-
Thông tin
-
Quiz
Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là? Địa lý lớp 11
Hệ thống phân phối đất nông nghiệp hiện tại đang ngăn cản việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Ở Trung Quốc, để có thể có được nông trại quy mô trung bình sẽ cần đến quá nhiều các thỏa thuận với hàng trăm người nông dân, trả tiền thuê đất và tuyển dụng những người nông dân đó vào làm việc. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Địa Lí 11 343 tài liệu
Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là? Địa lý lớp 11
Hệ thống phân phối đất nông nghiệp hiện tại đang ngăn cản việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Ở Trung Quốc, để có thể có được nông trại quy mô trung bình sẽ cần đến quá nhiều các thỏa thuận với hàng trăm người nông dân, trả tiền thuê đất và tuyển dụng những người nông dân đó vào làm việc. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (CD) 5 tài liệu
Môn: Địa Lí 11 343 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là? Địa lý lớp 11
Từ Văn bản Trung ương 1 vào đầu năm 2021 đến Kế hoạch 5 năm Quốc gia lần thứ XIV gần đây, Trung
Quốc sẽ ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩy tổng thể tái sinh nông thôn, đạt đến
tầm cao chưa từng có. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu thêm về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là?
A. Đồng bằng châu thổ các sông lớn
B. Đồng bằng Đông Bắc
C. Đồng bằng Hoa Bắc
D. Đồng bằng Hoa Nam → A
Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là đồng bằng châu thổ các sông lớn, đồng bằng Hoa bắc,
Đông Bắc: trồng lúa mì, ngô, củ cải đường, đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.
2. Đặc điểm ngành nông nghiệp Trung Quốc
2.1 Thiếu đất canh tác
Hệ thống phân phối đất nông nghiệp hiện tại đang ngăn cản việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên
quy mô lớn. Ở Trung Quốc, để có thể có được nông trại quy mô trung bình sẽ cần đến quá nhiều các
thỏa thuận với hàng trăm người nông dân, trả tiền thuê đất và tuyển dụng những người nông dân đó vào làm việc.
Đã có nhiều nông dân Trung Quốc ra nước ngoài thuê đất. Theo họ lý giải, một số nước ở Đông Nam
Á, châu Phi hoặc Nga, họ dễ dàng thuê được hàng trăm héc ta đất chỉ thông qua một lần ký hợp đồng duy nhất.
Tình trạng môi trường của Trung Quốc xuống cấp trầm trọng làm giảm chất lượng đất đai cũng là
nguyên nhân khiến nhiều nông dân Trung Quốc ra nước ngoài thuê đất. Giới chức Trung Quốc giờ đã
thừa nhận những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp tối đa trong quá khứ đã khiến cho hệ cân bằng
sinh thái nông nghiệp của Trung Quốc chịu tác động tiêu cực.
Kết quả cuộc điều tra thực hiện năm 2007 cho thấy tình trạng sử dụng các chất hóa học và phân bón
quá mức đã gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hiện khoảng 19% đất nông nghiệp Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng.
Tại nhiều khu vực, chất lượng nước đã giảm đi rất nhiều. Tình trạng bơm nước ngầm nhiều quá mức
khiến lượng nước sụt giảm và cả chất lượng nước cũng kém đi nhiều.
Khi mà quan chức chính quyền nhiều tỉnh Trung Quốc phải cố gắng hết sức để có được tốc độ tăng
trưởng GDP cao, nhiều khi họ buộc phải lờ đi một số tiêu chuẩn an toàn nhất định trong sản xuất thực phẩm.
Cách đây 15 năm, Chính phủ Trung Quốc từng đưa ra chương trình lớn để hỗ trợ nông dân, tuy nhiên,
một số quan chức đã không sử dụng tiền từ chính phủ đúng mục đích.
Trên thực tế, những công ty nông nghiệp thành công nhất Trung Quốc đến thời điểm hiện tại đều là
những công ty giành được nhiều đặc ân và trợ cấp từ chính quyền địa phương. Chính vì vậy, họ chỉ
thành công được trong biên giới Trung Quốc chứu không có đủ cạnh tranh khi ra các thị trường nước
ngoài khi không còn được hưởng đặc ân về tín dụng, đất đai và trợ cấp.
