An toàn thực phẩm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
An toàn thực phẩm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ---------------------------
BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Mã số SV: Ngành : Marketing Lớp MH: 2371-1015
Giảng viên phụ trách lớp:
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC - LỜI CAM ĐOAN 3 - LỜI CẢM ƠN 4 - LỜI MỞ ĐẦU 5 - KHÁI
NIỆM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM. 6
- LÝ DO VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ĐƯỢC QUAN TÂM 6
- NGUYÊN NHÂN CÁC DOANH NGHIỆP VI PHẠM ĐẠO ĐỨC 7
- VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 7 - NHỮNG
NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG VI
PHẠM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 8 2 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ bài
cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài giảng,
powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận 3 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc bộ môn
Đạo Đức Kinh Doanh trường Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho em được học tập, nghiên
cứu và tích lũy kiến thức để thực hiện bài tiểu luận. Trên hết, em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến giảng viên thầy Trần Duy Nghiêm Luật đã tận tình chỉ dẫn và đưa ra
nhiều lời khuyên bổ ích giúp em hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất.
Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung
bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý thêm từ quý thầy cô. Trân trọng. 4 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm từ trước đến nay luôn là mũi kim nhức nhối trong
lòng người dân và các nhà chức trách. Tuy được các cơ quan chức năng lên tiếng báo
động, nhưng tình trạng này ngày càng trở nên cấp thiết. Việc mất an toàn vệ sinh thực
phẩm bắt nguồn chính vì những nguồn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc do chính
các nhà kinh doanh ham lợi bán cho người tiêu dùng với mức lợi nhuận cao ngất ngưởng.
Điều này đưa đến một vấn đề đau đầu khác mà toàn bộ doanh nghiệp trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt là “đạo đức trong kinh doanh”. Việc xây
dựng “đạo đức kinh doanh”, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp;
đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng
đạo đức kinh doanh và nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động
lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội
Đạo đức nghề nghiệp càng cần thiết hơn với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực
thực phẩm. Bởi lẽ, thực phẩm là thứ quan trọng mật thiết với sức khỏe con người-
điều được xem trọng nhất. Tại Việt Nam, hiện nay, đang có rất nhiều doanh nghiệp là
“con sâu làm rầu nồi canh” khiến người dân phải dè chừng hay không tin tưởng vào
thực phẩm Việt. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà gạt qua tình người, có khi chính chúng ta
đang hại con cháu, người thân của chúng ta vì tiền. Đạo đức kinh doanh không còn
nữa, người ta chỉ quan tâm đến cái lợi ích mà bỏ qua tính mạng của người khác.
Chúng ta kinh doanh cần phải có đạo đức tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm để góp
phần tạo thành văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp, giúp đất nước phát triển. 5 I.
Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm :
- Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa
học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những
phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực
hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến
cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo
nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến
việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc
thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản
sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.
( Nguồn tham khảo: https://luatminhkhue.vn/ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-gi-cac-khung-
hinh-phat-doi-voi-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-ve-sinh-an-toan-thuc-pham.aspx ) II.
Lý do an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được quan tâm:
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là một trong những vấn đề được xã
hội quan tâm nhất bởi nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và tất cả chúng ta
không thể sống thiếu thực phẩm. Giải thích:
Hầu hết các căn bệnh nan y, khó chữa hiện nay đều xuất phát từ vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm của người dân. Bất cứ một sản phẩm nào trên thị trường đều có thể làm giả, làm kém
chất lượng như gạo thì có gạo nhựa, gạo trá hình, trứng tẩy trắng, rau bẩn, thịt chết, cá
nhiễm độc… Trước thảm trạng ngộ độc thực phẩm cùng tỷ lệ ung thư tăng cao, vấn đề đảm
bảo an toàn thực phẩm ngày càng được toàn thể xã hội quan tâm. Việc ăn thực phẩm bẩn
hàng ngày không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn nguy hiểm đến tính mạng người tiêu
dùng. Rồi đây, đất nước sẽ toàn những căn bệnh thế kỷ, cụ thể là ung thư… Bữa cơm hàng
ngày của người dân điêu đứng bao nhiêu thì các nhà hàng, quán ăn đáng lo ngại bấy nhiêu. 6
Bây giờ người ta chỉ tích cực ăn cơm nhà thường xuyên hơn, vì không cần biết ngon hay
không ngon nhưng bữa cơm gia đình ít ra sẽ đảm bảo được vấn đề vệ sinh thực phẩm. III. Nguyên
nhân mà các Doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Sử dụng những nguyên liệu rẻ, không rõ nguồn gốc nhằm tăng lợi nhuận cho Doanh
nghiệp, vì lợi nhuận mà quên mất đạo đức kinh doanh.
- Cách chế biến kiếm chất lượng, sơ sài, không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm
giảm thiểu nhân công, cắt bớt chi phí cho Doanh nghiệp.
- Từ phía nhà quản lý, khi buông lỏng, làm ngơ và cả sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ
khiến cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm khó kiểm soát hơn.
- Cạnh tranh giá cả, đánh vào tâm lý người tiêu dùng bởi thói quen nhìn bề ngoài bắt mắt,
ham rẻ mà bỏ qua chất lượng của sản phẩm. IV.
Vấn đề đạo đức
- Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng bận rộn và phải ăn các đồ ăn chế
biển sẵn. Lợi dụng việc này, các doanh nghiệp vì để trục lợi cho mình mà không quan
tâm đến sức khỏe người tiêu dùng và sản xuất các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vấn đề đạo đức được hình thành khi:
Hoạt động của nhà quản trị ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp
Lợi ích doanh nghiệp lệ thuộc trực tiếp vào lợi ích các bên liên quan
Lợi ích các bên đối nghịch nhau
Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, cách chế biến kém chất lượng, không đạt chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, nhưng lợi ích của
người tiêu dùng sẽ giảm vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Vì thế ta có thể thấy vệ
sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề đạo đức doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không những vi phạm đạo
đức của con người mà còn vi phạm pháp luật. Lâu ngày, hành vi này sẽ được mặc định
trở thành văn hóa của chính doanh nghiệp đó và đó là một văn hóa xấu cần bị loại trừ. 7
- Vì các nhà quản trị chịu trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành môi trường đạo đức
trong mỗi tổ chức nên các nhà quản trị cũng giữ vai trò “người dẫn đầu” trong vấn đề
này. Quyết định của nhà quản trị sẽ là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi
phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy có thể thấy, muốn thay đổi hành vicủa doanh
nghiệp, trước hết nhà quản trị cần thay đổi tư duy và đạo đức.
- “Chữ tín còn quý hơn vàng” là câu tục ngữ của ông cha ta. Trong kinh doanh, muốn
thành công, trước hết cần tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp và một doanh nghiệp có đạo
đức sẽ có được uy tín. V. Những
nội dung cần thực hiện để Doanh nghiệp không vi phạm vấn dề an toàn
vệ sinh thực phẩm:
- Xác định rõ tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, truyền đạt đến các nhân viên để
đảm tất cả mọi người đều quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng một kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong Doanh nghiệp:
Nguồn cung cấp nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Kho bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đảm bảo sạch sẽ nơi chế biến thức ăn.
Đảm bảo nhân viên đủ sức khoẻ để làm việc trong môi trường này.
Trang bị đầy đủ dụng cụ, trang phục bảo hộ cho nhân viên.
Chú trọng đào tạo nhân viên phải đảm bảo việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong
suốt quá trình làm việc ở khu chế biến.
Kiểm tra và đưa ra mức phạt nếu nhân viên không đảm bảo được vệ sinh trong khu chế biến. Về phía doanh nghiệp 8 9