Bài 2 di truyền học - Môn sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

Môn:
Trường:

Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu

Thông tin:
10 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài 2 di truyền học - Môn sinh học đại cương | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

81 41 lượt tải Tải xuống
Chương 2: Di truyền học
1. Thí nghiệm của Griffith không dẫn được kết quả:
A. Đun nóng làm chết phế cầu khuẩn S thì chuột không chết
B. Trực tiếp đưa phế cầu khuẩn S vào chuột thì chuột chết ngay
C. Bản chất gây chuyển thể cho phế cầu khuẩn R chính là ADN của chủng S
D. Có hiện tượng chuyển thể từ chủng R thành chủng S, làm chết chuột
2. Thí nghiệm của Avery, Macleod và Carty nếu cho vào môi trường nuôi cấy vi
khuẩn chủng R, ADN tinh khiết chủng S và enzim deoxyribonuclease thì:
A. Có hiện tượng chuyển thể
B. Không có hiện tượng chuyển thể
C. Xuất hiện những tế bào chủng S nhưng với số lượng ít
D. Xuất hiện những tế bào chủng R nhưng với số lượng ít
3. ADN:
A. Mang thông tin di truyền ở tất cả các loài sinh vật trên trái đất
B. Cấu tạo từ các đơn phân là các peptid
C. Hướng quy ước là chiều 5’ -> 3’
D. Luôn tồn tại ở dạng sợi đơn
4. Về đặc điểm của bộ gen:
A. Ở Eukaryota, toàn bộ phân tử ADN đều mang thông tin để mã hóa cho các
protein
B. Các trình tự lặp lại nhiều lần không tham gia mã hóa, tập trung ở vùng tâm động
hay đầu mút NST
C. Các trình tự duy nhất đặc trưng cho từng gen, không mã hóa protein
D. Các transposon ở Eukaryota bắt nguồn từ ADN của bộ gen, có khả năng tích
hợp vào gen hoặc rời khỏi gen, ảnh hưởng tới hoạt động di truyền
5. Về chức năng của các ARN:
A. rARN có vai trò cấu trúc, là thành phần cấu tạo nên ribosom và tạo liên kết với
các acid amin để đưa chúng đến đúng vị trí trên chuỗi polipeptid
B. tARN mang thông tin di truyền từ ADN nhờ quá trình phiên mã để tổng hợp
protein
C. mARN vận tải và liên kết với các acid amin, đưa chúng đến đúng vị trí trên
chuỗi polipeptid
D. snARN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ARN thuần thục
6. Enzym không tham gia vào quá trình tái bản ADN:
A. Enzym topoisomerase
B. Enzym ADN helicase
C. Enzym ADN primase
D. Enzym ADN polymerase phụ thuộc ARN
7. Về enzym ARN polymerase trong phiên mã của tế bào Prokaryota:
A. Là enzym duy nhất xúc tác tổng hợp các loại ARN
B. Cấu tạo gồm 4 chuỗi polipeptid
C. Chuỗi alpha chỉ gắn tạm thời vào lõi enzym để enzym gắn được vào vị trí thích
hợp trên hai sợi khuôn của AND (để khởi đầu phiên mã)
D. Cùng với các enzym khác như ADN polimerase tham gia vào tổng hợp ARN
8. Vai trò chính của ARN polymerase II:
A. Tạo mARN tiền thân và mARN thuần thục
B. Tạo vùng khởi đầu để enzym bám vào
C. Tạo tARN tiền thân và rARN tiền thân
D. Tạo tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
9. Về sự biến tính của ADN:
A. Diễn ra đồng thời với quá trình hồi tính
B. Xảy ra do sự hợp lại các liên kết hidro giữa các base theo nguyên tắc bổ sung
C. Là hiện tượng các sợi đơn kết hợp với nhau
D. Được sử dụng trong phương pháp lai phân tử
10. Giai đoạn kéo dài mạch trong tái bản ADN:
A. Chiều của mạch được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’
