BÀI-1 về marketing trên thị trường ngách - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

BÀI-1 về marketing trên thị trường ngách - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Môn:

Marketing (MK191P1) 310 tài liệu

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

BÀI-1 về marketing trên thị trường ngách - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

BÀI-1 về marketing trên thị trường ngách - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

22 11 lượt tải Tải xuống
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ
MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm tư thế và mặt phẳng giải phẫu;
2. Nêu được định nghĩa, vị trí và nhiệm vụ của sinh lý học;
2. Trình bày được các đặc điểm của cơ thể sống, sinh lý tế bào;
3. Tnh bày được các hoạt động duy thằng định nội môi ảnh hưởng của ngoại môi.
NỘI DUNG:
I. ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU
1. Khái niệm:
Giải phẫu học người ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc thể người; trong y
học, giải phẫu học đóng vai trò một môn học cơ sở,nền tảng kiến thức căn bản cho
các chuyên ngành y học lâm sàng. Kiến thức của giải phẫu học giúp chúng ta hiểu được
sinh lý học của cơ thể người.
2. Các phương thức mô tả giải phẫu:
Tùy theo mục đích nghiên cứu, nhiều cách tả giải phẫu khác nhau. Ba cách
tiếp cận chính trong nghn cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng, giải phẫu b
mặt.
2.1. Giải phẫu hệ thống:
cách tả đó cấu trúc của từng hệ quan (thực hiện một chức năng nào
đó của cơ thể) được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp
người học hiểu được chức năng của từng hệ quan. Các hệ quan của thể có: hệ
da, xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh
dục, hệ nội tiết. Các giác quan và một phần của hệ thần kinh.
2.2. Giải phẫu vùng: hay giải phẫu định khu
nghiên cứu tả giải phẫu của tất cả các cấu trúc (thuộc hệ cơ quan khác nhau)
trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với nhau. thể được chia ra
thành những vùng lớn lớn sau đây: Vùng ngực, đáy chậu và chậu hông, chi dưới, chi trên,
lưng, đầu và cổ, mỗi vùng này lại chia thành những vùng nhỏ hơn.
2.3. Giải phẫu bề mặt:
tả hình dáng bề mặt thể người, đặc biệtnhững liên quan của bề mặt
thể với những cấu trúc ở sâu hơn như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu
bề mặt là giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở những người
bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưới vết
thương có thể bị tổn thương.
3. Tư thế và các mặt phẳng giải phẫu:
- thế giải phẫu: Một người thế giải phẫu người đứng thẳng với thế:
đầu, mắt, các ngón chân hướng ra trước; gót chân các ngón chân áp sát vào nhau; hai
tay buông xuôi hai bên, lòng bàn tay hướng ra phía trước.
- Mặt phẳng giải phẫu: Có 4 loại mặt phẳng giải phẫu cắt ngang qua cơ thể ở tư thế
giải phẫu, tác dụng của các mặt phẳng giải phẫu để tả các mặt cắt các hình ảnh
của cơ thể người.
+ Mặt phẳng đứng dọc giữa: Là mặt phẳng thẳng đứng đi dọc qua trung tâm của cơ
thể, chia cơ thể thành 2 nửa phải và trái.
+ Các mặt phẳng đứng dọc: những mặt phẳng thẳng đứng đi qua thể song
song với mặt phẳng đứng dọc giữa.
+ Các mặt phẳng đứng ngang: những mặt, phẳng thẳng đứng đi qua thể,
vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa, chia cơ thể thành các phần trước và sau.
+ Các mặt phẳng nằm ngang: Là các mặt phẳng đi ngang qua cơ thể, vuông góc với
các mặt phẳng đứng dọc giữa và đứng ngang, chia cơ thể thành các phần trên và dưới
4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí so sánh:
4.1: Trên:Là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói "tim nằm trên cơ hoành”
4.2. Dưới:Là nằm gần hơn về phía bàn chân, ví dụ nói "dạ dày nằm dưới tim”
4.3. Trước:Ở gần mặt trước cơ thể hơn.
4.4. Sau:Ở gần mặt sau cơ thể hơn.
4.5: Bên và giữa: Bên là nằm xa mặt phẳng dọc giữa hơn, giữa thì ngược lại
4.6. Gầnxa:Gần nghĩa là nằm gần thân hoặc điểm nguyên ủy (điểm gốc), xa
nghĩa ngược lại.
