Anh chị hãy trình bày phân tích một số ví dụ (3 ví dụ trở lên) cụ thể đểtừ đó làm rõ nội dung MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
Anh chị hãy trình bày phân tích một số ví dụ (3 ví dụ trở lên) cụ thể đểtừ đó làm rõ nội dung MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. Từ đó rút ra bài học cho bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (USSH.VNU)
Trường: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 27526821
CÂU 1: Anh chị hãy trình bày phân tích một số ví dụ (3 ví dụ trở lên) cụ thể
đểtừ đó làm rõ nội dung MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
Từ đó rút ra bài học cho bản thân
Đối với chủ nghĩa duy tâm: Ý thức, tinh thần của con người đã bị trừu tượng hóa,
tách khỏi con người thành một lực lượng thần bí, siêu nhiên.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh vai trò
một chiều của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức phủ nhận tính độc lập
tương đối của ý thức.
Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng (hay chủ nghĩa Mác Lênin)
1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức. Vật chất quyết định ý thức thể
hiện ở các phương diện sau:
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Nghĩa là não người là cơ quan phản
ánh để hoàn thành ý thức. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não
trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
- Vật chất quyết định nội dung ý thức. Dưới hình thức nào thì đến cùng ý thức
đều là phản ánh của thế giới hiện thực khách quan. Yếu tố của các quyết định
của nội dung mà ý thức phản hồi chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính chất xã
hội. Ý thức chỉ là hình ảnh của quan khách.
- Vật chất quyết định bản chất ý thức. Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất được dịch chuyển
vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và
nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
- Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức. Ý thức là cái phản ánh,
vật chất là cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh
cũng phải biến đổi theo. Như ngày xưa khi kinh tế thiếu thốn, mọi người chỉ
mong ăn no mặc ấm, bây giờ kinh tế phát triển mạnh hơn, mn chuyển thành muốn ăn ngon mặc đẹp.
2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất lOMoARcPSD| 27526821
Điều này được thể hiện qua bốn khía cạnh: Tính độc lập tương đối của ý thức, sự
tác động của ý thức đối với thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người, ý thức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, ý thức không thể vượt
quá quy định về tiền đề vật chất xác định.
a. Tính độc lập tương đối của ý thức
Ý thức có tính độc lập tương đối nghĩa là vật chất luôn là cái có trước và quyết
định ý thức, nhưng ngược lại ý thức cũng có tác động trở lại đối với vật chất. Hay
nói cách khác ý thức chính là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc. Xét về một
mặt nào đó tương tự như mối quan hệ nhân quả. Ví dụ trong học tập, nếu chúng ta
giỏi thì sẽ có được kết quả cao. Từ những kết quả đạt được ta lại càng có thêm
động lực để phấn đấu hơn nữa. Kết quả cao chính là nguyên nhân và động lực để
phấn đấu chính là kết quả.
Kết thúc quá trình phản ánh hiện thực, ý thức được sinh ra có sự vận động, phát
triển riêng không lệ thuộc vào vật chất. Một ví dụ để hiểu rõ hơn là những phong
tục tập quán từ thời kì phong kiến như tục ăn trầu, gói bánh chưng vẫn được phát
triển trong thời kỳ hiện đại, chứ không phải thời thế thay đổi mà những phong tục
đó cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó, ý thức song hành với hiện thực. Ý thức có thể
lạc hậu hoặc vượt trước hơn so với sự biến đổi của đối tượng trong thế giới vật
chất. Ví dụ là con người trong thời kỳ CN 4.0 – xã hội thông tin đã mong muốn,
mơ ước vượt lên trên thành tựu thời đại để dự định về 1 thời kì 5.0 xã hội siêu
thông tin (máy móc, vi máy tính vượt trội, đỉnh cao của mọi thời kỳ). Đó là sự vượt
trội của nhận thức loài người. Nhưng trong một diễn biến khác về sự song hành
chậm hơn của ý thức ta lại thấy mặc dù chế độ phong kiến đã được xóa bỏ từ rất
lâu nhưng tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại ở đâu đó trong xã hội. Và
hơn hết, thông qua những trải nghiệm, nhìn nhận về cuộc sống, ta nhận thấy rằng
nhìn chung, ý thức thường thay đổi chậm hơn so với vật chất.
b. Sự tác động của ý thức đối với thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Ý thức có thể biến đổi điều kiện sống, hoàn cảnh vật chất, thậm chí tạo ra một
“thiên nhiên thứ hai”. Chẳng hạn như việc toàn thế giới đang không ngừng bảo vệ
các loài động vật quý hiếm thông qua việc nhân giống, đưa chúng tới một môi
trường an toàn. Chính vì thế mà điều quan trọng trong việc phát huy được vai trò
tích cực của ý thức, con người cần phản ánh đúng và khách quan về thực tại, phải
vận dụng và sáng tạo những tri thức tích lũy đưa vào thực tiễn. Hơn hết ý thức phải lOMoARcPSD| 27526821
được vật chất hóa trong thực tiễn bằng các đường lối chủ trương đúng đắn, phù hợp.
c. Ý thức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
Ý thức chính là lăng kính phản ánh hiện thực, vật chất, nó chỉ đạo hoạt động, hành
động của con người, quyết định tính đúng sai của hành động đó. Tính năng động
đó của ý thức đem lại cho giới vật chất 2 chiều tác động: nếu ý thức phản ánh đúng
hiện thực, nó có để dự báo thậm chí là tiên đoán chính xác, đưa ra những lý luận
định hướng đúng đắn, từ đó thúc đẩy thế giới vật chất phát triển và chỉ đạo hoạt
động thực tiễn hành động. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện
thực thì nó sẽ biến những hành động của con người trở nên vô nghĩa, xấu xa và
thậm chí dẫn tới kìm hãm sự phát triển của cả xã hội.
d. Ý thức không thể vượt quá quy định về tiền đề vật chất xác định
Tuy tính năng động sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt
quá những quy định của những tiền đề vật chất đã xác định. Ý thức phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hành động. Ví dụ
như cơ thể người, những gì có thể cầm nắm và di chuyển cũng chỉ có hai chân và
hai tay. Dù sáng tạo hay năng động, con người không thể tự bay bằng tứ chi đó cả.
Muốn bay thì ta buộc phải sáng tạo ra phương tiện, công cụ hỗ trợ. Tất cả phải dựa
vào điều kiện khách quan từ môi trường Trái đất và năng lực của loài người.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. -
Tôn trọng tính khách quan
Vật chất quyết định ý thức, do đó mọi suy nghĩ và hành động đều phải xuất phát từ
hiện thực khách quan, chống chủ quan duy ý chí. Mọi chủ trương, đường lối kế
hoạch đều phải xuất phát từ điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Nhận thức sự vật phải chân thật.
- Phát huy tính năng động chủ quan
Vì ý thức có vai trò tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát huy tính năng động chủ quan: phát huy lOMoARcPSD| 27526821
tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư
tưởng thụ động, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng. - Kết luận
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ thống nhất biện chứng, tức là
cùng quyết định, tác động lên nhau, tồn tại độc lập chứ không bài trừ, xóa bỏ nhau.
Vậy nên để thực tốt nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính
năng động chủ quan cần nhận thức và giải quyết đúng các mối quan hệ lợi ích giữa
cá nhân, tập thể, xã hội có động cơ trong sáng, không vụ lợi, có thái độ thật sự
khách quan, khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.