Bài 11 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội | Tài liệu Môn Giáo dục quốc phòng an ninh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Điều 3, Luật An ninh quốc gia của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2004/2011 ngày 3/02/2004 chỉ rõ: An ninh quốc gia là “sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [5, tr.8]. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1
BÀI 11
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ
GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
NỘI DUNG
I. Khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
1. Bảo vệ an ninh quốc gia
Điều 3, Luật An ninh quốc gia của Quốc hội nước Cộng hòa hội chủ nghĩa
Việt Nam số 32/2004/2011 ngày 3/02/2004 chỉ rõ:
An ninh quốc gia là “sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa
nhà nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [5, tr.8].
Bảo vệ an ninh quốc gia “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh m
thất bại các âm mưu hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [5, tr.8].
An ninh quốc gia gồm an ninh trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, hội,
tưởng - văn hóa, quốc phòng, đối ngoại và chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam... Trong đó, an ninh chính trị cốt lõi xuyên suốt. Trước những vấn đề
mới nảy sinh, an ninh quốc gia ngày nay nên được hiểu một cách sâu rộng hơn, không
chỉ tập trung vào các vấn đề an ninh truyền thống còn xuất hiện những vấn đề an
ninh mới - an ninh phi truyền thống.
Các quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia: quan chỉ đạo, chỉ huy
các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân; Cơ quan chỉ đạo, chỉ
huy các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân; Bộ đội Biên
phòng, Cảnh sát biển quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khu vực biên
giới trên đất liền và trên biển.
2. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Trật tự an toàn hội được hiểu theo nhiều góc độ. Một số tài liệu, từ điển định
nghĩa “trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn
trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [4, tr.16, 704]. Trên phương diện xã hội, “trật
tự an toàn hội” được hiểu hệ thống các quan hệ hội được hình thành điều
chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy phạm đạo đức, thuần
phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của mỗi dân tộc, quốc gia, nhờ đó mọi công
dân được sống, lao động yên ổn, tổ chức, kỷ cương, mọi quyền lợi ích chính
đáng được tôn trọng, bảo vệ. Dưới góc độ đảm bảo an ninh, trật tự, khái niệm “trật tự
an toàn xã hội” được định nghĩa là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được
sống yên ổn trên sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc chuẩn mực đạo đức,
pháp lý xác định.
Giữ gìn trật tự an toàn hội hay bảo đảm trật tự, an toàn hội “là phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm các hành vi vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn xã hội” [6]. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ rất quan
trọng nặng nề của toàn Đảng, toàn quân toàn dân hiện nay, trong đó lực lượng
công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xung kích.
II. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm an ninh quốc gia,
2
giữ gìn trật tự an toàn xã hội
2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trên sở phân tích nhận định tình hình thế giới, trong nước thực
tiễn đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra quan điểm về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2.1.1 Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên, chủ động lâu dài của cả hệ thống chính trị toàn
dân tộc
Cương lĩnh chính trị Nghị quyết XI của Đảng nhấn mạnh một trong những
mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là giữ vững hòa bình, ổn định chính
trị, bảo đảm an ninh quốc gia trật tự an toàn hội, trong đó “tăng cường quốc
phòng, giữ vững an ninh quốc gia, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên
của Đảng, Nhà nước toàn dân, trong đó quân đội nhân dân công an nhân dân
lực lượng nòng cốt” [3, tr.81, 82]. Quan điểm của Đảng tiếp tục khẳng định tại
Nghị quyết đại hội XII bước chuyển biến mới trong năm 2015 đánh dấu
tưởng của Đảng tại Đại hội XIII khi xác định giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm
trật tự an toànhội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng
trật tự hội, kỷ cương “một trong 12 định hướng lớn trong 10 năm tới (2021-
2030) một trong sáu nhiệm vụ trọng yếu của nhiệm kỳ 5 năm (2021-2025) [3,
tr.336].
Đặc biệt, Đại hội XIII còn chỉnhững nguy cơ an ninh mới, đó là: an ninh con
người, an ninh kinh tế, an ninh mạng trong đó an ninh con người được đề cập lần đầu
tiên. Bảo vệ tồn, an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo
đảm cho sự ổn định chính trị - hội xây dựng, phát triển đất nước trường
thịnh vượng. Trước những nguy an ninh mới, yêu cầu đặt ra cho toàn dân tộc
phải ; chủ động ngăn ngừa các nguy chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa phát
hiện sớm và xử kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất những yếu tố, nguy gây
đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch, phản động hội chính trị” [3; tr.331]. Bảo vệ an ninh
quốc gia trong giai đoạn mới mang “tính phòng ngừa cao”, được thực hiện trên mọi
phương diện và sẵn sàng các phương án trong mọi tình huống.
Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn hội luôn được Đảng xác
định nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, chủ động lâu dài của toàn dân tộc.
Thắng lợi của cách mạng chỉ thể đạt được khi huy động được sức mạnh tổng hợp
của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn hội, bảo đảm thắng lợi trọn vẹn triệt để
trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2.1.2 Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn hội phải đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản nhà
nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt
Đảng là người đề ra chủ trương trênsở phân tích, đánh giá tình hình, từ
đó xác định phương pháp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia trật tự, an toàn
hội một cách . đúng đắn Đảng cũng là người lãnh đạo duy nhất và chặt chẽ bộ máy
nhà nước, các đoàn thể quần chúng quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi
đường lối chính sách đó. vậy, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối Đảng.
Nhà nước người giữ vai trò quản lý, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương
3
của Đảng thành những chính sách lớn quản bằng hệ thống văn bản pháp
luật. Nhà nước là công cụ sắc bén để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ
của mình trên mọi lĩnh vực Nhà nước mạnh (hiệu lực) thì quyền làm chủ của.
nhân dân mới được đảm bảo vững chắc.
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một phần của sự nghiệp
cách mạng. Nhân dân đầy đủ điều kiện khảng để tham gia bảo đảm an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là lợi
ích thiết thân của nhân dân. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội là cách nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với những vấn đề quan
trọng của đất nước.
Trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lực lượng công an
là bộ phận nòng cốt. Công an giữ vai trò quan trọng, chỗ dựa trực tiếp và thường
xuyên cho các ngành, các cấp quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội là lực lượng tập trung giải quyết. Lực lượng công an
những khâubản nhất; tổ chức hướng dẫn các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; tham mưu cho Đảng, Nhà nước về
những vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia trật tự, an
toàn xã hội. Do đó, đây được xem là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội.
2.1.3 Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế tuân thủ luật pháp quốc tế trong bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trong bối cảnh mới, Đảng chỉ mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát huy cao nhất sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại,
tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóalợi ích quốc gia - dân tộc;
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;
xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” [1, tr.61]. So với đại hội trước, Đại hội XIII đã bổ sung thêm
yếu tố “sức mạnh thời đại” nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ
Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia.
Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng lợi. Trong đó xây dựng
Đảng then chốt; phát triển văn hóa nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an
ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đặt trong bối cảnh mới, Đại hội XIII đã đặt yêu cầu
bảo đảm lợi ích quốc gia trở thành nhiệm vụ “cao nhấtđể thống nhất trong
duy nhận thức hành động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia.
2.1.4 Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả an ninh, quốc phòng với các lĩnh vực
khác, xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp
chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Nghị quyết XIII của Đảng chỉ rõ: Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế,
văn hóa, hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh giữa quốc phòng, an ninh
với kinh tế, văn hóa, hội đối ngoại”; “tăng cường tiềm lực quốc phòng an
4
ninh, xây dựng phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn
dân nền an ninh nhân dân;y dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân” [3, tr.157],
Kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu tất yếu, khách quan
của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn hội nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt trong sự kết
hợp chặt chẽ, không thể tách rời. Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia tạo ra một
trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong
hội, bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống
hội nền tảng vững chắc của an toàn trật tự, an ninh quốc gia. Trên sở đó tạo
điều kiện cho an ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc, bảo vệ Đảng, nhà nước,
chế độ và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trật tự xã hội được đảm bảo còn làm tăng
hiệu lực quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân.
2.1.5 Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn hộisở
đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở
Đây là một trong những quan điểm được Đảng xác định trong Nghị quyết đại hội
XIII. Lộ trình cụ thể được Đảng chỉ rõ: “Đến năm 2025, bản xây dựng quân đội,
công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng quân đội
nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về
chính trị, tưởng, đạo đức, tổ chức cán bộ” [3, tr.48, 49]. Trong xây dựng lực
lượng bảo đảm trật tự, an toàn hội, quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách đối
với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương công an.
Những quan điểm của Đảng thể hiện tư duy mới về nghiên cứu, phát triển lý luận
an ninh, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội phù hợp và gắn bó chặt chẽ với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước. Các
quan điểm cho thấy định hướng phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong
thời kỳ mới.
