Bài 1: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa | Lý thuyết Môn Giáo dục quốc phòng an ninh I
Nguồn gốc của chiến tranh là vấn đề cơ bản của một cuộc chiến tranh. Những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng chiến tranh có nguồn gốc từ lực lượng siêu nhiên. Đó có thể là do sự trừng phạt của Thượng đế, Thánh Ala hay chúa trời giáng xuống loài người một số nhà thần học, xã hội học thì lại cho rằng chiến tranh là quà tặng của hai xứ sở đối lập là trời với người; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
* Kiến thức: Sinh viên nắm được những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
* Kỹ năng: Trên cơ sở kiến thức được cung cấp, giúp người học có cơ sở khoa học để nhận
thức những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chiến tranh, xây dựng quân đội, thực hiện tốt
nghĩa vụ trách nhiệm của công dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay NÞI DUNG
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, t° t°ởng Hồ Chí minh về chiên tranh
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh
a. Nguồn gốc của chiến tranh
Nguồn gốc của chiến tranh là vấn đề cơ bản của một cuộc chiến tranh. Những người
theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng chiến tranh có nguồn gốc từ lực lượng siêu nhiên. Đó có
thể là do sự trừng phạt của Thượng đế, Thánh Ala hay chúa trời giáng xuống loài người
một số nhà thần học, xã hội học thì lại cho rằng lập là trời với người; chiến tranh là do quy luật sinh tồn bản nng; chiến tranh do từ nguồn
khỏi đời sống con người. Đây là một trong những vấn đề rất phức tạp và có những nhận
định khác nhau kể từ khi xuất hiện cho đến nay. Từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại đã
xuất hiện nhiều luận điểm, đánh giá của các nhà khoa học, chính trị,.. các tướng lĩnh hàng
đầu của thế giới về chiến tranh. Thời cổ đại ở Hy Lạp và La Mã, danh tướng La Mã là I.G
Caesar đã viết một số tác phẩm như bút ký về cuộc chiến tranh Gôlơ và bút ký về cuộc nội
chiến đã góp phần hình thành lý luận quân sự thời cổ đại. Đến thời cận đại, nổi bật nhất
trong nghiên cứu về chiến tranh là nhà lý luận quân sự người Đức CPh Clausewitz (1780-
1831). Trong tác phẩm Bàn về chiến tranh, ông cho rằng: Chiến tranh là công cụ của chính
trị, nó nhất định phải mang tính chính trị. Ông đã có một nhận định khoa học: Bất kỳ thời
đại nào cũng có các cuộc chiến tranh riêng của nó. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của triết học
duy tâm, Clausewitz đã không nhìn thấy mối liên hệ giữa chiến tranh với chính trị, kinh tế,
xã hội, đối nội với đối ngoại nên bế tắc trong việc phân biệt và lý giải cội nguồn của chiến
tranh… Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá cao sự đóng góp của C.Ph
Clausewitz về chiến tranh. Dẫu còn những hạn chế, nhưng C.Ph Clausewitz vẫn được đánh
giá là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của nhân loại.
Kế thừa những thành tựu của nhân loại, các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã lý giải
chiến tranh là hiện tượng chính trị-xã hội có tính lịch sử. Đó là cuộc đấu tranh vũ trang có
tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước hoặc liên minh giữa các nước nhằm mục đích chính trị
đề ra. Trong chiến tranh, lực lượng vũ trang là công cụ chủ yếu. Chiến tranh có tính lích
sử, chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định. Khác với những quan điểm đã có, chủ nghĩa
Mác-Lênin đã luận giải nguồn gốc chiến tranh từ bức tranh hiện thực: chiến tranh xuất hiện
khi xã hội có mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chiến tranh xuất hiện khi xã hội có
giai cấp, có nhà nước, có chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nhân loại đã sống hòa
bình trong hàng vạn nm của chế độ cộng sản nguyên thủy. Từ khi chế độ nô lệ xuất hiện
với cuộc khởi nghĩa của Xpactacus, chiến tranh đã trở thành bạn đường của chế độ tư hữu.