Phần lớn nhà đầu tư nông nghiệp Trung Quốc khi ra nước ngoài chủ yếu tìm đến những thị trường ở
châu Phi, Đông Nam Á, và Đông Âu - những nước và khu vực mà chương trình "Một vành đai, một con
đường" do chính phủ Trung Quốc khởi xướng đang nhắm tới.
Cùng lúc đó, đầu tư nông nghiệp của người Trung Quốc ở nước ngoài cho đến nay chưa mang lại
thành công nào đáng kể. Rất ít sản phẩm được xuất ngược về Trung Quốc. Những nhà đầu tư này
phàn nàn về tình trạng tham nhũng, cơ chế thuế phí ngặt nghèo và thiếu sự hỗ trợ của chính phủ.
Ví như các công ty công nghiệp Trung Quốc đã hoạt động tại Nga hơn 15 năm nhưng mãi đến vài năm
trở lại đây mới có thể xuất ngược được nông phẩm về Trung Quốc. Nhà đầu tư nông nghiệp Trung
Quốc tại Nga kêu ca về việc Nga áp thuế nhập khẩu quá cao với thiết bị nông nghiệp nhập khẩu từ
Trung Quốc, Nga làm khó người Trung Quốc trong vấn đề cấp Visa và thủ tục xuất khẩu nông phẩm từ Nga ngược lại.
Trung Quốc vô cùng rườm rà
Không phải tự dưng các công ty Trung Quốc cố gắng đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài nhiều đến vậy.
Trong thời kỳ giá gạo toàn cầu tăng vọt cách đây một thập kỷ, chính phủ Trung Quốc đã hối thúc các
công ty nông nghiệp mua gom đất nước ngoài để phòng trừ cho khả năng Trung Quốc thiếu lương thực.
Giờ đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố Trung Quốc hiện đnag có 1.300 công ty đầu tư 11,7 tỷ
USD vào các ngành công nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tại 85 nước và khu vực trên thế giới.
Giới chức Trung Quốc đã nhắc đến những dự án này như biểu tượng của hợp tác quốc tế. Trong
những bài phát biểu gần đây, chiến lược cũng được nhắc đến như một phần tham vọng của "Con
đường tơ lụa mới" cùng với hàng loạt dự án xây dựng tuyến đường xe lửa, tuyến đường cao tốc và
cầu càng để kết nối nhiều khu vực xa xôi.
Tuyến đường đó sẽ phát triển những nông trại lớn tại sa mạc, khu vực miền núi, cao nguyên ở châu Á,
châu Phi và Đông Âu để đảm bảo cho an ninh lương thực toàn cầu và khuyến khích sử dụng các biện
pháp sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Rõ ràng, Trung Quốc đang có tham vọng ngày một lớn hơn trong việc làm chủ các vấn đề toàn cầu, các
nhà lãnh đạo quốc gia và chủ doanh nghiệp trên thế giới không thể bỏ qua điều này.
Tuy nhiên, nỗ lực cải tổ ngành nông nghiệp tại nhiều nước khác của người Trung Quốc có thể quá sớm
bởi trên thực tế, chính họ cũng chưa giải quyết được những vấn đề nông nghiệp của riêng mình.
2.2 Chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng Trung Quốc lại chỉ có 8% lượng đất canh tác trên tổng số toàn cầu.
Hệ quả nước này chỉ đứng thứu 42 trong bảng xếp hạng an ninh lương thực, đứng sau cả những quốc
gia nhỏ như Botswana. Trong cuốn "Who will feed China" của tác giả Lester Brown, việc Trung Quốc
đang ngày càng đói ăn sẽ đe dọa đến an ninh lương thực không chỉ của quốc gia này mà là toàn thế
giới. Trung Quốc chiếm 20% dân số toàn cầu và hiện trạng giá thực phẩm tăng cao ở nước này do nhu
cầu đi lên sẽ đẩy giá lương thực toàn cầu tăng theo.
Việc Trung Quốc thiếu đất nông nghiệp và phải đi thu mua các trang trại chăn nuôi, nông nghiệp sẽ đẩy
giá đất canh tác ngày càng đắt lên. Trong khi đó, nhu cầu nước của nước này cũng sẽ khiến các quốc
gia láng giềng chịu khổ do Trung Quốc chiếm thượng nguồn của nhiều con sông lớn.
