5 Luận điểm Thomas Aquinas│Đại học Sư phạm Hà Nội

5 Luận điểm Thomas Aquinas│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

5 LUẬN ĐIỂM CỦA THOMAS AQUINAS CHỨNG MINH VỀ SỰ HIỆN HỮU (TỒN TẠI )CỦA THIÊN CHÚA
Trước Thomas Aquinas, nhiều người cố chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế theo chiều từ nguyên nhân đến kết quả.
Đó là những nhà triết học theo cái gọi là thần học bản chất, khẳng định Thiên Chúa là một hữu thể tối cao, là đấng sáng
tạo hoàn hảo, là một hiển nhiên tuyệt đối không cần phải chứng minh. Ông viết như sauː
Tự nó đã hiển nhiên rằngː chân lý đã hiện hữu, vì kẻ nào phủ nhận không có chân lý thì đã đương nhiên chấp nhận có
chân lý rồi. Thực vậy, nếu không có chân lý thì quả thật chân lý không có; nhưng nếu một cái gì đúng thật thì phải là
chân lý. Nhưng chính Thiên Chúa lại là chân lý, theo Saint Jean nóiː Ta là đường đi, là chân lý và sự sống. Vì vậy sự hiện
hữu là hiển nhiên, phải biết rằng Thiên Chúa hiện hữu
Thiên Chúa đã được đánh giá đúng bản chất của mình. Đó là một hữu thể không thể tranh cãi và không cần giải thích. Nếu
ai đó cố làm vậy với trí tuệ nhỏ bé của bản thân (tức chấp nhận rằng con người do Chúa sáng tạo ra) thì đó là điều không
thể chấp nhận được.
Còn khi triết học có Thomas, mọi thứ đã bị đảo ngược lại. Étienne Gilson cho biết các luận chứng của Thomas Aquinas về
Thiên Chúa là Thiên Chúa hiện hữu, rất khác so với những tiền bối của ông. Đây là cách giải thích Thiên chúa là hữu thể
sáng tạo ra vạn vật (có cả con người). Cụ thể, sự hiện hữu của Thiên Chúa được chứng mình bằng năm con đường là đi
1) Nguồn gốc đầu tiên của vận độngː Mọi chuyển động cần phải có động lực ban đầu nhưng cái đóng vai trò động lực,
lực đẩy thì không nhất thiết phải ở trong chuyển động. Vì vậy, phải có một hữu thể là động lực của mọi vận động nhưng
hữu thể đó không ở trong vận động.
Cần thiết phải dừng lại ở một đệ nhất động cơ nào không thể bị động bởi một động cơ nào khác và đệ nhất động cơ được
mọi người hiểuu là Thiên Chúa
( Thomas Aquinas)
2) Nguyên nhân đầu tiênː Các nguyên nhân tác động trong thế giới không thể là vô cùng để mãi mãi đi từ nguyên nhân
này đến nguyên nhân khác. Vì vậy, "nếu không có một nguyên nhân tác động làm giới hạn tuyệt đối cho chuỗi nguyên
nhân tác động thì không thể có giới hạn cuối cùng hay giới hạn trung gian được". Nguyên nhân đầu tiên thông qua
nguyên nhân trung gian hoặc qua nhiều hơn một nguyên nhân trung gian để nối liến với nguyên nhân cuối cùng. Bởi vậy,
nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng thực chất là một. Vì vậy, nếu xóa bỏ nguyên nhân đầu tiên thì cũng có
nghĩa là xóa bỏ nguyên nhân cuối cùng. Và nếu không xác định được giới hạn đầu tiên cho các nguyên nhân tác động thì
cũng chẳng có nguyên nhân trung gian nào cả. Nếu điều đó xảy ra thì chỉ là một thế giới chết, bất động mà thực tế thì thế
giới sinh sôi nảy nở không ngừng. Vì thế, không thể không có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân đó chính là Thiên
Chúa.
3) Tính tất yếu đầu tiênː Các sự vật ở trạng thái ngẫu nhiên, vì thế "phải công nhận một hữu thể tự nó tất yếu, không phải
và không cần có nguyên nhân cho sự tất yếu của nó ở bên ngoài bản thân nó. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân tất yếu
cho những cái khác. Hữu thể ấy mọi người gọi là Thiên Chúa.
4) Thang bậc hoàn hảo nhấtː Các sự vật trong thế giới hiện hữuu trong các mức độ hoàn thiện khác nhau, nên "phải có
một cái gì tuyệt đối thiện, tuyệt đối thực, tuyệt đối đẹp và có giá tri, vượt trên tất cả, và do đó, hữu thể một cách tuyệt
đối. Vì vậy, phải có một hữu thể làm nguyên nhân cho hữu thể cái thiện hoàn hảo và mọi cái hoàn hảo khác cho tất cả
mọi sự vật; hữu thể đó chúng ta gọi là Thiên Chúa."
5) Mục đích tối caoː Tính chất hợp lý của giới tự nhiên không thể giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên. Vì
