-
Thông tin
-
Quiz
An toàn thông tin và ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà nước trên không gian mạng | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Toàn câu đang bước vào kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khi mà mọi thứ trở lên tự động hóa, mạng internet phủ song khắp lơi trên toàn cầu. Ai cũng có thể truy cập mạng chỉ cần trên tay có một triếc smartphone có kết nối 4g. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 55 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
An toàn thông tin và ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà nước trên không gian mạng | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Toàn câu đang bước vào kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khi mà mọi thứ trở lên tự động hóa, mạng internet phủ song khắp lơi trên toàn cầu. Ai cũng có thể truy cập mạng chỉ cần trên tay có một triếc smartphone có kết nối 4g. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 55 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(An toàn thông tin và ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà
nước trên không gian mạng)
Sinh viên : Nguyễn Văn Phong
Mã số sinh viên: 2055330020
Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh K40
Hà Nội, tháng 09 năm 2021 1 Mục lục
1 Tính cấấp thiếất c a đếề tài ủ
.....................................................................................................................3 2 Mục đích và nhi m v ệ nghiến c ụ u
ứ ......................................................................................................3
2.1 M c đích nghiến c ụ u.
ứ ..................................................................................................................3 2.2 Nhi m v ệ nghiến c ụ u
ứ ...................................................................................................................3 3 Đốấi t ng v ự à ph m vi nghi ạ ến c u.
ứ ........................................................................................................4 3.1 Đốấi t ng nghi ượ n c ệ u
ứ ..................................................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiến c u
ứ .....................................................................................................................4 4 Cơ sở lý lu n và ph ậ ng pháp nghiến c ươ u
ứ .........................................................................................4 4.1 Cơ sở lý lu n.
ậ ...............................................................................................................................4 4.2 Ph ng pháp nghiến c ươ
ứu............................................................................................................4
5 Nhữ ng đóng góp mớ i vếề lý luậ n và thự c tếễn c a đếề tài ủ
.....................................................................4 6 Cấấu trúc củ a t u lu ể n
ậ .........................................................................................................................5 CHƯ NG 1 : Ơ TÌM HI U VỀỀ AN TO Ể
ÀN THÔNG TIN...................................................................................6
1. An toàn thống tn m ng là gì? ạ
........................................................................................................6
2. Nguyến tắấc bả o đả m an toàn thống tn m ng
ạ ................................................................................6
3. Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng...................................................6 CHƯ NG 2: TH Ơ ĐO Ủ N CHÔỐNG PHÁ C Ạ A CHIỀỐN L Ủ
C DIỀỄN BIỀỐN HÒA BÌNH TRỀN M ƯỢ NG V Ạ À VI C Ệ NGĂN CH N, Đ Ặ Y L Ẩ ÙI CHÔỐNG PHÁ Đ NG V Ả À NHÀ NƯ C TRỀN M Ớ NG Ạ
...............................................8
1 Th đoủ n chốấng phá c ạ a chiếấn l ủ
c diếễn biếấn hòa bình tr ượ ến m ng
ạ ...............................................8 2 Ngắn ch n, đ ặ y lùi chốấng phá Đ ẩ ng và nhà n ả c tr ướ ến khống gian m ng
ạ ......................................10 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ C A T Ủ
ÁC CHIỀỐN KHÔNG GIAN M NG V Ạ I B Ớ O V Ả T Ệ QUÔỐC Ổ
.............................13 1. Đốấi t ng, m ượ c đích v ụ à ph ng th ươ c, th ứ đo ủ n tác chiếấn m ạ ng ạ c a đốấi ph ủ ng. ươ .....................14 2. M t sốấ v
ộ ấấn đếề đ t ra đốấi v ặ i tác chiếấn m ớ ng c ạ a ta. ủ
...................................................................15 KỀỐT LU N
Ậ .............................................................................................................................................18 Tài li u tham kh ệ o
ả ...............................................................................................................................19 2 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn câu đang bước vào kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Khi mà mọi thứ trở lên tự động hóa, mạng internet phủ song
khắp lơi trên toàn cầu. Ai cũng có thể truy cập mạng chỉ cần
trên tay có một triếc smartphone có kết nối 4g. Thì một yêu
cầu mới vô cùng cấp thiết mà ta cần phải trú trọng tới đó là
an toàn thông tin không gian mạng. Vì ai cũng có thể truy cập
cho nên nguồn thông tin trên mạng là cực kỳ phong phú
nhưng nó không chỉ có thông tin đúng mà còn có những thông
tin xấu, độc hại và sai sự thật. Người truy cập nếu không tỉnh
táo rất có thể bị lừa hoặc bị đánh cắp thông tin. Và điều đặc
biệt nguy hiểm đó là không gian mạng là một lơi tự do không
biên giới, cho nên kẻ thù sẽ dễ dàng tung tin độc hại nhằm
chống phá và phá hoại ta bằng cách bóp méo sự thật, lại dư
luận và bội nhọ lên danh dự, hạ thấp uy tín của Đảng. Vì vậy
việc nghiên cứu đề tài giúp cho ta có được cái nhìn khách
