Ap lực đồng trang lứa - Peer presure - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Ap lực đồng trang lứa - Peer presure - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: e.g. ledership, psychology (e.g. leadership, psy)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề tài: Tác động tiêu cực của “Áp lực đồng trang lứa” của giới trẻ hiện nay. Bài Làm
Trong thời đại số hóa và tiến triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc tiếp cận
kiến thức và thông tin không còn bị giới hạn bởi khoảng cách về không gian và thời
gian. Hình thành ra một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt cho giới trẻ, khiến
cho áp lực đồng trang lứa trở nên ngày càng nặng nề và trở thành bệnh tâm lý phổ
biến mà trẻ em và vị thành niên đang phải đối mặt. Nghiên cứu của công ty Barna
Group (Mỹ) phối hợp với Impact 360 Institute đã đưa ra kết quả khảo sát cho thấy thế
hệ Gen Z đang chịu áp lực từ cả môi trường bên trong và bên ngoài. Cứ 5 người trẻ thì
có 2 người bị ảnh hưởng, trong đó áp lực thành công (56%) và áp lực cần phải hoàn
hảo (42%) là những nguyên nhân chính. Ngoài ra, người trẻ còn phải đối mặt với gánh
nặng tâm lý do bị đánh giá bởi thế hệ trước (42%) và kỳ vọng của cha mẹ (39%)
(Baomoi, 2022). Dựa trên những kết quả này, hiện nay áp lực từ gia đình và xã hội với
những kỳ vọng không thực tế và không phù hợp với bản thân chính là nguyên nhân
chính dẫn đến “áp lực đồng trang lứa”. Áp lực cùng tuổi đến từ hai dạng so sánh xã
hội: so sánh thực lực và so sánh quan điểm. So sánh thực lực tập trung vào ganh đua
và mục đích là xác định sự ưu thế hoặc bất lợi so với đối tượng được so sánh. Ngược
lại, so sánh quan điểm tập trung vào việc thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về thế giới
và bản thân, nhằm đưa ra nhận định và quyết định với sự cân nhắc cẩn thận (Festinger,
1954). So sánh thực lực có thể mang lại hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tâm lý, điều
này không được tìm thấy trong xu hướng so sánh quan điểm. Việc so sánh thực lực
của bản thân với người khác có thể dẫn đến mất định hướng về bản thân, không biết rõ
mình là ai và có vai trò gì trong xã hội. Hơn nữa, việc thường xuyên so sánh này cũng
liên quan đến việc người tham gia có xu hướng xây dựng ước mơ, giá trị và nhận dạng
cá nhân dựa trên các tiêu chuẩn xã hội, thay vì tự xây dựng giá trị cá nhân ( Yang,
C.C. và đồng nghiệp, 2018 ). Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (American Psychological
Association), “áp lực đồng trang lứa là sức ảnh hưởng mà một nhóm tạo ra đối với cá
nhân trong nhóm để thúc đẩy hành vi phù hợp hoặc tuân theo các chuẩn mực và kỳ
vọng chung của nhóm”. Từ điển Cambridge cũng định nghĩa áp lực đồng trang lứa là
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của một nhóm, đặc biệt là đối với trẻ em, đối với các thành
viên trong nhóm, thúc đẩy họ hành động giống như những người khác trong nhóm,
thường do áp lực từ bạn bè hoặc kỳ vọng của nhóm (Nguyễn Lê Thanh Vân, 2023).
Dựa trên các định nghĩa này, “áp lực đồng trang lứa” là áp lực tâm lý hình thành khi
hành vi cá nhân bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng trong một nhóm hoặc tập thể, nhằm
tránh bị cô lập và loại trừ. Vì vậy, tiêu cực đến từ “áp lực đồng trang lứa” là áp lực
tâm lý hình thành từ hành vi cá nhân có nhận thức bị ảnh hưởng từ những kỳ vọng
trong một nhóm, tập thể, nhằm tránh bị cô lập và loại trừ. Những nguyên nhân dẫn
đến áp lực cùng tuổi từ môi trường xung quanh như gia đình và các mối quan hệ,
không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của cá nhân mà còn gây tác động tiêu cực đến thể
chất và cản trở sự phát triển bản thân.