vậy, cần tồn tại một thực thể siêu lý trí tự nhiên điều chỉnh thế giới.
Những sự vật không có ý thức chỉ có thể quy hướng về một chủ đích với điều kiện, nhưng được hướng dẫn do một hữu
thể nào có tri thức và thông minh như mũi tên của người xạ thủ. Vì vậy thiết yếu phải có một hữu thể thông minh nhờ đó
tất cả mọi sự vật trong vũ trụ được quy hướng về một chủ đích. Hữu thể ấy ta gọi là Thiên Chúa.
( Thomas Aquinas)
Nhiều học giả thế hệ sau cho rằng tính đồng kết của năm con đường chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa của Thomas
Aquinas đều được xây dựng trên một nền tảng hiện sinh, trên cơ sở áp dụng tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả. Trong
đó, kết quả được xem là chứng ly đối chất để khẳng định sự hiện hữu của Chúa. Còn có thể có những nhận định, đánh giá
khác nhau về cách chứng minh của ông, nhưng có lẽ dễ chấp nhận hơn cả là ý kiến của Gilson ("phải khởi đầu từ một hiện
hữu, vì chỉ cần chấp nhận bất cứ một nguyên do nào hợp lý trong đời sống thường nhật thì cũng đủ chứng minh cho sự
hiện hữu của Thiên Chúa").
1. Con đường I : Chứng cứ dựa trên biến dịch
Luận chứng thứ I của Thánh Thomas đã được trình xây dựng theo hai nguyên tắc.
a. Thứ nhất : Bất cứ một sự vật gì biến động, đều có nguyên nhân biến
động. Nguyên tắc thứ I để chứng minh và kinh nghiệm cũng cho thấy rõ
ràng.
b. Thứ hai : Không thể ngược lên đến vô cùng.
Nguyên tắc thứ II đã được Aristote chứng minh 3 cách khác nhau:
b.1. Nếu ngược lên đến vô cùng, thì phải công nhận có một số vô cùng. Nhưng sự vật vừa động, vừa bị động, mà bởi vì
các động cơ bị động đó cũng động cho nên phải coi chúng như một chuyển động trong 1 thời gian hữu cùng là chủ
trương một điều mâu thuẫn.
b.2. Nếu không công nhận đệ I động cơ, thì không hiểu được sự chuyển động. Vì tất cả những động cơ bị động kia
không cái nào là nguyên tác thành ra sức chuyển động hết.
b.3. Mỗi động bị động chỉ động phát ra sức chuyển động, được động bởi một động chính còn chúng chỉ
những động dụng cụ. Vậy không động chính thì vẫn không hiểu được sự chuyển động của những động
dụng cụ kia, cũng như không có bàn tay thì làm sao mà cái gậy kia chuyển động được.
Thánh Thomas coi chứng cứ dựa trên biến dịch chứng cứ quan trọng nhất vững nhất, các triết gia Kinh viện
cũng nghĩ rằng: chứng cứ này vững nhất và mạnh nhất, nhưng chúng ta không thể không nghĩ đến sự kiện này:
Chứng cứ thứ I một tiếng nói quá xa lvới tưởng người thời nay, nhất vật học ngày nay không xét đến
những nguyên nhân như Aristote mà chỉ nghiệm chứng những hiện tượng trực tiếp, cho nên tưởng triết học ngày
nay không quen thuộc với cách giải nghĩa bằng nguyên nhân.
2. Con đường II : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân tác thành.
Chứng cứ này khác với chứng cứ 1, ở chỗ không xét đến sự kiện biến dịch xét như là biến dịch. Nhưng xét đến hiệu quả
của biến dịch, cũng là biến dịch. Nhưng chứng cứ 1 nghiệm xét đến tác động biến dịch; còn chứng cứ 2 thì nghiệm xét
thành quả của biến dịch thôi.
Thánh Thomas xây dựng luận chứng của Người trên hai nguyên tắc rất chắc chắn:
a. Không sự vật nào có thể tự làm nguyên nhân cho chính mình, vì điều đó mâu thuẫn quá! Nhận rằng một sự vật có thể
làm nguyên nhân cho nó tức nhận rằng: nó hiện hữu trước khi nó thực sự hiện hữu. Vậy mỗi hữu thể phải có nguyên
nhân biệt khỏi nó và hiện hữu trước nó.
b. Không thể ngược lên đến vô cùng trong trật tự những nguyên nhân trung gian, nghĩa là những hữu thể vừa làm
nguyên nhân cho cái khác, vừa cần một nguyên nhân cho mình. Thánh Thomas còn chứng minh bằng phản chứng: “Nếu
bỏ đệ I nguyên nhân tác thành đi, tất không còn những nguyên nhân trung gian, và cũng không còn những hữu thể thành
quả nữa”. Vậy mà chúng ta thấy những lập luận như thế là phản với thực tế. Vì trong thực tế là ai cũng nhận có các sự