Loài người hình như lúc nào cũng phải chứng kiến súng nổ, người chết, không nơi này thì
ở nơi khác trên trái đất. Chiến tranh là một hiện tượng có tính lịch sử. Chiến tranh sẽ mất
khi những tiền đề gây ra nó không còn tồn tại. Muốn loại bỏ chiến tranh khỏi đời sống nhân
loại, phải xóa bỏ dân chủ, bình đẳng cho tất cả mọi người.
b. BÁn chất của chiến tranh
Bản chất của chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản nhất của hiện tượng chiến
tranh trong đời sống nhân loại. Các cuộc chiến tranh xuất hiện có quy mô, thời gian, mục
tiêu, rất khác nhau. Vì vậy, việc nhận thức bản chất của một cuộc chiến tranh là rất khó
khn. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều nhà tư tưởng, các tướng lĩnh, chính khách đưa
ra nhiều nhận định về bản chất của chiến tranh. So với các quan điểm duy tâm tôn giáo về
bản chất chiến tranh thì đây là những quan điểm có bước tiến nhất định. Từ Aristotles đến
G.Heghan rồi C.Ph Clausewitz đều thống nhất ở hai biểu hiện của chiến tranh là chính trị
và bạo lực. Sai lầm của các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa duy tâm là đồng nhất chính trị với
chiến tranh mà họ không lý giải được chính trị là một phạm trù hết sức rộng lớn mà chiến
tranh chỉ là một bộ phận, một công đoạn trong một hệ thống chính trị, một quốc gia.
Kế thừa và phát triển những thành quả của các nhà tư tưởng, chính sách, tướng lĩnh
của các thế hệ trước, các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những đóng góp vĩ
đại cho nhân loại tiến bộ về bản chất của chiến tranh-VI.Lênin đã chỉ rõ: Chiến tranh là sự
tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác. Những biện pháp khác ở đây là bằng bạo
lực. Do đó, chiến tranh về bản chất là một bộ phận của chính trị được thực hiện bằng bạo
lực. Trong đó chính trị chi phối toàn bộ cuộc chiến tranh, quyết định mục tiêu, kết quả của
một cuộc chiến tranh. Chiến tranh là một thách thức lớn nhất, toàn diện nhất đối với một
chế độ chính trị, một nhà nước, một dân tộc. Chiến tranh có tác động trở lại chính trị theo
hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong quá khứ cho đến nay, các thế lực phản động quốc tế
đều tìm cách che đậy nội dung chính trị để tiến hành chiến tranh với những chiêu bài như
chống độc tài, gia đình trị hay để bảo vệ hiện nay, chiến tranh đã có nhiều thay đổi về nhiều mặt như phương thức, vũ khí, lực lượng
tham chiến, thời gian tiến hành. Nhưng bản chất của các cuộc chiến tranh vẫn là sự tiếp tục
chính trị của các quốc gia, dân tộc, giai cấp và các lực lượng chính trị mang nhiều màu sắc
khác nhau trên phạm vi toàn thế giới.
2. T° t°ởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
a. Sử dụng bÁo lực cách m¿ng để chống l¿i b¿o lực phÁn cách m¿ng.
Kế thừa và phát triển lý luận Mác-Lênin về chiến tranh, Hồ Chí Minh vận dụng vào
thực tế Việt Nam. Người chỉ rõ: cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành
lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền= [3, tr.304]. Từ thực tế của lịch sử của đất nước với
sự bế tắc và thất bại của các cuộc khởi nghĩa từ cuối thể kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đã quyết định lựa chọn sử dụng bạo lực cách mạng, để giải phóng dân tộc, giành
độc lập cho tổ quốc. Bạo lực cách mạng theo Hồ Chí Minh gồm hai lực lượng: lực lượng
chính trị toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân. Mục đích của việc sử dụng bạo lực cách
mạng là để giành độc lập, tự do, hòa bình. Khi đã có độc lâp, hòa bình, Hồ Chí Minh đã rất
mềm dẻo trong các sách lược ngoại giao, đã nhân nhượng, đến những nhân nhượng cuối
cùng để bảo vệ độc lập, hòa bình. Nhưng khi kẻ thù vẫn dùng bạo lực phản cách mạng để
tiếp tục mưu đồ xâm lược thì người đã dứt khoát sử dụng bạo lực cách mạng để chiến tranh
bảo vệ nền độc lập. Trong khói lửa của chiến tranh Người vẫn luôn kêu gọi đàm phán, có
chính sách từ hàng binh nhân đạo với kẻ thù. Chiến tranh bằng bạo lực cách mạng gắn với
tư tưởng nhân đạo, hòa bình là dấu ấn của Hồ Chí Minh.