B. Sợi nhanh được tổng hợp liên tục, sợi chậm tổng hợp gián đoạn thông qua các
ARN mồi
C. Các đoạn ARN mồi được loại bỏ hình thành những đoạn trống. Các đoạn trống
được nối bằng enzym nối ligase
D. Enzym ADN primase trực tiếp tham gia tổng hợp trên cả sợi nhanh và sợi chậm
11. Không phải đặc điểm của mã di truyền:
A. Là mã bộ ba
B. Có tính vạn năng và thoái biến
C. Mang mã kết thúc là AUG, UGG, UGA (UAG, UAA, UGA)
D. Nucleotid thứ ba dễ bị thay đổi nhưng không làm thay đổi tính chất mã
12. Giai đoạn mở đầu chuỗi trong sinh tổng hợp protein của Prokaryota:
A. Mở đầu bằng acid amin methionin được vận chuyển bởi tARN, ký hiệu là
met-tARN
B. Có sự tham gia của các yếu tố mở đầu có bản chất là các protein đặc hiệu để gắn
vào ribosom hay mARN để nhận diện mã mở đầu và gắn acid amin mở đầu
C. Khác với ở Eukaryota là không hề có sự hiện diện của các yếu tố mở đầu
D. Phức hợp giữa acidamin đầu tiên và tARN được gắn vào vị trí A trên phân đơn
vị lớn của ribosom
13. Về mô hình Operon:
A. Gen cấu trúc tạo ra các ribosom tham gia vào quá trình tổng hợp protein
B. Vị trí vận hành là nơi vận hành quá trình tổng hợp protein, nếu liên kết với các
chất kìm hãm thì chỉ xảy ra được phiên mã nhưng không thể dịch mã được
C. Gen điều chỉnh là nơi sản xuất ra các mARN rồi tổng hợp nên các enzym, khi vị
trí vận hành bị kìm hãm thì không thể sinh mARN
D. Vùng khởi đầu chứa vị trí vận hành và là nơi gắn vào của các ARN polymerase
14. Về mô hình cấu trúc gen của Eukaryota:
A. Gen cấu trúc chỉ chứa những đoạn exon chứa những đoạn ADN có khả năng
phiên mã để hình thành mARN, từ đó sinh tổng hợp protein
B. Vùng khởi đầu nằm ở vùng kiểm soát hoạt động của gen do chúng xác định vị
trí khởi đầu quá trình sinh tổng hợp protein, là nơi mà ARN polymerase II gắn vào
C. Vùng kiểm soát biểu hiện gen chứa những vị trí gắn những yếu tố quản lý, các
yếu tố kích thích, điều hòa mọi hoạt động của gen
D. Gen cấu trúc không mang tính đặc hiệu do chúng có thể sản xuất ra những
protein mang đặc tính khác nhau
15. Hợp tử tam bội là đột biến:
A. Đa bội liên quan đến cấu trúc NST
B. Đa bội liên quan đến số lượng NST
C. Lệch bội liên quan đến số lượng NST
D. Đảo đoạn liên quan đến cấu trúc NST
16. Thí nghiệm sự sinh sản của virus phagio chứng tỏ:
A. ARN là vật chất di truyền của phagio
B. Vỏ protein vào được bên trong vi khuẩn và cùng với ADN sinh sản nhiều
phagio
C. Vỏ protein không tham gia vào vật chất di truyền
D. Vỏ protein vào được bên trong vi khuẩn và cùng với ARN sinh sản nhiều
phagio
17. Về cấu trúc bậc 2 của ADN:
A. Gồm 2 sợi đơn xoắn lại với nhau, trong đó hướng 2 mạch ngược nhau
B. Hai mạch đơn liên kết với nhau trên từng cặp base bằng liên kết photphodiester
C. Một chu kỳ xoắn kép dài khoảng 0,34nm
D. Bán kính của chuỗi xoắn kép là 2nm
18. Điểm giống nhau giữa tái bản ADN ở Prokaryota và Eukaryota:
A. Chiều hướng tổng hợp và những đoạn ARN mồi
B. Điểm khởi đầu của các sợi
C. Thành phần ezym tham gia
D. Sự có mặt của các protein chuyên biệt nhằm hoạt hóa sự hoạt động của một số
enzym
19. Kết thúc quá trình dịch mã:
A. Có sự tham gia của các yếu tố giải phóng
B. Có sự tham gia của các yếu tố kéo dài
C. mARN không tách hoàn toàn khỏi ribosom
D. Ribosom vẫn được cấu tạo từ 2 phân đơn vị mà không có sự phân tách
20. Trong cơ chế kích thích:
A. Gen cấu trúc luôn luôn được mở để tổng hợp mARN
B. Quá trình dịch mà, phiên mã luôn luôn được diễn ra
C. Gen điều chỉnh luôn luôn sản xuất ra protein hoạt hóa
D. Cả 3 ý trên
21. Đặc điểm chung của đột biến:
A. Không thể di truyền
B. Chỉ có thể xảy ra ở tế bào sinh dục
C. Không thể biểu hiện ngay ở kiểu hình mà phải chờ đến thế hệ sau
D. Do các tác nhân cả bên ngoài và bên trong cơ thể gây ra
22. Không phải đặc điểm của ADN:
A. Mang thông tin di truyền, tạo nên genome
B. Có thể tái bản (bán bảo tồn) và phiên mã tạo ARN và ngược lại, các ARN có thể
phiên mã ngược nhờ enzym để hình thành nên ADN
C. Có thể bị đột biến, song vẫn có thể không ảnh hưởng tới sản phẩm protein sau
này
D. Kích thước ADN liên quan chặt chẽ đến sự tiến hóa sinh vật và được coi là
thước đo mức độ tiến hóa cấp độ tế bào
23. Cấu trúc của ARN:
A. Giống với ADN ở khung xương đường photphat
B. Giống với ADN ở liên kết diester trong chuỗi tạo bởi acid photphoric giữa 2 vị
trí 3’ và 5’ của 2 phân tử đường cạnh nhau
C. Cấu trúc bậc một chứa những đoạn ARN gấp khúc tạo nên hai chuỗi đơn nằm
song song cạnh nhau và được liên kết với nhau bằng các cầu nối hydro theo
nguyên tắc bổ sung
D. Các base nito nối với các phân tử đường ở cacbon thứ 2, khác với ở ADN là
cacbon thứ nhất
24. Về chức năng của các enzym trong tái bản ADN:
A. ADN primase có vai trò tổng hợp nên các ARN mồi
B. ADN ligase loại bỏ những đoạn ARN mồi trong giai đoạn kết thúc
C. ADN polymerase III sửa sai và hoàn chỉnh mạch mới sau khi ARN bị loại bỏ
D. ADN polymerase I giúp ADN tháo xoắn và ngăn cản sự hợp lại của các sợi đơn
trong quá trình xảy ra tổng hợp mạch mới
25. Thí nghiệm không chứng minh ADN (hoặc ARN) mang thông tin di truyền:
A. Thí nghiệm Griffith
B. Thí nghiệm chuột chuyển gen
C. Thí nghiệm virus khảm thuốc lá
D. Thí nghiệm virus phagio
26. Về các tARN:
A. Chiếm 50% tổng lượng ARN trong tế bào
B. Là ARN duy nhất được tổng hợp từ tADN một cách đặc hiệu
C. Cấu tạo bậc hai có vị trí gắn acid amin và vị trí nhận biết mã (đối mã)
D. Không có cấu tạo bậc 3
27. Về giai đoạn khởi đầu tái bản:
A. Enzym ligase mang vai trò quyết định
B. Các enzym ADN polymerase III tổng hợp liên tục trên sợi nhanh
C. Các ARN mồi được loại bỏ nhờ các enzym helicase
D. Các ARN mồi được hình thành nhờ thể khởi đầu (primosome)
28. Về giai đoạn khởi đầu của phiên mã của tế bào Prokaryota:
A. Chuỗi
σ
bị phóng thích ra khỏi enzym ngay sau khi enzym này tới được vùng
khởi đầu
B. Sự phiên mã bắt đầu ngay khi enzym ARN polimerase gắn vào vùng -35 và -10
(có các hộp khởi đầu)
C. Trong hai sợi ADN thì chỉ có 1 sợi duy nhất làm khuôn để tổng hợp ARN theo
nguyên tắc bổ sung
D. Lõi enzym bị gắn thêm các nhân tố kéo dài và tiếp tục tổng hợp ARN theo
chiều 5’ – 3’
29. Điểm khác nhau giữa sinh tổng hợp Protein giữa Prokaryota và Eukaryota:
A. Các bộ ba mã kết thúc
B. Các giai đoạn của quá trình
C. Các yếu tố mở đầu, kéo dài và phóng thích
D. Chiều dịch mã trên mARN
30. Về hiện tượng đa bội:
A. Số lượng NST tăng hay giảm đi một hoặc một vài NST so với bộ NST lưỡng
bội
B. Thường gặp ở động vật hơn là thực vật
C. Do NST không phân ly trong giảm phân