vật trong vũ trụ, vậy phải kết luận: phải có đệ I nguyên nhân tác thành.
Ai cũng nhận thấy hai chứng cứ 1 và 2 giống nhau, và các chứng cứ sau này cũng giống như thế, thành thử không thiếu
những học giả cho rằng: chỉ có một con đường duy nhất và đường đó có 5 phần. Nghĩ thế là không kính trọng tư tưởng
thánh Thomas cho đủ! Vì Người đã viết rõ là: “In que Dei” (5 con đường). Tuy nhiên không ai chối được rằng: 5 chứng
cứ đó được xây dựng một kiểu.
3. Con đường III : Chứng cứ dựa trên tất yếu.
Chứng cứ này dựa trên hai tiền đề:
Là khả hữu, là cái bất tất, có cũng được mà không có cũng được. Như vậy nó đối lập với tất yếu.
Là vật khả hữu không do mình mà có; cho nên nó cần phải có nguyên nhân của hữu thể nó.
Từ đây, chúng ta gặp lại cách lập luận đã qua của Thánh Thomas. Về con đường này Et. Gilson đã đưa ra những tài liệu
đầy đủ để chứng minh rằng: Thánh Thomas đã hoàn toàn theo cách chứng minh của hiền triết Do Thái Maimonide để nêu
lên sự kiện những hữu thể bất tất và tất yếu. Thánh Thomas cũng làm như Maimonide là đặt ra 3 giả thuyết:
a. Không vật nào sinh ra và diệt đi hết: giả thuyết này bị kinh nghiệm hằng ngày bác bỏ ngay. Vì ai cũng thấy có những
sự vật sinh và diệt trong vũ trụ.
b. Tất cả vạn vật đều sinh ra và diệt: giả thuyết này cũng không thể nhận được. Vì nếu tất cả đều sinh và diệt, tức là tất
cả đều bất tất, mà bất tất thì đã có lúc chúng không có và đã không có thì chúng không thể tự chúng bắt đầu có và như
vậy không có hữu thể nào hết. Kinh nghiệm cho hay: có những hữu thể trong vũ trụ cho nên giả thuyết thứ hai này
không thể nhận được.
c. Có những vật bất tất có sinh và diệt, và cũng có những hữu thể tất yếu không sinh không diệt. Thực ra đây không còn
là một giả thuyết nhưng là kết luận phải được chấp nhận. Sau khi chúng ta thấy không thể chấp nhận hai giả thuyết trên
kia. Những sự vật chúng ta gặp trong vũ trụ thảy đều sinh và diệt. Như vậy, chúng đều bất tất, nếu chúng thảy đều bất tất,
thì có nghĩa là có lúc chúng không có, và như vậy là hư vô hoàn toàn, bởi vì hư vô đó không thể tự sinh ra hữu thể cho
nên, nếu nhận rằng tất cả các hữu thể đều bất tất, thì cũng phải nhận rằng đã có lúc không có một hữu thể nào hết. Và như
vậy, đáng lẽ bây giờ cũng không có chi hiện hữu hết. Vì giả thuyết đó vô lý, cho nên chúng ta phải công nhận rằng: ngoài
những hữu thể bất tất ra còn có hữu thể tất yếu đó là hữu thể mà mọi người gọi là Thiên Chúa.
Các tác giả lưu ý chúng ta về quan niệm tất yếu và hằng hữu mà thánh Thomas mượn lại của vũ trụ học Aristote. Theo
Aristote, cái gì tất yếu thì hằng hữu, còn cái bất tất thì ở trong thời gian. Sở dĩ Aristote chủ trương như thế vì ông nghĩ:
vũ trụ hằng hữu.
Thực ra, trong Tổng luận thần học. Thánh Thomas chỉ lặp lại Aristote thôi, vì thế sinh ra khó khăn cho ta. Trái lại, ở nơi
khác Người tỏ ra gọn hơn và không nạn đến quan niệm về hằng hữu, bất tất khi đó có nghĩa là một hữu thể không thể ra
khỏi tình trạng hư vô, nếu không có một nguyên nhân tác động vào nó. Khi đã tẩy sạch những khó khăn như thế con
đường thứ 3 được coi là một luận chứng thỏa mãn.
4. Con đường IV : Chứng cứ dựa trên các cấp hữu th
Chứng cứ này đã gây nhiều tranh luận nhất. Có những tác giả bênh thuyết Thomas hơn cả Thánh Thomas cho rằng chứng
cứ này chắc chắn nhất. Một số học giả lại cho rằng chứng cứ này không dẫn tới kết luận cụ thể nào hết, vì nó thuộc loại
luận chứng hữu thể học. Đại ý chứng cứ này như sau:
Ta thấy trong vũ trụ có những sự vật hơn nhau về tốt lành, về chân thực. Như vậy, chắc trên hết phải có một hữu thể chí
thiện, chí chân. Chí thiện đó cũng là hữu thể trên hết và là căn nguyên của vạn vật, đó là Thiên Chúa.
Ai cũng nhận rằng chứng cứ này có lối đi của biện chứng pháp Platon. Tuy nhiên theo cha Sertillanges, thì Thánh Thomas
đã tránh được những sai lầm của Platon là:
Thứ nhất, trong khi Platon muốn dừng lại ở đệ nhất của mỗi loại hữu thể, thì Thánh Thomas đi tới sự nhận ra cha của các