quan, phần nào lắm rõ được sự nguy hiểm của internet từ đó
ngăn chặn và đẩy lùi những kẻ có ý định chống phá ngay từ
khi chúng có ý định và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân của những người sử dụng.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích ,nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm một vài
vấn đề vể đất bảo vệ an toàn thông tin
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận về an toàn thông tin từ đó tiếp thu thêm kinh
nghiệm để ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà nước trên không gian mạng 3
3 Đối tựng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận tập trung nghiên cứu, và
phân tích đề an toàn không gian mạng và cách ngăn chặn
chống phá trên không gian mạng
3.1 Đối tượng nghiện cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận tập trung nghiên cứu các
vấn đề về an toàn thông tin
3.2 Phạm vi nghiên cứu
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận.
- Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu ;
- Tham khảo hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, sách
tham khảo về an toàn thông tin
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Tìm, nghiên cứu và
phân tích các tài liệu (bao gồm sách, báo, tạp chí, các công
trình nghiên cứu, các văn bản, chỉ thị...) Công tác Quốc Phòng – An Ninh
- Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê...
- Trao đổi với các chuyên gia, trong lĩnh vực,Tư Tưởng Hồ Chí
Minh, tin học về an toàn thông tin
5 Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài “An toàn thông tin và ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà
nước trên không gian mạng” là một đề tài vừa có tính khoa học, vừa 4
mang tính thực tiễn, góp phần ý nghĩa vào việc nghiên cứu
Công tác Quốc Phòng – An Ninh về an toàn thông tin mạng
6 Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu
luận còn có chương sau đây:
Chương 1: Tìm hiểu về an toàn thông tin
Chương 2: Thủ đoạn chống phá của chiến lược diễn biến hòa
bình trên mạng và việc ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và
nhà nước trên không gian mạng
Chương 3 : Đôi nét về Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian
Mạng, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 5 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN THÔNG TIN
1. An toàn thông tin mạng là gì?
Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng năm
2015, An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ
thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ,
gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm
tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn
thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo
đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững
ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
– Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin
mạng của tổ chức, cá nhân khác.
– Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm
đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá
nhân, thông tin riêng của tổ chức.
– Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng
– Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp,
truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai
lệch thông tin trên mạng trái pháp luật. 6
– Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình
thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ
thống thông tin của người sử dụng.
– Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của
biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông
tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
– Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống
thông tin giả mạo, lừa đảo.
– Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông
tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ
thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
– Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã
hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin
về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử
dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh
doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc. 7 8
CHƯƠNG 2: THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CHIẾN LƯỢC
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TRÊN MẠNG VÀ VIỆC NGĂN CHẶN,
ĐẨY LÙI CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRÊN MẠNG
1 Thủ đoạn chống phá của chiến lược diễn biến hòa bình trên mạng
Ngày nay, internet không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội, mà còn góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh cho tất cả
quốc gia trên hành tinh. Với lợi thế mà internet tạo ra đã giúp con người xóa
nhòa mọi không gian, địa lý, tháo bỏ mọi rào cản tương tác. Tuy nhiên, bên
cạnh việc tạo ra nhiều tiện ích cho con người, mạng xã hội cũng mang lại
những thách thức to lớn đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Thậm
chí không ít nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng, mạng xã hội có thể sẽ gây
ra “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Bằng chứng là hiện nay, các cuộc tấn công mạng có chủ đích không chỉ phá
hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm
đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn,
dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội. Khác với thế
giới thực, những thông tin trên “thế giới ảo” - mạng xã hội, rất khó kiểm
chứng nên dễ bị kẻ xấu và thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi
dụng cho mưu đồ đen tối của mình. Phương cách mà chúng thường sử dụng là
tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành
không, biến không thành có, thật - giả lẫn lộn để lôi kéo, kích động, hướng dư
luận theo quan điểm sai trái, thù địch.
