Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ Văn lớp 10 sách Kết Nối Tri Thức
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 nằm trong chương trình sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức và Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Bài viết được tổng hợp các bài văn mẫu nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội.
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 10
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội tình yêu tuổi học trò
Tuổi học trò, ít nhất một lần bạn đã lỡ cảm nắng một cô nàng dễ mến hay một anh
chàng đẹp trai và ngầu nào đó. Và có lẽ, đó là tình cảm trong sáng, thiêng liêng nhất
mà bạn không thể nào quên. Các bạn biết đấy, tình yêu rất khó để giải nghĩa và tình
yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cung bậc cảm xúc đan xen, vui, buồn, hờn,
giận,… là thứ bạn cảm nhận được. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều trưởng thành từ
những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể
không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu là vấn đề muôn đời được xã hội quan tâm. Tình yêu giúp cho sự sống được
nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và
hạnh phúc hơn. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình
yêu. Đặc biệt là vấn đề về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình
cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là
tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản
thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là một
thứ tình cảm tốt đẹp, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm cũng như kỉ niệm quý
giá. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong
sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.
Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những "rung động đầu đời". Trong
đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy "rung động" trước một chàng trai
nào đó. Trước những cử chỉ, hành động quan tâm đến bạn, trước một ánh nhìn đầy
trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới, tất cả
có thể khiến cho trái tim bạn phải rung lên những cảm xúc của tình yêu. Bạn có thể
đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn
hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li
từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ
quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.
Ở lứa tuổi học trò như tôi và các bạn, tình yêu không phải là điều xấu. Đó đơn giản
là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm
thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi
vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua
rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên
coi tình yêu là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng
bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai
cho bản thân mình. Bạn giống như một con ong cần mẫn, mỗi ngày đều chăm chỉ
hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Tuy
nhiên dù chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm
cho tòa lâu đài tương lai của bạn xây dựng bị sụp đổ.
Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, chúng ta có thể biến nó thành động
lực để giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ
đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu
học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta
có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. Chính vì vậy bạn nên biến nó thành những kỉ
niệm đáng nhớ, đừng vì quá chú tâm vào nó mà đánh mất tương lai của bản thân.
Hãy để tình yêu trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong lứa tuổi học trò.
Mỗi người có một cách hiểu, một cách cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau,
các bậc phụ huynh cũng sẽ thấy lo lắng cho tương lai của con mình vì những hành
động, việc làm thể hiện tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều bạn học sinh đã
khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các
bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho
thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình.
Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố
lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất,
khiến cho nhiều người có cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất
yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Những người trẻ phải biết rõ được
giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động. Mỗi chúng ta ở lứa
tuổi học trò cần biết tôn trọng, nâng niu những tình cảm ấy, biến nó thành những kỉ
niệm đẹp và đáng nhớ của tuổi học trò. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu
nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc một thời đã qua.
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Biến đổi khí hậu
Thế giới đang trên đà phát triển không ngừng, tạo ra những cơ hội mới nhưng đồng
thời kéo theo không ít những thách thức cần phải trải qua. Một trong những thách
thức mà con người cần phải đối mặt đó là biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã trở
thành một vấn đề vô cùng cấp bách và được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm
bởi nó tác động trực tiếp đến đời sống của con người.
Biến đổi khí hậu là một cụm từ khá phổ biến hiện nay, bởi nó là vấn đề của cả cộng
đồng. Biến đổi khí hậu nghĩa là sự thay đổi về thời tiết trong môi trường tự nhiên và
trải qua trong một quá trình dài. Đó là các hiện tượng liên quan đến tự nhiên như
hiệu ứng nhà kính, sự xâm lấn của nước biển, băng tan,..