4.7. Bên trong bên ngoài: Bên trong gần hơn về phái trung tâm của một
quan hay khoang rỗng, bên ngoài thì ngược lại.
II. ĐẠI CƯƠNG SINH LÝ
1. Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và vị trí của sinh lý học
1.1. Định nghĩa: Sinh học là một ngành của sinh học, nghiên cứu về chức năng,
hoạt động chức năng và điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể sống nhằm đảm bảo sự
tồn tại của chúng trong thế giới xung quanh.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của sinh học: Đối tượng nghiên cứu của sinh học
là con người và những động vật phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của sinh lý học. Mọi sự
nghiên cứu của sinh học vcon người hay động vật đều nhằm mục đích phục vcon người.
1.3. Nhiệm vụ của sinh lý học:
- Nghiên cứu các quy luật hoạt động, các chức năng bình thường của thể sống
trong điều kiện sống luôn biến đổi và phát triển.
- Nghiên cứu sự phát triển chức năng của thể sống theo quá trình tiến hoá, theo
phát triển chủng loại, phát triển cá thể và mối liên quan giữa các chức năng.
1.4. Vị trí của môn sinh lý học:
- Sinh học môn y học sở quan trọng. Những kiến thức sinh học trực tiếp
phục vụ cho các môn bệnh học và là cơ sở để giải thích, phát hiện các rối loạn chức năng
trong tình trạng bệnh lý.
- Sinh lý học là một ngành khoa học chức năng vì vậy nó liên quan chặt chẽ với các
ngành khoa học hình thái như giải phẫu học, học. Để hiểu được chức năng của từng
quan, bộ phận trong thể cần shiểu biết về hình thái, cấu tạo mối liên quan
về giải phẫu giữa chúng với nhau.
- Sinh học cũng liên quan chặt chẽ với hoá sinh học, sinh học, chúng giúp
chuyên ngành sinh lý học tìm hiểu được bản chất của các hoạt động sống, hoạt động chức
ng, góp phần giải thích cơ chế của c hoạt động chức năng điều hoà hoạt động chức
ng.
2. Phương pháp nghiên cứu và học tập sinh lý học.
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Có thể nghiên cứu trên cơ thể toàn vẹn (invivo).
- thể nghiên cứu một quan bằng cách tách rời quan hoặc một bộ phận ra
khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng bằng
đường mạch máu (insitu).
- Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, một bộ phận cơ thể, một tế bào
ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ giống như trong cơ thể
(invitro).
2.2. Phương pháp học tập sinh lý học:
Cấu trúc chức năng luôn mối liên quan chặt chẽ với nhau trong đó chức năng
quyết định cấu trúc. vậy muốn học tốt môn sinh học cần phải được trang bị những
kiến thức về giải phẫu, mô học. Đồng thời phải có những kiến thức về các môn học cơ sở
như sinh học, hoá học, vậthọc, đặc biệt là hoá sinh học, sinh học. Vì nhờ có chúng,
ta có thể hiểu biết tường tận và giải thích được bản chất các hoạt động chức năng và điều
hoà hoạt động chức năng của cơ thể.
III. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
1. Đặc điểm của sự sống:
1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mới (hoạt động chuyển hoá):
Hoạt động chuyển hoá được xảy ra trong tế bào, gồm hai quá trình:
1.1.1. Quá trình đồng hoá:
Là quá trình thu nhận vật chất, biến vật chất thành những chất dinh dưỡng và những
thành phần cấu tạo đặc trưng của tế bào để cho sinh vật tồn tại và phát triển.
1.1.2. Quá trình dị hoá:
quá trình phân giải vật chất, giải phóng năng lượng cho thể hoạt động và đào
thải các sản phẩm chuyển hoá khỏi cơ thể.
Đồng hoá dị hoá hai quá trình đối lập nhau, đồng thời lại liên quan chặt chẽ
với nhau và thường phải cân bằng nhau để cơ thể tồn tại và phát triển.
1.2. Đặc điểm chịu kích thích
Đặc điểm chịu kích thích là khả năng đáp ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ: Chạm
tay vào vật nóng làm tay rụt lại. Lo sợ, hồi hộp làm tim đập nhanh... Đặc điểm này vừa là
biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.