Tại nhiều nước phát triển, an ninh lương thực được đảm bảo cùng với sự phát triển kinh tế do năng
suất nông nghiệp được đáp ứng tốc độ tăng trưởng dân số và nhu cầu nội địa. Tuy vậy, Trung Quốc lại
là trường hợp đặc biệt khi quốc gia này đã đông dân từ trước khi bắt đầu công nghiệp hóa. Hệ quả là
quá trình công nghiệp hóa lấy bớt đất canh tác khiến sản lượng nông nghiệp giảm dù năng suất vẫn đi lên.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 nền kinh tế phát triển vướng vào khó khăn tương tự là Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan khi mất tương ứng 52%, 46% và 42% đất canh tác trong vài thập niên qua. Việc mất
đất canh tác vượt qua tốc độ tăng trưởng năng suất khiến sản lượng nông nghiệp đi xuống đã đe dọa
đến an ninh lương thực của các nước này.
Từ mức đỉnh của năm 1960, sản lượng lúa gạo hiện nay của Nhật Bản đã giảm 32%. Trong khi đó, sản
lượng lúa gạo của Hàn Quốc và Đài Loan cũng đã giảm 24% so với mức đỉnh năm 1977 và việc Trung
Quốc lâm vào rủi ro mất an ninh lương thực được dự báo là sẽ không còn xa.
Tồi tệ hơn, việc 80% lúa gạo của quốc gia này trông tại các vùng đất cần nguồn nước đang bị đe dọa
bởi an ninh nước sạch khi nhiều công trình công nghiệp của Trung Quốc sử dụng quá nhiều nước.
Những con đập làm thủy điện, những nhà máy ô nhiễm nguồn nước...đang khiến không chỉ lúa gạo,
thủy sản mà đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
3. Nắm bắt thời cơ kinh doanh
Nhu cầu về thực phẩm sạch đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc, giúp tạo nên một thế hệ doanh
nhân mới - những người nhanh chóng nắm bắt thời cơ kinh doanh nông nghiệp.
"Nhiều người đang trở nên giàu có hơn và họ muốn mua các sản phẩm nông nghiệp an toàn", Li
Xiaojun (42 tuổi) - nhà nghiên cứu ngành Viễn thông tại Đại học Chiết Giang nói với Bloomberg. Lo
lắng về chất lượng thịt ngoài các cửa hàng, cách đây 10 năm, Li Xiaojun đã thuê 7ha đất để tự nuôi gà
và cung cấp cho gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, thịt gà của Xiaojun dần trở nên phổ biến đến mức ông
đã tiếp tục mở rộng diện tích và hiện tại cón 666ha đất nuôi gà và thả vườn để cung cấp trực tiếp cho
nhiều gia đình ở tận Hàng Châu, cách nông trại khoảng 100 cây số. Thịt gà của Xiaojun có giá cao gấp 4
lần thịt gà trong các siêu thị thông thường.
4. Trung Quốc hiện đại hóa giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao.
Năm 1958, Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông tiến hành một cuộc cách mạng nông
nghiệp, đưa nông dân vào hợp tác xã quy mô nhỏ trên cả nước, buộc họ chia sẻ công cụ sản xuất để
tăng năng suất nông sản. Song thực tế cho thấy đây là một thảm họa, khiến khoảng 10 triệu người
chết đói, theo giới nghiên cứu phương Tây.
Hiện tại, khoa học đã thành công nhờ những tiến bộ vượt bậc, theo tạp chí Nature Research. Hồi
tháng 3, tạp chí này dẫn nguồn các nhà khoa học nông nghiệp Trung Quốc, cho thấy kết quả nghiên
cứu về mô hình trang trại mới tại nước này, sau một thập kỷ nghiên cứu, thu thập dữ liệu, với sự
tham gia của hàng triệu nông dân.
Một thập kỷ qua, Trung Quốc thiết lập Chương trình Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao quốc gia
(Chương trình 863) thu được một loạt cơ sở kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp dựa trên công nghệ cao.
Trung Quốc đi đến kết luận rằng không cần chỉ sẻ công cụ sản xuất nông nghiệp, thay vào đó là thu
thập tổng dữ liệu khoa học, trên từng địa phương để tính toán ra nhu cầu và năng lực sản xuất.
