-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập nhập môn kinh doanh | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Nêu khái niệm và phân tích ý nghĩa của một số chỉ tiêu kinh tế quantrọng của nền kinh tế?Một chỉ số kinh tế là một số thống kê cung cấp thông tin có giá trị về nềnkinh tế:Nếu chỉ số thống kêcho biết tình trạng của nền kinh tế ở một vài tháng trướcđây được gọi là chỉ số kinh tế quá khứ (Lagging indicators).Chỉ tiêu dự đoán tình trạng của các nền kinh tế trong 3-12 tháng sắp đến đượcgọi là chỉ số kinh tế định hướng (Leading indicators).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
kinh tế tài chính 1 (HUHA) 6 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập nhập môn kinh doanh | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Nêu khái niệm và phân tích ý nghĩa của một số chỉ tiêu kinh tế quantrọng của nền kinh tế?Một chỉ số kinh tế là một số thống kê cung cấp thông tin có giá trị về nềnkinh tế:Nếu chỉ số thống kêcho biết tình trạng của nền kinh tế ở một vài tháng trướcđây được gọi là chỉ số kinh tế quá khứ (Lagging indicators).Chỉ tiêu dự đoán tình trạng của các nền kinh tế trong 3-12 tháng sắp đến đượcgọi là chỉ số kinh tế định hướng (Leading indicators).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: kinh tế tài chính 1 (HUHA) 6 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710 1.
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
---------------------------------
Nêu khái niệm và phân tích ý nghĩa của một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của nền kinh tế?
Một chỉ số kinh tế là một số thống kê cung cấp thông tin có giá trị về nền kinh tế:
Nếu chỉ số thống kê cho biết tình trạng của nền kinh tế ở một vài tháng trước
đây được gọi là chỉ số kinh tế quá khứ (Lagging indicators).
Chỉ tiêu dự đoán tình trạng của các nền kinh tế trong 3-12 tháng sắp đến được
gọi là chỉ số kinh tế định hướng (Leading indicators). Tăng trưởng kinh tế
Mục đích của một nền kinh tế là cung cấp cho người tiêu dùng ngày càng
nhiều các hàng hoá và dịch vụ;
Tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP được định nghĩa là giá trị thị trường
của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi nền kinh tế trong một năm nhất định.
Loại trừ những hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất bên ngoài nước; loại trừ sản phẩm trung gian.
Tốc độ tăng trưởng GDP
GDP không cung cấp cho chúng ta biết nhiều thông tin về tình trạng của nền kinh tế.
Nhưng sự thay đổi của GDP (tốc độ tăng trưởng) thì cung cấp thông tin hữu ích.
Nếu GDP (sau khi điều chỉnh theo lạm phát) tăng lên, nền kinh tế là tăng
trưởng. Nhưng nếu nó đi xuống, nền kinh tế bị suy thoái. Chỉ số tiêu dùng CPI lOMoAR cPSD| 45764710 2.
Chỉ số CPI The Consumer Price Index: CPI) đo lường mức độ lạm phát bằng
cách xác định những thay đổi giá của một rổ hàng hóa giả định, chẳng hạn
như: thực phẩm, nhà ở, quần áo, chăm sóc y tế, thiết bị, xe ô tô… đã mua của hộ gia đình tiêu biểu.
CPI do các cơ quan chính phủ công bố hàng tháng (Việt Nam: Tổng cục
Thống kê; Mỹ: Cục Thống kê lao động)…
Trách nhiệm xã hội là gì? Hãy nêu và phân tích một tấm gương tốt về
thực hiện trach nhiệm xã hội trong thực tiễn?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility: CSR) được hiểu là:
“Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững,
thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới,
an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Nói cách khác, CSR là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối
thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Nêu và phân tích tấm gương tốt:
Ví dụ: Công ty Điện tử Samsung vừa được trao giải thưởng Doanh nghiệp
(DN) Trách nhiệm xã hội hàng đầu châu Á vì những đóng góp cho xã hội tại
lễ trao giải DN châu Á Xuất sắc và Bền vững (ACES) năm 2015.