linh tượng. Như thế, Thánh Thomas tránh được sự kiện nhiều đệ nhất.
Thứ hai, Thánh Thomas đã bảo toàn được thực tại trong khi Platon thì hy sinh nó.
Như thế, chứng cứ của Thánh Thomas có thể dẫn tới một Đấng chí thiện. Trái lại nhiều triết gia trong nhóm Kinh viện đã
không nghĩ thế, họ cho rằng chứng cứ của Thánh Thomas không thể sạch tội luận chứng hữu thể học.
Tóm lại nơi chứng cứ thứ 4, Thánh Thomas đã phác họa một con đường khả dĩ đưa ta tới Thiên Chúa, nhưng Người mới
chỉ phác họa thôi, và chứng cứ của Người đã giả thiết những điều mà Người không chứng minh nơi đây, và đã chứng
minh ở nơi khác trong các tác phẩm của Người. Nói đúng ra con đường thứ 4 không thực sự xây trên những cấp của chân
thiện mỹ như người ta thường nói, nhưng xây trên những cấp của hữu thể, nghĩa là từ tính chất bất toàn của hữu thể nọ
hay hữu thể kia trong vũ trụ, con người có thể vươn tới hữu thể căn nguyên. (Từ những hữu thể bất toàn đưa ta tới những
hữu thể căn nguyên, mà hữu thể căn nguyên đó chính là Thiên Chúa).
5. Con đường V : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân cứu cánh.
5. Con đường V : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân cứu cánh.
Các tác giả Kinh viện thường trình bày chứng cứ này dưới cái tên chứng cứ dựa trên trật tự của vũ trụ. Thực ra nguyên
nhân cứu cánh phải hiểu cả về hai nghĩa, vừa nghĩa là một vật có khuynh hướng tìm sự thiện hảo cho chính mình nó; vừa
có nghĩa là vạn vật đều qui về chí thiện và do đấy chúng đưa lên một trật tự hoàn mỹ.
Người ta quá nhấn mạnh về nghĩa thứ hai mà nhằm bỏ nghĩa thứ nhất, là nghĩa mà chính Thánh Thomas đề cao hơn. Đại
ý chứng cứ của Thánh Thomas dựa trên nguyên lý hay thành ngữ này: Omne agens agit peopter finem (Tất cả mọi tác
nhân đều hướng về mục đích: cứu cánh). Như vậy chứng cứ có thể đi cả con đường những vật vô tri, cả con đường những
vật có lý trí. Thánh Thomas đã chỉ cần lấy chứng cứ nơi những vật vô tri. Những vật này hành động như thế có tri thức về
cứu cánh của chúng, vì ta thấy chúng hành động luôn theo một đường lối, và đường lối này dẫn chúng đạt được cứu cánh
của chúng. Bởi vì ta biết rõ chúng vô tri, cho nên ta phải kết luận rằng có một cái chi có tri thức hướng dẫn tới cứu cánh
của chúng. Gilson đưa ra những nhận xét tổng quát về chứng cứ thứ 5:
Thứ nhất, đây là chứng cứ có vẻ bình dân và dễ hiểu nhất, vì dựa trên những sự kiện mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra. Tuy
vậy đối với Thánh Thomas chứng cứ này có một giá trị vững vàng, nên không hơn thì cũng bằng chứng cứ khác. Lý do là
vì nó dựa trên nguyên nhân cứu cánh, một trong những nguyên nhân trọng nhất.
Thứ hai, sức chứng minh của chứng cứ thứ 5 này rất mạnh. Khi thoạt đi vào người ta đã thấy nó chứng minh được rằng vũ
trụ cần phải có một hóa công theo nghĩa một vị an bài vạn vật trong vũ trụ. Nếu đi sâu hơn người ta sẽ nhận ra nơi nguyên
nhân cứu cánh, chính tiêu chuẩn đã thúc đẩy nguyên nhân tác thành hành động. Thành thử người ta gặp được nguyên
nhân của nguyên nhân.
Nhìn một cách khách quan người ta có cảm tưởng như Gilson đi mau quá, vì ông quá vội theo những tiền giả thuyết của
thời Trung Cổ, cho nên nhiều học giả ngày nay cho rằng ông đã thiếu óc phê bình. Chẳng hạn ý niệm về một Thiên Chúa
sáng tạo và an bài ông có nơi phần kết luận của chứng cứ thứ 5. Chỉ cần một bản tính theo quan niệm triết Hy Lạp cũng
đủ giải quyết vấn đề trật tự của vũ trụ. Tuy nhiên theo văn học sử mà nói thì lý do chính làm cho Thánh Thomas thấy
không cần thiết trình bày tất cả những gì đáng lẽ Người phải trình bày, ở tại sự thông cảm sâu xa giữa Người và những
độc giả của Người, họ đều là những người có đức tin mạnh mẽ và sáng suốt về Thiên Chúa, và nhất là theo lịch sử triết
học, họ chưa biết những lay chuyển của thuyết phê bình như chúng ta ngày nay.
| 1/5

Preview text:

5 LUẬN ĐIỂM CỦA THOMAS AQUINAS CHỨNG MINH VỀ SỰ HIỆN HỮU (TỒN TẠI )CỦA THIÊN CHÚA

Trước Thomas Aquinas, nhiều người cố chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế theo chiều từ nguyên nhân đến kết quả. Đó là những nhà triết học theo cái gọi là thần học bản chất, khẳng định Thiên Chúa là một hữu thể tối cao, là đấng sáng tạo hoàn hảo, là một hiển nhiên tuyệt đối không cần phải chứng minh. Ông viết như sauː

Tự nó đã hiển nhiên rằngː chân lý đã hiện hữu, vì kẻ nào phủ nhận không có chân lý thì đã đương nhiên chấp nhận có chân lý rồi. Thực vậy, nếu không có chân lý thì quả thật chân lý không có; nhưng nếu một cái gì đúng thật thì phải là chân lý. Nhưng chính Thiên Chúa lại là chân lý, theo Saint Jean nóiː Ta là đường đi, là chân lý và sự sống. Vì vậy sự hiện hữu là hiển nhiên, phải biết rằng Thiên Chúa hiện hữu

Thiên Chúa đã được đánh giá đúng bản chất của mình. Đó là một hữu thể không thể tranh cãi và không cần giải thích. Nếu ai đó cố làm vậy với trí tuệ nhỏ bé của bản thân (tức chấp nhận rằng con người do Chúa sáng tạo ra) thì đó là điều không thể chấp nhận được.

Còn khi triết học có Thomas, mọi thứ đã bị đảo ngược lại. Étienne Gilson cho biết các luận chứng của Thomas Aquinas về Thiên Chúa là Thiên Chúa hiện hữu, rất khác so với những tiền bối của ông. Đây là cách giải thích Thiên chúa là hữu thể sáng tạo ra vạn vật (có cả con người). Cụ thể, sự hiện hữu của Thiên Chúa được chứng mình bằng năm con đường là đi tìmː

  1. Nguồn gốc đầu tiên của vận độngː Mọi chuyển động cần phải có động lực ban đầu nhưng cái đóng vai trò động lực, lực đẩy thì không nhất thiết phải ở trong chuyển động. Vì vậy, phải có một hữu thể là động lực của mọi vận động nhưng hữu thể đó không ở trong vận động.

Cần thiết phải dừng lại ở một đệ nhất động cơ nào không thể bị động bởi một động cơ nào khác và đệ nhất động cơ được mọi người hiểuu là Thiên Chúa

( Thomas Aquinas)

  1. Nguyên nhân đầu tiênː Các nguyên nhân tác động trong thế giới không thể là vô cùng để mãi mãi đi từ nguyên nhân này đến nguyên nhân khác. Vì vậy, "nếu không có một nguyên nhân tác động làm giới hạn tuyệt đối cho chuỗi nguyên nhân tác động thì không thể có giới hạn cuối cùng hay giới hạn trung gian được". Nguyên nhân đầu tiên thông qua nguyên nhân trung gian hoặc qua nhiều hơn một nguyên nhân trung gian để nối liến với nguyên nhân cuối cùng. Bởi vậy, nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng thực chất là một. Vì vậy, nếu xóa bỏ nguyên nhân đầu tiên thì cũng có nghĩa là xóa bỏ nguyên nhân cuối cùng. Và nếu không xác định được giới hạn đầu tiên cho các nguyên nhân tác động thì cũng chẳng có nguyên nhân trung gian nào cả. Nếu điều đó xảy ra thì chỉ là một thế giới chết, bất động mà thực tế thì thế giới sinh sôi nảy nở không ngừng. Vì thế, không thể không có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.
  2. Tính tất yếu đầu tiênː Các sự vật ở trạng thái ngẫu nhiên, vì thế "phải công nhận một hữu thể tự nó tất yếu, không phải và không cần có nguyên nhân cho sự tất yếu của nó ở bên ngoài bản thân nó. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân tất yếu cho những cái khác. Hữu thể ấy mọi người gọi là Thiên Chúa.
  3. Thang bậc hoàn hảo nhấtː Các sự vật trong thế giới hiện hữuu trong các mức độ hoàn thiện khác nhau, nên "phải có một cái gì tuyệt đối thiện, tuyệt đối thực, tuyệt đối đẹp và có giá tri, vượt trên tất cả, và do đó, hữu thể một cách tuyệt đối. Vì vậy, phải có một hữu thể làm nguyên nhân cho hữu thể cái thiện hoàn hảo và mọi cái hoàn hảo khác cho tất cả mọi sự vật; hữu thể đó chúng ta gọi là Thiên Chúa."
  4. Mục đích tối caoː Tính chất hợp lý của giới tự nhiên không thể giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên. Vì vậy, cần tồn tại một thực thể siêu lý trí tự nhiên điều chỉnh thế giới.