Dự án này kéo dài từ năm 2005 đến 2015, đánh giá các yếu tố như thủy lợi, mật độ cây trồng và độ
sau cần thiết khi gieo hạt giống xuống đất. Các nhà khoa học dựa trên những thông tin này để đưa ra
hướng dẫn cho nông dân. Ví dụ: họ khuyến cáo nông dân nên gieo khoảng 20 hạt thóc trên một mét
vuông ruộng miền nam Trung Quốc, để đạt hiệu suất cao hơn. Trước đó, nông dân miền nam Trung
Quốc có thói quen gieo ít hạt hơn mật độ này.
Các kết quả nghiên cứu của Trung Quốc mang lại hy vọng về một tương lai ổn định hơn trên trái đất,
vốn đang ngày càng đông đúc. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 2,5 tỷ hộ nông dân sản xuất
quy mô nhỏ, đang sản xuất trên 60% diện tích canh tác của thế giới.
Trung Quốc đã tạo mạng lưới nghiên cứu với 1.200 nhà khoa học, 65.000 cán bộ địa phương. 140.000
đại diện ngành công nghiệp và 21 triệu nông dân trên 37,7 triệu ha ruộng đất. Kết quả thu được chứng
minh rằng phương pháp sản xuất dựa trên khoa học giúp tăng năng suất và giảm ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Đồng thời, dự án cũng cung cấp những dữ liệu khoa học quý giá để nông dân có thể đưa
ra mô hình, phương thức canh tác phù hợp với ruộng đất trên từng địa phương.
Giới khoa học Trung Quốc cho rằng để duy trì mạng lưới nông nghiệp ổn định, cần có các biện pháp kỹ
thuật và sự tham gia của các quan chức chính quyền địa phương - điều kiện bắt buộc. Gía trị kinh tế
và môi trường đem lại, thậm chí còn cao hơn giá bán nông sản trên thị trường. Tuy nhiên, điều này
được cho là khó áp dụng ở những nước khác. Lý do vì Trung Quốc có cơ sở hạ tầng khu vực phát triển
tốt và kiểm soát từ cấp trung ương tương đối hiệu quả, hai điều kiện giúp duy trì tốt mạng lưới nông nghiệp.
Trong khi đó, Ấn Độ và nhiều nước ở Châu Phi, có diện tích canh tác tương tự, bị cho là khó áp dụng
mô hình này, do không có hai điều kiện bắt buộc.
Mô hình là không cố định, theo các nhà khoa học Trung Quốc. Trong khi đó, các chỉ số khuyến cáo về
thủy lợi, mật độ gieo hạt...cũng thay đổi tùy từng năm, do các biến động thời tiết.
Trung Quốc hiện còn khoảng 200 triệu hộ nông dân chưa tham gia dự án, song các nhà quản lý nông
nghiệp nước này kỳ vọng mọi thứ sẽ sớm thay đổi. Hiện ở 21 tỉnh của Trung Quốc, có các nhà khoa
học về sống cùng nông dân, "biểu diễn" các phương pháp canh tác ứng dụng công nghệ tiên tiến để
thuyết phục mọi người.
Trung Quốc cho rằng chương trình này sẽ sớm thay đổi các thói quen xấu của nông dân về sản xuất có
hại cho môi trường, không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân Trung Quốc sản xuất với các loại hoa màu chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc
lá. Theo thống kê của tờ Bloomberg, hiện 1/5 sản lượng ngô và 1/4 sản lượng khoai trên toàn thế giới
có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất gần 30 triệu tấn trứng, chiếm 1/2 sản
lượng trứng thế giới. Chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích
này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hình thành sa mạc.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt
chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, lợi ích của nông dân và làm giàu cho
nông dân như xóa bỏ thuế nông nghiệp và "4 trợ cấp". Bằng cách này, một hệ thống để hỗ trợ và bảo
vệ nông nghiệp về cơ bản được thiết lập, vì thế tổ hợp các mô hình về sản xuất nông nghiệp, các thiết
bị kỹ thuật và phương thức quản lý tổ chức công nghiệp cũng thay đổi rất nhiều. Nông nghiệp truyền
thống dần được hiện đại hóa với các quan hệ rộng mở và kết hợp giữa công nghiệp hóa và hiện đại
hóa, cũng như đô thị hóa.