Những biến chuyển tiêu cực của khí hậu ngày càng được thể hiện rõ hơn trong
những năm gần đây. Nó diễn ra trên toàn thế giới ở bất cứ khu vực nào từ đất liền
đến hải đảo. Sự nóng lên của Trái Đất đang ở mức báo động và gây ra nhiều hệ lụy kèm theo.
Như ta đã biết, khí hậu đang ngày càng thay đổi: Hiện tượng sa mạc hóa đang diễn
ra trên diện rộng, hay băng tuyết ở hai cực đang tan làm cho mực nước biển dâng
cao. Thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, xuất hiện ngày càng nhiều thiên tai.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề này
một cách cấp bách. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị thiếu nước ngọt
thay vào đó là sự ngập mặn đang ngày càng lấn vào sâu trong đất liền. Có nhiều
thiên tai xảy ra nhiều hơn như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng... đã gây ra nhiều thiệt hại cho con người.
Sự biến đổi khí hậu đã tạo thành một chuỗi hậu quả khôn lường trên tất cả các lĩnh
vực, đời sống, kinh tế xã hội. Sau những trận mưa bão, lũ quét hay sóng thần động
đất, những con số thiệt hại được công bố, đó là những con số lớn về thiệt hại cả
người lẫn tài sản. Bởi con người sẽ phải mất công gây dựng lại cơ sở vật chất hạ
tầng. Là người nông dân, họ phải đối mặt với sự mất mùa, dịch bệnh, cuộc sống khó
càng khó hơn. Nền kinh tế, hay sự phát triển của một đất nước cũng bị kéo xuống theo...
Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến hiện tượng này? Đầu tiên ta xét về yếu tố khách
quan. Môi trường tự nhiên trên trái đất luôn thay đổi và sự thay đổi là một yếu tố
không thể tránh khỏi, nó sẽ vẫn mãi tiếp tục luân hoàn xảy ra. Tuy nhiên ta phải xét
đến mặt chủ quan, đó chính là nguyên nhân hàng đầu hiện nay gây nên sự biến đổi
khí hậu. Con người chính là nguồn tác động nhiều nhất đối với sự biến đổi khí hậu.
Hiệu ứng nhà kính xảy ra là vì có quá nhiều lượng khí CO2 được thải ra không khí,
mà lượng khí đó từ đâu mà ra, đó là từ con người, khói bụi từ các nhà máy, xí
nghiệp, các phương tiện giao thông... Nhiều người thiếu ý thức xả rác bừa bãi, trên
đường, trong ao hồ, trên bờ biển... tràn ngập đầy rác là rác, hay nạn chặt phá rừng
làm mất cân bằng, rồi dẫn đến xói mời đất, lũ quét, sạt lở đất,...
Nguyên nhân chính là đến từ con người vì vậy các biện pháp được đề ra cũng phải
xuất phát từ con người. Mọi người dân cần phải nâng cao ý thức, có trách nhiệm
trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản như không xả rác bừa bãi
hoặc trồng thêm nhiều cây xanh... Các tổ chức chính phủ, nhà nước cần phải đưa ra
các biện pháp, không ngừng nỗ lực tìm cách khắc phục, làm giảm thiểu tối đa sự
biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà nó gây ra.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cấp thiết hiện nay, đó là
một vấn đề không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người sống trên trái đất này.
Là thế hệ trẻ, chúng ta càng phải nhận rõ hơn về vấn đề này, cùng chung tay bảo vệ
môi trường bằng các buổi tuyên truyền về môi trường từ gia đình, nhà trường đến xã
hội. Hãy cùng nhau đóng góp bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Ảnh hưởng của đại dịch đối với đời sống xã hội
Trong nhiều năm trở lại đây, con người đã không ít lần phải chứng kiến, đối mặt với
dịch bệnh. Kể từ sau Covid-19, chưa bao giờ chúng ta thấy rõ được hậu quả mà dịch
bệnh để lại đến thế. Trong bài viết này, tôi sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn
toàn diện về ảnh hưởng của đại dịch đối với đời sống xã hội.