2.2 Nội dung bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật, tự an toàn hội
2.2.1 Đối tượng đấu tranh
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới” đã xác định cụ thể “đối tác”, “đối tượng”. Theo đó: những ai tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thiết lập mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùnglợi
với Việt Nam đều đối tác; bất kỳ thế lực nào âm mưu hành động chống phá
mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc đều đối tượng.
Xác định đối tác, đối tượng đấu tranh phải trên tinh thần quan điểm thêm bạn, bớt thù.
Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể
có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh.
Xác định đúng các đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh trật tự dựa
trên nhiệm vụ đối tượng của cách mạng trong từng giai đoạn; nội dung, yêu cầu,
nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thực tế hoạt động của các loại đối
tượng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội từ trước đến nay ở nước ta.
Đối tượng đấu tranh hiện nay của chúng ta gồm: đối tượng xâm phạm an ninh
quốc gia và đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia
Đối tượng xâm phạm ANQG hiện nay bao gồm nhiều loại, trong đó tập trung
đấu tranh với các loại sau:
5
Gián điệp người Việt Nam hay nước ngoài hoạt động nhân hay tổ chức,
chịu sự chỉ huy, chỉ đạo của nước ngoài để tiến hành hoạt động điều tra thu thập tin tức
tình báo, xây dựng sở mật, phá hoại nhằm chống lại nước Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam [7]. Đây đối tượng đặc biệt nguy hiểm luôn gắn với âm mưu
chính trị, kinh tế, lính xung kích của các nước đối phương. Trong các phương thức
hoạt động của cơ quan đặc biệt (tình báo, gián điệp, đánh cắpmật nhà nước,mật
quân sự, phá hoại ta từ bên trong), nguy hiểm nhất là gián điệp.
Phản động “sự chống đối về mặt chính trị nhằm phục hồi các tổ chức, đảng
phái chính trị phản động cũ, đi ngược lại lợi ích dân tộc [2]. Theo đó, những cá nhân
hay tổ chức âm mưu hoạt động chống lại Đảng, Nhà nước, chế độ hội chủ
nghĩa Việt Nam nhưng chưa chịu schỉ huy, chỉ đạo của nước ngoài đều được coi
phản động. Tại Việt Nam, những tổ chức, nhân phản động cần tập trung đấu tranh
gồm: người Việt Nam nước ngoài hoạt động chống Việt Nam; phản động lợi dụng
dân tộc thiểu số; phản động lợi dụng tôn giáo; phản động trong số ngụy quân, ngụy
quyền, đảng phái phản động cũ không chịu cải tạo; bọn phản động mới có tư tưởng sai
trái, các phần tử cơ hội chính trị.
Tội phạm khủng bố quốc tế những nhân, tổ chức nước ngoài cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm
mục đích chống chính quyền nhân dân nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam.
Loại tội phạm này đang trở thành một nguy cơ đối với an ninh quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia còn các quan đặc biệt
nước ngoài, trung tâm phá hoại thông tin, số đối tượng hội chính trị, bất mãn chưa
được xem là phản động.
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn hội những ngườinh vi phạm
tội gây thiệt hại đến tài sản hội chủ nghĩa tài sản của công dân, đến tính mạng
sức khỏe danh dự phẩm giá của con người, đến trật tự an toàn xã hội nhưng không
có mục đích chống lại Đảng, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng đấu tranh trong giữ gìn trật tự, an toàn hội gồm: Tội phạm xâm
phạm trật tự xã hội; Tội phạm kinh tế; Tội phạm về ma túy; Tội phạm môi trường.
Nghiên cứu đối tượng đấu tranh cần làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa đối
tượng n ngoài đối tượng bên trong, giữa bọn gián điệp bọn phản động trong
nước, mối quan hệ giữa đối tượng chính trị đối tượng hình sự. Xác định đối tượng
đấu tranh phải quan điểm toàn diện, chú trọng tìm ra mối quan hệ trực tiếp, gián
tiếp tính quy luật giữa các loại đối tượng khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau.
Trong khi đấu tranh với đối tượng hiện tại, đồng thời phải dự báo đối tượng tương lai
để không bị động.
2.2.2 Tính chất, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội
Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hộimột bộ
phận của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, gắn liền với sự tồn vong của chế
độ chính trị, sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia dân tộc. Đây cuộc đấu tranh
mang tính chất, đặc điểm của cuộc đấu tranh cách mạng: tính gay go, quyết liệt, phức
tạp, lâu dài; tính quần chúng sâu sắc và một số đặc điểm riêng như tính pháp chế, tính
quốc tế,...
Nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an toàn hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - tưởng, đối ngoại,
6
quốc phòng - an ninh, tạo nền tảng ổn định chính trị, hội, phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế đất nước.
2.2.3 Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia gồm bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, an ninh - quốc phòng - đối ngoại, dân tộc tôn giáo, chủ
quyền - biên giới, con người. Cụ thể:
Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ: Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ nội dung cốt
lõi, xuyên suốt trong bảo vệ an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh chính trị nhằm mục tiêu
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động xâm hại đến sự ổn định và phát triển bền
vững của chế độ chính trị. Bảo vệ an ninh chính trị bao gồm các hoạt động cơ bản: bảo
vệ Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ an toàn các
cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập
lao động nước ngoài; Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm
tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo vệ an ninh kinh tế: Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa. Bảo vệ an ninh kinh tế
giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, trực tiếp tác động tới an ninh
quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động: bảo vệ chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế; bảo vệ sự phát triển lành
mạnh của nền kinh tế bảo vệ mật nhà nước trên lĩnh vực kinh tế; bảo vệ sở vật;
chất kỹ thuật của nền kinh tế, bảo vệ an toàn nội bộ, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan
kinh tế; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế của các thế lực
thù địch.
Bảo vệ an ninh tưởng - văn hóa: Bảo vệ an ninh tưởng - văn hóa bảo vệ
nền tảng tưởng tinh thần của chế độ hội chủ nghĩa, bảo vệ phát triển hệ
tưởng và nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn
hóa hiện nay gồm các nội dung cơ bản: bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trước sự tấn công của kẻ thù; bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; đấu
tranh với các trào lưu văn hóa phản động, độc hại; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, chống chia rẽn tộc,
khuynh hướng ly khai tự trị, chủ nghĩa cực đoan.
Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo: Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo bảo vệ
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước;
đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng Nhà nước đối với nhân dân; kiên
quyết đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách
mạng.
Bảo vệ an ninh trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh đối ngoại: Bảo vệ an ninh
trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh đối ngoại bảo vệ sức mạnh của lực lượng
trang hoạt động quan hệ quốc tế của Đảng Nhà nước. Đây hai lĩnh vực đặc
biệt quan trọng của an ninh quốc gia. Nội dung gồm: bảo vệ bản chất chính trị, bảo
đảm lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc với nhân dân của lực lượng vũ trang
nhân dân; bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật của sự nghiệp an ninh, quốc phòng; bảo vệ bí
mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh đối ngoại; bảo vệ an ninh chính
7
trị nội bộ trong lực lượng vũ trang và cơ quan đối ngoại.
Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia: Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới
quốc gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Việt Nam. Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nhiệm vụ chiến lược cực
kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trong tình hình hiện nay, bảo vệ
an ninh lãnh thổ cần phải chủ động đối phó với những nguy từn ngoài âm mưu
xâm hại tới chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Bảo vệ an ninh con người: Báo cáo chính trị Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng đã xác định “an ninh con người” bảo vệ “an ninh con người” một trong
những vấn đề của an ninh quốc gia trở thành các mục tiêu, định hướng phát triển
đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 tầm nhìn đến năm 2045” [3, tr.331]. Ngoài
ra, còn rất nhiều vấn đề an ninh quốc gia khác cần bảo vệ như an ninh mạng, an ninh
thông tin, an ninh lương thực,...
Như vậy, bảo vệ an ninh quốc gia luôn vấn đề hệ trọng nhất của mỗi quốc gia
bởi liên quan trực tiếp đến vận mệnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an ninh
quốc gia nước ta trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của toàn dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Công an nhân dân quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ
chuyên trách tham mưu, tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia.
Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Giữ gìn trật tự, an toàn hội tập trung vào những nội dung: phòng chống tội
phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, phòng ngừa tai nạn, phòng chống tệ nạn hội,
bảo vệ môi trường. Cụ thể:
Phòng chống tội phạm: Đấu tranh phòng chống các loại tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do,
dân chủ của công dân; các tội xâm phạm quyền sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản kinh tế; các tội xâm phạm môi
trường; các tội phạm về ma túy; các tội phạm an toàn công cộng; các tội xâm phạm trật
tự quản lý hành
chính; các tội phạm về tham nhũng; các tội phạm khác về chức vụ; các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp.
Giữ gìn trật tự nơi công cộng: Trật tự nơi công cộng là trạng thái xã hội có trật tự
được hình thànhđiều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất địnhnhững nơi công
cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự an toàn xã
hội bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa, sự tuân thủ những quy
định của pháp luật và phong tục tập quán sinh hoạt được mọi người thừa nhận.