D. Do sự thụ tinh giữa các giao tử bất thường
31. Hiện tượng khảm:
A. Là dạng cơ thể với hai hay nhiều dòng tế bào cùng tồn tại
B. Thường xảy ra ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử
C. Nếu xảy ra ở các lần phân cắt càng nhiều lần thì tính phức tạp càng giảm
D. Không được quan sát nhiều trong thực tiễn
32. 48XXX,+15 là:
A. Thể tứ
B. Thể tam bội
C. Thể khảm
D. Thể ba kép
33. Sự kiện không xảy ra trong quá trình tạo mARN thuần thục:
A. Đầu 5’ của ARN tiền thân được gắn mũ 7 methyl guanozin triphotsphat nhằm
bảo vệ bản sao ARN và tổng hợp protein sau này
B. Hình thành thòng lọng intron và bị giáng cấp trong nhân
C. Enzym ARN polymerase II nhận tín hiệu kết thúc, quá trình phiên mã dừng lại
D. Đầu 3’ được gắn đuôi polyA giúp mARN dễ dàng di chuyển ra bào tương và
không bị phân hủy trong quá trình dịch mã
34. Điều sai về các cấu trúc ADN ở các loài khác nhau:
A. Ở tế bào Prokaryota có cấu trúc không gian 3 chiều
B. Ở Eukaryota có dạng xoắn kép thẳng, có đầu tự do
C. Ở ty thể hay lạp thể có dạng xoắn kép thẳng
D. Ở vi khuẩn, virus có dạng xoắn kép vòng
35. Không xảy ra trong giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptid:
A. Gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A trên ribosom
B. Các liên kết CO-NH được hình thành giữa các acid amin
C. Vị trí A xuất hiện bộ ba UAA
D. Các yếu tố kéo dài gắn vào các aminoacyl-tARN
36. Về điều chỉnh sinh tổng hợp protein ở Eukaryota:
A. Qua nhiều bước từ ADN cho tới mARN tiền thân, mARN và cuối cùng là
protein
B. Thực chất là điều chỉnh biểu hiện của gen do tính đặc hiệu của protein ở những
cơ quan khác nhau
C. Dựa trên sự lưu thông dịch, các phân tử protein di chuyển khắp cơ thể và gây
tương tác với các ADN hay các enzym để gây ức chế hay hoạt hóa theo đúng nhu
cầu tế bào
D. Cả 3 ý trên
37. Đột biến cấu trúc NST:
A. Rối loạn cấu trúc kiểu chromatid do tác động vào NST ở pha G2
B. Rối loạn cấu trúc kiểu NST do tác động vào NST lúc đã nhân đôi
C. Đứt đơn ở chu kỳ tế bào trước có thể tạo ra một NST mất đoạn ở chu kỳ kế tiếp
D. Trao đổi chromatid thường gặp nhiểu ở người bình thường
38. Về các đặc điểm của đảo đoạn và mất đoạn:
A. Đảo đoạn ngoài tâm có thể làm thay đổi tâm của NST
B. Đảo đoạn quanh tâm luôn luôn làm thay đổi tâm của NST
C. Mất đoạn có thể do nguyên nhân từ chu kỳ tế bào trước bị trao đổi chromatid
trên từng chromatid của nhiểu NST
D. Mất đoạn tạo điều kiện cho những gen lặn ở đoạn còn lại trên NST nguyên vẹn
được biểu hiện
39. Nhận định sai về kết quả và mối liên quan giữa đảo đoạn và mất đoạn:
A. Nếu 2 chỗ đứt trên cùng 1 nhánh của 1 NST thì có thể gây ra đảo đoạn ngoài
tâm hoặc mất đoạn giữa
B. Nếu 2 chỗ đứt trên 2 nhánh khác nhau của 1 NST thì có thể gây nên đảo đoạn
quanh tâm hoặc NST hình vòng có tâm (mất đoạn cuối)
C. Nếu 2 chỗ đứt, mỗi chỗ trên 1 NST khác nhau thì có thể gây nên NST chuyển
đoạn hoặc NST hai tâm
D. Nếu 1 chỗ đứt trên 1 NST thì có thể gây nên đảo đoạn quanh tâm hoặc mất đoạn
giữa
40. Để có thể kết thúc được quá trình phiên mã:
A. Chỉ nhận tín hiệu kết thúc từ yếu tố Rho
B. Chỉ nhận tín hiệu kết thúc từ chính ADN
C. Do enzym có khả năng tự nhận biết để tự kết thúc
D. Nhận tín hiệu kết thúc từ yếu tố Rho hoặc ADN
