Áp dụng pháp luật là gì? - Luật phá sản - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thôngqua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thểthực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1) Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào cần phải áp dụng pháp luật? Áp
dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông
qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể
thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong những trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài
pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trong trường hợp này,
dù quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể quan
hệ pháp luật đó không được thực hiện và có sự tranh chấp.
Trong một số quan hệ pháp luật, nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm
tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác
nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
Kết quả hoạt động áp dụng pháp luật thường là các chủ tể có thẩm quyền ban hành văn
bản áp dụng pháp luật và đây cũng được coi là hình thức chủ yếu của hoạt động áp
dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức
pháp lý xác định như lệnh, quyết định, bản án…
2) Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Khái niệm tham nhũng : Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ , quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái
pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá
nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Hậu quả tham nhũng ở Việt Nam : Trong lĩnh vực kinh tế:
Một là, tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế của quốc
gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn. Tham nhũng làm cho nền kinh mọt
ruỗng, làm biến chất quan hệ sở hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi chệch
hướng phát triển và không có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến ban đầu.
Hai là, tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Bởi lẽ một phần khá
lớn tiền của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài bị “rơi vào túi” của những
kẻ quan liêu, tham nhũng, mà không được sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ba là, tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài. Do nạn tham nhũng,
đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ và các doanh nghiệp nhỏ trong nước
dù vật lộn cũng không vượt qua được các chi phí “bôi trơn”. Không những thế, tham
nhũng làm vẩn đục cạnh tranh lành mạnh T
rong lĩnh vực chính trị - xã hội:
Một là, tham nhũng gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới và xây dựng đất
nước; làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn.
Hai là, tham nhũng tạo ra và làm gia tăng bất công trong xã hội. Trong khi
những người có thế lực, có điều kiện về kinh tế nhờ tham nhũng có thể làm giàu
một cách bất chính, thì những người nghèo lại không có tiền để hối lộ nên gặp
phải những bất công so với những người có hành vi tham nhũng. Tham nhũng
trong các dự án lớn của Chính phủ là trở ngại chính cho sự phát triển kinh tế xã
hội, đã “cướp” đi từ ngân sách số tiền khổng lồ mà lẽ ra được dành cho y tế,
giáo dục và chống đói nghèo.
Ba là, tham nhũng bóp méo hoạt động quản lý nhà nước, vô hiệu hóa quyền lực
nhà nước, khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả và không minh bạch.
Bốn là, tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ
nghĩa, gây bất ổn xã hội. Không những thế, tham nhũng còn làm xấu đi hình
ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nh đầu tư nước ngoài.
Năm là, tham nhũng làm biến chất cán bộ, công chức nhà nước, hủy hoại đạo đức công vụ.
Sáu là, tham nhũng làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền
thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay.
Bảy là, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ cương trong
các lĩnh vực không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh; trật tự, an toàn xã
hội chưa bảo đảm, tình trạng tội phạm gia tăng. Tham nhũng là tội phạm gốc
cho sự xuất hiện của các loại tội phạm khác, như tội phạm rửa tiền. Rửa tiền là
một hình thức mà thông qua đó các hình thái tội phạm có tổ chức có thể biến
đổi tiền thu được thông qua các hoạt động phạm pháp thành tiền đầu tư vào các
hoạt động kinh doanh chính đáng, hợp pháp và từ đó tạo ra tiền “sạch” về mặt
hình thức để quay trở lại sử dụng cho các doanh nghiệp tội phạm. Hoạt động
rửa tiền cho phép tội phạm xóa bỏ sự dính líu của chúng tới các hoạt động tạo
ra lợi nhuận từ sự phạm tội, trong đó có tham nhũng.
Như vậy, có thể thấy tham nhũng là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Tham nhũng
không chỉ gây thiệt hại to lớn về mặt vật chất mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tinh
thần. Tham nhũng không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế mà còn gây ra sự mất ổn định
xã hội, làm gia tăng bất công xã hội và làm băng hoại đạo đức xã hội
Vd :Vụ kit Việt Á hàng chục cán bộ công chức bị bắt giữ gây ảnh hưởng rất lớn đến
người dân cả về vật chất đến tinh thần, làm mất niềm tin của dân vào Đảng và Nhà
nước. Những hành động, đảng và Nhà nước đã giải quyết và xử phạt nghiêm những đối tượng vi phạm.
3) Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị và liên
hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay.
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
Trong mqh với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối. Một mặt, pháp luật do
điều kiện kinh tế quyết định, mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách
mạnh mẽ đối với kinh tế.
Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật , sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến sự
thay đổi về pháp luật. PL phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, nó ko thể cao hơn
hoặc thấp hơn trình độ của kinh tế. Nhưng PL có sự tác động trở lại đối vs kinh tế,khi
PL phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì PL có nội dung tiến bộ và có tác
dụng tích cực.Ngược lại, khi PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, dùng
PL để duy trì các quan hệ kinh tế lạc hậu thì lúc đó PL tác động vào kinh tế theo chiều
hướng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế
Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị:
Trong mqh với chính trị , PL là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính
trị. Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối vs PL.
Đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế. Các chính sách đó
được cụ thể hóa trong PL thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội.
Mặt khác chính trị còn thể hiện mqh giữa các giai cấp và các lực lượng khác nhau
trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy PL ko chỉ phản ánh các chính sách kinh tế
mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp
Liên hệ với điều kiện Việt Nam: Kinh tế
Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu,
chính sách tài chính…, qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế,
tác động đến sự tăng trưởng và ổn định, cân đối nền kinh tế. Với mức độ đáng kể, sự
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính
trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận
động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua
Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Thông qua pháp luật, Nhà
nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những
mục đích mong muốn. Chính sách kinh tế của nước ta hiện nay được xác định trong
điều 15 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001: “Nhà nước xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Chính sách kinh tế của Nhà
nước ta luôn hướng tới mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thông qua pháp luật, nhà nước ta xác định các hình thức sở hữu trong xã hội, từ đó tác
động tới quan hệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong
nền sản xuất xã hội. Đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, pháp luật
cũng đã có những điều chỉnh mang tính định hướng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất
nước. Chẳng hạn, việc quy đinh về các hình thức sở hữu trong xã hội được thể chế
trong chương II Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Việc thừa nhận kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
dưới nhiều hình thức, bên cạnh việc củng cố, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể thông qua pháp luật là một bước đi phù hợp với nền kinh tế
nước ta trong giai đoạn đổi mới. Trước tình hình hội nhập với quốc tế, việc điều chỉnh
trong pháp luật đã giúp nước ta phá bỏ được nhiều trở ngại trong tiến trình phát triển
nền kinh tế của đất nước cũng như trong các quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Chính trị
Thứ nhất, hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước
Ví dụ: Việc thực hiện pháp luật của cán bộ công chức trong nhà nước ngày càng được
quan tâm và thực hiện tốt, điều này đã được cụ thể hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2008. Những quy định
cụ thể trong luật đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức
được làm và không được làm.
Thứ hai, trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia
Những năm qua, chúng ta đã hoàn thành việc thực hiện phân giới cắm mốc với Lào và
Trung Quốc; đang trong quá trình thúc đẩy phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, đàm
phán phân định vùng biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ngoài cửa Vịnh
Bắc Bộ, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế đối với Indonesia, xử lý các vấn
đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng đối với Malaysia. Đặc biệt, đối với vấn đề phức
tạp trên Biển Đông hiện nay, chúng ta luôn hợp tác và giải quyết mọi vấn đề tranh
chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố giữa các bên về ứng xử trên Biển Đông
giữa ASEAN và Trung Quốc, trên tất cả các diễn đàn song phương và đa phương.
Thứ ba, pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị
Quan điểm đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, trong đó có các thành phần kinh tế cạnh tranh tự do và bình đẳng đã xác định
cơ sở chính trị cho việc xây dựng Hiến pháp năm 2013 cũng như các đạo luật quan
trọng trên lĩnh vực kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… khi đất nước ta
đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường.
4) Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Khái niệm:
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau để đi
đến xác lập các quyền và nghĩa vụ.