Ngưỡng kích thích cường độ tối thiểu của kích thích để gây ra một đáp ứng. Nếu
kích thích dưới ngưỡng không gây được hưng phấn, nếu kích thích vượt quá ngưỡng lại
gây nên ức chế (không đáp ứng với kích thích).
1.3. Đặc điểm sinh sản giống mình:
đặc tính của sinh vật để tồn tại phát triển giống nòi. được thực hiện nhờ
di truyền nằm trong phân tử ADN của tế bào, nhờ đó tạo ra được các tế bào con
giống hệt tế bào mẹ đó là tính di truyền. Sự thay đổi tính di truyền gọi là biến dị.
Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh vật
IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO
1. Đại cương về tế bào.
1.1. Định nghĩa:
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
1.2. Kích thước tế bào: Rất nhỏ, thay đổi từ 5 - 200 μm.
- Tế bào có kích thước nhỏ nhất: Tế bào thần kinh ở tiểu não.
- Tế bào có kích thước lớn nhất: Noãn bào.
1.3. Hình dạng tế bào: Rất đa dạng, thay đổi tuỳ theo vị trí, chức năng của tế bào:
- Hình tròn: Tế bào máu.
- Hình trụ: Tế bào biểu mô đường tiêu hoá.
- Hình tháp, hình sao: Tế bào thần kinh.
- Hình sợi: Tế bào cơ.
1.4. Cấu trúc tế bào:
Gồm 3 phần: Màng tế bào. Nhân tế bào. Bào tương và các bào quan.
1.5. Cấu tạo hóa học của tế bào.
- Protein: thành phần dựng nên cấu trúc bản của tế bào nên còn được gọi
chất tạo hình. Protein còn là thành phần tham gia cấu tạo men của tế bào.
- Lipid: Tham gia cấu tạo màng tế bào và là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Glucid: Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào trong quá trình sống.
- Các chất khoáng: Na
+
, K
+ ++
, Ca , H
+
, Cl
- -
, HCO
3
... vai trò tạo áp suất thẩm thấu
của tế bào.
- Nước: Kết hợp với protein và các chất hữu cơ khác làm cho tế bào có tính chất của
một khối dung dịch keo.
V. DỊCH NGOẠI BÀO, DỊCH NỘI BÀO VÀ HẰNG TÍNH NỘI MÔI
Cơ thể người trưởng thành có 56% là dịch, hầu hết dịch năm trong tế bào gọi là dịch
nội bào, 1/3 tổng lượng dịch nằm ở khoảng kẽ giữa các tế bào gọi là dịch ngoại bào.
1. Dịch nội bào
thể người trưởng thành khoảng 40 lít dịch, trong đó 25 lít dịch nằm trong
tế bào là dịch nội bào, còn 15 lít dịch nằm ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào. Nhờ màng
tế bào thành phần dịch nội bào khác dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào chứa nhiều chất
dinh dưỡng như oxygen, acid amin, acid béo, chứa 1 lượng lớn các ion Na, Cl, HCO3;
trong khi đó dịch nội bào nhiều ion K, Mg, PO4.
2. Dịch ngoại bào và hằng tính nội môi
Dịch ngoại bào là dịch nằm bên ngoài tế bào, đó là: dịch kẽ, máu, bạch huyết, dịch ổ
mắt, dịch khớp, dịcho tủy. Dịch ngoại bào luôn được vận chuyển khắp thể nhờ hệ
thống tuần hoàn. Dịch ngoại bào cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn tại phát triển
của các tế bào. Như vậy các tế bào trong thể đều được sống trong cùng một môi
trường đó là dịch ngoại bào. Vì vậy dịch ngoại bào còn được gọi là môi trường bên trong
thể, hay còn gọi nội môi. Các tế bào chỉ thể tồn tại, phát triển thực hiện chức
năng của mình khi được sống trong môi trường thích hợp và ổn định về nồng độ các chất
như: oxy, glucose, các ion, acid amin.... Khái niệm về sự ổn định nồng độ các chất trong
dịch ngoại bào được gọi là hằng tính nội môi (homeostasie).