• Mặt kinh tế : Phát triển nền công nghệ điện tử, xây dựng hệ thống sản xuất
tiên tiến, tạo việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu
cầu người dùng, góp phần phát triển kinh tế cho doanh nghiê[j và quốc gia nơi samsung phân phối • Mặt pháp lý : lOMoAR cPSD| 45764710 3. Điều tiết cạnh tranh
Bảo vệ người tiêu dùng : tuyển dụng người lao động 18- 24 trong vòng 2 năm
Bảo vệ môi trường: khởi chạy chương trình “Quản trị doanh nghiệp xanh đến năm 2013
An toàn và bình đẳng: “ Quy tắc ứng xử toàn cầu”
Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
• Mặt đạo đức : “ Quy tắc ứng xử toàn cầu”
• Lòng bác ái : bảo vệ môi trường, an toàn lao động, sức khỏe con người và
các hoạt động từ thiện.
Trình bày các giai đoạn chủ yếu trong một chu kỳ kinh tế? Trong giai
đoạn suy thoái, các doanh nghiệp đối diện nguy cơ nào? Cho ví dụ minh họa?
A. Tất cả nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen kẽ với
giai đoạn tăng trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái. Các nhà kinh tế gọi
sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ kinh tế (hay chu kỳ kinh doanh).
Một chu kỳ điển hình thường kéo dài từ ba đến năm năm, nhưng cũng có thể kéo dài hơn.
Nhìn chung một chu kỳ có thể được chia thành 04 giai đoạn đó là: thịnh
vượng, suy thoái, khủng hoảng (mà chu kỳ thường bỏ qua), và phục hồi.
B. Khi GDP giảm, thất nghiệp tăng lên bởi vì mọi người có ít tiền để chi
tiêu,doanh thu kinh doanh suy giảm. Suy giảm trong hoạt động kinh tế này
được gọi là một cuộc suy thoái.
Các nhà kinh tế thường nói rằng: chúng ta đang bước vào một cuộc suy
thoái khi GDP giảm liên tiếp trong 02 quý. lOMoAR cPSD| 45764710 4.
Nếu suy thoái kéo dài (một thập kỷ hoặc lâu hơn), tỷ lệ thất nghiệp duy trì
ở mức rất cao và sản xuất bị giảm sút nặng nề, nền kinh tế có thể chìm vào giai
đoạn khủng hoảng. C. Ví dụ:
4. Giới thiệu quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp?
Sau khi chiêu mộ, các ứng viên thường trải qua quy trình tuyển chọn như sau:
Xem xét lý lịch: Bao gồm xem xét các vấn đề như trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…
Phỏng vấn: Hầu như tất cả các công ty đều sử dụng một trong hai loại phỏng vấn sau:
Phỏng vấn có cấu trúc: Nhà quản lý yêu cầu mỗi ứng viên phải trả lời những
câu hỏi tương tự liên quan đến công việc. lOMoAR cPSD| 45764710
Phỏng vấn không cấu trúc: Được tổ chức như một cuộc trò chuyện bình thường.
Thông thường các cuộc phỏng vấn có cấu trúc ưa thích hơn; Kiểm
tra sức khỏe: Đo lường sức mạnh, độ bền sự nhanh nhạy.
Cần thiết đối với các công việc đòi hỏi thể chất.
Trắc nghiệm viết: Kiểm kiểm tra khả năng hoặc cá tính.
TN khả năng: Đánh giá xem ứng viên có kỹ năng phù hợp với công việc.
TN tính cách: Tìm kiếm những đặc điểm có liên quan đến hiệu suất công việc.
Hãy chắc chắn rằng yếu tố kiểm tra cho phép dự báo tốt về hiệu suất công việc.
Kiểm tra hiệu suất: Đo lường thực hiện công việc.
Ví dụ, kiểm tra tốc độ đánh máy.
Thử việc: Ứng viên được đánh giá về các hoạt động liên quan đến công việc
trong khoảng một vài ngày.
Tham khảo: Hỏi những người biết về ứng cử viên.
Có thể được khó khăn để có được thông tin chính xác.
5. Làm rõ khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc trong công tác quản
trị nguồn nhân lực?
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động được sử dụng để thu
hút, giữ chân nhân viên và đảm bảo họ nỗ lực cao nhất trong việc đáp ứng mục tiêu tổ chức.
Khái niệm: Phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan
đến công việc một cách có hệ thống.Phân tích công việc được tiến hành nhằm
để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi côngviệc đó và các kỹ năng, năng
lực quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thựchiện công việc đó một cách tốt nhất.
Ý nghĩa: Phân tích công việc cung cấp cho các nhà quản trị một bản tóm tắt
các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó, mối tương quan của lOMoAR cPSD| 45764710
công việc đó với công việc khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết và các điều kiện làm việc.
• Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
• Điều kiện để tiến hành công việc.
• Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc.
• Mối tương quan của công việc đó với công việc khác.
• Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó.
6. Làm rõ khái niệm của thiết kế công việc trong công tác quản trị nguồn
nhân lực. Giới thiệu các kiểu thiết kế công việc cho cá nhân?
Khái niệm: Thiết kế công việc là qúa trình xác định các nhiệm vụ, các trách
nhiệm cụ thể được thực hiện bởi những người lao động trong tổ chức như các
điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó. Thiết kế công
việc là cách mà một loạt các công việc hoặc một công việc trọn vẹn được thiết lập.
Thiết kế công việc cho cá nhân:
- Chuyên môn hóa công việc: chia nhỏ công việc, giao cho mỗi cá nhân ít
việc, khối lượng mỗi phần việc tăng lên
- Luân chuyển công việc: ng lao động thay đổi, chuyển chỗ làm việc theo qui trình nhất định.
- Mở rộng công việc: mở rộng phạm vi thực hiện bằng cách tăng thêm việc
và giảm khối lượng trong mỗi phần việc.
- Làm phong phú hóa công việc: là phương thuức thiết kế công việc bằng
cách mở rộng công việc theo chiều sâu.
- Thiết kế công việc theo modul: các phần việc phân chia đồng nhất. Ng lao
động dược lựa chọn phần việc theo khả năng sở trường của mình.
7. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa và quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp? lOMoAR cPSD| 45764710
Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo được hiểu là các hoạt động học
tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức
năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao
động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để
nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao
động của mình có hiệu quả hơn. Đào tạo là hoạt động phát triển nguồn nhân
lực, là tổng thể các hoạt động có tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác
định nhằm làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện
có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc
giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp
của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn
với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các
công việc trong tương lai Ý nghĩa:
- Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân
lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự tiến hoá và phát triển
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực
lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang dần chuyển sang một phương
thức sản xuất mới, hùng hậu hơn trước đây, nền kinh tế đã làm cho các doanh
nghiệp muốn tồn tại thì phải thích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và
phải đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực sẽ càng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng và công tác này còn làm cải thiện
được mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xoá bỏ được sự thiếu hiểu biết,
sự tranh chấp, sự mâu thuẫn tạo ra bầu không khí đoàn kết thân ái cùng phấn
đấu phát triển. Để đạt được hiệu quả cao hơn và khả năng công tác tốt hơn.
- Đối với người lao động: lOMoAR cPSD| 45764710
Trong điều kiện sự phát triển của khoa học công nghệ, người lao động luôn
phải nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp chuyên môn để không bị tụt
hâu. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp họ nâng cao
kiến thức và tay nghề giúp họ tự tin hơn làm việc có hiệu quả hơn. Phát huy
khả năng khám phá của từng người, trở nên nhanh nhẹn đáp ứng sự thay đổi của môi trường.
Quy trình đào tạo gồm : 4 buớc
- Xác định nhu cầu đào tạo: phân tích tổ chức, cá nhân, nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch đào tạo.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
- Đánh giá hiệu quả đào tạo.
8. Làm thế nào để phân biệt được một doanh nghiệp với 01 tổ chức không kinh
doanh? Cho ví dụ cụ thể minh họa?
9. Cho biết ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp Công ty trách
nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở lên)? Dùng ví dụ thực tiễn để minh họa?
Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh
nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối
thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
- Có tối thiểu 02 thành viên (nhưng không quá 50 thành viên).
- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Phần vốn góp phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.
- Không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng .
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. lOMoAR cPSD| 45764710 Ưu điểm:
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về
các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây
rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên
thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ
dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập
của người lạ vào công ty. Nhược điểm:
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật
hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không
cóquyền phát hành cổ phiếu
Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại và Dich vụ Hồng Công; Công ty TNHH Thúy Anh
10. Khái niệm, ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp công ty cố phần?
Dùng 01 ví dụ thực tiễn để mình họa?
Khái niệm: Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh
nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.
Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được
gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là
cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Ưu điểm: lOMoAR cPSD| 45764710
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều
người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
- Trách nhiệm của nhà đầu tư được giới hạn trong các mệnh giá cổ phiếu.
Điều này được gọi là trách nhiệm hữu hạn.