b. Chiến tranh giÁi phóng dân tßc, bÁo vß nền đßc l¿p là chiến tranh chính nghĩa.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản nm 1925 bằng tiếng Pháp, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ bộ mặt xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Người khẳng định cuộc chiến
tranh của thực dân Pháp là cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. Từ đó Người chỉ ra con
đường cách mạng của nhân dân Việt Nam là phải đánh đổ thực dân, phong kiến, áp bức,
bóc lột. Đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa để dành độc lập cho dân tộc. Chỉ ra tính chất phi
nghĩa của thực dân Pháp và tính chất chính nghĩa của sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đã góp phần cống hiến vào lý luận chiến tranh của nhân loại trong thế kỷ XX. Từ
thành quả lý luận này, Hồ Chí Minh luôn thể hiện tinh thần, thái độ chống chiến tranh xâm
lược phi nghĩa, ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ độc lập của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Việc xác định tính chất xã hội của một cuộc chiến tranh, Hồ Chí Minh đã vạch trần tính
chất phi nghĩa, vô nhân đạo của các cuộc chiến tranh xâm lược. Đồng thời Người đã khẳng
định tính nhân đạo, chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc, chống xâm lược. Đây
chính là cơ sở để từ đó Hồ Chí Minh khơi dậy, thức tỉnh, huy động sức mạnh của toàn dân
tộc vào cuộc trường chinh vĩ đại 30 nm để thống nhất tổ quốc trong độc lập, tự do, hòa
bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
c. Cußc chiến tranh giÁi phóng là chiến tranh nhân dân d°ái sự lãnh đ¿o của ĐÁng Cßng SÁn Vißt Nam
Kế thừa lý luận Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và những bài học chống
ngoại xâm của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử, Hồ Chí Minh khẳng định
nhân tố con người là yếu tố quyết định thắng lợi một cuộc chiến tranh. Vì vậy, phải tiến
hành một cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với nỏ thần là sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh đã đưa Việt
Nam từ trong bóng tối ra ánh sáng và vững bước trên con đường mà Người đã chọn độc
lập dân tốc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, khi tìm ra con đường cứu nước, chuẩn bị
những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: phải đưa sức ta mà giải phóng cho ta. Phải huy động sức mạnh của toàn thể
dân tộc để giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công. Với đường lối đó, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã huy động sức mạnh toàn dân tộc làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã nêu lên quan điểm toàn dân
trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1046: hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc bằng tất cả các loại vũ khí có trong tay. Người
khẳng định mỗi người dân là một người lính. Để đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi,
Người khẳng định cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc muốn thắng lợi phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dẫn dắt của chính phủ kháng chiến, cùng với lực lượng
vũ trang làm nòng cốt. Người cũng chỉ rõ là kháng chiến phải đi liền với kiến quốc, phải
đánh địch trên tất cả các mặt trận từ quân sự, chính trị, kinh tế, vn hóa, ngoại giao để dành
thắng lợi. Tư tưởng chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân của Hồ Chí Minh là cơ sở
lý luận cho toàn bộ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng để Việt Nam hoàn thành cách
mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Học tập, kế thừa và phát triển, vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào hiện thực của
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định đúng con đường cách mạng của Việt nam. Con đường
cách mạng này là cơ sở để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh. Xác định cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc là cuộc chiến tranh chính nghĩa gắn với hòa bình và nhân
đạo của nhân dân Việt Nam đã huy động sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại để
đưa cách mạng Việt Nam dành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,
bảo vệ tổ quốc của thế kỷ XX. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong thế kỷ XXI.
II. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, t° t°ởng Hồ Chí Minh về quân đßi
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quân đßi
a. Nguồn gốc và bÁn chất.
Sự ra đời và bản chất của quân đội là những vấn đề được các nhà lý luận đề cập đến ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Kế thừa những thành tựu đó, các nhà lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã đưa ra những quan điểm khoa học về nguồn gốc và bản chất của quân đội
Sự ra đời của quân đội gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước, giai cấp, chế độ tư hữu.
Quân đội là một hiện tượng lịch sử, chính trị gắn liền với nhà nước. Ph. Angghen nêu rõ:
Quân đội là môt tập đoàn người có vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng, là công cụ
bạo lực chủ yếu nhất để bảo vệ lợi ích, chủ quyền, lãnh thổ…Như vậy, chế độ tự hữu và
sự phân chia xã hội thành đối kháng giai cấp, là nguồn gốc ra đời của quân đội. VI Lê-nin
nhấn mạnh: trong điều kiện khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang độc quyền thì quân đội là
phương tiện quân sự chủ yếu để tiến hành chiến tranh xâm lược các thuộc địa và duy trì sự
thống trị của giai cấp tư sản đối với nhân dân lao động. Như vậy, khác với những quan
điểm duy tâm về nguồn gốc quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế-xã hội trong những điều
kiện lịch sử, cụ thể. Như vậy, quân đội là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn với sự phát
triển, gắn với nhà nước, gắn với chế độ tư hữu, đối kháng giai cấp. Quân đội chỉ mất đi khi
giai cấp, nhà nước và những điều kiện lịch sử xã hội sinh ra nó tiêu vong.
Cho đến nay, khi bàn về bản chất của quân đội vẫn còn không ít những quan điểm khác
nhau. Tây rao giảng hiện nay. Về bản chất, đây là luận điểm tế từ khi quân đội ra đời cho đến nay trên phạm vi thế giới. Lý luận Mác-Lênin chỉ ra rằng:
bản chất của quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một tập đoàn, một giai cấp, một nhà
nước nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho tổ chức nuôi dưỡng nó. Vì vậy, bản chất của quân
đội phụ thuộc vào bản chất của nhà nước tổ chức, xây dựng ra lực lượng vũ trang. Quan
điểm tính chính trị của quân đội. Đây là một trong những luận điểm phản động trong chiến lược
diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch hiện nay. Kế thừa những luận
điểm về lý luận quân sự của K.Mác và Ph.Angghen, bằng thực tiễn của cách mạng Nga
nm 1917, VI. Lênin là người đã có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn cho học
thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, VI. Lê nin là người đã nêu lên những
nguyên tắc quân đội kiểu mới và khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản
đối với quân đội trong sự nghiệp chiến tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Sức m¿nh của quân đßi và nguyên tắc xây dựng quân đßi theo lý lu¿n Mác-Lênin.
Các lý thuyết của nhiều nhà lý luận phương Tây đều sùng bái sức mạnh của vũ khí và
lực lượng quân đội chính quy đông đảo, hùng mạnh, đầy đủ. Quy luật của chiến tranh là
mạnh thì thắng, yếu thì thua. Vậy thì sức mạnh của quân đội ở đây phải chng chỉ cần quân
đông, súng lớn? Thực tế của chiến tranh không phải như vậy. Khi biện minh cho thất bại
của mình ở nước Nga xa xôi, Napoleon đổ lỗi cho giá lạnh của nước Nga đã làm cho quân Pháp rút chạy.
Kế thừa di sản của quá khứ, với trí tuệ siêu việt C.Mác, Ph.Angghen và đặc biệt là VI
Lênin đã đưa ra những luận điểm khoa học về sức mạnh của quân đội. Sức mạnh của quân
đội phụ thuộc vào những yếu tố: con người, trang bị, kinh tế, chính trị, huấn luyện, tổ
chức,… Theo VI Lênin trong các yếu tố đó thì yếu tố chính trị-tinh thần giữ vai trò quyết
định đến sức mạnh của quân đội. VI Lênin khẳng định: trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc
thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng nhân dân đang đổ máu ở chiến trường.
Bảo vệ và phát triển, lý luận của C.Mác và Ph.Angghen về quân đội, VI Lênin đã có nhiều
quyết sách lớn cả về lý luận và thực tiễn để xây dựng quân đội xô viết trẻ tuổi. Cách mạng
muốn tồn tại và phát triển thì phải tự bảo vệ được chính mình. Quan điểm đó của VI Lênin
đã được thực hiện bằng việc Nhà nước xô viết giải tán quân đội Sa hoàng, lập nên quân đội
công nông là Hồng quân. VI Lênin cũng đã nêu lên những nguyên tắc để xây dựng Hồng
quân là: Đảng lãnh đạo, tng cường bản chất của Hồng quân, đoàn kết quân đội với nhân
dân; xây dựng quân đội chính quy, tổ chức, phát triển các quân binh chủng, sẵn sàng chiến
đấu; trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong các nguyên tắc thì sự lãnh đạo của
Đảng là cơ bản, quyết định nhất đến sức mạnh của quân đội. Cho đến ngày nay, đây vẫn là
những nguyên tắc xây dựng quân đội, là cơ sở lý luận cho Đảng cộng sản Việt Nam, xây
dựng quân đội nhân dân Việt Nam
2. T° t°ởng Hồ Chí Minh về quân đßi
a. Sự ra đời của quân đßi là tất yếu, là quy lu¿t của cách m¿ng Vißt Nam
Được suy tôn là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang Việt Nam, Hồ Chí Minh là
người đã chuẩn bị lý luận quân sự và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng quân đội. Từ quan
điểm sử dụng bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: dân tộc Việt Nam nhất định
phải được giải phóng. Muốn đánh chúng phải có lực lượng quân sự, phải có tổ chức. Chính
vì vậy, sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã bắt tay
vào việc xây dựng cn cứ cách mạng và lực lượng vũ trang. Sự ra đời của quân đội nhân
dân Việt Nam ngày 22-12-1944 là kết quả của một quá trình từ đấu tranh chính trị tiến tới
đấu tranh vũ trang của phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước vận mệnh sống còn của tổ quốc, việc tổ chức
lực lượng vũ trang mà đặc biệt là quân đội là yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến.
Yêu cầu đó của cuộc kháng chiến, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
đã được xác định trong hệ thống luật pháp Việt Nam mà đặc biệt là trong Hiến pháp đầu
tiên của nhà nước Việt Nam: Hiến pháp 1946. Từ đó, quân đội nhân dân Việt Nam đã được
sự đầu tư quan tâm của Đảng chính phủ và nhân dân về mọi mặt để trở thành lực lượng
nòng cốt trong sự nghiệp chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, bảo vệ sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hình thành và phát triển của quân đội là quy luật trong cuộc
đấu tranh giai cấp và dân tộc ở giữa thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam. Quy luật đó đã và
đang giữ vai trò rất trọng yếu trong sự nghiệp đối mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Hình 3: Lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
(https://truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-tuyen-truyen/ky-niem-76-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-
nhan-dan-viet-nam-22-12-1944-22-12-2020-lich-su-va-y-nghia-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet- nam-22-12-1021.html)
b. Quân đßi nhân dân Vißt Nam mang bÁn chất giai cấp công nhân, từ nhân dân mà
ra, vì nhân dân phục vụ.
Kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh luôn khẳng định quân đội nhân dân Việt
Nam là công cụ vũ trang của Đảng Cộng Sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công
nhân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân. Nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân
của quân đội nhân dân Việt Nam là sự bổ sung và phát triển lý luận Mác-Lênin của Hồ Chí
Minh ở một đất nước vốn là thuộc địa của thực dân, đế quốc. Trong bài viết: kết quân dân ngày thêm bền chặt= ngày 3/3/1952, Hồ Chí Minh khẳng định: Quân đội là
quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để giành lại độc lập,
thống nhất cho tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân
dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác. Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân,
tính dân tộc là nguồn gốc sức mạnh vì phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam. Sinh
thời Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho việc thành lập lực lượng vũ trang là chính trị, tinh thần đi
trước, con người là tiên quyết. Vì thế đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành
lập. Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến tính chính trị, đến việc giáo dục những phẩm
chất cách mạng làm cơ sở cho việc xây dựng quân đội, nâng cao bản chất giai cấp công
nhân để quân đội vững mạnh toàn diện. Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm hết sức cơ
bản: dân tộc, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng và khái vọng giải phóng dân tộc. Đây là một trong
những <đặc sản= mà quân đội nhân dân Việt Nam sở hữu. Đồng thời cũng là một để quân đội ta chiến thắng các loại kẻ thù hung bạo nhất trong thế kỷ XX.
c.Sự lãnh đ¿o của ĐÁng đối vái quân đßi và nhißm vụ, chức năng c¡ bÁn của quân đßi nhân dân Vißt Nam.
Trung thành với những nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác-
Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến tổ chức, lãnh đạo
công cụ đặc biệt này. Ngay từ khi ra đời, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được xác
định là nguyên tắc đầu tiên, triệt để, trực tiếp, toàn diện. Công tác Đảng, công tác chính trị
được thực hiện từ cấp chỉ huy cao nhất đến tận các cơ sở của quân đội. Chế độ chính ủy,
chính trị viên, chi ủy, chi bộ, trong quân đội được tổ chức chặt chẽ trung đoàn quân binh
chủng đến bộ đội địa phương, các nhà trường Học viện, các chế độ học tập nâng cao bản
lĩnh chính trị, nhận thức lý luận cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được thực hiện thống nhất
trong đoàn quân Hồ Chí Minh đặc biệt chm lo bồi dưỡng ý thức chính trị và xây dựng bản
lĩnh chính trị cách mạng cho quân đội. Người nêu rõ: cây không có gốc, vô dụng lại có hại= [4, tr. 318].
Khi mới thành lập quân đội, Hồ Chí Minh ưu tiên cho công tác tuyên truyền, chính trị
hàng đầu. Khi xây dựng và phát triển quân đội, nêu lên những nhiệm vụ của quân đội là:
một đội, quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất. Trong đó, nhiệm
vụ chiến đấu là chủ yếu nhất. những những nhiệm vụ này của quân đội càng làm rõ nguồn
gốc, sức mạnh, mục đích của quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu xây
dựng. Sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam gắn liền với Hồ Chí Minh và
Đảng cộng sản Việt Nam. Bộ đội Cụ Hồ là những thế hệ nối tiếp nhau của Quân đội Nhân
dân Việt Nam đã cùng cả dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vai trò của quân đội hết sức quan trọng và ý nghĩa
quyết định đến an ninh, an toàn cho đất nước, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, trước những
thách thức của an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Cùng với những phẩm
chất cách mạng đã được tôi luyện qua chiến đấu và xây dựng, bảo vệ tổ quốc, quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay cần nhanh chóng đi lên hiện đại, nâng tầm khoa học quân sự
tiên tiến để nâng cao khả nng bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, là nòng cốt của sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc Việt Nam hôm nay.
III Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin t° t°ởng Hồ Chí Minh về bÁo vß Tổ quốc
1. Quan điểm của Chủ nghĩa mác-Lênin về bÁo vß Tổ quốc
a. BÁo vß Tổ quốc xã hßi chủ nghĩa là tất yếu, là nghĩa vụ, trách nhißm của toàn dân tßc
Với các dân tộc trên thế giới, Tổ quốc là thiêng liêng. tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản,
giai cấp công nhân không có tổ quốc. đây là luận điểm nổi tiếng của C.Mác và ngghen
trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản. Khi giai cấp tư sản nắm chính quyền, giai cấp công nhân là
người làm thuê, không có tổ quốc. C.Mác và ngghen chỉ dẫn: có tổ quốc. người ta không thể cướp của họ cái họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước
trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình
trở thành dân tộc= [1, tr. 105].
Đến cách mạng tháng 10 Nga nm 1917 VI Lênin bằng thực tiễn cách mạng sôi động
của nước Nga, đã bổ sung cho chủ nghĩa Mác những quan điểm khoa học và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Sau Cách mạng tháng 10 nm 1917, nhà nước giai cấp công nhân và nhân
dân lao động được thành lập, thì tổ quốc xã hội chủ nghĩa ra cũng bắt đầu hình thành. Giai
cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ tổ quốc của mình. Cùng với với trọng trách
là tổ chức cho nhân dân xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì cũng đồng thời phải đặt lên hàng
đầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trước sự thách thức của thế lực phản động quốc tế. Sau ngày
Cách mạng tháng 10 nm 1917 thành công, 14 nước đế quốc đã tập trung để tiêu diệt tổ
quốc xã hội chủ nghĩa khi mới hình thành đầu tiên trên thế giới. Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ
tổ quốc xuất hiện song hành với nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai nhiệm vụ
chiến lược của Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau trong quá trình hình thành
và phát triển của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b. Tăng c°ờng tiềm lực quốc phòng gắn vái phát triển kinh tế, sự lãnh đ¿o của ĐÁng
đối vái sự nghißp bÁo vß tổ quốc
Để bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa,VI. Lênin Đã lãnh đạo tổ chức lại quân đội, trang
bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật để đủ sức chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược. VI.
Lênin đã đề ra những nguyên tắc, những yêu cầu cho việc xây dựng quân đội đủ nng lực
bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Hồng quân được VI. Lênin xây dựng đã thể hiện sức
mạnh của mình trong quá trình bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa non trẻ đầu tiên trên thế
giới trước nạn thù trong giặc ngoài. Trong muôn vàn khó khn thử thách ban đầu của một
nhà nước kiểu mới VI. Lênin đã thực hiện nhiều chính sách mới để phát triển kinh tế xã
hội. Chính sách cộng sản thời chiến xuất hiện để tập trung nguồn lực cho cuộc chiến đấu
trên chiến trường. Sau khi đã ổn định tình hình, VI. Lênin đưa ra chính sách kinh tế mới
(NEP) để giải phóng một nng lực sản xuất của xã hội, tạo nguồn lực kinh tế cho quốc phòng.
Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, VI. Lênin đã cho
tiến hành thực hiện chế độ chính ủy trong quân đội. đội ngũ cán bộ chính trị được giới thiệu
từ những đại biểu ưu tứ của công nông bổ sung cho quân đội. Thực chất, đó là đại diện của
Đảng, Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội để bảo vệ tổ quốc. Học thuyết
Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc là cơ sở để Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng chiến lược
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. T° t°ởng Hồ Chí Minh về bÁo vß tổ quốc xã hßi chủ nghĩa
a. BÁo vß tổ quốc Vißt Nam xã hßi chủ nghĩa là tất yếu, là nghĩa vụ và là trách nhißm của mßi công dân
Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc được thực hiện ở lời cn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Ý chí của
Người cũng là của dân tộc. Bảo vệ tổ quốc là tất yếu vì đó là bảo vệ chính mình. Tính tất
yếu đó của việc bảo vệ Tổ quốc là được Hồ Chí Minh dứt khoát. Hễ còn một tên xâm lược
trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi! Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa
vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Mất nước, mất độc lập, là mất tất cả. Nước mất thì
dân tộc nô lệ. Tư tưởng bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân được
Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn độc lập và được hiến định trong bản Hiến pháp
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nm 1946: <Điều thứ 4: Mỗi công nhân phải: Bảo
vệ Tổ quốc. Tôn trọng hiến pháp. Tuân theo pháp luật. Điều thứ 5. Công nhân Việt Nam
có nghĩa vụ phải đi lính= [5, tr. 9].
Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc phát triển thành tư tưởng bảo vệ tổ quốc, xuyên
suốt trong tư duy và hành động của Hồ Chí Minh. Đó chính là sự vận dụng và phát triển
sáng tạo lý luận Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là sự
nghiệp của toàn dân. Tinh thần đó được Hồ Chí Minh chỉ rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ cứu nước. Chân lý
không có gì quý hơn độc lập tự do của người là chân lý của cả dân tộc. trách nhiệm bảo vệ
Tổ quốc là của toàn dân tộc. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, bước vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc được Đảng khẳng định là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của cả hệ thống chính trị: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển,
giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển=. [2, tr. 25].
b. Xây dựng sức m¿nh tổng hợp để bÁo vß Tổ quốc.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra sức mạnh chiến thắng của Việt Nam là: chúng ta có chính nghĩa,
có truyền thống và sự đoàn kết Bắc Nam, có sự đồng tình và ủng hộ của các nước xã hội
chủ nghĩa và bầu bạn trên thế giới. Khơi dậy và phát huy, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, nhân dân Việt Nam đã tạo sức mạnh tổng hợp để chiến thắng. Đó là vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các dân
tộc đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập để thúc đẩy cuộc kháng chiến. Tiến hành các hoạt
động đấu tranh ngoại giao để đi đến kết thúc chiến tranh bằng Hiệp định Giơ ne vơ ngày
21/7/1954. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh cùng với toàn đảng, toàn dân
đã khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đã tranh thủ sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của
nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới để dành thắng lợi. Trong những giai đoạn lịch
sử cụ thể, kể từ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã trở thành đặc sản của
dân tộc Việt Nam. Trên con đường từ bóng tối bước ra ánh sáng để khẳng định vị thế của
mình trên bản đồ chính trị thế giới. Đây cũng là cơ sở để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc trong thời kỳ mới với rất nhiều thách thức, biến động hết sức bất ngờ không lường trước được.
c.ĐÁng Cßng sÁn Vißt Nam là lực l°ợng lãnh đ¿o sự nghißp bÁo vß tổ quốc
Từ khi Đảng chưa ra đời, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: cách mạng muốn thắng lợi thì phải
có đảng cách mạng dẫn đường, chỉ lối. Khi cách mạng thành công, Đảng trở thành Đảng
cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Hồ Chí Minh khẳng định mọi thắng
lợi của cách mạng do sự lãnh đạo của Đảng. Trong thời kỳ mới, kế thừa chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và
sự nghiệp quốc phòng, an ninh= [2, tr. 25]. Từ thực tế đất nước và tình hình khu vực, thế
giới hiện nay cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
Tập trung xây dựng tiềm lực đất nước đặc biệt là tiềm lực kinh tế, làm cơ sở cho việc
hiện đại hóa quân đội trong thời kỳ mới.
Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân gắn với xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân trong từng địa phương và trên cả nước.
Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chủ động chiến đấu trong mọi hoàn cảnh với
mọi loại hình chiến tranh, phải có kế sách ngn ngừa xung đột từ sớm, từ xa.
Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp sự nghiệp quốc phòng, an ninh và
bảo vệ tổ quốc của Đảng trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các tình huống và trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Kết lu¿n: Chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ quốc là vấn đề xưa cũ nhưng vẫn luôn song
hành với sự phát triển của cuộc sống và của nền quốc gia dân tộc cũng như toàn nhân loại.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Thụy Điển: kể từ khi nhân loại có các cuộc chiến
đến nay khoảng 3500 nm thì thời gian hòa bình chỉ khoảng vài trm nm còn lại là những
cuộc chiến tranh lớn, nhỏ liên tục diễn ra. Một trong những thế kỉ đẫm máu của nhân loại
là thế kỷ XX với hai cuộc chiến tranh tầm thế giới đã làm chết hàng trm triệu người. Nhân
loại đang ở vào những nm đầu của thiên niên kỷ thứ 3 với những thách thức không hề
giảm: Tình hình chính trị, an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn ra rất phức tạp, rất
khó lường, tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh
mạng,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Trong khu vực Đông Nam Á, Biển Đông
đang trở thành điểm nóng và đứng trước những nguy cơ bất ổn vì sự tranh chấp lợi ích của
nhiều nước trên thế giới. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam với nhiều
cách thức hết sức phức tạp. Vì vậy, việc chuẩn bị cho mọi mặt cho đất nước để giữ vững
hòa bình, sự phát triển là yêu cầu cơ bản, hàng đầu, cấp bách và lâu dài. Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, bảo vệ tổ quốc là nội dung cơ bản mang
ý nghĩa nền tảng cho chiến lượt bảo vệ đất nước. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Quân đội và bảo vệ tổ quốc, nguyên tắc
sống còn, là nền tảng vững chắc để đất nước. Trước những biến cố lịch sử xuyên qua hai
thế kỷ, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc vẫn vẹn nguyên giá trị và tiếp tục là kim
chỉ nam tỏa sáng trong thực tiễn cách mạng sôi động của đất nước. Để bảo vệ Tổ quốc từ
sớm, từ xa, không bị động và bất ngờ thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống
chính trị của đất nước phải nắm vững và cụ thể hóa những nội dung cốt lõi này vào các
mục tiêu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra.
Sinh viên là tầng lớp trí thức trẻ, là những người quyết định trực tiếp cho sự phát triển
của đất nước cần chủ động học tập, nhận thức đúng đắn những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa
mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đặc biệt là những hiểu biết về chiến tranh, quân sự
và bảo vệ Tổ quốc từ đó hình thành cho bản thân ý thức trách nhiệm công dân trước những
vấn đề liên quan đến vận mệnh và sự sống còn của đất nước, của chế độ xã hội. Đây chính
là nền tảng cơ cơ sở đầu tiên để thế hệ trẻ mà đặc biệt là tri thức trẻ hình thành niềm tin,
trách nhiệm và có những hành động tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
CÂU HàI H¯àNG DẪN ÔN T¾P
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất chiến tranh?
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội?
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa?
4. Tại sao chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc? TÀI LIÞU THAM KHÀO
[1] C.mác và ngghen. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tái bản. NXB CTQGST, Hà Nội 2008.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam. vn kiện vn kiện đại hội lần thứ XIII. NXB CTQGST. Hà Nội 2021.
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQGST, Hà Nội 2000, tập 12.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQGST, Hà Nội 2000, tập 6.
[5] Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ NXB CTQGST, Hà Nội 2017.