Quiz: Top 139 câu hỏi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu là chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Những tiền đề khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX - là cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời là: Học thuyết tiến hóa của Darwin, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mayer và Học thuyết tế bào của Schleiden & Schwam
Ba đại biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán – tiền đề tư tưởng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là: Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier (1772 - 1837) và Robert Owen (1771 - 1858)
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ sự phát triển lớn mạnh của phương thức sản xuất tư bản và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân
C.Mác và Ph. Ăngghen đã luận giải khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư
Tiền đề kinh tế cho sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là sự xuất hiện chế độ tư hữu
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ
Công lao của Lênin trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã nêu và phân tích một cách có hệ thống lịch sử và logic hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản nhất, đầy đủ, súc tích và chặt chẽ nhất những luận điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác và Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau
Học thuyết về giá trị thặng dư của C. Mác và Ăngghen là sự khẳng định về mặt kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân của C. Mác và Ăngghen đã khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội – không tưởng
Sự kiện đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội khoa học thành chủ nghĩa xã hội hiện thực là sự ra đời của Nhà nước Xô Viết, 1917
Ba phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học thuyết về giá trị thặng dư và Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 lần đầu tiên đã chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác Lênin trong lịch sử
V.I.Lênin là người đưa ra khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!
“Phân tích những tư liệu thực tiễn của lịch sử để rút ra những nhận định, những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học” là nội dung của phương pháp kết hợp lịch sử và logic trong môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn về mặt kinh tế đã biểu hiện ra thành mâu thuẫn chính trị giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hai phương diện cơ bản xác định giai cấp công nhân là: Kinh tế - xã hội và Chính trị - xã hội
“Giai cấp công nhân là những người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao”. Đây là nội dung thuộc phương diện kinh tế - xã hội
“Giai cấp công nhân là những người lao đông không có sở hữu tư liệu sản ̣xuất chủ yếu của xã hội, phải bán sức lao đông cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc ̣lôt giá trị thặ ng dư”. Đây là nội dung thuộc phương diện chính trị - xã hội
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội
Nhân tố chủ quan tiên quyết để giai cấp công nhân thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử là Đảng Cộng sản lãnh đạo
Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc”
Giai cấp công nhân là môt tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa, trí tuệ hóa ngày càng ̣cao
Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp
Đặc điểm không phải của giai cấp công nhân là có phương thức lao động mang tính sáng tạo cá nhân
Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống
Dựa vào nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến mà giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật lao động; tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp
“Sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội, từ đó tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới” – là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thuộc nội dung kinh tế
Giai cấp công nhân thông qua con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng mình và giải phóng nhân dân lao động
“Thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” - là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thuộc nội dung văn hóa, tư tưởng
Tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do - là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thuộc nội dung văn hóa, tư tưởng
Theo Các Mác, những người vô sản có thể hành động với tư cách là một giai cấp khi đạt tới sự giác độ về địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng
Nguyên nhân cơ bản làm cho giai cấp nông dân không thể đảm nhận sứ mệnh lịch sử chuyển biến từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa là họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ
Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa tư hữu là vô sản
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân khi chưa giành được chính quyền là đấu tranh kinh tế
Xét trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp không có tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho nhà tư bản, bị bóc lột giá trị thặng dư
Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa
Theo Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có những thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bước quá độ gián tiếp, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội
Cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu
Đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen coi sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao là một quá trình lịch sử - tự nhiên
“Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển” là quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen
“Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước tư bản có trình độ phát triển trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do giai cấp công nhân lãnh đạo” là quan điểm của V.I.Lênin
Theo Mác - Ăngghen, điểm giống nhau giữa các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là đều dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta, được hiểu là: Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
Xét về cơ cấu sở hữu và thành phần kinh tế, ở Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, được hiểu là nền kinh tế trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, sở hữu và thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo
Xét về hình thức phân phối, ở Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, được hiểu là có nhiều hình thức phân phối nhưng phân phối theo lao động là chủ đạo
Xét về quan hệ bóc lột, ở Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, được hiểu là: Vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị
Về phương diện chính trị, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: Đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới – giai cấp công nhân cầm quyền, với nội dung mới – xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế và trong điều kiện mới – cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng
Về phương diện kinh tế, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
“Hãy dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách thức tổ chức các Tơ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ” (Lênin)
Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ba đột phá chiến lược được Nghị quyết Đại hội XIII năm 2021 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức, quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động
Theo các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, phạm trù dân chủ - “demoskratos” được hiểu là: Nhân dân cai trị
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về phương diện quyền lực, dân chủ được hiểu là: Quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội
Đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát triển cao nhất so với các nền dân chủ khác trong lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, với cách tiếp cận dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, dân chủ được hiểu là: Chế độ dân chủ
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là: Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
Lịch sử loài người đã từng xuất hiện các chế độ dân chủ: Chủ nô, tư sản, vô sản
Theo Lênin, nhà nước “nửa nhà nước” là Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát các mặt của đời sống xã hội, trong đó dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở
Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị, được hiểu là: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo – đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc
Ý không đúng về điểm khác biệt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với nền dân chủ tư sản: Không mang tính giai cấp
Về những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tất cả các hoạt động của xã hội
Bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, để thực hành và phát huy rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân và vai trò chủ thể của nhân dân, cần thực hiện hiệu quả phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng
Phương thức thực hiện dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện): Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua các hình thức: xem xét báo cáo, chất vấn, giám sát chuyên đề
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành: Chức năng giai cấp và chức năng xã hội
Đặc điểm đa nguyên về chính trị không thuộc bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ với tư cách là một chế độ xã hội, ra đời đầu tiên ở hình thái kinh tế- xã hội chiếm hữu nô lệ
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Điểm khác biệt về chất ở sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản so với sự thống trị chính trị của các giai cấp bóc lột trước đây là: Sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp thể hiện thông qua việc: Giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội
Loại hình cơ cấu xã hội có liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu nhập trong một hệ thống sản xuất nhất định là cơ cấu xã hội – giai cấp
Trong cơ cấu xã hội – giai cấp ở thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
“Xây dựng khối liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại” là nội dung văn hóa – xã hội của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ cấu xã hội – giai cấp gồm có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ doanh nhân, đội ngũ trí thức
Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Giữ vững lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xét dưới góc độ chính trị, quy luật mang tính phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp là: Giai cấp ở vị trí trung tâm phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực lượng thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung
Ý không đúng về nội dung kinh tế của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là: Xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội
Nội dung chính trị của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc: Giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân
Nội dung quan trọng nhất trong các nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội là nội dung kinh tế
Khi xã hội có giai cấp, xét về mặt kết cấu thì có những giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế
Xu hướng tất yếu và là biện chứng của sự vận động, phát triển cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông dân được xác định là “người bạn đồng minh tự nhiên” của giai cấp công nhân
“Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội” là nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp thuộc lĩnh vực kinh tế
Tạo cơ chế, môi trường thuận lợi để phát triển cả về số lượng và chất lượng; nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao – là phương hướng cơ bản để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong khối liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc là sự biến đổi của phương thức sản xuất
Lãnh thổ thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với các quốc gia – dân tộc khác, là yếu tố thiêng liêng nhất đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, không có yếu tố này thì không có khái niệm tổ quốc, quốc gia
Dân tộc hiểu theo nghĩa hẹp là tộc người
Theo nghĩa rộng, dân tộc là quốc gia
Nguyên nhân dẫn đến các cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập là do sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình.
Nội dung chủ yếu và giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể là Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc là quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Nguồn gốc hình thành nên tôn giáo là Tự nhiên, Kinh tế - xã hội; Nhận thức; Tâm lý
Cơ sở để gắn kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, từ đó tạo nên nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc là có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
Tôn giáo có những tính chất là tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị
Tôn giáo có những chức năng là đền bù hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi, giao tiếp, liên kết cộng đồng
Chính sách nhất quán của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với tôn giáo là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân
Niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng – gọi là mê tín dị đoan
"Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế."
Tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn là cộng đồng về ngôn ngữ
Luận điểm nổi tiếng: "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" là của Các Mác
Khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử - cụ thể vì mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau; quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt
Tôn giáo có số lượng tín đồ rất đông đảo (gần ¾ dân số thế giới) và còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân – đặc điểm này thể hiện tính quần chúng của tôn giáo
Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng là đều có niềm tin vào đấng siêu nhiên
Khi so sánh giữa Kitô giáo, Khổng giáo, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên và chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh muốn đề cập đến sự giống nhau giữa tôn giáo với các trào lưu tư tưởng trên về mục đích muốn giải phóng cho con người
Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
Chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội
Khi nói đến nội dung tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực là muốn đề cập đến chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình
Quan hệ giữa vợ và chồng không phải là quan hệ huyết thống trong gia đình
Gia đình phải thực hiện chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng để đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình
Với chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa
Trong khi thực hiện chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng, đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được là: Gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội
Với chức năng chính trị, gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
Theo Ph. Ăngghen, cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác là tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung
Theo Lênin, muốn giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, thủ tiêu được chế độ nô lệ gia đình, cần thay thế nền kinh tế gia đình cá thể bằng nền kinh tế xã hội hóa quy mô lớn.
Quan hệ hôn nhân là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình
Quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân và là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau
Ý không đúng về điều kiện của chế độ hôn nhân tiến bộ: Hôn nhân vì mục đích vụ lợi
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, chế độ một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ, vì chế độ một vợ một chồng sinh ra từ sự tập trung nhiều của cải vào tay một người - người đàn ông, và nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy
Để phát huy vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc và bảo vệ môi trường sống của toàn xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" vào năm 2010, trong đó "5 không" gồm những tiêu chí là: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ em trong độ tuổi đến truờng bỏ học
Hình thức gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây
Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn già hóa, để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch gia đình là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, người chủ gia đình được quan niệm là: Người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng
Gia đình Việt Nam hiện nay có xu hướng thu nhỏ lại