Môi trường trong thể thường xuyên được giữ ổn định bằng các hoạt động chức
năng của các cơ quan và hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Các hệ thống đó là:
- Hệ thống tiếp nhận chất dinh dưỡng: tiêu hóa, hô hấp, hệ cơ...
- Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng: hệ thống dịch ngoại bào, máu, dịch não
tủy...
- Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa: hệ hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, da..
| 1/4

Preview text:

BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm tư thế và mặt phẳng giải phẫu;
2. Nêu được định nghĩa, vị trí và nhiệm vụ của sinh lý học;
2. Trình bày được các đặc điểm của cơ thể sống, sinh lý tế bào;
3. Trình bày được các hoạt động duy trì hằng định nội môi và ảnh hưởng của ngoại môi.
NỘI DUNG:
I. ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU 1. Khái niệm:
Giải phẫu học người
là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể người; trong y
học, giải phẫu học đóng vai trò là một môn học cơ sở, là nền tảng kiến thức căn bản cho
các chuyên ngành y học lâm sàng. Kiến thức của giải phẫu học giúp chúng ta hiểu được
sinh lý học của cơ thể người.
2. Các phương thức mô tả giải phẫu:
Tùy theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Ba cách
tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng, giải phẫu bề mặt.
2.1. Giải phẫu hệ thống:
Là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ cơ quan (thực hiện một chức năng nào
đó của cơ thể) được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp
người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thể có: hệ
da, xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh
dục, hệ nội tiết. Các giác quan và một phần của hệ thần kinh.
2.2. Giải phẫu vùng: hay giải phẫu định khu
Là nghiên cứu mô tả giải phẫu của tất cả các cấu trúc (thuộc hệ cơ quan khác nhau)
trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với nhau. Cơ thể được chia ra
thành những vùng lớn lớn sau đây: Vùng ngực, đáy chậu và chậu hông, chi dưới, chi trên,
lưng, đầu và cổ, mỗi vùng này lại chia thành những vùng nhỏ hơn.
2.3. Giải phẫu bề mặt:
Là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người, đặc biệt là những liên quan của bề mặt cơ
thể với những cấu trúc ở sâu hơn như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu
bề mặt là giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở những người
bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưới vết
thương có thể bị tổn thương.
3. Tư thế và các mặt phẳng giải phẫu:
- Tư thế giải phẫu:
Một người ở tư thế giải phẫu là người đứng thẳng với tư thế:
đầu, mắt, các ngón chân hướng ra trước; gót chân và các ngón chân áp sát vào nhau; hai
tay buông xuôi hai bên, lòng bàn tay hướng ra phía trước.
- Mặt phẳng giải phẫu: Có 4 loại mặt phẳng giải phẫu cắt ngang qua cơ thể ở tư thế
giải phẫu, tác dụng của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và các hình ảnh của cơ thể người.
+ Mặt phẳng đứng dọc giữa: Là mặt phẳng thẳng đứng đi dọc qua trung tâm của cơ
thể, chia cơ thể thành 2 nửa phải và trái.
+ Các mặt phẳng đứng dọc: Là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể song
song với mặt phẳng đứng dọc giữa.
+ Các mặt phẳng đứng ngang: Là những mặt, phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể,
vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa, chia cơ thể thành các phần trước và sau.
+ Các mặt phẳng nằm ngang: Là các mặt phẳng đi ngang qua cơ thể, vuông góc với
các mặt phẳng đứng dọc giữa và đứng ngang, chia cơ thể thành các phần trên và dưới
4. Các từ chỉ mối quan hệ vị trí so sánh:
4.1: Trên:
Là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói "tim nằm trên cơ hoành”