Những sự vật không có ý thức chỉ có thể quy hướng về một chủ đích với điều kiện, nhưng được hướng dẫn do một hữu thể nào có tri thức và thông minh như mũi tên của người xạ thủ. Vì vậy thiết yếu phải có một hữu thể thông minh nhờ đó tất cả mọi sự vật trong vũ trụ được quy hướng về một chủ đích. Hữu thể ấy ta gọi là Thiên Chúa.

( Thomas Aquinas)

Nhiều học giả thế hệ sau cho rằng tính đồng kết của năm con đường chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa của Thomas Aquinas đều được xây dựng trên một nền tảng hiện sinh, trên cơ sở áp dụng tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả. Trong đó, kết quả được xem là chứng ly đối chất để khẳng định sự hiện hữu của Chúa. Còn có thể có những nhận định, đánh giá khác nhau về cách chứng minh của ông, nhưng có lẽ dễ chấp nhận hơn cả là ý kiến của Gilson ("phải khởi đầu từ một hiện hữu, vì chỉ cần chấp nhận bất cứ một nguyên do nào hợp lý trong đời sống thường nhật thì cũng đủ chứng minh cho sự hiện hữu của Thiên Chúa").

  1. Con đường I : Chứng cứ dựa trên biến dịch

Luận chứng thứ I của Thánh Thomas đã được trình xây dựng theo hai nguyên tắc.

    1. Thứ nhất : Bất cứ một sự vật gì biến động, đều có nguyên nhân biến động. Nguyên tắc thứ I để chứng minh và kinh nghiệm cũng cho thấy rõ ràng.
    2. Thứ hai : Không thể ngược lên đến vô cùng.

Nguyên tắc thứ II đã được Aristote chứng minh 3 cách khác nhau:

      1. Nếu ngược lên đến vô cùng, thì phải công nhận có một số vô cùng. Nhưng sự vật vừa động, vừa bị động, mà bởi vì các động cơ bị động đó cũng động cho nên phải coi chúng như một chuyển động trong 1 thời gian hữu cùng là chủ trương một điều mâu thuẫn.
      2. Nếu không công nhận đệ I động cơ, thì không hiểu được sự chuyển động. Vì tất cả những động cơ bị động kia không cái nào là nguyên tác thành ra sức chuyển động hết.
      3. Mỗi động cơ bị động chỉ động và phát ra sức chuyển động, vì nó được động bởi một động cơ chính còn chúng chỉ là những động cơ dụng cụ. Vậy không có động cơ chính thì vẫn không hiểu được sự chuyển động của những động cơ dụng cụ kia, cũng như không có bàn tay thì làm sao mà cái gậy kia chuyển động được.

Thánh Thomas coi chứng cứ dựa trên biến dịch là chứng cứ quan trọng nhất và vững nhất, và các triết gia Kinh viện cũng nghĩ rằng: chứng cứ này vững nhất và mạnh nhất, nhưng chúng ta không thể không nghĩ đến sự kiện này:

Chứng cứ thứ I là một tiếng nói quá xa lạ với tư tưởng người thời nay, nhất là vật lý học ngày nay không xét đến những nguyên nhân như Aristote mà chỉ nghiệm chứng những hiện tượng trực tiếp, cho nên tư tưởng triết học ngày nay không quen thuộc với cách giải nghĩa bằng nguyên nhân.

  1. Con đường II : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân tác thành.

Chứng cứ này khác với chứng cứ 1, ở chỗ không xét đến sự kiện biến dịch xét như là biến dịch. Nhưng xét đến hiệu quả của biến dịch, cũng là biến dịch. Nhưng chứng cứ 1 nghiệm xét đến tác động biến dịch; còn chứng cứ 2 thì nghiệm xét thành quả của biến dịch thôi.

Thánh Thomas xây dựng luận chứng của Người trên hai nguyên tắc rất chắc chắn:

    1. Không sự vật nào có thể tự làm nguyên nhân cho chính mình, vì điều đó mâu thuẫn quá! Nhận rằng một sự vật có thể làm nguyên nhân cho nó tức nhận rằng: nó hiện hữu trước khi nó thực sự hiện hữu. Vậy mỗi hữu thể phải có nguyên nhân biệt khỏi nó và hiện hữu trước nó.
    2. Không thể ngược lên đến vô cùng trong trật tự những nguyên nhân trung gian, nghĩa là những hữu thể vừa làm nguyên nhân cho cái khác, vừa cần một nguyên nhân cho mình. Thánh Thomas còn chứng minh bằng phản chứng: “Nếu bỏ đệ I nguyên nhân tác thành đi, tất không còn những nguyên nhân trung gian, và cũng không còn những hữu thể thành quả nữa”. Vậy mà chúng ta thấy những lập luận như thế là phản với thực tế. Vì trong thực tế là ai cũng nhận có các sự vật trong vũ trụ, vậy phải kết luận: phải có đệ I nguyên nhân tác thành.