41. Về chuyển đoạn tương hỗ:
A. Số lượng NST bị giảm đi
B. Hình thành chữ thập chuyển đoạn trong giai đoạn tiếp hợp
C. Có thể được hình thành do nguyên nhân đứt 2 vị trí trên 1 NST
D. Không mang tính di truyền
42. Chuyển đoạn kiểu hòa nhập tâm:
A. Chỉ xảy ra với NST tâm giữa
B. Không làm thay đổi số lượng NST
C. Thường không biểu hiện ở kiểu hình
D. Không làm mất vật chất di truyền của tế bào
43. Quá trình tạo mARN thuần thục:
A. Thực chất là quá trình loại bỏ các exon và nối các intron lại với nhau
B. Có sự tham gia của các snARN tạo thể nối
C. Xảy ra sau khi quá trình dịch mã kết thúc
D. Xảy ra chỉ với tế bào Prokaryota
44. Về rối loạn cấu trúc NST:
A. Nếu 2 chỗ đứt xảy ra trên cùng 1 nhánh của 1 NST thì các NST bị rối loạn đều
có khả năng tham gia vào các lần phân bào tiếp theo
B. Nếu 2 chỗ đứt xảy ra trên 2 nhánh khác nhau của cùng 1 NST thì các NST bị rối
loạn đều có khả năng tham gia vào các lần phân bào tiếp theo
C. Nhân đoạn nguyên phát xảy ra do sự bắt chéo và ghép đôi giữa 1 NST đảo đoạn
và NST tương đồng, do đó không có sự ăn khớp nhau về vị trí gen nên có sự
chuyển đoạn từ NST này sang NST kia
D. NST đều được sinh ra do sự phân tách dọc theo chiều của chromatid. Các NST
này không thể tham gia vào quá trình phân bào tiếp theo
45. Về các dạng đột biến nucleotid và protein:
A. Sự thay thế cùng loại nucleotid hiếm gặp hơn là sự thay thế khác loại
B. Thay thế nucleotid hay đảo nucleotid là 1 dạng của đột biến điểm
C. Nếu đột biến xảy ra tại gen cấu trúc thì các protein điều chỉnh sinh ra sẽ bị bất
thường, khiến rối loạn việc kiểm soát sinh tổng hợp protein
D. Đảo nucleotid là hiện tượng 2 nuleotid ở hai bộ ba khác nhau đổi chỗ cho nhau
46. Thuộc loại đột biến khung:
A. Thêm 1 bộ ba nucleotid
B. Mất 1 nucleotid
C. Đảo nucleotid
D. Thay thế nucleotid
47. Đặc điểm sai khác trong phiên mã của Eukaryota và Prokaryota :
A. Về hệ thống enzym
B. Về tính phức tạp thêm của quá trình thuần thục hóa mARN trong Eukaryota
C. Về các protein làm nhiệm vụ như yếu tố phiên mã, bao gồm cả vùng khởi đầu
và hoạt hóa hệ thống enzym
D. Cả 3 ý trên
48. Cho các sự kiện:
1. Chuyển vị
2. Mở đầu chuỗi polypeptid
3. Sự tạo thành cầu nối peptid
4. Hoạt hóa các acidamin
5. Kết thúc
6. Gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A trên phân đơn vị lớn của ribosom
Thứ tự đúng cho một chuỗi sự kiện trong quá trình sinh tổng hợp protein:
A. 2, 4, 3, 1, 6, 5
B. 4, 2, 6, 3, 1, 5
C. 2, 4, 6, 1, 3, 5
D. 4, 2, 1, 3, 6, 5
49. Nhận định sai về quá trình tái bản ADN:
A. Xảy ra ở gian kỳ
B. Nguồn nucleotid lấy từ môi trường đến gắn vào hai sợi theo nguyên tắc bổ sung
C. Sợi con chứa 1 sợi khuôn (sợi gốc) và 1 sợi được tổng hợp
D. Cần có sự tham gia của các protein chuyên biệt để hoạt hóa các enzim
50. Vai trò của protein SSB trong quá trình tái bản:
A. Giúp ADN nhanh chóng tháo xoắn
B. Giúp định vị vị trí khởi đầu và ngăn cản sự kết hợp của hai sợi đơn
C. Giúp tổng hợp những đoạn ARN mồi và sau đó loại bỏ chúng
D. Giúp hoàn thiện các khoảng trống sau khi ARN mồi bị loại bỏ
1C 2B 3C 4B 5D 6D 7A 8A 9D 10B
11C 12B 13D 14C 15B 16C 17A 18A 19A 20C
21D 22D 23B 24A 25A 26C 27D 28C 29C 30D
31A 32D 33C 34C 35C 36D 37C 38D 39D 40D