4.2. Dưới:Là nằm gần hơn về phía bàn chân, ví dụ nói "dạ dày nằm dưới tim”
4.3. Trước:Ở gần mặt trước cơ thể hơn.
4.4. Sau:Ở gần mặt sau cơ thể hơn.
4.5: Bên và giữa: Bên là nằm xa mặt phẳng dọc giữa hơn, giữa thì ngược lại
4.6. Gần và xa:Gần nghĩa là nằm gần thân hoặc điểm nguyên ủy (điểm gốc), xa có nghĩa ngược lại.
4.7. Bên trong và bên ngoài: Bên trong là gần hơn về phái trung tâm của một cơ
quan hay khoang rỗng, bên ngoài thì ngược lại. II. ĐẠI CƯƠNG SINH LÝ
1. Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và vị trí của sinh lý học
1.1. Định nghĩa:
Sinh lý học là một ngành của sinh học, nghiên cứu về chức năng,
hoạt động chức năng và điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể sống nhằm đảm bảo sự
tồn tại của chúng trong thế giới xung quanh.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học: Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học
là con người và những động vật phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của sinh lý học. Mọi sự
nghiên cứu của sinh lý học về con người hay động vật đều nhằm mục đích phục vụ con người.
1.3. Nhiệm vụ của sinh lý học:
- Nghiên cứu các quy luật hoạt động, các chức năng bình thường của cơ thể sống
trong điều kiện sống luôn biến đổi và phát triển.
- Nghiên cứu sự phát triển chức năng của cơ thể sống theo quá trình tiến hoá, theo
phát triển chủng loại, phát triển cá thể và mối liên quan giữa các chức năng.
1.4. Vị trí của môn sinh lý học:
- Sinh lý học là môn y học cơ sở quan trọng. Những kiến thức sinh lý học trực tiếp
phục vụ cho các môn bệnh học và là cơ sở để giải thích, phát hiện các rối loạn chức năng
trong tình trạng bệnh lý.
- Sinh lý học là một ngành khoa học chức năng vì vậy nó liên quan chặt chẽ với các
ngành khoa học hình thái như giải phẫu học, mô học. Để hiểu được chức năng của từng
cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần có sự hiểu biết về hình thái, cấu tạo và mối liên quan
về giải phẫu giữa chúng với nhau.
- Sinh lý học cũng liên quan chặt chẽ với hoá sinh học, lý sinh học, vì chúng giúp
chuyên ngành sinh lý học tìm hiểu được bản chất của các hoạt động sống, hoạt động chức
năng, góp phần giải thích cơ chế của các hoạt động chức năng và điều hoà hoạt động chức năng.
2. Phương pháp nghiên cứu và học tập sinh lý học.
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Có thể nghiên cứu trên cơ thể toàn vẹn (invivo).
- Có thể nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc một bộ phận ra
khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng bằng
đường mạch máu (insitu).
- Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, một bộ phận cơ thể, một tế bào
ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ giống như trong cơ thể (invitro).
2.2. Phương pháp học tập sinh lý học:
Cấu trúc và chức năng luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong đó chức năng
quyết định cấu trúc. Vì vậy muốn học tốt môn sinh lý học cần phải được trang bị những
kiến thức về giải phẫu, mô học. Đồng thời phải có những kiến thức về các môn học cơ sở
như sinh học, hoá học, vật lý học, đặc biệt là hoá sinh học, lý sinh học. Vì nhờ có chúng,
ta có thể hiểu biết tường tận và giải thích được bản chất các hoạt động chức năng và điều
hoà hoạt động chức năng của cơ thể.
III. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
1. Đặc điểm của sự sống:
1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mới (hoạt động chuyển hoá):
Hoạt động chuyển hoá được xảy ra trong tế bào, gồm hai quá trình:
1.1.1. Quá trình đồng hoá:
Là quá trình thu nhận vật chất, biến vật chất thành những chất dinh dưỡng và những
thành phần cấu tạo đặc trưng của tế bào để cho sinh vật tồn tại và phát triển.
1.1.2. Quá trình dị hoá:
Là quá trình phân giải vật chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động và đào
thải các sản phẩm chuyển hoá khỏi cơ thể.
Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhau, đồng thời lại liên quan chặt chẽ
với nhau và thường phải cân bằng nhau để cơ thể tồn tại và phát triển.
1.2. Đặc điểm chịu kích thích
Đặc điểm chịu kích thích là khả năng đáp ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ: Chạm
tay vào vật nóng làm tay rụt lại. Lo sợ, hồi hộp làm tim đập nhanh... Đặc điểm này vừa là
biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.
Ngưỡng kích thích là cường độ tối thiểu của kích thích để gây ra một đáp ứng. Nếu
kích thích dưới ngưỡng không gây được hưng phấn, nếu kích thích vượt quá ngưỡng lại
gây nên ức chế (không đáp ứng với kích thích).