Ai cũng nhận thấy hai chứng cứ 1 và 2 giống nhau, và các chứng cứ sau này cũng giống như thế, thành thử không thiếu những học giả cho rằng: chỉ có một con đường duy nhất và đường đó có 5 phần. Nghĩ thế là không kính trọng tư tưởng

thánh Thomas cho đủ! Vì Người đã viết rõ là: “In que Dei” (5 con đường). Tuy nhiên không ai chối được rằng: 5 chứng cứ đó được xây dựng một kiểu.

  1. Con đường III : Chứng cứ dựa trên tất yếu.

Chứng cứ này dựa trên hai tiền đề:

  • Là khả hữu, là cái bất tất, có cũng được mà không có cũng được. Như vậy nó đối lập với tất yếu.
  • Là vật khả hữu không do mình mà có; cho nên nó cần phải có nguyên nhân của hữu thể nó.

Từ đây, chúng ta gặp lại cách lập luận đã qua của Thánh Thomas. Về con đường này Et. Gilson đã đưa ra những tài liệu đầy đủ để chứng minh rằng: Thánh Thomas đã hoàn toàn theo cách chứng minh của hiền triết Do Thái Maimonide để nêu lên sự kiện những hữu thể bất tất và tất yếu. Thánh Thomas cũng làm như Maimonide là đặt ra 3 giả thuyết:

    1. Không vật nào sinh ra và diệt đi hết: giả thuyết này bị kinh nghiệm hằng ngày bác bỏ ngay. Vì ai cũng thấy có những sự vật sinh và diệt trong vũ trụ.
    2. Tất cả vạn vật đều sinh ra và diệt: giả thuyết này cũng không thể nhận được. Vì nếu tất cả đều sinh và diệt, tức là tất cả đều bất tất, mà bất tất thì đã có lúc chúng không có và đã không có thì chúng không thể tự chúng bắt đầu có và như vậy không có hữu thể nào hết. Kinh nghiệm cho hay: có những hữu thể trong vũ trụ cho nên giả thuyết thứ hai này không thể nhận được.
    3. Có những vật bất tất có sinh và diệt, và cũng có những hữu thể tất yếu không sinh không diệt. Thực ra đây không còn là một giả thuyết nhưng là kết luận phải được chấp nhận. Sau khi chúng ta thấy không thể chấp nhận hai giả thuyết trên kia. Những sự vật chúng ta gặp trong vũ trụ thảy đều sinh và diệt. Như vậy, chúng đều bất tất, nếu chúng thảy đều bất tất, thì có nghĩa là có lúc chúng không có, và như vậy là hư vô hoàn toàn, bởi vì hư vô đó không thể tự sinh ra hữu thể cho nên, nếu nhận rằng tất cả các hữu thể đều bất tất, thì cũng phải nhận rằng đã có lúc không có một hữu thể nào hết. Và như vậy, đáng lẽ bây giờ cũng không có chi hiện hữu hết. Vì giả thuyết đó vô lý, cho nên chúng ta phải công nhận rằng: ngoài những hữu thể bất tất ra còn có hữu thể tất yếu đó là hữu thể mà mọi người gọi là Thiên Chúa.

Các tác giả lưu ý chúng ta về quan niệm tất yếu và hằng hữu mà thánh Thomas mượn lại của vũ trụ học Aristote. Theo Aristote, cái gì tất yếu thì hằng hữu, còn cái bất tất thì ở trong thời gian. Sở dĩ Aristote chủ trương như thế vì ông nghĩ: vũ trụ hằng hữu.

Thực ra, trong Tổng luận thần học. Thánh Thomas chỉ lặp lại Aristote thôi, vì thế sinh ra khó khăn cho ta. Trái lại, ở nơi khác Người tỏ ra gọn hơn và không nạn đến quan niệm về hằng hữu, bất tất khi đó có nghĩa là một hữu thể không thể ra khỏi tình trạng hư vô, nếu không có một nguyên nhân tác động vào nó. Khi đã tẩy sạch những khó khăn như thế con đường thứ 3 được coi là một luận chứng thỏa mãn.

  1. Con đường IV : Chứng cứ dựa trên các cấp hữu thể

Chứng cứ này đã gây nhiều tranh luận nhất. Có những tác giả bênh thuyết Thomas hơn cả Thánh Thomas cho rằng chứng cứ này chắc chắn nhất. Một số học giả lại cho rằng chứng cứ này không dẫn tới kết luận cụ thể nào hết, vì nó thuộc loại luận chứng hữu thể học. Đại ý chứng cứ này như sau:

Ta thấy trong vũ trụ có những sự vật hơn nhau về tốt lành, về chân thực. Như vậy, chắc trên hết phải có một hữu thể chí thiện, chí chân. Chí thiện đó cũng là hữu thể trên hết và là căn nguyên của vạn vật, đó là Thiên Chúa.

Ai cũng nhận rằng chứng cứ này có lối đi của biện chứng pháp Platon. Tuy nhiên theo cha Sertillanges, thì Thánh Thomas đã tránh được những sai lầm của Platon là:

Thứ nhất, trong khi Platon muốn dừng lại ở đệ nhất của mỗi loại hữu thể, thì Thánh Thomas đi tới sự nhận ra cha của các linh tượng. Như thế, Thánh Thomas tránh được sự kiện nhiều đệ nhất.