- Đời sống của công ty cổ phần thường dài hơn công ty tư nhân và công ty hợp danh.
- Bất cứ ai cũng có thể thoát ra từ công ty cổ phần bằng việc bán cổ phiếu của mình.
- Công ty có thể thuê các chuyên gia tốt hơn mà kết quả trong quản lý tốt hơn.
- Tính minh bạch cao giúp giảm thiểu rủi ro. Nhược điểm:
- Hình thành các công ty cổ phần là rất dài, rất phức tạp và công việc rất kỹ thuật.
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ
đông lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau có thể có sự phân hóa
thành các nhóm đối kháng;
- Quyền lực tập trung bởi vì có rất ít người nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty.
- Không có nhiều bí mật được tìm thấy trong các công ty.
- Các công ty phải trả thuế hai lần cho Chính phủ.
- Việc giảm vốn trong công ty cổ phần hiện nay đang không được quy định cụ thể;
- Ra quyết định thường bị trì hoãn - Thiếu động lực. lOMoAR cPSD| 45764710
Ví dụ: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai; Công ty Cổ phần Công nghiệp hóa chất Đà Nẵng.
11. Hãy nêu một khái niệm đơn giản để chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Ưu
điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này?
Khái niệm: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 03 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa
theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân (trong đó tiêu chí
tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), phân chia theo 3 khu vực ngành nghề
kinh doanh: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương
mại và dịch vụ”. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ Ưu điểm:
- Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNNVV gọn nhẹ, linh hoạt;
- Là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành DN lớn.
- Dễ dàng khởi sự và năng động, nhạy bén với thị trường. Nhược điểm:
- Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc.
- Qui mô nhỏ, rất hạn chế trong việc quản bá thương hiệu, thường lệ thuộc những Doanh nghiệp lớn.
- Trình độ quản lý ở các DNNVV thường hạn chế.
- Sự hiểu biết về pháp luật của chủ DN còn nhiều hạn chế.
- Khởi nghiệp kinh doanh mang tính tự phát, xuất phát.
- Các DNNVV thường bị phân biệt đối xử khi tiếp cận các nguồn vốn.
- DNNVV không đủ năng lực phát triển mở rộng kinh doanh đến những thị trường rộng lớn…
Ví dụ: Doanh nghiệp PrintedArt khai thác Lunix và mã nguồn mở.
12. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức sản xuất theo đơn hàng và điều
kiện áp dụng. Cho ví dụ minh họa? lOMoAR cPSD| 45764710
Số chủng loại sản phẩm rất nhiều, sản lượng mỗi loại rất nhỏ. Quá trình sản
xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần.
Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản
phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại được sản xuất rất
nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Đặc điểm chính:
- Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất thường không được tách rời.
- Không có sự chế tạo, thử nghiệm sản phẩm.
- Quy trình công nghệ được lập sơ sài,
- Trình độ công nhân cao nhưng Wlđ thấp do ko CMH
- Máy móc thiết bị vạn năng
- Đầu tư ban đầu nhỏ và tính linh hoạt của hệ thống cao Ví dụ: tàu biển,
động cơ tên lửa, bom mguyên tử,….
13. Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất liên tục và điều kiện áp
dụng. Cho ví dụ minh họa?
Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý
một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó.
Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của
sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Đặc điểm chính:
- Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền làm cho dòng di chuyển của sản
phẩm có tính chất thẳng dòng.
- Máy móc thiết bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản
xuất không có tính linh hoạt.
- Tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ.
- Bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị
Ví dụ: sản xuất nước đóng chai lOMoAR cPSD| 45764710
14. Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất hàng loạt và điều kiện
áp dụng. Cho ví dụ minh họa?
Là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng
khối. Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm
được sản xuất ra tương đối nhiều nhưng khối lượng sản xuất hàng năm mỗi
loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể được hình thành một
dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế biến
nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Đặc điểm chính
- Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành
những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ.
- Quá trình sản xuất lặp đi lặp lại tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao.
- Tổ chức sản xuất thường rất phức tạp.
- Thời gian gián đoạn lớn, SP dở dang nhiều
- Đồng bộ hoá sản xuất khó khăn
Ví dụ: sản xuất máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất…
15. Phân tích ưu, nhược điểm của loại hình sản xuất hàng khối và điều kiện
áp dụng. Cho ví dụ minh họa?