Hình thức của hợp đồng dân sự:
Hình thức hợp đồng dân sự là phương tiện thể hiện sự thoả thuận của các chủ thể. Tuỳ
thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn một hình
thức thể hiện cho phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng dân sự có thể được
thể hiện bằng các hình thức sau:
- Hình thức hợp đồng miệng (bằng lời nói). Với hình thức này các bên giao kết chỉ
cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực
hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức hợp đồng miệng thường được sử
dụng trong những trường hợp hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc những công việc giản đơn
mà quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản. Với hình thức này, các bên phải ghi đầy đủ nội
dung của sự thỏa thuận vào văn bản hợp đồng và cùng ký tên vào bản hợp đồng. Hình
thức hợp đồng bằng văn bản gồm hai loại là hợp đồng bằng văn bản thường (không
cần phải công chứng, chứng thực) và hợp đồng bằng văn bản công chứng, chứng thực.
Hợp đồng bằng văn bản công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc phải xin phép là một yêu cầu bắt buộc đối với một số hợp đồng cụ thể. Những
hợp đồng phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, xin phép thường là những hợp
đồng mà đối tượng của nó là những tài sản và quyền tài sản mà nhà nước cần phải
quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Ngoài ra, đối với một số hợp đồng khác, mặc dù pháp luật không quy định phải tuân
thủ hình thức này nhưng nếu các bên thấy cần thiết thì có thể lựa chọn áp dụng
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định căn cứ vào hình thức của
hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Đối với
hợp đồng miệng, thời điểm có hiệu lực là thời điểm các bên đã trực tiếp thoả
thuận về những nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc đã thực hiện những hành
Đối với hợp đồng bằng văn bản thường (không bắt buộ phải công chứng, chứng
thực, đăng ký...), thời điểm có hiệu lực là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản. Đối với hợp đồng bằng văn bản mà pháp luật quy định bắt buộc phải công
chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp
đồng được công chứng chứng thực. Ngoài ra, thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng dân sự còn có thể được xác định theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo
quy định của pháp luật.
Ví dụ, Bộ luật Dân sự quy định: Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực từ thời điểm
bên được tặng cho nhận tài sản
5) Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, pháp luật với đạo đức và liên
hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
- Pháp luật còn có mối quan hệ với đạo đức. Đạo đức là những quan điểm, quan
niệm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp) về cái thiện, cái ác, về sự
công bằng Những quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, do những điều kiện của
đời sống vật chất xã hội quyết định. Từ những quan điểm, quan niệm đó, một hệ thống
quy tắc ứng xử của con người được hình thành. Đạo đức một khi trở thành niềm tin nội
tâm thì chúng sẽ là cơ sở cho hành vi của con người riêng Nhưng các quy phạm đạo
đức tồn tại trong xã hội cũng rất khác nhau. Chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau. Giai cấp thống trị xã hội có điều kiện thể hiện quan điểm, quan niệm
của mình thành pháp luật. Do vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm
quyền. Tuy nhiên, do có nhiều quan niệm khác nhau trong xã hội, cho nên khi xây
dựng và thực hiện pháp luật, giai cấp cầm quyền cũng phải tính đến yếu tố đạo đức để
tạo cho pháp luật có một khả năng “thích ứng”, làm cho nó “tựa hồ” như thể hiện ý chí
của mọi tầng lớp trong xã hội.
- Pháp luật và nhà nước là hai
hiện tượng thuộc thượng tầng chính trị - pháp lý, luôn
có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Nhà nước và pháp luật cùng có chung
nguồn gốc hình thành và phát triển. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị, nhưng quyền lực chính trị đó chỉ có thể được thực hiện và có hiệu lực trên cơ
sở pháp luật. Còn pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Pháp luật có
khả năng triển khai đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền trên quy mô toàn xã hội
một cách nhanh nhất, tức là nhà nước không thể phát huy được quyền lực của mình
nếu thiếu pháp luật... và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi
dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước Liên hệ Việt Nam Nhà nước
Như chúng ta đã phân tích cụ thể ở bên trên, nhà nước và pháp luật Việt Nam cùng ra
đời và chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Nhà nước sẽ có chức năng bảo vệ
pháp luật thực thi hiệu quả nhất. Nhà nước cũng có một bộ máy cưỡng chế đặc biệt
nhằm mục đích để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được diễn ra một cách chính xác.