Thứ hai, Thánh Thomas đã bảo toàn được thực tại trong khi Platon thì hy sinh nó.

Như thế, chứng cứ của Thánh Thomas có thể dẫn tới một Đấng chí thiện. Trái lại nhiều triết gia trong nhóm Kinh viện đã không nghĩ thế, họ cho rằng chứng cứ của Thánh Thomas không thể sạch tội luận chứng hữu thể học.

Tóm lại nơi chứng cứ thứ 4, Thánh Thomas đã phác họa một con đường khả dĩ đưa ta tới Thiên Chúa, nhưng Người mới chỉ phác họa thôi, và chứng cứ của Người đã giả thiết những điều mà Người không chứng minh nơi đây, và đã chứng minh ở nơi khác trong các tác phẩm của Người. Nói đúng ra con đường thứ 4 không thực sự xây trên những cấp của chân thiện mỹ như người ta thường nói, nhưng xây trên những cấp của hữu thể, nghĩa là từ tính chất bất toàn của hữu thể nọ hay hữu thể kia trong vũ trụ, con người có thể vươn tới hữu thể căn nguyên. (Từ những hữu thể bất toàn đưa ta tới những hữu thể căn nguyên, mà hữu thể căn nguyên đó chính là Thiên Chúa).

  1. Con đường V : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân cứu cánh.

5. Con đường V : Chứng cứ dựa trên nguyên nhân cứu cánh.

Các tác giả Kinh viện thường trình bày chứng cứ này dưới cái tên chứng cứ dựa trên trật tự của vũ trụ. Thực ra nguyên nhân cứu cánh phải hiểu cả về hai nghĩa, vừa nghĩa là một vật có khuynh hướng tìm sự thiện hảo cho chính mình nó; vừa có nghĩa là vạn vật đều qui về chí thiện và do đấy chúng đưa lên một trật tự hoàn mỹ.

Người ta quá nhấn mạnh về nghĩa thứ hai mà nhằm bỏ nghĩa thứ nhất, là nghĩa mà chính Thánh Thomas đề cao hơn. Đại ý chứng cứ của Thánh Thomas dựa trên nguyên lý hay thành ngữ này: Omne agens agit peopter finem (Tất cả mọi tác nhân đều hướng về mục đích: cứu cánh). Như vậy chứng cứ có thể đi cả con đường những vật vô tri, cả con đường những vật có lý trí. Thánh Thomas đã chỉ cần lấy chứng cứ nơi những vật vô tri. Những vật này hành động như thế có tri thức về cứu cánh của chúng, vì ta thấy chúng hành động luôn theo một đường lối, và đường lối này dẫn chúng đạt được cứu cánh của chúng. Bởi vì ta biết rõ chúng vô tri, cho nên ta phải kết luận rằng có một cái chi có tri thức hướng dẫn tới cứu cánh của chúng. Gilson đưa ra những nhận xét tổng quát về chứng cứ thứ 5:

Thứ nhất, đây là chứng cứ có vẻ bình dân và dễ hiểu nhất, vì dựa trên những sự kiện mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra. Tuy vậy đối với Thánh Thomas chứng cứ này có một giá trị vững vàng, nên không hơn thì cũng bằng chứng cứ khác. Lý do là vì nó dựa trên nguyên nhân cứu cánh, một trong những nguyên nhân trọng nhất.

Thứ hai, sức chứng minh của chứng cứ thứ 5 này rất mạnh. Khi thoạt đi vào người ta đã thấy nó chứng minh được rằng vũ trụ cần phải có một hóa công theo nghĩa một vị an bài vạn vật trong vũ trụ. Nếu đi sâu hơn người ta sẽ nhận ra nơi nguyên nhân cứu cánh, chính tiêu chuẩn đã thúc đẩy nguyên nhân tác thành hành động. Thành thử người ta gặp được nguyên nhân của nguyên nhân.

Nhìn một cách khách quan người ta có cảm tưởng như Gilson đi mau quá, vì ông quá vội theo những tiền giả thuyết của thời Trung Cổ, cho nên nhiều học giả ngày nay cho rằng ông đã thiếu óc phê bình. Chẳng hạn ý niệm về một Thiên Chúa sáng tạo và an bài ông có nơi phần kết luận của chứng cứ thứ 5. Chỉ cần một bản tính theo quan niệm triết Hy Lạp cũng đủ giải quyết vấn đề trật tự của vũ trụ. Tuy nhiên theo văn học sử mà nói thì lý do chính làm cho Thánh Thomas thấy không cần thiết trình bày tất cả những gì đáng lẽ Người phải trình bày, ở tại sự thông cảm sâu xa giữa Người và những độc giả của Người, họ đều là những người có đức tin mạnh mẽ và sáng suốt về Thiên Chúa, và nhất là theo lịch sử triết học, họ chưa biết những lay chuyển của thuyết phê bình như chúng ta ngày nay.