Số chủng loại sản phẩm ít với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá
trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi, diễn ra trong các doanh
nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra ít thường chỉ có một vài
loại sản phẩm với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá trình sản xuất
rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật gia
công sản phẩm cũng như nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
Những đặc điểm chính:
- Thiết bị máy móc thường là các loại chuyên dùng hoặc tự động; sắp xếp
thành các dây chuyền khép kín.
- Chuẩn bị kỹ thuật tách rời sản xuất và rất chu đáo trước khi sản xuất. lOMoAR cPSD| 45764710
- Trình độ chuyên môn hoá người lao động cao
- Chất lượng sản phẩm ổn định
- Vốn đầu tư ban đầu lớn
Ví dụ: Xi măng, sắt thép, điện…
16. Tại sao phải định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu? Trình bày việc
định vị một sản phẩm mà bạn am hiểu?
Định vị sản phẩm trển thị trường là thiết kế sản phẩm có những đặc tính khác
biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo cho sản phẩm một hình
ảnh riêng trong con mắt khách hàng. Định vị sản phẩm là xác định vị trí một
sản phẩm trên thị trường sao cho khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh
cùng loại nhằm giành được những khách hàng nhất định. Tại sao:
- Vị trí của một sản phẩm là một tập hợp những ấn tượng, khái niệm và cảm
giác của khách hàng về loại sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại.
- Như vậy doanh nghiệp cần phải sử dụng các nỗ lực marketing để xây dựng
hình ảnh sản phẩm và công ty có một vị trí khác biệt so với sản phẩm và
công ty khác trong nhận thức của khách hàng. Ví dụ: Định vị sản phẩm
Close Up của Unilever Sản phẩm vật chất:
- Sự khác biệt: ngoài tác dụng chống sâu răng nó còn mang lại hơi thở thơm
mát với nhiều loại hương thơm khác nhau.
- Công thức đọt phá có tác dụng cho hơi thở thơm mát kéo dài cực lâu, loại
bỏ tối đa mảng bám răng, giảm viêm lợi, kéo dài nhiều giờ. - Chứa hợp chất Flo. Hình ảnh
- Logo: phần chữ close màu trắng và phần chữ up mau xanh
- Slogan: hơi thở thơm tho
- Bao bì: hình ảnh đôi nam nữ cuời tươi khoe răng trắng. lOMoAR cPSD| 45764710
- Kiểu dáng: hộp giấy loại 230g, 220g, 150g tiện lợi cho việc sd và mang đi xa.
- Kiểu chữ: chữ in nghiêng độc đáo.
17. Tại sao phải nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu? Trình bày thị
trường mục tiêu của 01 loại sản phẩm trong 01 doanh nghiệp mà bạn am hiểu?
Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần
làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh
tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do
đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ
hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa
phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp
để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển
một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại
từng thị trường cụ thể.
Việc nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ
bạn từ việc phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến
lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu thị trường, bạn không
phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi
bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu
thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong
kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm.
Nhu cầu của con người là vô hạn, thị trường NTD rộng lớn phân tán, bên
cạnh đó nguồn lực của DN chỉ có hạn, với mỗi một công việc KD, DN luôn
phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) và để có thể chiến thắng ĐTCT,
duy trì hoạt động KD có hiệu quả DN phải tìm cho mình những đoạn thị
trường mà ở đó DN có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của KH hơn
hẳn ĐTCT à việc xác định nhóm nhu cầu thị trường mà DN sẽ đáp ứng được lOMoAR cPSD| 45764710
gọi là quá trình: phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu; nhóm nhu cầu thị
trường được DN chọn để đáp ứng nhu cầu gọi là: thị trường mục tiêu của DN.
Ví dụ: thị trường mục tiêu của Coca Cola
Theo tiêu thức địa lý: miền Nam, nơi ng dân sống năng động hơn chi tiêu
nhiều hơn, cầu lớn hơn.
Theo tiêu thức nhân chứng học là thanh thiếu niên.
18. Chính sách marketing là gì? Hãy giới thiệu về chính sách marketing cho
01 sản phẩm của một doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu mà anh/chị biết rõ?
Chính sách marketing là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ
tục được thiết lập gắn với hoạt động marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc
thực hiện các mục tiêu đã xác định. Ví dụ:
Chính sách Marketing của Coca Cola. - Chính sách sản phẩm
Nhãn hiệu: đặt tên nhãn hiệu cho từng sản phẩm riêng biệt như coca
cola, fanta, samurai, sprite,…dễ đọc dễ nhớ, đa dạng hóa sản phẩm.