Giữ gìn trật tự nơi công cộng giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh
chung, duy trì nếp sống văn minh những nơi công cộng, bảo đảm sự tôn trọng lẫn
nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Phòng ngừa tai nạn: Tai nạn những việc rủi ro, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại
lớn cho con người, như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai,. ..Phòng ngừa tai
nạn giữ vai trò quyết định trong việc giảm thiểu thiệt hại do tai nạn gây ra.
Phòng chống tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực có
tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực hội, vi phạm đạo
đức gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn hội hiện nay
đang vấn nạn nổi cộm, nhất tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, tín dị đoan.
Phòng chống tệ nạn hội nhiệm vụ của toàn hội, phải được tiến hành thường
8
xuyên, liên tục bằng một hệ thống biện pháp, được thực thi đồng bộ với sự tham gia
của cả cộng đồng, trong đó lực lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.
Bảo vệ môi trường: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con
người, sinh vậtsự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân
loại. Bảo vệ môi trường thực hiện những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch,
sử dụng phục hồi một cách hợp sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật), môi
sinh (đất đai, nước, không khí), đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tạo ra một không gian
tối ưu cho cuộc sống con người.
| 1/8

Preview text:

1 BÀI 11
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ
GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI NỘI DUNG
I. Khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
1. Bảo vệ an ninh quốc gia
Điều 3, Luật An ninh quốc gia của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 32/2004/2011 ngày 3/02/2004 chỉ rõ:
An ninh quốc gia là “sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa
và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [5, tr.8].
Bảo vệ an ninh quốc gia là “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm
thất bại các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [5, tr.8].
An ninh quốc gia gồm an ninh trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, tư
tưởng - văn hóa, quốc phòng, đối ngoại và chế độ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam... Trong đó, an ninh chính trị là cốt lõi và xuyên suốt. Trước những vấn đề
mới nảy sinh, an ninh quốc gia ngày nay nên được hiểu một cách sâu rộng hơn, không
chỉ tập trung vào các vấn đề an ninh truyền thống mà còn xuất hiện những vấn đề an
ninh mới - an ninh phi truyền thống.
Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia: Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và
các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân; Cơ quan chỉ đạo, chỉ
huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân; Bộ đội Biên
phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên
giới trên đất liền và trên biển.
2. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Trật tự an toàn xã hội được hiểu theo nhiều góc độ. Một số tài liệu, từ điển định
nghĩa “trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn
trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [4, tr.16, 704]. Trên phương diện xã hội, “trật
tự an toàn xã hội” được hiểu là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều
chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy phạm đạo đức, thuần
phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của mỗi dân tộc, quốc gia, nhờ đó mọi công
dân được sống, lao động yên ổn, có tổ chức, có kỷ cương, mọi quyền và lợi ích chính
đáng được tôn trọng, bảo vệ. Dưới góc độ đảm bảo an ninh, trật tự, khái niệm “trật tự
an toàn xã hội” được định nghĩa là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được
sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Giữ gìn trật tự an toàn xã hội hay bảo đảm trật tự, an toàn xã hội “là phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn xã hội”
[6]. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ rất quan
trọng và nặng nề của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hiện nay, trong đó lực lượng
công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xung kích.
II. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm an ninh quốc gia, 2
giữ gìn trật tự an toàn xã hội
2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trên cơ sở phân tích và nhận định tình hình thế giới, trong nước và thực
tiễn đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra quan điểm về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2.1.1 Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên, chủ động và lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc
Cương lĩnh chính trị và Nghị quyết XI của Đảng nhấn mạnh một trong những
mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là giữ vững hòa bình, ổn định chính
trị
, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, trong đó “tăng cường quốc
phòng, giữ vững an ninh quốc gia, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên
của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là
lực lượng nòng cốt” [3, tr.81, 82]. Quan điểm của Đảng tiếp tục khẳng định tại
Nghị quyết đại hội XII
năm 2015 và đánh dấu bước chuyển biến mới trong tư
tưởng của Đảng tại Đại hội XIII
khi xác định giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm
trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng
trật tự xã hội, kỷ cương là
“một trong 12 định hướng lớn trong 10 năm tới (2021-
2030) và là một trong sáu nhiệm vụ trọng yếu của nhiệm kỳ 5 năm (2021-2025) [3, tr.336].
Đặc biệt, Đại hội XIII còn chỉ rõ những nguy cơ an ninh mới, đó là: an ninh con
người, an ninh kinh tế, an ninh mạng trong đó an ninh con người được đề cập lần đầu
tiên. Bảo vệ tồn, an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo
đảm cho sự ổn định chính trị - xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường
thịnh vượng.
