-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 04 Kiểm định acid benzoic - Hóa học 11
1. Phản ứng benzoate là gì? Viết phương trình phản ứng. Nếu cho dư NaOH thì có bất lợi gì không? Phản ứng benzoate là phản ứng giữa acid benzoic và muối sắt (III) trong môi trường base. Các phản ứng xảy ra là: C6H5COOH + NaOH → C6H5COONa + H2O 3C6H5COONa + FeCl3 → 3NaCl + Fe(C6H5COO)3↓ Muối Fe(C6H5COO)3 kết tủa màu vàng nâu. Nếu cho dư NaOH thì sẽ xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 theo phản ứng: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NaCl Kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ, nên dễ nhầm lẫn với tủa của muối benzoate. Do đó dễ gây ra kết quả dương tính giả nếu cho dư NaOH. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
BÀI 4 – KIỂM ĐỊNH ACID BENZOIC
1. Phản ứng benzoate là gì? Viết phương trình phản ứng. Nếu cho dư NaOH thì có bất lợi gì không?
Phản ứng benzoate là phản ứng giữa acid benzoic và muối sắt (III) trong môi trường base. Các phản ứng xảy ra là:
C6H5COOH + NaOH → C6H5COONa + H2O
3C6H5COONa + FeCl3 → 3NaCl + Fe(C6H5COO)3↓
Muối Fe(C6H5COO)3 kết tủa màu vàng nâu. Nếu cho dư NaOH thì sẽ xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 theo phản ứng:
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ, nên dễ nhầm lẫn với tủa của muối benzoate. Do đó dễ gây ra kết
quả dương tính giả nếu cho dư NaOH.
2. Tại sao người ta lại đặt giới hạn tạp chất hữu cơ chứa clor?
Quá trình điều chế acid benzoic đi từ toluene hoặc alcol benzylic. Những chất này được điều chế
từ các hợp chất clor hữu cơ như clorometyl benzene nên có thể có phần tạp chất clo hữu cơ.
3. Cân chính xác và cân chính xác khoảng là như thế nào?
Cân chính xác là cân sao cho sai số nằm trong khoảng 0,1%. Cân chính xác khoảng là cân sao
cho sai số nằm trong khoảng 10%.
4. Tại sao điểm nóng chảy lại là một khoảng từ 121 – 124 0C?
Vì lý do chủ quan. Khi đo điểm nóng chảy của một chất, có thể giữa 2 người khác nhau quan sát
điểm chảy lệch nhau vài độ, nên điểm chảy cho phép nằm trong một khoảng nhỏ.
5. Khi nào cần cân chính xác, khi nào cân chính xác khoảng?
Khi nào kết quả hiệu chỉnh được thì có thể cân chính xác khoảng. Còn khi kết quả không hiệu
chỉnh được thì phải cân chính xác.
6. Tại sao phải acid hóa dung dịch KMnO4?
Do KMnO4 thể hiện tính oxy hóa hoàn toàn và tốt nhất trong môi trường acid, do đó cần phải acid hóa dung dịch KMnO4.
7. Khi nhỏ dung dịch KMnO4 vào đến khi có màu hồng thì phải cho dư đến như thế nào?
Làm sao để loại trừ phần dư đó?
Cho dư đúng 1 giọt ngay khi vừa xuất hiện màu hồng. Loại trừ vì khi chuẩn độ, để xác định điểm
tương đương ta cũng phải cho dư 1 giọt KMnO4 nên giọt dư đó bù trừ với giọt dư ở trên.
8. Khi trung tính hóa alcol để định lượng thì cho dư base đến khi nào? Làm sao để loại trừ phân dư đó? Tương tự câu 7.
9. Tại sao phải trung tính hóa alcol trước khi định lượng?
Do nguyên tắc chuẩn độ acid benzoic là chuẩn độ theo acid – base, nên phải chắc chắn dung dịch
alcol dùng để định lượng không bị thừa acid hay thừa base dẫn đến sai số, do đó cần trung tính
hóa alcol trước khi định lượng.
10. Tại sao phải dùng alcol hòa với nước làm dung môi định lượng mà không dùng nước?
Vì alcol hòa tan tốt acid benzoic, còn trong dung môi nước thì acid benzoic tan ít.
11. Nếu vừa nhỏ phenolphthalein vào alcol đã thấy màu hồng thì phải trung tính hóa alcol như thế nào?
Nhỏ acid đến khi mất màu hồng, sau đó nhỏ base đến khi vừa có màu hồng (vừa dư 1 giọt base).
12. Nguyên tắc của thử nghiệm clor?
Vô cơ hóa mẫu thử, sau đó mẫu thử sẽ có ion Cl-. Cho phần này phản ứng với dung dịch AgNO3
trong HNO3, nếu có Cl- thì mẫu thử sẽ kết tủa AgCl trắng đục. Kết tủa này tan trong NH4OH.
13. Tại sao trong quá trình thử kim loại nặng lại sử dụng thioacetamide mà không sử dụng
H2S? Cơ chế của thioacetamide trong thử nghiệm này như thế nào?
Sử dụng H2S thì H2S sẽ dễ bay hơi và khó kiểm soát. Sử dụng thioacetamide thì khi đun nóng sẽ
tạo thành H2S và acetonitrile. H2S trong môi trường base sẽ tạo thành S2- và kết tủa với kim loại nặng.
14. Tại sao trong ống đối chiếu lại phải cho thêm dung dịch của chế phẩm?
Nguyên tắc thử kim loại nặng là dựa trên Pb2+. Tuy nhiên, Pb2+ chỉ là đại diện, có thể có những
kim loại nặng khác trong mẫu thử. Do đó cần cho thêm dung dịch chế phẩm để có chuẩn màu kết tủa để đối chiếu.
15. Tại sao cần phải cho glycerin vào? Để dễ quan sát màu.
16. Nguyên tắc so độ đục: Quan sát trên nền đen, từ trên xuống theo trục của ống nghiệm. Ống
nào thấy rõ đáy hơn thì ống đó ít đục hơn và ngược lại.
17. Nguyên tắc so màu: Quan sát trên nền trắng, nhìn từ trên xuống theo trục của ống nghiệm,
quan sát xem ống nào nhạt màu hơn, ống nào đậm màu hơn.