Không ngừng nâng cao uy tín nhãn hiệu thông qua nâng cao chất lượng
sản phẩm, bao bì đẹp, giá phù hợp.
Bao gói và dịch vụ: thiết kế đẹp sáng tạo tiện dụng đem đến cảm giác mới
mẻ, độc đáo, thuận tiện khí sd.
Danh mục sản phẩm: coca cola, fanta cam – dâu – trá cây, sprite chai –
lon, sunfill cam bột – dứa bột, nước đóng chai Joy,… - Chính sách giá:
Chiến lược giá: bám chắc thị trường, ngang bằng hoặc cao hơn giá của pessi.
Thay đổi giá: tăng đều theo sự tăng lên của thu nhập ng dân và sự lạm phát. - Chính cách phân phối:
Có 3 nhà máy tại tp HCM, HN và ĐN. lOMoAR cPSD| 45764710
Có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên và hơn 300000 đại lý. Tiếp
tục mở rộng mạng lưới phân phối. Hình thức bán lẻ trực tiếp
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
Quảng cáo : truyền hình, báo chí,..
Kích thích tiêu thụ: chiết khẩu thương mại, giảm giá bán cho các đại lý
thanh toán tiền đúng hạn và mua khói lượng lớn,..
Quan hệ công chúng: các hoạt động đb là các ct dành cho giới trẻ như đại nhạc hội Soundfest. Bài tập củng cố
Tình hình kinh doanh của Công ty XYZ trong tháng 3/2017 như sau: (ĐVT: 1.000 đồng).
Trong tháng bán được 1000 kg sản phẩm với giá bán là 150, khách hàng
thanh toán ngay 60% bằng tiền mặt còn lại sẽ thanh toán vào tháng 5.2017. Được
biết số hàng hóa này được mua lần 1 vào ngày 15.1.2017 với số lượng 400kg với
giá 80 và mua lần 2 vào ngày 1.2.2017 với khối lượng 600kg, giá mua 85, tất cả
đã thanh toán cho người bán bằng tiến mặt.
Tiền lương trả cho nhân viên trong tháng 3.2017 là 20.000 được thanh toán vào ngày 2.4.2017.
Ngày 1.12.2015 công ty đã đưa vào sử dụng Tài sản cố định phục vụ kinh
doanh và quản lý có nguyên giá là 480.000, thời gian sử dụng 10 năm, công ty
tính khấu hao theo đường thẳng.
Chi phí khác có liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi đã chi bằng tiền trong tháng là 10.000. Yêu cầu:
1. Xác định lợi nhuận trong tháng trên cơ sở dồn tích.
2. Tính toán chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên doanh thu và từ đó đề xuất các
giải pháp để nâng cao chỉ tiêu này tại doanh nghiệp. Bài giải: lOMoAR cPSD| 45764710
A.xác định lợi nhuận trên cơ sở dồn tích
1) Doanh thu (thu nhập) gộp: 1.000kg x 150 = 150.000
2) Giá vốn hàng bán: 400kg x 80 + 600kg x 85 = 83.000
3) Lời gộp: 150.000 - 83.000 = 67.000
6) Tỷ suất lợi nhuận gộp: T = 67.000/150.000 = 44,7%
4) Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: - Tiền lương: 20.000 - Chi khác: 10.000 -
Khấu hao TSCĐ: 480.000/10 năm/12 tháng = 4.000
Tổng chi phí HĐ: 20.000 + 10.000 + 4.000 = 34.000
5) Lợi nhuận doanh nghiệp (lãi ròng): 67.000 - 34.000 = 33.000
B.Giải pháp tăng lợi nhuận -
Phải tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng bán, tăng giá bán thông
qua việc tăng cường mở rộng thị trường, đa dạng hóa các phương thức bán hàng… -
Giảm giá vốn hàng bán bằng cách lựa chọn nhà cung cấp, thời điểm
cung cấp, quy mô mua hàng hợp lý để mua được hàng rẻ hơn, tiết kiệm chi phí vận tải hơn; -
Tiết kiệm chi phí hoạt động bằng việc tăng cường kiểm soát nhằm
giảm chi phí, nâng cao hiệu suất hoạt động của nhân viên, của chi phí quảng
cáo… để với chi phí như cũ có thể tạo ra doanh thu cao hơn…,