41B 42C 43B 44A 45B 46B 47D 48B 49D 50B
| 1/10

Preview text:

Chương 2: Di truyền học
1. Thí nghiệm của Griffith không dẫn được kết quả:
A. Đun nóng làm chết phế cầu khuẩn S thì chuột không chết
B. Trực tiếp đưa phế cầu khuẩn S vào chuột thì chuột chết ngay
C. Bản chất gây chuyển thể cho phế cầu khuẩn R chính là ADN của chủng S
D. Có hiện tượng chuyển thể từ chủng R thành chủng S, làm chết chuột
2. Thí nghiệm của Avery, Macleod và Carty nếu cho vào môi trường nuôi cấy vi
khuẩn chủng R, ADN tinh khiết chủng S và enzim deoxyribonuclease thì:
A. Có hiện tượng chuyển thể
B. Không có hiện tượng chuyển thể
C. Xuất hiện những tế bào chủng S nhưng với số lượng ít
D. Xuất hiện những tế bào chủng R nhưng với số lượng ít 3. ADN:
A. Mang thông tin di truyền ở tất cả các loài sinh vật trên trái đất
B. Cấu tạo từ các đơn phân là các peptid
C. Hướng quy ước là chiều 5’ -> 3’
D. Luôn tồn tại ở dạng sợi đơn
4. Về đặc điểm của bộ gen:
A. Ở Eukaryota, toàn bộ phân tử ADN đều mang thông tin để mã hóa cho các protein
B. Các trình tự lặp lại nhiều lần không tham gia mã hóa, tập trung ở vùng tâm động hay đầu mút NST
C. Các trình tự duy nhất đặc trưng cho từng gen, không mã hóa protein
D. Các transposon ở Eukaryota bắt nguồn từ ADN của bộ gen, có khả năng tích
hợp vào gen hoặc rời khỏi gen, ảnh hưởng tới hoạt động di truyền
5. Về chức năng của các ARN:
A. rARN có vai trò cấu trúc, là thành phần cấu tạo nên ribosom và tạo liên kết với
các acid amin để đưa chúng đến đúng vị trí trên chuỗi polipeptid
B. tARN mang thông tin di truyền từ ADN nhờ quá trình phiên mã để tổng hợp protein
C. mARN vận tải và liên kết với các acid amin, đưa chúng đến đúng vị trí trên chuỗi polipeptid
D. snARN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ARN thuần thục
6. Enzym không tham gia vào quá trình tái bản ADN: A. Enzym topoisomerase B. Enzym ADN helicase C. Enzym ADN primase
D. Enzym ADN polymerase phụ thuộc ARN
7. Về enzym ARN polymerase trong phiên mã của tế bào Prokaryota:
A. Là enzym duy nhất xúc tác tổng hợp các loại ARN
B. Cấu tạo gồm 4 chuỗi polipeptid
C. Chuỗi alpha chỉ gắn tạm thời vào lõi enzym để enzym gắn được vào vị trí thích
hợp trên hai sợi khuôn của AND (để khởi đầu phiên mã)
D. Cùng với các enzym khác như ADN polimerase tham gia vào tổng hợp ARN
8. Vai trò chính của ARN polymerase II:
A. Tạo mARN tiền thân và mARN thuần thục
B. Tạo vùng khởi đầu để enzym bám vào
C. Tạo tARN tiền thân và rARN tiền thân
D. Tạo tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
9. Về sự biến tính của ADN:
A. Diễn ra đồng thời với quá trình hồi tính
B. Xảy ra do sự hợp lại các liên kết hidro giữa các base theo nguyên tắc bổ sung
C. Là hiện tượng các sợi đơn kết hợp với nhau
D. Được sử dụng trong phương pháp lai phân tử
10. Giai đoạn kéo dài mạch trong tái bản ADN:
A. Chiều của mạch được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’
B. Sợi nhanh được tổng hợp liên tục, sợi chậm tổng hợp gián đoạn thông qua các ARN mồi
C. Các đoạn ARN mồi được loại bỏ hình thành những đoạn trống. Các đoạn trống
được nối bằng enzym nối ligase
D. Enzym ADN primase trực tiếp tham gia tổng hợp trên cả sợi nhanh và sợi chậm
