý nghĩa riêng biệt trong cuộc sống và niềm tin yêu vào một
cuộc sống mến yêu của mình, niềm yêu thương đó được bù đắp và nó đã trở thành
niềm tin yêu lớn lao trong mỗi người chúng ta sự hạnh phúc và một niềm tin yêu vô bờ bến.
Nên tha thứ và có lòng vị tha điều đó làm cho chúng ta yêu thương cuộc sống này
nhiều hơn, biết yêu thương và sống tốt sẽ làm cho tâm của chúng ta trong sáng và
cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa hơn những niềm tin yêu sâu sắc đó đã
tạo dựng nên trong cuộc sống của ta những nỗi nhớ lớn lao và những phẩm chất tốt
đẹp cho mỗi người. Chúng ta cần rèn luyện bản thân mình để từ đó phục vụ cho đất
nước, góp phần tạo dựng lên một đất nước tươi đẹp và vô cùng đáng quý. Những
phẩm chất đó đã tồn tại và xuất hiện trong dân tộc Việt Nam từ ngàn đời từ xưa đến
nay, nó đã được trau dồi và ngày càng hoàn thiện, nó tạo dựng nên cho những con
người cần hướng thiện và có trái tim bao dung và tốt hơn.
Bỏ qua những cái tôi cá nhân ích kỉ và tha thứ cho người khác, hãy yêu thương và
độ lượng cho người khác bởi nó là yếu tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống
của mình hạnh phúc hơn, sự cố gắng đó đã làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa
quan trọng và mang một niềm tin quan trọng về cuộc sống này, những điều đó
không chỉ tạo nên những con người riêng mà còn làm nên những điều ý nghĩa tốt
đẹp cho mỗi chúng ta, niềm hạnh phúc và yêu thương đó làm cho chúng ta hạnh
phúc và sống tốt hơn. Chúng ta cảm thấy cuộc sống này hạnh phúc và ngập tràn
niềm yêu thương và sự cố gắng đó đã quan trọng và có ý nghĩa góp phần tạo cho
chúng ta những niềm tin yêu về cuộc sống phía trước.
Phẩm chất này đã xuất hiện và nó góp phần mạnh mẽ trong tâm trí của chúng ta,
mỗi người chúng ta cần rèn luyện phẩm chất này từng ngày từng giờ, biết xem xét
và đánh giá lại bản thân của mình trước những hành động đối với người khác.
Sự đánh giá đó biểu hiện mạnh mẽ trong con người của chúng ta niềm tin yêu về
một cuộc sống ý nghĩa hạnh phúc và ý nghĩa đã tồn tại trong cuộc sống của mình,
chúng ta thấy rất nhiều những con người có tấm lòng yêu thương và sự vị tha vô bờ
bến như thần mẫu Liễu Hạnh, một con người hiền lành và có tấm lòng hiền lành
thiết tha, có tấm lòng bao dung độ lượng, điều đó làm cho con người chúng ta cần
phải học tập và rèn luyện bản thân mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn, chúng ta cần tôn
trọng và biết ơn những con người như vậy nó không chỉ mang cho chúng ta những
niềm yêu thương quan trọng mà còn đủ để tính cho chúng ta những yêu thương quan trọng ý nghĩa hơn.
Biết sống vì người khác và tấm lòng yêu thương của mình đối với con người đã
được chúng ra học tập và rèn luyện nó tạo dựng nên một phẩm chất tốt đẹp và
mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mỗi người. Cần phải cảm thông và yêu
thương con người như yêu thương chính bản thân của mình, chính vì vậy niềm yêu
thương mới ngập tràn trong bản thân của chúng ta, học tập và tu dưỡng đạo đức là
những điều quan trọng đối với thế hệ trẻ của đất nước, những con người đó đã tạo
nên một niềm tin yêu quý và trân trọng trước những tình cảm đó của con người,
hành động những những con người cao quý và độ lượng bỏ qua những điều hiềm
khích với người khác, đặt mình vào người khác để hiểu được những điều đó hạnh
phúc của mình do mình tạo ra chính vì vậy hãy yêu thương và bỏ qua những điều
hiềm khích không tốt của mình để có một cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Chúng ta cần hành động và cảm thông cho người khác đó là yếu tố quan trọng cho
cuộc sống và góp phần tạo dựng lên hạnh phúc của chính chúng ta, những ai luôn
mang trong mình những lòng thù hận thì người đó không được hạnh phúc lúc nào
cũng dằn vặt bản thân và tự làm khổ mình, mở rộng tấm lòng của mình cảm thông
cho người khác là điều rất tuyệt vời và có ý nghĩa mạnh mẽ.
Chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện bản thân có những phẩm chất tốt đẹp của
dân tộc chính vì vậy mới mang lại cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa và mang
trong cuộc sống này những niềm vui sự vui vẻ.
4. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 ngắn gọn
Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta
sống vì người khác. nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận.
Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là
những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng
loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một
lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc
hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui
và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha
thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”.
Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người.
Tất cả sức mạnh của lòng vị tha được minh chứng rõ ràng ở cuộc đời và hoạt động
của Elizabeth Fry, một nhà cải cách người Anh.
Elizabeth Fry sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Nhưng thay vì chỉ sống
cho bản thân mình thì cô lại chọn cách giúp đỡ các tù nhân. Cô đến nhà tù Newgate
và cô thấy được những tù nhân ở đây bị đối xử rất tệ. Cô đã ngồi xuống nói chuyện
với họ và cho họ thấy được sự quan tâm của cô.
Với các tù nhân nam, cô nói với họ rằng con cái họ cần được giáo dục và họ đã
chọn ra một người để dạy cho con họ. Với các tù nhân nữ, cô dạy họ may và cung
cấp cho họ nguyên vật liệu. Sản phẩm làm ra cô bán cho cửa hàng và để dành tiền
cho họ khi họ ra tù. Bằng lòng vị tha, cô đã cảm hóa được những con người đã sai
trong quá khứ, những người được cho là cặn bã xã hội.
Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người
tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ
sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.
Chúng ta hãy cho đi trước nghĩ rằng mình sẽ được nhận lại. Khi chúng ta có thể
dùng lòng vị tha để cảm hóa con người là khi tâm hồn ta thực sự sạch sẽ. Nhưng
xin hãy làm điều đó khi bản thân mình thật sự muốn, hãy tha thứ trước khi vị tha.
Đừng làm điều đó chỉ để chứng minh rằng mình là một người cao thượng.
Hiện nay, trong xã hội hiện đại, thì sự vô cảm và ích kỷ đang lớn dần trong mỗi con
người. Khi có một tai nạn xảy ra, người ta có thể đứng lại xem đến tắc đường
nhưng nạn nhân thì lại không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Khi mà những mảnh
đời bất hạnh sẽ được cứu vãn bằng “like, share, comment” chứ không phải những hành động thiết thực.
Một xã hội như vậy thì liệu rằng đến bao giờ chúng ta sẽ trở thành những cố máy.
Nếu điều này vẫn cứ tiếp diễn thì ngày đó có lẽ sẽ không còn xa. Chúng ta dần mất
đi lòng vị tha, điều mà mỗi đứa trẻ đều có.
Và chúng ta đổ lỗi rằng cuộc sống đã làm chúng ta như vậy. Ta trốn tránh. Nhưng
thực sự ở đâu đó, lòng vị tha vẫn tồn tại. Những xe bánh mì miễn phí, thùng trà đá
miễn phí, quần áo, đồ dùng được người không dùng để lại cho người cần đến lấy,
những quán cơm 2000 đồng và rất nhiều nữa, đấy là lòng vị tha. Chúng sống trong
đứa trẻ trong mỗi chúng ta nhưng ta lại hay để quên đứa trẻ ấy. Hãy để thời gian
nuôi dưỡng đứa trẻ ấy vì chúng sẽ cho ta thấy được những điều mà khi làm “người
lớn” ta lại không thấy. Như lòng vị tha chẳng hạn.
Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải dùng cả
đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ, hãy thể hiện
và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở nên vô cảm, trái
tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp như thế nào.
Khởi nguồn của mọi đạo đức chính là lòng vị tha.Tất cả những gì có ý nghĩa trên
cuộc đời này là những gì ta biết dành cho người khác. Cuộc sống không nên đóng
khép cánh cửa tâm hồn mà hãy luôn rộng mở nó. Hãy để thế giới chan hòa trong
bạn và bạn luôn là một phần quan trọng của thế giới. Hãy biết tha thứ cho những
người đã làm bạn tổn thương và vì thế đừng làm tổn thương người khác. Không biết
tha thứ cho lỗi lầm của người khác là tự đánh mất cơ hội hoàn thiện bản thân mình.
Biết tha thứ là tự giải thoát gánh nặng của tâm hồn. Bạn hãy biết tha thứ cho những
lỗi lầm của bản thân và bước tiếp. Bởi lòng vị tha là thứ vũ khí duy nhất có thể ngăn
chặn lòng vị kỷ. Đừng bao giờ kết án ai mà bạn chưa chắc chắn họ có tội. Tất cả
đều cần được tha thứ, nâng đỡ để tìm kiếm cơ hội phục thiện. Những vết thương
mà chúng ta nhận không bao giờ đau đớn bằng những vết thương mà ta gây ra.
Hãy yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho tất cả những người xung quanh bạn. Bởi
không ai mà không có lỗi lầm và bạn chỉ có một lần để ở gần họ trong cuộc sống
hữu hạn này. Đừng để lòng thù hận hay sự ích kỷ lấn chiếm con tim bạn. Ánh sáng
của lòng vị tha là thứ ánh sáng dễ chịu nhất mà con người có thể cảm nhận được.
5. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 siêu ngắn
Có ai đó đã từng nói rằng: “Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị
tha là liều thuốc duy nhất”. Quả thật, lòng vị tha chính là phẩm chất mà con người
cần có được trong cuộc sống.
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không
mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản
thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi
nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận
hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu
của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn,
biết yêu thương đồng loại.
Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác,
vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. Khi làm
việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công
việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách. Những lúc
gặp thất bại họ không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai
trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. Những
người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ
đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc
của riêng mình để làm vui lòng người khác. Thậm chí họ con luôn nghĩ về người
khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
Nhưng cần hiểu rằng, sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật
xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm, Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân,
luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác. Chúng ta cần phê phán lối
sống vị kỷ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của
đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.
Lòng vị tha sống trong ta nhưng để hiểu và sử dụng được nó có khi ta phải dùng cả
đời mới được. Vậy thì ngay từ bây giờ, bằng những hành động rất nhỏ, hãy thể hiện
và nuôi dưỡng lòng vị tha, đừng để một ngày nó biến mất, ta sẽ trở nên vô cảm, trái
tim hóa sắt đá thì khi đó ta sẽ chẳng thể cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp như thế nào.
Khởi nguồn của mọi đạo đức chính là lòng vị tha. Tất cả những gì có ý nghĩa trên
cuộc đời này là những gì ta biết dành cho người khác. Cuộc sống không nên đóng
khép cánh cửa tâm hồn mà hãy luôn rộng mở nó. Hãy để thế giới chan hòa trong
bạn và bạn luôn là một phần quan trọng của thế giới. Hãy biết tha thứ cho những
người đã làm bạn tổn thương và vì thế đừng làm tổn thương người khác. Không biết
tha thứ cho lỗi lầm của người khác là tự đánh mất cơ hội hoàn thiện bản thân mình.
Quả thật, ánh sáng của lòng vị tha có thể lan tỏa đến những nơi tăm tối nhất để xoa
dịu mọi trái tim. Mỗi người hãy biết sống vị tha để luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn.
Document Outline
- Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về lòng vị tha lớp 10
- 1. Dàn ý nghị luận về lòng vị tha
- 2. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 siêu hay
- 3. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 điểm cao
- 4. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 ngắn gọn
- 5. Nghị luận về lòng vị tha lớp 10 siêu ngắn