Pháp luật thì sẽ lại được nhà nước ban hành và được thừa nhận. Cũng chính bởi vì thế,
nhà nước ta vẫn luôn đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách nhanh chóng, hữu
hiệu nhất trong cuộc sống con người. Pháp luật sẽ do nhà nước ban hành, pháp luật sẽ
được truyền bá và sẽ được phổ biến tới mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau và
chính thức thông qua các hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luât cũng sẽ
có khả năng có những tác động đến mọi chủ thể là những cá nhân hay là các tổ chức
trong xã hội. Không những thế, pháp luật cũng sẽ điều chỉnh hầu hết đối với các lĩnh
vực của đời sống xã hội
Nhà nước ta cũng đã ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện pháp luật, cùng với đó là
tiến hành bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời
sống của người dân một cách rất rõ ràng. Trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã
thực hiê ~n chính sách ngoại giao khép kín. Hê ~ thống pháp luâ ~t của nước ta giai đoạn
này thực chất cũng đã ngăn cấm các hoạt đô ~ng đầu tư của tư bản nước ngoài vào.
Nhưng, ta thấy được rằng, từ khi mở cửa và hội nhập nền kinh tế thì Đảng và Nhà
nước ta cũng đã đă ~t quan hê ~ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trước tình hình đó thì ta thấy được rằng, pháp luâ ~t của Việt Nam về cơ bản cũng đã có
những thay đổi nhằm mục đích để sao cho có thể phù hợp với xu thế chung. Không
những thế thì Nhà nước ta đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm mục đích để có
thể thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng đối
với các quốc gia và các nhà đầu tư. Những chính sách đó về cơ bản cũng đã được thể
hiê ~n tâ ~p trung trong pháp luâ ~t Viê ~t Nam giai đoạn hiê ~n hành. Đạo đức
Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò mối quan hệ của pháp luật và đạo đức
ngày càng được nhìn nhận đúng đắn, tích cực.
Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan điểm đạo đức của nhân dân,
pháp luật không những thể hiện được tư tưởng cách mạng, đạo đức truyền thống dân
tộc, đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của
nhân dân lao động. Cụ thể là được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung
2001, Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Hệ thống pháp
luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con
người, coi việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy
định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và
được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50).
Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhân đạo, một tư
tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt
Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà nước.
Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các thương
binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già, trẻ em không nơi nương tựa,
người tàn tật…Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn được thể hiện
ngay cả trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật.Chẳng hạn
các quy định của Bộ luật hình sự, quy định về các tình tiết giảm nhẹ hình sự; quyết
định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật (Điều 46, điều 47); miễn hình phạt (điều
54); miễn chấp hành hình phạt (điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên (điều 58,59);
các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (chương 10); các quy định về
tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ,người bị mắc
bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ
làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự)…
Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo
điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Khi pháp luật chưa
được ban hành kịp thời, không đầy đủ, đạo đức giữ vai trò bổ sung, thay thế cho pháp
luật. Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp
pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với quy định của pháp
luật.Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong đời
sống xã hội. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã thực sự phát huy vai trò tích
cực của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lối sống. Chính vì vậy, về cơ bản, tuyệt
đại đa số các thành viên trong xã hội đều có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh,
tôn trọng mọi người,tôn trọng các quy tắc sống chung của cộng đồng.
Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan
niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái
hóa xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và
phát huy các quan niệm đạo đức của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định:“Nhà nước và
xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc; kế
thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh;tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài
năng sáng tạo trong nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo
đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định cách
xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong các điều kiện hoàn cảnh xác định.
Chẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh
hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có
nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng,
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…”(điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành
vi trái với đạo đức xã hội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng
và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm những
hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức
và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33).Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy
định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết
hôn giả, lừa dối để kết hôn, ly hôn…”.Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng
“sống lâu lên lão làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ,
công chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…
Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, thực
tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Một là trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luật
chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm đạo đức không cụ thể dẫn
đến khó ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự quy định, các giao dịch
dân sự không được trái với đạo đức xã hội. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó
là trái hay không với đạo đức xã hội, không phải là vấn đề đơn giản, cùng một hành vi
nhưng có thể có các đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn
tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng gia trưởng, thói cá
nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, trọng nam khinh nữ,…vẫn có ảnh hưởng
không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là
nguyên nhân chính làm gia tăng các vi phạm pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là sự
nhận thức không đúng đắn về vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống. Để
khắc phục được những hạn chế nói trên, nhà nước ta cần phải nâng cao ý thức đạo đức
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – tương lại của đất nước, nâng cao giáo dục, giữ gìn và
phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
6) Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành? Trình bày
các bộ phận cấu thành đó.
Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mqh nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các bộ phận cấu thành ( ngành, chế định)
khác nhau phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
Thông thường, chúng ta giới hạn xem xét pháp luật với tư cách là hệ thống quy phạm
pháp luật với các cấp độ cấu trúc là:
Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.
- Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất, là “tế bào”,“viên gạch” trong hệ thống cấu
trúc pháp luật. Trong quy phạm pháp luật đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của pháp luật -
đó là tính khuôn mẫu, tính chặt chẽ về mặt hình thức, tính cưỡng chế nhà nước. Mỗi
quy phạm pháp luật thực hiện vai trò điều chỉnh đối với một quan hệ xã hội nhất định.
- Chế định pháp luật
Chế định pháp luật gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm
quan hệ xã hội liên quan mật thiết với nhau và có chung tính chất. Mặc dù những quan
hệ xã hội mang tính đặc thù, nhưng chúng tồn tại không tách biệt nhau. Chế định pháp
luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối
liên hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập. Việc xác định ranh
giới giữa các chế định nhằm tạo ra khả năng xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật
phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. - Ngành luật
Ngành luật bao gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội cùng loại thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, bằng những phương pháp riêng của mình
7) Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó.
Nếu bản chất giai cấp của nhà nước chỉ rõ quyền lực của nhà nước thuộc về ai,
phục vụ lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ
chức quyền lực và những phương pháp để thực hiện quyền lực ấy. Hình thức
nhà nước phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống văn hoá, lịch
sử của nhà nước. Hình thức nhà nước được hình thành từ ba yếu tố: Hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể
-Đây là cách tổ chức, cơ cấu, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước cao nhất và mối
liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập
các cơ quan này. Hình thức chính thể gồm hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà
-Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế...) theo
nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ lại được chia thành chính thể quân chủ tuyệt
đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu
nhà nước (vua, hoàng đế...) có quyền lực vô hạn, còn trong các nhà nước quân chủ hạn
chế, người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn
có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong nhà nước tư sản có chính thể
quân chủ hoặc cơ quan đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến.
-Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc vào
một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hoà cũng có
hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hòa quý tộc. các nhà nước cộng hoà
dân chủ, pháp luật quy định quyền của công dân tham gia để bầu cử thành lập các cơ
quan đại diện (quyền lực) của nhà nước. Trong các nước cộng hoà quý tộc (dưới chế
độ nô lệ), quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước chỉ
dành riêng cho giới quý tộc và quyền đó được quy định cụ thể trong luật pháp.
-Hiện nay, trong các nhà nước tư sản, chính thể cộng hòa có hai biến dạng chính là
cộng hoà tổng thống và cộng hòa đại nghị. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, vai
trò của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng. Tổng thống được cử tri bầu ra, và vừa1 là
nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ. Các nhà thành viên chính phủ do tổng
thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Hình thức này tồn tại ở Mỹ và
một số bộ nước Mỹ La tinh. Cộng hoà đại nghị được đặc trưng bởi việc nghị viện
thành lập ra chính phủ và khả năng của nghị viện kiểm tra hoạt động của chính phủ.
Tổng thống do nghị viện bầu ra và có vai trò không lớn. Hình thức này được áp dụng ở
Đức, Áo, Phần Lan, Italia..