11. Không phải đặc điểm của mã di truyền: A. Là mã bộ ba
B. Có tính vạn năng và thoái biến
C. Mang mã kết thúc là AUG, UGG, UGA (UAG, UAA, UGA)
D. Nucleotid thứ ba dễ bị thay đổi nhưng không làm thay đổi tính chất mã
12. Giai đoạn mở đầu chuỗi trong sinh tổng hợp protein của Prokaryota:
A. Mở đầu bằng acid amin methionin được vận chuyển bởi tARN, ký hiệu là met-tARN
B. Có sự tham gia của các yếu tố mở đầu có bản chất là các protein đặc hiệu để gắn
vào ribosom hay mARN để nhận diện mã mở đầu và gắn acid amin mở đầu
C. Khác với ở Eukaryota là không hề có sự hiện diện của các yếu tố mở đầu
D. Phức hợp giữa acidamin đầu tiên và tARN được gắn vào vị trí A trên phân đơn vị lớn của ribosom 13. Về mô hình Operon:
A. Gen cấu trúc tạo ra các ribosom tham gia vào quá trình tổng hợp protein
B. Vị trí vận hành là nơi vận hành quá trình tổng hợp protein, nếu liên kết với các
chất kìm hãm thì chỉ xảy ra được phiên mã nhưng không thể dịch mã được
C. Gen điều chỉnh là nơi sản xuất ra các mARN rồi tổng hợp nên các enzym, khi vị
trí vận hành bị kìm hãm thì không thể sinh mARN
D. Vùng khởi đầu chứa vị trí vận hành và là nơi gắn vào của các ARN polymerase
14. Về mô hình cấu trúc gen của Eukaryota:
A. Gen cấu trúc chỉ chứa những đoạn exon chứa những đoạn ADN có khả năng
phiên mã để hình thành mARN, từ đó sinh tổng hợp protein
B. Vùng khởi đầu nằm ở vùng kiểm soát hoạt động của gen do chúng xác định vị
trí khởi đầu quá trình sinh tổng hợp protein, là nơi mà ARN polymerase II gắn vào
C. Vùng kiểm soát biểu hiện gen chứa những vị trí gắn những yếu tố quản lý, các
yếu tố kích thích, điều hòa mọi hoạt động của gen
D. Gen cấu trúc không mang tính đặc hiệu do chúng có thể sản xuất ra những
protein mang đặc tính khác nhau
15. Hợp tử tam bội là đột biến:
A. Đa bội liên quan đến cấu trúc NST
B. Đa bội liên quan đến số lượng NST
C. Lệch bội liên quan đến số lượng NST
D. Đảo đoạn liên quan đến cấu trúc NST
16. Thí nghiệm sự sinh sản của virus phagio chứng tỏ:
A. ARN là vật chất di truyền của phagio
B. Vỏ protein vào được bên trong vi khuẩn và cùng với ADN sinh sản nhiều phagio
C. Vỏ protein không tham gia vào vật chất di truyền
D. Vỏ protein vào được bên trong vi khuẩn và cùng với ARN sinh sản nhiều phagio
17. Về cấu trúc bậc 2 của ADN:
A. Gồm 2 sợi đơn xoắn lại với nhau, trong đó hướng 2 mạch ngược nhau
B. Hai mạch đơn liên kết với nhau trên từng cặp base bằng liên kết photphodiester
C. Một chu kỳ xoắn kép dài khoảng 0,34nm
D. Bán kính của chuỗi xoắn kép là 2nm
18. Điểm giống nhau giữa tái bản ADN ở Prokaryota và Eukaryota:
A. Chiều hướng tổng hợp và những đoạn ARN mồi
B. Điểm khởi đầu của các sợi C. Thành phần ezym tham gia
D. Sự có mặt của các protein chuyên biệt nhằm hoạt hóa sự hoạt động của một số enzym
19. Kết thúc quá trình dịch mã:
A. Có sự tham gia của các yếu tố giải phóng
B. Có sự tham gia của các yếu tố kéo dài
C. mARN không tách hoàn toàn khỏi ribosom
D. Ribosom vẫn được cấu tạo từ 2 phân đơn vị mà không có sự phân tách
20. Trong cơ chế kích thích:
A. Gen cấu trúc luôn luôn được mở để tổng hợp mARN
B. Quá trình dịch mà, phiên mã luôn luôn được diễn ra
C. Gen điều chỉnh luôn luôn sản xuất ra protein hoạt hóa D. Cả 3 ý trên