Tác động tiêu cực đầu tiên đến từ “Áp lực đồng trang lứa” đến với thế hệ giới trẻ hiện
nay là phát sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, gây ra tâm trạng buồn bã, chán nản, mất
động lực, và mệt mỏi, dẫn đến các bệnh lo âu và trầm cảm. Theo Makinde và các
đồng nghiệp nghiên cứu (2020), áp lực từ bạn bè đồng trang lứa là nguyên nhân gây
tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Trầm cảm hiện đang là một trong những vấn đề tâm lý
phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Một nghiên cứu thực hiện trên 5.478 học
sinh tại các trường trung học ở bang Ogun, Nigeria đã chỉ ra rằng càng cao áp lực từ
bạn bè đồng trang lứa, thì nguy cơ mắc trầm cảm ở học sinh trung học càng tăng. Thời
gian mà học sinh ở trường gần như bằng với thời gian họ ở nhà, vì vậy trường học trở
thành một trong những nguồn gây ra căng thẳng lớn nhất, đặc biệt khi kết hợp với mối
quan hệ bạn bè đồng trang lứa không thể thiếu. Dựa vào nghiên cứu trên, áp lực tâm lý
bạn bè bắt nguồn so sánh thành tích trên lớp, tình trạng gây ra căng thẳng cho học
sinh, một phần bắt nguồn từ phía gia đình đặt áp lực lên thành tích gây ra tình trạng áp
lực, dễ dàng sinh ra suy nghĩ tiêu cực và là tình trạng cơ bản dẫn đến bệnh trầm cảm.
Ngày nay, tình trạng trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên ngày càng một gia tăng, dựa
vào số liệu khảo sát của tạp chí Bộ Công Thương, theo UNICEF (2020), tỷ lệ mắc các
vấn đề Sức Khỏe Tâm Thần (SKTT) nói chung đối với trẻ em và vị thành niên (10-19
tuổi) tại Việt Nam dao động từ 8% - 29%. Theo số liệu của một vài nghiên cứu trường
hợp điển hình tại Việt Nam gần đây, tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có
suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là
5,8%. Thực tế, con số thống kê về tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên đã tăng hơn 40%
trong thập kỷ qua (Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2020). Từ số liệu trên cho thấy, tình
trạng lo âu hay trầm cảm nhìn nhận mọi thứ theo góc độ tiêu cực, trong quá trình đánh
giá thiếu khách quan và hiểu biết về nhân thức xung quanh. Vì thế, tác động áp lực
đồng trang lứa dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, là căn bản của bệnh trầm cảm và hiện
nay tỉ lệ trầm cảm và tự tử ngày càng gia tăng từ áp lực từ các môi trường không lành
mạnh. Những mối nguy hiểm từ suy nghĩ tiêu cực không chỉ gây ra tác động về tinh
thần, mà còn gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn về mặt thể chất bên trong, đầu tiên
là gây ra suy yếu về hệ miễn dịch. Theo Grahan-Engeland và nhóm nghiên cứu bằng
phương pháp tiếp cận mô hình 2 lớp. Nhóm sử dụng bảng câu hỏi điều tra để yêu cầu
người tham gia ghi lại cảm xúc thực của họ theo thời gian thực và thu thập dữ liệu hồ
sơ cảm xúc của người tham gia trong hai tuần. Kết quả đưa ra, những người trải qua
tâm trạng tiêu cực nhiều lần mỗi ngày trong thời gian dài có xu hướng có mức sinh
khối viêm cao hơn trong máu. Từ nhận định kết quả trên, tâm trạng tiêu cực, như căng
thẳng, lo lắng và buồn bã tăng tỉ lệ mắc bệnh và gây ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tiếp đến, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, “Cảm xúc tiêu
cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch ngay cả khi bản thân chúng ta không bị mắc
bệnh tim. Một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ khoẻ mạnh.
