-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế | Đại học Nội Vụ Hà Nội
*Ảnh hưởng tích cực: Lạm phát vừa phải là 3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng lạm phátlàm “ bôi trơn” những bánh xe của thị trường lao động. Cho phép tiền lươngthực tế có thể điều chỉnh dễ dàng hơn. Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợvà đầu tư. Từ đó giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
kinh tế tài chính 1 (HUHA) 6 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế | Đại học Nội Vụ Hà Nội
*Ảnh hưởng tích cực: Lạm phát vừa phải là 3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng lạm phátlàm “ bôi trơn” những bánh xe của thị trường lao động. Cho phép tiền lươngthực tế có thể điều chỉnh dễ dàng hơn. Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợvà đầu tư. Từ đó giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: kinh tế tài chính 1 (HUHA) 6 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế:
*Ảnh hưởng tích cực:
Lạm phát vừa phải là 3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng lạm phát
làm “ bôi trơn” những bánh xe của thị trường lao động. Cho phép tiền lương
thực tế có thể điều chỉnh dễ dàng hơn. Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay
nợ và đầu tư. Từ đó giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư. Một số
lĩnh vực kém ưu tiên sẽ được mở rộng tín dụng. Giúp phân phối lại thu nhập và
các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu. Và sẽ được thực hiện
trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
*Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh mặt tích cực, ảnh hưởng chính của lạm phát đến nền kinh tế là tiêu cực.
Khi nó tăng cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Nó làm lệch lạc cơ cấu giá kéo
theo là nguồn vốn. Và nguồn nhân lực không được phân bổ phù hợp dẫn đến kết quả
là tăng trưởng chậm lại.
Tác động trực tiếp lên lãi suất:
Khi lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên. Điều này gây
ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Với công thức: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Từ công thức trên sẽ dễ dàng thấy được sự tác động của lạm phát đến lãi suất. Hay nói
cách khác là lợi ích của người dân.
Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế:
Khi lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi. Điều đó sẽ làm cho thu
nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Làm giảm thu nhập thực thông qua các
khoản lãi và các khoản lợi tức.
Phân phối thu nhập bất bình đẳng:
Gây mất cân đối giữa quan hệ cung – cầu hàng hoá. Trên thị trường, giá cả hàng hoá
lại càng lên cao hơn. Những người dân nghèo càng khó khăn trong việc mua được các
sản phẩm thiết yếu. Ngược lại, người giàu lại dư tiền để mua hàng hóa về tích trữ và
bán với giá ngất ngửa. Gây khốn khó cho người nghèo và tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai tầng lớp này.
Tác động đến khoản nợ quốc gia:
Hiện tượng này tăng cao, giá trị của đồng tiền giảm xuống. Chính phủ được lợi do
thuế thu nhập đánh vào người dân. Bên cạnh đó lại chi một khoản lớn cho việc trả nợ
vay nước ngoài. Được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Giải pháp:
Kiểm soát lạm phát là điều rất quan trọng trong một nền kinh tế vì thế mà các quốc gia
luôn nỗ lực để làm điều này. Những phương án mà chính phủ thường áp dụng để kiểm
soát tỷ lệ lạm phát là: •
Lượng tiền giấy phát hành sẽ bị giảm bớt nhằm kiểm soát được lượng tiền nhàn
rỗi dư thừa, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. •
Phát hành thêm trái phiếu •
Tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi nhằm thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng •
Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại •
Đánh thuế nhiều hơn vào các mặt hàng tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu trong xã hội. •
Áp dụng chính sách tài chính thắt chặt, giảm sức ép lên giá cả của hàng hóa. •
Tạm ngưng các khoản chưa cần thiết •
Cân đối lại ngân sách Nhà nước • Cắt giảm thuế quan •
Giảm chi tiêu ngân sách và đầu tư công •
Gia tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền trong lưu thông •
Khuyến khích tự do mậu dịch •
Sử dụng biện pháp đối với hàng hóa từ nước ngoài vào •
Đưa ra các phương án cho hàng hóa nhập khẩu •
Vay viện trợ từ nước ngoài, cải cách tiền tệ trong nước, ổn định tỷ giá hối đoái •
Sử dụng chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ sẽ được giao nhiệm vụ giữ
lãi suất cho vay liên ngân hàng thấp.