Trước những nguy cơ an ninh mới, yêu cầu đặt ra cho toàn dân tộc là
phải “chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát
hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi
, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây
đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch, phản động
và cơ hội chính trị” [3; tr.331]. Bảo vệ an ninh
quốc gia trong giai đoạn mới mang “tính phòng ngừa cao”, được thực hiện trên mọi
phương diện và sẵn sàng các phương án trong mọi tình huống.
Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội luôn được Đảng xác
định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, chủ động và lâu dài của toàn dân tộc.
Thắng lợi của cách mạng chỉ có thể đạt được khi huy động được sức mạnh tổng hợp
của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội, bảo đảm thắng lợi trọn vẹn và triệt để
trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2.1.2 Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội phải đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý nhà
nước, nhân dân làm chủ, công an là lực lượng nòng cốt
Đảng là người đề ra chủ trương trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, từ
đó xác định phương pháp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội một cách đúng đắn. Đảng cũng là người lãnh đạo duy nhất và chặt chẽ bộ máy
nhà nước, các đoàn thể quần chúng và quần chúng nhân dân thực hiện thắng
lợi
đường lối chính sách đó. Vì vậy, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối Đảng.

Nhà nước là người giữ vai trò quản lý, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương 3
của Đảng thành những chính sách lớn và quản lý bằng hệ thống văn bản pháp
luật. Nhà nước là công cụ sắc bén để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ
của mình trên mọi lĩnh vực
. Nhà
nước có mạnh (hiệu lực) thì quyền làm chủ của
nhân dân mới được đảm bảo vững chắc.
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một phần của sự nghiệp
cách mạng. Nhân dân có đầy đủ điều kiện và khả năng để tham gia bảo đảm an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là lợi
ích thiết thân của nhân dân. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội là cách nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lực lượng công an
là bộ phận nòng cốt. Công an giữ vai trò quan trọng, là chỗ dựa trực tiếp và thường
xuyên cho các ngành, các cấp và quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội
. Lực lượng công an là lực lượng tập trung giải quyết
những khâu cơ bản nhất;
tổ chức hướng dẫn các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; tham mưu cho Đảng, Nhà nước về
những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an
toàn xã hội.
Do đó, đây được xem là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội.
2.1.3 Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế và tuân thủ luật pháp quốc tế trong bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Trong bối cảnh mới, Đảng chỉ rõ mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát huy cao nhất sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại,
tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc;
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;
xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” [1, tr.61]. So với đại hội trước, Đại hội XIII đã bổ sung thêm
yếu tố “sức mạnh thời đại” nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ
Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia.
Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi
. Trong đó xây dựng
Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an
ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đặt trong bối cảnh mới, Đại hội XIII đã đặt yêu cầu
bảo đảm lợi ích quốc gia trở thành nhiệm vụ “cao nhất” để thống nhất trong tư

duy nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia.

2.1.4 Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả an ninh, quốc phòng với các lĩnh vực
khác, xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp
chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Nghị quyết XIII của Đảng chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế,
văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh
với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại”
; “tăng cường tiềm lực quốc phòng và an 4
ninh, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn
dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân” [3, tr.157],
Kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu tất yếu, khách quan
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt trong sự kết
hợp chặt chẽ, không thể tách rời
. Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia tạo ra một
trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã
hội, bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống
xã hội là nền tảng vững chắc của an toàn trật tự, an ninh quốc gia. Trên cơ sở đó tạo
điều kiện cho an ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc, bảo vệ Đảng, nhà nước,
chế độ và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trật tự xã hội được đảm bảo còn làm tăng
hiệu lực quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân.
2.1.5 Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở
đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở
Đây là một trong những quan điểm được Đảng xác định trong Nghị quyết đại hội
XIII. Lộ trình cụ thể được Đảng chỉ rõ: “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội,
công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng quân đội
nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ” [3, tr.48, 49]. Trong xây dựng lực
lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách đối
với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương công an.
Những quan điểm của Đảng thể hiện tư duy mới về nghiên cứu, phát triển lý luận
an ninh, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội phù hợp và gắn bó chặt chẽ với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước . Các
quan điểm cho thấy định hướng phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

2.2 Nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật, tự an toàn xã hội
2.2.1 Đối tượng đấu tranh
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới” đã xác định cụ thể “đối tác”, “đối tượng”. Theo đó: những ai tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi
với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá
mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng.