Nghiên cứu ghi nhận lại sự thay đổi về điện tama đồ (ECG) của các bác sĩ trước và
trong 30 giây đầu tiên khi nhận được cuộc gọi cấp cứu khẩn cấp. Kết quả ECG ghi
nhận được tình trạng tim bị thiếu oxy và nhịp tim bất thường” nguồn từ VinMec
International Hospital. “Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim
mạch”. Tác động từ áp lực cùng trang lứa hình thành các suy nghĩ căng thẳng, lo âu,
stress đã dẫn đến các tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch, bao gồm tăng huyết áp
và nhịp tim nhanh, đặt áp lực lên các động mạch và cơ tim. Vì vậy, khi tình trạng này
kéo dài, tạo điều kiện hình thành ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng như bệnh tăng
huyết áp, bệnh nhồi máu cơ tìm và nguy cao về đột quỵ.
Một tác động tiêu cực đến từ áp lực đồng trang lứa là kiềm hãm khả năng phát triển
của bản thân. Theo Cialdini và Goldstein (2003) đã tiến hành nghiên cứu để điều tra
ảnh hưởng của áp lực xã hội đối với hành vi của con người. Kết quả từ nghiên cứu,
khi cảm thấy áp lực từ đối phương để tuân theo một quy tắc hoặc dựa trên tiêu chuẩn
nhất định, họ có xu hướng hành động trái ngược với niềm tin và giá trị của bản thân.
Khi chạy theo đám đông mà không phụ hợp với năng lực với bản thân,mất đi giá trị
bản thân là nguyên nhân kiềm hãm phát triển kỹ năng của cá nhân. Ngoài ra, khi bản
thân không chịu phát triển dẫn đến sự sáng tạo và tư duy phản biện giảm đi. Từ một
nghiên cứu của Nghiên cứu của Barber et al. (2016), sử dụng phương pháp chụp não
bộ (fMRI) để khám phá tác động của áp lực đồng trang lứa đối với quá trình ra quyết
định xử lý vấn đề. Kết quả chính của nghiên cứu đưa ra dưới áp lực từ bạn bè, cá nhân
có xu hướng đưa ra những lựa chọn ít sáng tạo, ít hợp lý và ít hiệu quả hơn. Từ kết
quả trên, cá nhân sợ bị ảnh hưởng đánh giá tiêu cực, nhu cầu tiêu chuẩn của một tập
thể hạn chế khi đối mặt vấn đề và thách thức trong cuộc sống trên. Dẫn đến các rào
cản trong giao tiếp và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội. Nghiên cứu
“Nhận thức của thanh thiếu niên về áp lực đồng trang lứa” của Brown và Larson
(2006), là một nghiên cứu định lượng được thực hiện trên mẫu gồm 600 học sinh
trung học ở Hoa Kỳ. Hướng nghiên cứu là xác định nhận thức của thiếu niên về áp lực
đồng trang lứa và phân tích ảnh hưởng của áp lực này đến các mối quan hệ xã hội. Kết
quả cho thấy rằng nhận thức được nhiều hình thức áp lực đồng trang lứa khác nhau,
bao gồm áp lực về ngoại hình, hành vi và học tập. Từ nghiên cứu trên, nguyên nhân
cơ bản dẫn đến việc kiềm hãm phát triển bản thân từ tác động tiêu cực của áp lực đồng
trang lứa là sự tự ti và khó khăn trong giao tiếp, cùng với sự thiếu kiến thức về bản
thân. Những yếu tố này tạo ra một cảm giác không tự tin và lo sợ, khiến cho việc xây
dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nguyên nhân
kiềm hãm phát triển bản thân là chịu sự ảnh hưởng từ đám đông và việc chạy theo các
tiêu chuẩn không thực tế hình thành áp lực cùng tuổi và làm suy yếu các mối quan hệ xã hội.
Xuất phát từ môi trường sống không lành mạnh, nơi mà những tiêu chuẩn không thực
tế và áp lực không cần thiết được đặt ra, và sự ảnh hưởng lớn từ mạng xã hội, với
những thành tựu huyền ảo và không có kiểm chứng, xã hội đã dần phát triển một xu
hướng so sánh và kỳ vọng khắt khe. Điều này đã dẫn đến tâm lý tiêu cực áp lực cùng
tuổi là bất mãn với bản thân, Theo thạc sỹ Bình an ( 2022 ), “Ngay từ khi bé, cha mẹ
đã có xu hướng so sánh con mình với bạn bè xung quanh từ điểm số, cách cư xử cho
đến ăn mặc và họ luôn có hình mẫu nào đó tồn tại. Con họ lớn lên luôn phải dòm ngó
xem những người khác cùng độ tuổi sẽ ra sao. Còn bản thân lại không nhìn vào chính
họ. Cộng dồn từ đó tạo ra xã hội có xu hướng so sánh, kỳ vọng, nhìn nhau, lựa nhau
mà sống”. Nối tiếp vấn đề, thạc sĩ Bình An tiếp tục phân tích những người khoe sự
thành công lên mạng xã hội đó là cuộc sống của họ nhưng với những người tác động
tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa đó lại là cả ước mơ, khao khát thậm chí rất chất vật
vẫn chưa có được, hình ảnh đó sẽ xâm chiếm lên họ soi lên bản thân mình chính mình.