1.3. Đặc điểm sinh sản giống mình:
Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống nòi. Nó được thực hiện nhờ
mã di truyền nằm trong phân tử ADN của tế bào, nhờ đó mà tạo ra được các tế bào con
giống hệt tế bào mẹ đó là tính di truyền. Sự thay đổi tính di truyền gọi là biến dị.
Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh vật
IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO
1. Đại cương về tế bào. 1.1. Định nghĩa:
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
1.2. Kích thước tế bào: Rất nhỏ, thay đổi từ 5 - 200 μm.
- Tế bào có kích thước nhỏ nhất: Tế bào thần kinh ở tiểu não.
- Tế bào có kích thước lớn nhất: Noãn bào.
1.3. Hình dạng tế bào: Rất đa dạng, thay đổi tuỳ theo vị trí, chức năng của tế bào: - Hình tròn: Tế bào máu.
- Hình trụ: Tế bào biểu mô đường tiêu hoá.
- Hình tháp, hình sao: Tế bào thần kinh. - Hình sợi: Tế bào cơ.
1.4. Cấu trúc tế bào:
Gồm 3 phần: Màng tế bào. Nhân tế bào. Bào tương và các bào quan.
1.5. Cấu tạo hóa học của tế bào.
- Protein: Là thành phần dựng nên cấu trúc cơ bản của tế bào nên còn được gọi là
chất tạo hình. Protein còn là thành phần tham gia cấu tạo men của tế bào.
- Lipid: Tham gia cấu tạo màng tế bào và là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Glucid: Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào trong quá trình sống. - Các chất khoáng: Na+, K+ ++ , Ca , H+, Cl- -
, HCO3 ... có vai trò tạo áp suất thẩm thấu của tế bào.
- Nước: Kết hợp với protein và các chất hữu cơ khác làm cho tế bào có tính chất của một khối dung dịch keo.
V. DỊCH NGOẠI BÀO, DỊCH NỘI BÀO VÀ HẰNG TÍNH NỘI MÔI
Cơ thể người trưởng thành có 56% là dịch, hầu hết dịch năm trong tế bào gọi là dịch
nội bào, 1/3 tổng lượng dịch nằm ở khoảng kẽ giữa các tế bào gọi là dịch ngoại bào. 1. Dịch nội bào
Cơ thể người trưởng thành có khoảng 40 lít dịch, trong đó có 25 lít dịch nằm trong
tế bào là dịch nội bào, còn 15 lít dịch nằm ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào. Nhờ màng
tế bào mà thành phần dịch nội bào khác dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào chứa nhiều chất
dinh dưỡng như oxygen, acid amin, acid béo, chứa 1 lượng lớn các ion Na, Cl, HCO3;
trong khi đó dịch nội bào nhiều ion K, Mg, PO4.
2. Dịch ngoại bào và hằng tính nội môi
Dịch ngoại bào là dịch nằm bên ngoài tế bào, đó là: dịch kẽ, máu, bạch huyết, dịch ổ
mắt, dịch khớp, dịch não tủy. Dịch ngoại bào luôn được vận chuyển khắp cơ thể nhờ hệ
thống tuần hoàn. Dịch ngoại bào cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn tại và phát triển
của các tế bào. Như vậy các tế bào trong cơ thể đều được sống trong cùng một môi
trường đó là dịch ngoại bào. Vì vậy dịch ngoại bào còn được gọi là môi trường bên trong
cơ thể, hay còn gọi là nội môi. Các tế bào chỉ có thể tồn tại, phát triển và thực hiện chức
năng của mình khi được sống trong môi trường thích hợp và ổn định về nồng độ các chất
như: oxy, glucose, các ion, acid amin.... Khái niệm về sự ổn định nồng độ các chất trong
dịch ngoại bào được gọi là hằng tính nội môi (homeostasie).
Môi trường trong cơ thể thường xuyên được giữ ổn định bằng các hoạt động chức
năng của các cơ quan và hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Các hệ thống đó là:
- Hệ thống tiếp nhận chất dinh dưỡng: tiêu hóa, hô hấp, hệ cơ...
- Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng: hệ thống dịch ngoại bào, máu, dịch não tủy...
- Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa: hệ hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, da..