Xác định đối tác, đối tượng đấu tranh phải trên tinh thần quan điểm thêm bạn, bớt thù.
Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể
có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh.
Xác định đúng các đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh trật tự dựa
trên nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng trong từng giai đoạn; nội dung, yêu cầu,
nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thực tế hoạt động của các loại đối
tượng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội từ trước đến nay ở nước ta.
Đối tượng đấu tranh hiện nay của chúng ta gồm: đối tượng xâm phạm an ninh
quốc gia và đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia
Đối tượng xâm phạm ANQG hiện nay bao gồm nhiều loại, trong đó tập trung
đấu tranh với các loại sau: 5
Gián điệp là người Việt Nam hay nước ngoài hoạt động cá nhân hay có tổ chức,
chịu sự chỉ huy, chỉ đạo của nước ngoài để tiến hành hoạt động điều tra thu thập tin tức
tình báo, xây dựng cơ sở bí mật, phá hoại nhằm chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [7]. Đây là đối tượng đặc biệt nguy hiểm vì luôn gắn với âm mưu
chính trị, kinh tế, là lính xung kích của các nước đối phương. Trong các phương thức
hoạt động của cơ quan đặc biệt (tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật nhà nước, bí mật
quân sự, phá hoại ta từ bên trong), nguy hiểm nhất là gián điệp.
Phản động là “sự chống đối về mặt chính trị nhằm phục hồi các tổ chức, đảng
phái chính trị phản động cũ, đi ngược lại lợi ích dân tộc” [2]. Theo đó, những cá nhân
hay tổ chức có âm mưu và hoạt động chống lại Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nhưng chưa chịu sự chỉ huy, chỉ đạo của nước ngoài đều được coi là
phản động. Tại Việt Nam, những tổ chức, cá nhân phản động cần tập trung đấu tranh
gồm: người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động chống Việt Nam; phản động lợi dụng
dân tộc thiểu số; phản động lợi dụng tôn giáo; phản động trong số ngụy quân, ngụy
quyền, đảng phái phản động cũ không chịu cải tạo; bọn phản động mới có tư tưởng sai
trái, các phần tử cơ hội chính trị.
Tội phạm khủng bố quốc tế là những cá nhân, tổ chức nước ngoài cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm
mục đích chống chính quyền nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Loại tội phạm này đang trở thành một nguy cơ đối với an ninh quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia còn có các cơ quan đặc biệt
nước ngoài, trung tâm phá hoại thông tin, số đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn chưa
được xem là phản động.
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội là những người có hành vi phạm
tội gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, đến tính mạng
sức khỏe và danh dự phẩm giá của con người, đến trật tự an toàn xã hội nhưng không
có mục đích chống lại Đảng, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng đấu tranh trong giữ gìn trật tự, an toàn xã hội gồm: Tội phạm xâm
phạm trật tự xã hội; Tội phạm kinh tế; Tội phạm về ma túy; Tội phạm môi trường.
Nghiên cứu đối tượng đấu tranh cần làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa đối
tượng bên ngoài và đối tượng bên trong, giữa bọn gián điệp và bọn phản động trong
nước, mối quan hệ giữa đối tượng chính trị và đối tượng hình sự. Xác định đối tượng
đấu tranh phải có quan điểm toàn diện, chú trọng tìm ra mối quan hệ trực tiếp, gián
tiếp có tính quy luật giữa các loại đối tượng khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau.
Trong khi đấu tranh với đối tượng hiện tại, đồng thời phải dự báo đối tượng tương lai để không bị động.
2.2.2 Tính chất, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn
xã hộiCuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một bộ
phận của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, gắn liền với sự tồn vong của chế
độ chính trị, sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia dân tộc. Đây là cuộc đấu tranh
mang tính chất, đặc điểm của cuộc đấu tranh cách mạng: tính gay go, quyết liệt, phức
tạp, lâu dài; tính quần chúng sâu sắc và một số đặc điểm riêng như tính pháp chế, tính quốc tế,...
Nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng, đối ngoại, 6
quốc phòng - an ninh, tạo nền tảng ổn định chính trị, xã hội, phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế đất nước. 2.2.3
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia gồm bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, an ninh - quốc phòng - đối ngoại, dân tộc tôn giáo, chủ
quyền - biên giới, con người. Cụ thể:
Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ: Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ là nội dung cốt
lõi, xuyên suốt trong bảo vệ an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh chính trị nhằm mục tiêu
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động xâm hại đến sự ổn định và phát triển bền
vững của chế độ chính trị. Bảo vệ an ninh chính trị bao gồm các hoạt động cơ bản: bảo
vệ Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ an toàn các
cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập
và lao động ở nước ngoài; Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm
tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo vệ an ninh kinh tế: Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ an ninh kinh tế
giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, trực tiếp tác động tới an ninh
quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động: bảo vệ chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế; bảo vệ sự phát triển lành
mạnh của nền kinh tế; bảo vệ bí mật nhà nước trên lĩnh vực kinh tế; bảo vệ cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền kinh tế, bảo vệ an toàn nội bộ, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan
kinh tế; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch.
Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn hóa: Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn hóa là bảo vệ
nền tảng tư tưởng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển hệ tư
tưởng và nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn
hóa hiện nay gồm các nội dung cơ bản: bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trước sự tấn công của kẻ thù; bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; đấu
tranh với các trào lưu văn hóa phản động, độc hại; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống; bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, chống chia rẽ dân tộc,
khuynh hướng ly khai tự trị, chủ nghĩa cực đoan.
Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo: Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo là bảo vệ
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước;
đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân; kiên
quyết đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.
Bảo vệ an ninh trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại: Bảo vệ an ninh
trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại là bảo vệ sức mạnh của lực lượng vũ
trang và hoạt động quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước. Đây là hai lĩnh vực đặc
biệt quan trọng của an ninh quốc gia. Nội dung gồm: bảo vệ bản chất chính trị, bảo
đảm lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc với nhân dân của lực lượng vũ trang
nhân dân; bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật của sự nghiệp an ninh, quốc phòng; bảo vệ bí
mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại; bảo vệ an ninh chính 7
trị nội bộ trong lực lượng vũ trang và cơ quan đối ngoại.
Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia: Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới
quốc gia là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Việt Nam. Bảo vệ an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nhiệm vụ chiến lược cực
kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trong tình hình hiện nay, bảo vệ
an ninh lãnh thổ cần phải chủ động đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài âm mưu
xâm hại tới chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Bảo vệ an ninh con người: Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng đã xác định “an ninh con người” và bảo vệ “an ninh con người” là một trong
những vấn đề của an ninh quốc gia và trở thành các mục tiêu, định hướng phát triển
đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” [3, tr.331]. Ngoài
ra, còn rất nhiều vấn đề an ninh quốc gia khác cần bảo vệ như an ninh mạng, an ninh
thông tin, an ninh lương thực,...
Như vậy, bảo vệ an ninh quốc gia luôn là vấn đề hệ trọng nhất của mỗi quốc gia
bởi nó liên quan trực tiếp đến vận mệnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an ninh
quốc gia ở nước ta là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Công an nhân dân và quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ
chuyên trách tham mưu, tổ chức và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia. Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tập trung vào những nội dung: phòng chống tội
phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, phòng ngừa tai nạn, phòng chống tệ nạn xã hội,
bảo vệ môi trường. Cụ thể:
Phòng chống tội phạm: Đấu tranh phòng chống các loại tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do,
dân chủ của công dân; các tội xâm phạm quyền sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội xâm phạm môi
trường; các tội phạm về ma túy; các tội phạm an toàn công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính; các tội phạm về tham nhũng; các tội phạm khác về chức vụ; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Giữ gìn trật tự nơi công cộng: Trật tự nơi công cộng là trạng thái xã hội có trật tự
được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công
cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự an toàn xã
hội bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa, sự tuân thủ những quy
định của pháp luật và phong tục tập quán sinh hoạt được mọi người thừa nhận.
Giữ gìn trật tự nơi công cộng là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh
chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, bảo đảm sự tôn trọng lẫn
nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Phòng ngừa tai nạn: Tai nạn là những việc rủi ro, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại
lớn cho con người, như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai,. ..Phòng ngừa tai
nạn giữ vai trò quyết định trong việc giảm thiểu thiệt hại do tai nạn gây ra.
Phòng chống tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực có
tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo
đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội hiện nay
đang là vấn nạn nổi cộm, nhất là tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan.
Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường 8
xuyên, liên tục bằng một hệ thống biện pháp, được thực thi đồng bộ với sự tham gia
của cả cộng đồng, trong đó lực lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.
Bảo vệ môi trường: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con
người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân
loại. Bảo vệ môi trường là thực hiện những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch,
sử dụng và phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật), môi
sinh (đất đai, nước, không khí), đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tạo ra một không gian
tối ưu cho cuộc sống con người.