Dẫn đến tình trạng thiếu tự, thu hẹp bản thân khi nhìn vào thành tựu rực rỡ từ bạn bè
hay từ phía mạng xã hội, cảm giác bị thua kém so với những người xung quanh khiến
tự hạn chế bản thân, tránh xa khỏi các cơ hội và thách mức mới. Khi tình trạng bất
mãn trong thời gian dài, khiến bản thân mất đi phương hướng trong cuộc sống, thiếu
mục tiêu sống và cảm giác mất đi ý nghĩa trong cuộc sống.
Đối lập vấn đề trên, từ một bài nghiên cứu vào năm 2017 của Poonam Dhull, Rajesh
D. Beniwal đã nhận định theo chiều hướng tích cực “Áp lực tích cực từ bạn bè cùng
tiểu khi ai đó khuyến khích hoặc ủng hộ làm điều tốt. Ví dụ, tham gia vào thể thao,
tham gia câu lạc bộ, thử những món ăn mới, làm công việc tình nguyện, đạt điểm cao,
thể hiện sự tôn trọng, gặp gỡ người mới, làm điều đúng đắn, trung thực, và có trách
nhiệm.” Tham gia vào một môi trường tích cực mang lại một lợi ích quan trọng, áp
lực từ bạn bè không chỉ trở thành một thách thức, mà còn biến thành một nguồn động
lực mạnh mẽ để theo đuổi mục tiêu cá nhân. Khi chứng kiến bạn bè cùng lứa đạt được
thành công, không chỉ tạo cảm giác động lực mà còn bị kích thích để tự đặt ra những
mục tiêu cao hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa bạn bè
không chỉ tạo ra một tinh thần cổ vũ mà còn thúc đẩy chúng ta không ngừng nổ lực và
phấn đấu để trở nên tốt hơn. Môi trường tích cực thường tạo ra một không gian an
toàn, động viên và khuyến khích sự phát triển. Ở đó, người ta thường được khuyến
khích để tham gia vào các hoạt động xã hội, như tham gia các câu lạc bộ, tổ chức sự
kiện, hoặc tham gia các dự án cộng đồng. Những trải nghiệm này không chỉ giúp mở
rộng mối quan hệ xã hội mà còn là cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội. Từ bài
nghiên tiếp tục đưa ra, “Cuộc sống là cơ hội để khám phá những điều tốt đẹp trong
bản thân, áp lực cùng tuổi tạo vòng tròn xã hội”, áp lực từ bạn bè tạo ra một môi
trường thú vị và sôi động để thực hiện các hoạt động xã hội và học tập. Tham gia vào
các hoạt động cùng bạn bè không chỉ giúp chúng ta mở rộng mạng lưới quan hệ.
Những mối quan hệ này giúp phát triển kỹ năng xã hội, tạo ra một môi trường tích cực
để chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và ước mơ. Vì vậy, áp lực cùng tuổi tác động tích cực
khi tham gia môi trường lành mạnh cá nhân cảm thấy được tôn trọng, an toàn và được
hỗ trợ để phát triển mục tiêu và áp lực đồng trang lứa sẽ trở thành động lực thúc đẩy
cá nhân tiến bộ và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Tóm lại, trong bối cảnh của thế giới hiện đại, áp lực đồng trang lứa không phải là một
hiện tượng mới mẻ, nhưng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, nó
đã trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng đối với giới trẻ. Không phải mọi tác
động từ áp lực đồng trang lứa đều tiêu cực. Có những khía cạnh tích cực của áp lực
này, như thúc đẩy phát triển cá nhân, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và tạo ra
một môi trường đầy sôi động và cổ vũ. Những tác động tiêu cực đem lại của áp lực
đồng trang lứa, như tình trạng căng thẳng, lo âu, và sự mất mát của tự tin, không thể
phủ nhận. Chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả tinh thần và thể
chất, từ trầm cảm đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch. Điều này làm
nảy sinh một câu hỏi quan trọng về cách chúng ta xử lý áp lực đồng trang lứa và làm
thế nào chúng ta có thể tạo ra một môi trường khỏe mạnh và cân bằng cho giới trẻ.
Điều cần thiết là xây dựng một cộng đồng hỗ trợ và động viên, nơi mà các cá nhân có
thể chia sẻ những trải nghiệm, cả tích cực lẫn tiêu cực, và nhận được sự hỗ trợ và lắng
nghe từ những người xung quanh. Đồng thời, việc giáo dục và tạo ra nhận thức về tình
hình này cũng là yếu tố quan trọng để giảm bớt áp lực không cần thiết và khuyến
khích sự chấp nhận bản thân và sự đa dạng của mỗi người.Việc tạo ra một môi trường
xã hội và gia đình lý tưởng, nơi mà mỗi cá nhân được đánh giá và đánh giá dựa trên
giá trị và tiềm năng của bản thân, chứ không phải dựa trên so sánh và kỳ vọng không
thực tế, là chìa khóa để giải quyết vấn đề áp lực đồng trang lứa và thúc đẩy sự phát
triển lành mạnh của giới trẻ.
Tài liệu tham khảo
1. Báo Mới, "Áp lực thành công, phản ứng âm thầm," https://www.sggp.org.vn/ap-luc-thanh-
cong-phan-ung-am-tham-post655099.html
2. Festinger, L. (1954). A theory of social comparison processes, Human Relations, 7,
117-140 https://psycnet.apa.org/doi/10.1177/001872675400700202
3. Yang, J., & Wang, X. (2021). Longitudinal Relationships among
Cybervictimization, Peerpressure, and Adolescents’ Depressive Symptoms. Journal of Affective Disorders,286, 1-9
4. Nguyễn Lê Thanh Vân. ( 2023 ). “MỘT SỐ XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG
TÂM LÍ HỌC VỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA THANH THIẾU NIÊN“.
5. Makinde, C. O. B., Adegbite. O. S.,Oyedokun, S. O., Aina, F. O., & Christopher, J.
(2020). The influence of low self-esteem and peer pressure on depression among
adolescent in selected secondary schools in Ogun state Nigeria. Babcock Journal of Education, 6(1), 12-18
6. UNICEF (2020) , Tạp chí bộ công thương. Nghiên cứu khung phân tích các vấn đề
trong tâm lý và sức khỏe tinh thần của sinh viên đại học.
7. Graham-Engeland, J. E. (2020). Ảnh hưởng của cảm xúc đến hệ miễn dịch.
https://www.vista.gov.vn/vi/news/khoa-hoc-y-duoc/cam-xuc-tac-dong-den-he-mien-dich- nhu-the-nao-1415.html.
8. “Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch
“ https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/cach-kiem-soat-cam-xuc-
tieu-cuc-gay-anh-huong-suc-khoe-tim-mach/
9. Cialdini, R. B., & Goldstein, N. J. (2003). Social influence: Compliance and
conformity. Annual Review of Psychology, 54(1), 111-138.
10. Barber, A. D., Thaler, R. H., & Johnson, K. D. (2016). The impact of conformity
pressure on decision-making: Evidence from functional magnetic resonance imaging.
Journal of Experimental Social Psychology, 61, 114-121.
11. Brown, B. B., & Larson, R. W. (2006). Adolescents' perceptions of peer pressure
and its impact on social relationships. Journal of Adolescent Research, 21(2), 163- 178.
12. ( Thạc sĩ Bình An, 2022). “GenZ và áp lực đồng trang lứa”.
https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/gen-z-va-ap-luc-dong-trang-lua-31979.vov2
13. ( Poonam Dhull, Rajesh D. Beniwal, 2017 ). “Dealing with Peer Pressure”.
https://www.researchgate.net/publication/332318821_Dealing_with_Peer_Pressure