Đồng thời, chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân để làm
“nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí... tạo
bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với chính
quyền. Và thông qua mạng xã hội, chúng ra sức tuyên truyền phá hoại tư
tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu
cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ
đó, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng
viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
xã hội. Trên không gian mạng hiện nay, các thế lực này đã tỏ rõ ý đồ tập hợp
lực lượng và thời cơ đến để thực hiện lật đổ chính quyền.
Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm 2018 đến nay, hoạt động của
các thế lực thù địch và tổ chức, cá nhân chống đối có nhiều diễn biến phức
tạp, leo thang, nguy hiểm trên không gian mạng. Trước đây, chúng tuyên
truyền về nhân quyền, dân chủ nhưng hiện nay trên không gian mạng, các thế 9
lực thù địch đang bày tỏ một ý đồ rất rõ rệt là phải tập hợp được lực lượng và
thời cơ đã đến để lật đổ chính quyền bằng “cách mạng màu”, “cách mạng
đường phố”. Về phương thức và thủ đoạn, chúng đang thay đổi theo hướng
manh động, liều lĩnh kết hợp giữa phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ kích
động xu hướng ly khai Đảng, bỏ Đảng gắn với hoạt động biểu tình, bạo loạn,
khủng bố, ám sát cán bộ khi có cơ hội. Và không gian mạng là môi trường
chủ yếu để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà
nước, nhân dân ta bằng 3 thủ đoạn chính như sau:
Đầu tiên là lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube kết hợp
với các đài phát thanh tiếng Việt ở hải ngoại và các tờ báo phản động ở nước
ngoài để ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên
tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ
trang nhằm phá hoại nội bộ. Đồng thời, chúng sử dụng các đối tượng trong
nước để thu thập thông tin, trả lời phỏng vấn về các vấn đề nhạy cảm, phức
tạp để phát tán tài liệu, video tạo ra các “chiến dịch truyền thông” nhằm tuyên
truyền phá hoại tư tưởng, tấn công trực diện vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý điều hành của Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh
đó, chúng xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, bôi nhọ nhằm hạ uy tín lãnh đạo của
Đảng, công khai bày tỏ quan điểm đối lập, khơi gợi hận thù chế độ, ca ngợi
chế độ cũ, khai thác tâm lý bức xúc của người dân, gây chia rẽ trong nhân
dân... Những hoạt động tuyên truyền của chúng với dã tâm cực kỳ nham hiểm
và thâm độc nhằm tác động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Thực tế đã có nhiều trường hợp cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia
tụ tập biểu tình gây mất an ninh trật tự, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo, đài
nước ngoài với nội dung xấu, hưởng ứng phong trào bỏ Đảng...
Thứ hai là từ không gian mạng, các đối tượng phản động, các thế lực thù địch
và những phần tử cơ hội chính trị thực hiện việc hướng dẫn cách thức chế tạo
chất nổ, vũ khí, cách thức tiến hành khủng bố, phá hoại, gây rối an ninh, biểu
tình, livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu tình, khiếu kiện... Mục đích
của chúng là kêu gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị, kẻ bất
mãn tham gia bình luận, chia sẻ, tạo “điểm nóng”. Từ đây, chúng nhằm tạo ra
trong mắt của nhân dân và cộng đồng quốc tế một xã hội Việt Nam bất ổn,
một nhà nước bị chia rẽ, bộ máy công quyền tham nhũng, quan liêu... Cụ thể
là tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã tán phát lên internet hướng dẫn cách chế
tạo bom xăng, mìn hẹn giờ để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát...
Các đối tượng gây ra vụ nổ tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương ngày 30-9-2019;
vụ nổ nhà giữ xe của Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày
27-12-2017 và vụ nổ tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ
Chí Minh vào ngày 20-6-2018..., đã khai nhận do tổ chức “Việt Tân” hướng
dẫn cách chế tạo bom xăng, mìn, bom hẹn giờ nhằm mục đích phá hoại.
Thứ ba là chúng sử dụng internet để kêu gọi, lôi kéo tập hợp lực lượng thành
lập các nhóm phản động. Phương thức hoạt động của các tổ chức phản động 10
trên mạng rất tinh vi và xảo quyệt. Ban đầu, chúng theo dõi phản ứng của
những người tham gia mạng xã hội hưởng ứng đồng tình trước những thông
tin kích động, xuyên tạc mà chúng đã đăng tải. Sau đó, chúng chủ động kết
nối với đối tượng, lúc đầu thăm dò, tiến tới là kích động và đánh giá xu hướng
phản kháng để tạo ra sự đồng thuận trong hoạt động như biểu tình hay đòi đa
đảng, lật đổ chế độ...
Tiếp đến, chúng kết nạp những thành viên này vào tổ chức của chúng, khi đạt
được sự tin tưởng nhất định thì chúng sẽ triển khai một số phần mềm truyền
thông như Skype, Viber, Zalo... để hướng dẫn tạo tài khoản mới nhằm tiếp tục
trao đổi hoặc giới thiệu tham gia vào nhóm kín để kết nối với các đối tượng
khác. Khi đã tin tưởng đến cấp độ nhất định, chúng offline và liên hệ với nhau
trên thực tế, hình thành kết nối để chống phá. Đồng thời, chúng sử dụng các
fanpage trên mạng, chúng kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai
hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình; sử dụng internet và mạng xã hội để bày
tỏ quan điểm đối lập, đòi đa nguyên, đa đảng; dụ dỗ các đối tượng bị phạt tù,
các nhà báo, nhà văn, cán bộ, đảng viên sai phạm, thoái hóa biến chất viết bài
với nội dung xấu tung lên mạng xã hội; phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hóa
phẩm có nội dung chính trị xấu, độc, phản động.
2 Ngăn chặn, đẩy lùi chống phá Đảng và nhà nước trên không gian mạng
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử
cơ hội chính trị đang gia tăng các hoạt động tuyên truyền
chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đẩy mạnh công tác đấu
tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch,
nhất là trên không gian mạng là nhiệm vụ thường xuyên,
quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng, cả hệ thống chính trị và
mọi cán bộ, đảng viên…
Trọng tâm của sự chống phá là xuyên tạc về mục tiêu, lý
tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đường lối phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
lãnh đạo của Đảng và công tác nhân sự đại hội đảng các
cấp... nhằm hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
Thủ đoạn chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch tập
trung chủ yếu chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh,
đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Phê phán, đả kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, bóp méo sự thật về đường lối
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị 11
hóa” lực lượng vũ trang...; lợi dụng vấn đề chống tham nhũng,
nhất là sau một số vụ án tham nhũng kinh tế, các đối tượng
thù địch thông qua các trang mạng xã hội để tuyên truyền,
xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam; tuyên truyền những nội dung xấu, độc, trá
hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết
điểm hoặc lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong quản lý
nhà nước để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò của các
cấp ủy, chính quyền địa phương….
Trước tình hình trên, các cơ quan báo chí cách mạng của
Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang đã phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều biện pháp đấu tranh
ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ
hội chính trị, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác đấu tranh vẫn còn những hạn chế, chưa ngăn chặn
được triệt để các thông tin xấu, độc, dẫn đến có những tác
động tiêu cực tới nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân
dân, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và con đường phát triển đất nước.
Để nâng cao hiệu quả, góp phần tăng cường công tác đấu
tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá, luận điệu
xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản
động, nhất là trên không gian mạng, cần thực hiện tốt một vài giải pháp chủ yếu sau:
Một là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh
phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng trước
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, không gian
mạng phát triển như “vũ bão”, thông qua “thế giới ảo”, các
thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương pháp
truyền thống mà các hình thức chống phá của chúng ngày
càng tinh vi, xảo quyệt, do vậy đòi hỏi nội dung, phương thức
đấu tranh của chúng ta cũng phải từng bước hoàn thiện cho
phù hợp. Nội dung, phương pháp giữ vai trò rất quan trọng
trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không
gian mạng; nội dung đấu tranh phong phú, hình thức đa dạng,
biện pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp thì hoạt động này mới có hiệu quả cao. 12
Hai là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, tiếp
thu kinh nghiệm nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng…
Bên cạnh những giá trị đích thực, thì những mặt trái, tiêu cực
của không gian mạng cũng đặt ra yêu cầu và thách thức
không nhỏ cho công tác quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên
các “biên giới ảo” trên nền Internet để kiểm soát “lãnh thổ”
của mình. Với chúng ta, song hành cùng các giải pháp tăng
cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phản
động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, thì cần
đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ, như: bảo vệ tốt
thông tin cá nhân; kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian
mạng; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ, khóa
tài khoản của đối phương... có vị trí vô cùng quan trọng, góp
phần quyết định đến thắng lợi trong đấu tranh phòng, chống
quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay.
Ba là, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không
gian mạng. Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015
(Mục 2, Điều 285-294) liên quan đến lĩnh vực công nghệ
thông tin, mạng viễn thông; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày
19/8/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động
quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện
tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử
dụng mạng xã hội. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An
ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng được xây dựng
nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng;
phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không
gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước,
tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động
biểu tình, phá rối an ninh trên mạng của các thế lực phản
động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả
của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống
nguy cơ chiến tranh mạng. Tuyên truyền sâu rộng về những
hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất là các hành vi
sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước;
tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi
kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc
lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về 13
giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại
dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục,
lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công
mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi
dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm
phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để
trục lợi. Các hình thức giáo dục cần được vận dụng đa dạng,
phong phú và linh hoạt như: phối hợp giữa cơ quan chức năng
với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo
dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật; tuyên
tuyền Luật An ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn
thông tin; góp ý xây dựng chương trình giáo dục an toàn
thông tin mạng của các cơ sở giáo dục hoặc tham gia biên
soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng. 14
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN
MẠNG VỚI BẢO VỆ TỔ QUỐC
Quân đội nhiều nước trên thế giới coi tác chiến mạng là một
trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi
quân sự thế kỷ 21, là cốt lõi của tác chiến hiệp đồng quân
binh chủng. Đó không chỉ là sự ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin (CNTT) trong quân sự mà còn được coi là một khái
niệm, học thuyết tác chiến mới trong kỷ nguyên thông tin.
Cơ sở của tác chiến mạng là cuộc cách mạng khoa học
trong quân sự, trong đó CNTT thực sự đã trở thành động lực
biến đổi mọi lĩnh vực phát triển của xã hội. Còn về bản chất,
tác chiến mạng là ứng dụng CNTT, tạo một mạng máy tính
chiến trường diện rộng kết nối với nhau và với Sở chỉ huy
trung tâm, tạo khả năng chia sẻ thông tin, phân tích đánh giá
tình huống chiến trường, xác định mục tiêu nguy hiểm và ra
các quyết định sử dụng lực lượng, vũ khí một cách chính xác,
phù hợp và nhanh chóng. TCM còn là các hoạt động phá vỡ tổ
chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm
suy giảm khả năng hoặc phá hủy thông tin lưu trong các máy
tính và lưu trong các mạng máy tính; phá hoại chính các mạng.
Tác chiến mạng là các hoạt động nhằm phá vỡ tổ chức
thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp dữ liệu, làm suy
giảm khả năng hoặc phá hủy thông tin lưu trong mạng máy
tính cũng như hệ thống mạng máy tính của đối phương; đồng
thời, bảo vệ các yếu tố đó bên mình.
"Không nhìn thấy hành vi, không nhận biết được trực tiếp
đối phương" là một đặc điểm của Tác chiến không gian mạng.
Tác chiến không gian mạng hiện nay đang được nâng lên
thành thuật ngữ “Chiến tranh phi tiếp xúc”. Khái niệm này
được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực
lượng tác chiến có thể tấn công nhiều đối phương trong cùng
một thời điểm, hoặc nhiều đối tượng cùng tấn công một đối
phương trong nhiều tầng không gian chiến tranh, gây tổn thất
nặng nề cho đối phương trước khi cuộc xung đột xảy ra cụ thể.
Tác chiến không gian mạng là phương thức tác chiến
không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại, thể hiện rõ vai trò
và vị trí xứng đáng trong nghệ thuật quân sự. Tác chiến không 15
gian mạng hình thành gắn liền với sự phát triển, ứng dụng
khoa học công nghệ trong lĩnh vực quân sự, mang lại những
hiệu quả thiết thực, có thể làm xoay chuyển cục diện trận
chiến và giành ưu thế trên chiến trường.
Mặc dù đây là loại hình tác chiến mới, nhưng đã được áp
dụng rộng rãi và trở thành mối đe dọa an ninh của nhiều
nước, trong đó có Việt Nam. Để chủ động đối phó có hiệu quả
với loại hình tác chiến này, cần nghiên cứu một cách cơ bản
làm cơ sở để chuẩn bị lực lượng, xây dựng thế trận, triển khai
công tác bảo đảm, sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tình
huống phức tạp có thể xảy ra. Nghiên cứu tác chiến mạng,
bước đầu có thể tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
1. Đối tượng, mục đích và phương thức, thủ đoạn tác chiến mạng của đối phương.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, mặc dù không
gian tác chiến mạng không giới hạn, đối tượng khó nhận biết;
nhưng vẫn có cơ sở để dự báo trước đối tượng, mục đích và
phương thức, thủ đoạn tác chiến của chúng. Hiện nay, trên
thế giới có khoảng 140 quốc gia có khả năng thực hiện cuộc
tiến công mạng; trong đó, phải kể đến các nước có tiềm lực về
kinh tế, khoa học - công nghệ quân sự. Trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích đánh giá tình hình, có thể dự báo đối tượng có khả
năng và có thể tiến hành cuộc tiến công mạng đối với nước ta
khi điều kiện cho phép là các thế lực thù địch nước ngoài, có
âm mưu và hành động gây bạo loạn lật đổ chế độ, xâm lấn
chủ quyền lãnh thổ nước ta. Trong đó, đối tượng trực tiếp có
thể là lực lượng chuyên trách của một quốc gia hoặc nhiều
quốc gia (liên minh), thực hiện tiến công mạng theo đợt trong
chiến tranh xâm lược hoặc xung đột nhằm xâm lấn lãnh thổ trên biển, đất liền.
Về mục đích, chiến tranh mạng nhằm gây nhiễu loạn,
gián đoạn, giảm khả năng điều khiển, kiểm soát và lấy cắp,
phá hủy thông tin lưu trong máy tính và mạng máy tính; cũng
như phá hoại máy tính và mạng máy tính của ta; đồng thời,
bảo vệ máy tính và mạng máy tính của chúng. Từ đó, làm suy
yếu tiềm lực, sức mạnh các mặt về: chính trị - tinh thần, quân
sự, kinh tế,... của ta; dẫn đến khủng hoảng, rồi sụp đổ nền
tảng chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện mục
đích chiến tranh của chúng.
Về phương thức, thủ đoạn, đối phương có thể sử dụng lực
lượng tác chiến mạng chuyên môn hoặc cá nhân, nhóm tin 16
tặc có trình độ cao cùng hệ thống máy tính, tổ chức thành lực
lượng thống nhất, liên kết với nhau và triển khai trên không
gian mạng để tiến hành tác chiến bằng hình thức tiến công,
phòng thủ mạng. Tiến công mạng là các hoạt động xâm nhập,
kiểm soát, tập kích, phá hoại mạng và lấy cắp thông tin, v.v.
Cụ thể là, chúng sẽ dùng các thủ đoạn công kích “mềm”
(thông qua các vi-rút, chương trình chặn bắt (Sniffer), “Hắc-
cơ”) kết hợp với thủ đoạn phá hoại “cứng” (“chíp phá rối”,
phá huỷ), v.v. Với phòng thủ mạng, chúng sẽ dùng các thủ
đoạn phát hiện, ngăn chặn các cuộc tiến công, xâm nhập từ
ngoài vào mạng máy tính, bảo vệ thông tin, cơ sở dữ liệu,
chương trình phần mềm, thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng của
chúng; khôi phục hoạt động của mạng trước các đợt tiến công
của đối phương, thực hiện biện pháp thiết kế, giám sát an
toàn và báo động trên mạng, v.v. Cùng với các phương thức,
thủ đoạn trên, chúng có thể sử dụng các đòn tiến công quân
sự (tiến công cứng) nhằm phá hủy hệ thống thông tin, hệ
thống mạng, nguồn nhân lực tác chiến mạng của ta. Đồng
thời, chúng có thể gây xung đột vũ trang trên biển, đảo, biên
giới; hoặc tạo ra “biến động chính trị”, bạo loạn lật đổ, “cách
mạng sắc mầu”, tiến hành khủng bố, phá hoại và kết hợp với
các hình thái chiến tranh kinh tế, tài chính, thương mại, chiến
tranh quân sự có sử dụng vũ khí công nghệ cao.
2. Một số vấn đề đặt ra đối với tác chiến mạng của ta.
Để chủ động đối phó có hiệu quả với chiến tranh mạng,
cần khẳng định tác chiến mạng là một loại hình tác chiến mới
trong nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Vì thế, trong tác chiến mạng, phải quán triệt, vận dụng sáng
tạo đường lối, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân
của Đảng. Đồng thời, cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo: thường
xuyên cảnh giác, phát hiện kịp thời; phát huy cao độ sức
mạnh tổng hợp; sử dụng lực lượng tập trung; phòng thủ chủ
động; phản công, tiến công kiên quyết, có lựa chọn; khắc
phục hậu quả nhanh, kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến
và đấu tranh. Theo đó, tác chiến mạng có thể được phân chia
thành ba bộ phận: tác chiến mạng cấp chiến lược, chiến dịch
và chiến thuật; với hai hình thức tác chiến cơ bản là phòng
thủ và tiến công. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, tính chất, mức
độ tiến công, phòng thủ trên không gian mạng của chúng mà
có phương án sử dụng lực lượng cho phù hợp. Thông thường, 17
lấy hiệu quả của tác chiến mạng làm căn cứ chủ yếu để xác
định cấp độ tác chiến.
Trên cơ sở dự báo đúng đối tượng, âm mưu thủ đoạn và
phương thức tiến hành tác chiến mạng của đối phương, cần
xác định rõ mục tiêu và phương thức tác chiến mạng của ta.
Về mục tiêu tác chiến, đó là: bảo vệ vững chắc hệ thống
thông tin, nguồn thông tin và bảo đảm sự hoạt động ổn định
của hệ thống này; qua đó, bảo vệ tiềm lực, sức mạnh về chính
trị - tinh thần, kinh tế, tài chính, quốc phòng, an ninh,... của
đất nước. Khi có điều kiện, có thể phá hủy một phần hệ thống,
làm gián đoạn các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, chỉ
huy, điều khiển; gây khó khăn cho hoạt động nền kinh tế, tài
chính, quân sự,… của địch. Để thực hiện mục tiêu trên,
phương thức tác chiến có thể sử dụng lực lượng tác chiến
mạng chuyên môn của một số bộ, ngành, kết hợp chặt chẽ
các hoạt động tiến công và phòng thủ (bảo vệ, chống đối
phương tiến công) trên mạng. Trong điều kiện trình độ về
trang bị công nghệ quân sự của ta hiện nay thì hoạt động
phòng thủ là chủ yếu, nhưng cũng không xem nhẹ hoạt động
tiến công. Về lực lượng tác chiến mạng, lấy các đơn vị tác
chiến mạng của Quân đội, Công an làm nòng cốt; huy động,
liên kết hệ thống máy tính thống nhất, được triển khai bí mật
trên các khu vực, hình thành thế trận tác chiến có lợi trên
không gian mạng để kịp thời hành động. Theo đó, khi phát
hiện đối phương tiến công mạng, cần kịp thời thông báo, báo
động cho các lực lượng tiến hành biện pháp phòng, chống,
bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin và các mặt hoạt động
của ta. Kịp thời đánh giá tác động, thiệt hại do đối phương
gây ra; đồng thời, tiến hành các biện pháp phòng thủ bảo vệ
mạng, bảo vệ các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, điều
hành đất nước, bảo vệ cơ sở tín dụng, ngân hàng, năng
lượng,... duy trì mọi hoạt động bình thường của xã hội. Khi có
điều kiện, tập trung lực lượng, phương tiện tiến hành chiến
dịch, đợt hoạt động tác chiến mạng; thực hiện các đòn phản
công, “đánh” vào các mục tiêu nguy hại, trọng yếu; xâm nhập
vào mạng đối phương để phá hoại, gây tắc nghẽn; thu thập
thông tin; thực hiện công kích “mềm”, kết hợp với phá hoại
“cứng”, v.v. Trong chiến dịch phòng thủ mạng, phải sử dụng
các biện pháp phát hiện, ngăn chặn các cuộc xâm nhập vào
mạng máy tính, bảo vệ thông tin, cơ sở dữ liệu, các chương
trình phần mềm, thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng; khôi phục hoạt
động mạng trước các đợt tiến công của địch; thực hiện các
biện pháp thiết kế, giám sát an toàn, báo động và kỹ thuật 18
phòng thủ bảo vệ mạng khác,… bảo vệ tổ chức thông tin và
hoạt động thông tin của ta. Cùng với phương thức, biện pháp
phòng thủ, tiến công mạng, khi cần thiết có thể thực hiện đòn
tiến công quân sự của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ,… nhằm
phá hủy hệ thống thông tin, hệ thống mạng, lực lượng tác
chiến mạng của địch. Kết hợp chặt chẽ với các biện pháp đấu
tranh trên mặt trận an ninh, quân sự, chính trị, ngoại giao,
pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội,… làm thất bại âm mưu,
hành động bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang trên biển, đảo,
biên giới và các thủ đoạn bao vây, cấm vận, phá hoại kinh tế,
chiến tranh tâm lý,... của địch.
