-
Thông tin
-
Quiz
B2B chapter-2 - Homework Marketing B2B_chapter 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
B2B chapter-2 - Homework Marketing B2B_chapter 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
B2B chapter-2 - Homework Marketing B2B_chapter 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
B2B chapter-2 - Homework Marketing B2B_chapter 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Nhóm: Rolls Royce (Thứ 2, ca 3) Harajuku Creperies
Câu 1: Mô tả tiến trình mua hàng của doanh nghiệp bạn chọn và miêu tả các
bước trong tiến trình mua hàng
Harajuku Melbourne là chuỗi cửa hàng nhượng quyền của công ty mẹ Harajuku Nhật
Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm đồ ngọt. Ba nguyên liệu chính tại cửa hàng là Trà,
hạt Cà phê, bột Kiều Mạch được nhập khẩu lần lượt từ Trung Quốc, Việt Nam và Nhật
Bản đến các đại lý phân phối tại Úc và sau đó vận chuyển đến Harajuku. Các đơn đặt
hàng được thực hiện chủ yếu thông qua điện thoại.
Bước 1. Problem recognition:
Do chỉ là chuỗi cửa hàng nhỏ và không có nhiều không gian kho để trữ đồ, Harajuku
cần dự đoán và gửi đơn đặt trà, hạt cà phê và bột mì cho bên cung ứng từ hôm trước
đó để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hằng ngày: các sản phẩm đồ ngọt dinh dưỡng, thơm
ngon cho các khách hàng không có dư giả thời gian (như là kem, bánh, nước trái cây, hoa quả, cà phê,…)
Bước 2. General description of need:
Do 3 sản phẩm chính của Harajuku là bánh crepes, trà sữa và cà phê. Do đó nguyên
liệu chính mà Harajuku cần mua là:
Hạt cà phê được trồng ở vùng cao nguyên Việt Nam
Lá trà được nhập từ tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc
Shin-soba (một loại bột mì không gluten, hay còn gọi là kiều mạch) nhập từ Hokkaido, Nhật Bản
Bước 3. Product Specification:
Hạt cà phê: trồng ở vùng cao nguyên Việt Nam, được nông dân bán cho các
thương lái địa phương sau đó vận chuyển đến nhà máy chế biến chuyên dụng
để chế biến thành bột cà phê.
Lá trà xuất xứ từ tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, được phơi khô và đưa đến
các nhà máy để đóng gói
Shin-soba nhập từ Hokkaido, Nhật Bản được nông dân bán cho các thương lái
địa phương sau đó vận chuyển đến nhà máy chế biến chuyên dụng để chế biến thành bột kiều mạch.
Bước 4. Supplier Search: -
Các nhà máy sản xuất tại địa phương của sản phẩm -
Các chuyên gia bán sỉ tại Úc
Phương thức liên lạc chủ yếu bằng điện thoại,…
Bước 5. Supplier selection:
Dựa trên các tiêu chí kinh tế: giá cả, khuyến mãi cho sản phẩm trà và cà phê. Về bột
mì Harajuku là một đơn vị được nhượng quyền bởi Harajuku Nhật Bản do vậy họ sẽ
nhập trực tiếp từ công ty mẹ.
Bước 6. Selection of order routine:
Các cửa hàng Harajuku sẽ gửi các đơn đặt hàng cho các nhà cung ứng thông qua điện
thoại vào đêm trước đó. Công cuộc đặt hàng được thực hiện mỗi thứ 2 cho các mặt
hàng như trà và cà phê, và mỗi ngày cho mặt hàng bột mỳ.
Bước 7. Performance review:
Cà phê và trà được trả bằng tiền mặt khi nhận hàng, sẽ có hóa đơn và biên lai giao
nhận cho Harajuku với chữ ký của cả 2 bên
Bột kiều mạch đươc trả bằng hệ thống chuyển tiền điện tử Electronic Funds Transfer
(EFT), hóa đơn và biên lai cũng được gửi dưới dạng điện tử
Câu 2: Xác định doanh nghiệp sử dụng triết lý mua hàng (purchasing
orientation) nào trong 3 triết lý (Buying, Procurement, Supply management
Orientatation) và giải thích tại sao họ áp dụng triết lý trên.
Dựa trên thông tin của bài thì Harajuku đang áp dụng triết lý mua hàng “Procurement orientation”
- Harajuku là chuỗi cửa hàng nhỏ không thể chứa nhiều hàng, các nguyên liệu là thực
phẩm dễ bị hư hỏng do đó không thể lưu trữ số lượng lớn trong kho. So với việc thuê
mặt bằng làm kho lưu trữ số lượng lớn, chi phí thấp thì việc giao hàng hàng ngày với
khối lượng thấp, chi phí cao hơn sẽ là giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của họ.
- Harajuku lựa chọn nhà cung cấp chủ yếu dựa trên các tiêu chí kinh tế bao gồm chiết khấu và giá cả.
- Harajuku sẽ tìm nguồn cung ứng kém hơn một chút để thay thế trong trường hợp
chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Các sản phẩm này luôn sẵn có, trong trường hợp xảy ra
sự cố bất khả kháng có thể thay thế sản phẩm với sự đồng ý của công ty mẹ.
=> Do tính chất nguyên liệu cũng như việc lựa chọn nhà cung cấp để có thể đảm bảo
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hằng ngày, vì thế Harajuku lựa chọn việc mua hàng hướng
tới tổng chi phí tối ưu nhất.