Trước hết, chúng ta cần làm rõ và giải thích khái niệm đại dịch. Khi có sự lây lan
trên phạm vi rộng của một loại bệnh mới thì ta gọi đó là đại dịch.
Trải qua hơn 2 năm chiến đấu với Covid 19, chắc hẳn mỗi người đều sẽ có cho
mình những kỉ niệm, suy nghĩ và cảm xúc khác nhau. Để đến ngày hôm nay, khi
tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và trạng thái “bình thường mới” được thiết
lập, ta mới thấy trân trọng cuộc sống. “Rùng mình”, “sợ hãi” chính là những từ ngữ
để diễn tả nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta khi nghĩ về những hậu quả to lớn mà đại dịch để lại.
Trước hết, đối với mỗi cá nhân, việc lây lan các loại virus, vi khuẩn trên phạm vi
rộng với tốc độ nhanh chóng đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu ai đó mắc
phải, virus sẽ tấn công vào cơ thể, gây suy giảm miễn dịch và để lại những di chứng
nặng nề sau khi khỏi bệnh. Đặc biệt, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng
nếu không được chữa trị kịp thời. Vào những lúc đỉnh điểm của đợt dịch, Nhà nước,
chính quyền buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu người dân cách li
trong nhà. Phải ở nhà suốt thời gian dài, không có cơ hội gặp gỡ, giao tiếp với người
khác, một số người rơi vào trầm cảm, khủng hoảng. Dịch bệnh là nguyên nhân
chính gây nên một số bất ổn về mặt tâm lí, kéo theo đời sống của mỗi người cũng bị
đảo lộn xáo trộn theo.
Không chỉ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, dịch bệnh còn tác động trực tiếp tới mọi mặt
của xã hội. Giáo dục bị trì trệ, học sinh, sinh viên phải nghỉ học ở nhà. Đại dịch làm
thay đổi hình thức học tập, giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến, buộc mỗi người
phải thích ứng, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời. Đại dịch xảy ra, ngành nghề phải
“đứng mũi chịu sào” nhiều nhất chính là y tế. Nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng
quá tải, không đủ xe vận chuyển, thiết bị y tế và nguồn nhân lực trong các trường
hợp cần thiết. Nhiều cán bộ công nhân viên thường xuyên phải túc trực, làm việc
hết công suất. Đặc biệt, các nhà khoa học phải chạy đua với thời gian để nghiên cứu,
điều chế và sản xuất ra các loại vắc-xin kịp thời.
Khi đại dịch bùng nổ, nền kinh tế của các nước trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn.
Mọi người không thể giao thương, buôn bán trực tiếp. Các cơ sở sản xuất bị đình trệ.
Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và phá sản. Vì thế, người lao động
không có việc làm, phải nhận hỗ trợ từ địa phương, nhà nước. Đặc biệt, trong thời
gian đại dịch diễn ra, tình trạng bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em luôn ở mức báo
động. Rất nhiều câu chuyện đau buồn, đáng tiếc đã xảy ra.
Để thích ứng với đại dịch, mọi người cần tuân thủ các biện pháp, quy định của nhà
nước trong phòng chống và ứng phó với dịch bệnh; luôn luôn đeo khẩu trang, sát
khuẩn tay thường xuyên. Khi mắc bệnh, mỗi người cần có ý thức bảo vệ bản thân,
cộng đồng bằng cách theo dõi biểu hiện bệnh và nhờ đến sự can thiệp, trợ giúp của
nhân viên y tế. Không lan truyền những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư
luận và làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Chúng ta cũng cần xây
dựng thói quen lành mạnh, chăm tập thể dục, vận động thân thể thường xuyên, uống
nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.
Sự tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến cho tình trạng dịch bệnh ngày một gia
tăng. Có thể thấy, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước.
Điều chúng ta cần làm là nâng cao nhận thức, ứng phó chủ động và thích nghi kịp
thời trước những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống.