Bài 1: Thực hành Tiếng Việt | Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 6 | Chân trời sáng tạo
Bài giảng điện tử môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học 2021 - 2022, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt. Nội dung bài học trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình SGK Ngữ văn 6.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tiết 8,9 I. Tri thức tiếng Việt: 1. Từ đơn và từ phức
a. Từ đơn: là từ gồm có một tiếng. Ví dụ: chạy, nhảy, ăn, mặc, bàn, ghế ….
b. Từ phức: là từ do hai hoặc nhiều tiếng trở lên.
Ví dụ: ông bà, cha mẹ, sách vở, quần áo, bà nội,…. Từ ghép
Rì rào, xanh xanh, long lanh, róc rách…. Từ láy
->SƠ ĐỒ CẤU TẠO TIẾNG VIỆT Tiết 8,9 TỪ TIẾNG VIỆT TỪ ĐƠN TỪ PHỨC (1 tiếng) (2 tiếng trở lên) TỪ GHÉP TỪ LÁY (ghép nghĩa) (láy âm)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tiết 8,9 Bài tập thực hành:
Trong câu văn sau: “ Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm”. Điền vào bảng sau:
Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Từ đơn chàng, không, nề Từ phức
Từ ghép: gan dạ, nguy hiểm Từ láy: hăng hái
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tiết 8,9 b1. Các từ ghép: Các từ ghép: -bà ngoại bà + ngoại - quần áo = quần + áo C P
- thơm phức thơm + phức - trầm bổng = trầm + bổng C P - cà chua cà + chua C P
Từ ghép chính phụ: có nghĩa
Từ ghép đẳng lập: có nghĩa rộng hơn so
hẹp hơn so với nghĩa của tiếng
với nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó. gốc tạo nên nó. b2: Từ láy *Xét ví dụ.
Các từ láy sau đây có gì giống nhau và khác nhau về đặc điểm âm thanh?
Đăm đăm: Lặp lại tiếng gốc. Từ láy toàn bộ.
Mếu máo: Lặp bộ phận m }Từ láy bộ phận.
Liêu xiêu: Lặp bộ phận iêu Bài tập nhanh
Xếp các từ láy sau vào 2 nhóm: Từ láy toàn bộ và Từ láy
bộ phận: nho nhỏ, lặng lẽ , chiều chiều, xôn xao, xiêu xiêu,
quanh quanh, mênh mông, long lanh. . Từ láy toàn bộ: Từ láy bộ phận: - nho nhỏ - lặng lẽ - xiêu xiêu - xôn xao - chiều chiều - mênh mông - quanh quanh - long lanh
Xét ví dụ: So sánh nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc:
- mềm mại - mềm Mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. - đo đỏ - đỏ
Sắc thái giảm nhẹ. - thăm thẳm - thẳm ; ầm ầm } - ầm; ào ào - ào Sắc nhấn mạnh.
Nghĩa của từ láy có sắc thái riêng so với tiếng gốc 2. Thành ngữ a. Khái niệm:
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa cuả thành ngữ không
phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập
hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
b.Ví dụ: nhanh như cắt: rất nhanh
khẩu xà tâm phật: miệng nói độc ác nhưng có tấm lòng nhân ái
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 1: Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:
"...Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ
mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào
mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp,
cầm roi nhảy lên mình ngựa.” ( Thánh Gióng) Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy
vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, một, Chú bé, tráng sĩ, - lẫm liệt
mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, oai phong, vang
ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, dội, áo giáp nhảy, lên, mình, ngựa
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 2: Tìm ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng
thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo
dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây
lưng uốn về trước mặt. (Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)
Từ ghép: giã thóc, giần sàng, bắt đầu, dự thi, nồi cơm, cán cung, dây lưng Từ láy: nho nhỏ, khéo léo
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 3: Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây a. Ngựa ……….. sắt b. Sắt thép c. thi nhân d. áo trắng
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 4: Tạo từ láy từ các tiếng dưới đây: a. nhỏ nhen b. khỏe khoẳn c. óng ánh d. dẻo Deo dẻo
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 5: Trong câu văn “ Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên
của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ”.
Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người
đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?
thoăn thoắt: từ láy gợi nhịp độ mau lẹ, dáng vẻ linh hoạt của người dự
thi gợi sự khỏe mạnh, sung sức.
Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì chỉ giúp
người đọc hình dung được mức độ tham gia hoạt động (ngay lập tức
tham gia) của người dự thi, không hình dung được động tác của
người dự thi ( nhanh nhẹn và khéo léo)
Tiết 8,9 II. Thực hành tiếng Việt
Bài 6: Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong
hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”, nếu dùng
từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ giữ nguyên,
tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?
Nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” trong câu văn trên thì độ
“khéo” sẽ giảm xuống vì từ láy “khéo léo” giúp ta hình dung được sự việc một
cách rõ ràng hơn, cho thấy kinh nghiệm và tài năng của các đội thi khi treo
những niêu cơm để dự thi.
Câu 7. Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B)
trong bảng dưới đây sao cho phù hợp A Thành ngữ B Nghĩa của thành ngữ 1. Chết như rạ
a. Nhận xét ai làm gì rất nhanh
2. Mẹ tròn con vuông b. Điều mong ước trở thành hiện thực
3. Cầu được ước thấy c.chết rất nhiều 4. Oán nặng thù sâu
d. Việc sinh nở thuận lợi, tốt đẹp 5. Nhanh như cắt
e. Chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại
cho mình thông minh, tài giỏi
h. Lòng oán giận và hận thù với ai đó rất sâu nặng
1- c; 2- d; 3- b; 4 – h; 5- a