-Hiện nay, ngoài chính thể cộng hòa tổng thống và cộng độ hoà đại nghị, còn một hình
thức chính thể khác đó là hình thức hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại
nghị. Hình thức này đang được sử dụng ở Pháp, Hàn Quốc...
-Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được đặc trưng
bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
-Đây là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa
các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Có hai
hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà
nước liên bang. Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, các bộ phận hợp
thành nhà nước là các đơn vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia, đồng
thời có hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống địa phương, trong
nước chỉ có một hệ thống pháp luật. Nhà nước liên
bang là nhà nước có từ hai hay
nhiều nước thành viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang không chỉ liên bang có các
dấu hiệu của nhà nước, mà các nhà nước thành viên cũng có chủ quyền riêng và ở mức
độ này hay mức độ khác có dấu hiệu của nhà nước. Nhà nước liên bang có hai hệ
thống cơ quan quyền lực và quản lý: Một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ
thống trong mỗi nước thành viên. Nhà nước liên bang có hai hệ thống pháp luật của
bang và của liên bang. Công dân của nhà nước liên bang mang hai quốc tịch. Các nhà
nước liên bang như: Mỹ, Đức, Ấn Độ...
3. Chế độ chính trị
-Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức mà các cơ quan nhà nước sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước
Một số chủ thể phổ biến:
-Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật, …
-Chủ thể cá nhân bao gồm công dân, người nước ngoài, người ko quốc tịch
-Chủ thể pháp nhân: Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau:
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho năng, nhiệt phép thành lập,
đăng ký hoặc công nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật hệ pháp 1 một cách độc lập
-Nội dung gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể
Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng xử sự của những người tham gia
quan hệ pháp luật được quy phạm pháp luật xác định trước và được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
-Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiện nhằm
đáp ứng việc hưởng quyền của chủ thể khác Khách thể:
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những
lợi ích xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Ví dụ:
Vào ngày 20/11/2022, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng.
Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B. o
Chị A: có năng lực pháp luật (vì không bị Tòa án hạn chế hay là tước
đoạt năng lực pháp luật); có năng lực hành vi (đủ tuổi và không mắc các
bệnh theo quy định pháp luật). Vì thế, chị A có năng lực chủ thể đầy đủ. o
Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự như chị A.
Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đồng và tiền lãi.
Nội dung của quan hệ pháp luật: o
Với chị A: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có
nghĩa vụ giao khoản tiền vay 500.000.000 đồng cho chị B như đã thỏa thuận; o
Với chị B: có quyền được nhận số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả
nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trước đó.
12) Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước. Khái niệm:
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì, trật tự xã hội, bảo vệ địa
vị của giai cấp thống trị trong xã hội
Bản chất của nhà nước:
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà
nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do
trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy
không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước
chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội
chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai
cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một
thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là
thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời trước hết phục vụ
lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại
diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện
bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
- Đặc trưng của nhà nước:
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước có năm đặc trưng cơ bản sau đây:
1. Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế,
quản lý những công việc chung của xã hội.
2. Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
4. Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các
quan hệ xã hội bằng pháp luật.
5. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
13) Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác nhà nước.
Tổ chức xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có cùng mục
đích, chính kiến, nghề nghiệp, độ tuổi, … được thành lập và hoạt động nhằm
đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên. Nhà nước Tổ chức xã hội khác
Nhà nước có bộ máy hùng Quyền lực của các tổ chức này là quyền lực công
mạnh được tổ chức chặt chẽ cộng nhưng hòa nhập với hội viên và chúng không
và được trao những quyền có bộ máy riêng để thực thi quyền lực. năng đặc biệt.
Nhà nước phân chia lãnh thổ Các tổ chức này tập hợp quản lý thành viên theo
theo các đơn vị hành chính và nghề nghiệp, chính kiến, mục đích, độ tuổi, … phạm
thực hiện quản lý dân cư theo vi tác động hẹp hơn nhà nước. lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền quốc Các tổ chức này được thành lập và hoạt động một gia
cách hợp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc
thừa nhận nên chỉ có thể nhân danh chính tổ chức để
thực hiện các quan hệ đối nội, đối ngoại.