Để nâng cao hiệu quả tác chiến mạng, góp phần bảo vệ
vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống, cần coi trọng việc
giáo dục nâng cao nhận thức về nguy cơ, hậu quả chiến tranh
mạng; xác định rõ trách nhiệm, xây dựng ý thức cảnh giác;
giữ gìn bí mật, kỷ luật trong sử dụng máy tính, phương tiện
truyền tin cho nhân dân, lực lượng vũ trang và hệ thống chính
trị; sẵn sàng tham gia đối phó với chiến tranh mạng. Tiếp tục
đầu tư nghiên cứu, làm rõ phương thức, thủ đoạn, đặc điểm
chiến tranh mạng; hoàn thiện lý luận về tác chiến mạng, sớm
đưa vào giáo dục ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội;
nâng cao năng lực đấu tranh cho các lực lượng chuyên trách,
bán chuyên trách của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã
hội. Tập trung nghiên cứu, ban hành Điều lệ tác chiến, hệ
thống quy tắc bảo mật mạng, công tác bảo đảm cho tác chiến
mạng, cách thức xử trí tình huống khi bị đối phương tiến công
mạng,… tạo cơ sở pháp lý xây dựng lực lượng, huấn luyện
chiến thuật, kỹ thuật tác chiến mạng, tiến hành các mặt công
tác chuẩn bị, sẵn sàng đối phó với chiến tranh mạng nếu xảy
ra. Về lâu dài, cần xây dựng chiến lược phát triển, thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao, tranh thủ sự ủng hộ của các
lực lượng tiến bộ trên thế giới, để phát triển lực lượng tác
chiến mạng chuyên trách, coi đó là một “binh chủng” tác
chiến đặc biệt không thể thiếu của Quân đội và nền quốc
phòng toàn dân, đủ sức đấu tranh trong cả thời bình và thời
chiến. Chủ động, tự lực phát triển hệ thống trang bị, phương
tiện kỹ thuật, nhất là hệ thống máy tính, các phương tiện
thông tin dùng trong các cơ quan cơ mật, trọng yếu của ta;
hạn chế sử dụng trang, thiết bị của nước ngoài để tăng cường
khả năng bảo mật. Có kế hoạch động viên, tổ chức sử dụng
các nguồn nhân lực và trang, thiết bị của nền kinh tế quốc
dân, của toàn dân sẵn sàng tham gia đối phó với cuộc tiến
công mạng hay chiến tranh mạng của địch. Triển khai xây 19
dựng bộ tham mưu tác chiến mạng, nòng cốt là Bộ Tư lệnh
Tác chiến Không gian mạng, Cục Tác chiến điện tử,... hình
thành bộ máy lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành thống
nhất, tạo thành một binh chủng tác chiến mạng đủ mạnh để
đối phó với các thủ đoạn chiến tranh mạng, không để bị động,
bất ngờ. Thường xuyên huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình
độ tác chiến mạng, năng lực hiệp đồng giữa các lực lượng, sẵn
sàng tham gia tác chiến, đấu tranh mạng có hiệu quả.
Tác chiến mạng là vấn đề mới, là cuộc đấu tranh của các
nguồn nhân lực chất lượng cao, diễn ra đa dạng, phức tạp, ở
tất cả các mặt đời sống xã hội và có vai trò rất quan trọng. Vì
thế, lý luận và thực tiễn tác chiến mạng rất cần tiếp tục
nghiên cứu bổ sung, phát triển, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 20