21. Đặc điểm chung của đột biến: A. Không thể di truyền
B. Chỉ có thể xảy ra ở tế bào sinh dục
C. Không thể biểu hiện ngay ở kiểu hình mà phải chờ đến thế hệ sau
D. Do các tác nhân cả bên ngoài và bên trong cơ thể gây ra
22. Không phải đặc điểm của ADN:
A. Mang thông tin di truyền, tạo nên genome
B. Có thể tái bản (bán bảo tồn) và phiên mã tạo ARN và ngược lại, các ARN có thể
phiên mã ngược nhờ enzym để hình thành nên ADN
C. Có thể bị đột biến, song vẫn có thể không ảnh hưởng tới sản phẩm protein sau này
D. Kích thước ADN liên quan chặt chẽ đến sự tiến hóa sinh vật và được coi là
thước đo mức độ tiến hóa cấp độ tế bào 23. Cấu trúc của ARN:
A. Giống với ADN ở khung xương đường photphat
B. Giống với ADN ở liên kết diester trong chuỗi tạo bởi acid photphoric giữa 2 vị
trí 3’ và 5’ của 2 phân tử đường cạnh nhau
C. Cấu trúc bậc một chứa những đoạn ARN gấp khúc tạo nên hai chuỗi đơn nằm
song song cạnh nhau và được liên kết với nhau bằng các cầu nối hydro theo nguyên tắc bổ sung
D. Các base nito nối với các phân tử đường ở cacbon thứ 2, khác với ở ADN là cacbon thứ nhất
24. Về chức năng của các enzym trong tái bản ADN:
A. ADN primase có vai trò tổng hợp nên các ARN mồi
B. ADN ligase loại bỏ những đoạn ARN mồi trong giai đoạn kết thúc
C. ADN polymerase III sửa sai và hoàn chỉnh mạch mới sau khi ARN bị loại bỏ
D. ADN polymerase I giúp ADN tháo xoắn và ngăn cản sự hợp lại của các sợi đơn
trong quá trình xảy ra tổng hợp mạch mới
25. Thí nghiệm không chứng minh ADN (hoặc ARN) mang thông tin di truyền: A. Thí nghiệm Griffith
B. Thí nghiệm chuột chuyển gen
C. Thí nghiệm virus khảm thuốc lá D. Thí nghiệm virus phagio 26. Về các tARN:
A. Chiếm 50% tổng lượng ARN trong tế bào
B. Là ARN duy nhất được tổng hợp từ tADN một cách đặc hiệu
C. Cấu tạo bậc hai có vị trí gắn acid amin và vị trí nhận biết mã (đối mã)
D. Không có cấu tạo bậc 3
27. Về giai đoạn khởi đầu tái bản:
A. Enzym ligase mang vai trò quyết định
B. Các enzym ADN polymerase III tổng hợp liên tục trên sợi nhanh
C. Các ARN mồi được loại bỏ nhờ các enzym helicase
D. Các ARN mồi được hình thành nhờ thể khởi đầu (primosome)
28. Về giai đoạn khởi đầu của phiên mã của tế bào Prokaryota:
A. Chuỗi σ bị phóng thích ra khỏi enzym ngay sau khi enzym này tới được vùng khởi đầu
B. Sự phiên mã bắt đầu ngay khi enzym ARN polimerase gắn vào vùng -35 và -10 (có các hộp khởi đầu)
C. Trong hai sợi ADN thì chỉ có 1 sợi duy nhất làm khuôn để tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung
D. Lõi enzym bị gắn thêm các nhân tố kéo dài và tiếp tục tổng hợp ARN theo chiều 5’ – 3’
29. Điểm khác nhau giữa sinh tổng hợp Protein giữa Prokaryota và Eukaryota:
A. Các bộ ba mã kết thúc
B. Các giai đoạn của quá trình
C. Các yếu tố mở đầu, kéo dài và phóng thích
D. Chiều dịch mã trên mARN
30. Về hiện tượng đa bội:
A. Số lượng NST tăng hay giảm đi một hoặc một vài NST so với bộ NST lưỡng bội
B. Thường gặp ở động vật hơn là thực vật
C. Do NST không phân ly trong giảm phân
D. Do sự thụ tinh giữa các giao tử bất thường 31. Hiện tượng khảm:
A. Là dạng cơ thể với hai hay nhiều dòng tế bào cùng tồn tại
B. Thường xảy ra ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử
C. Nếu xảy ra ở các lần phân cắt càng nhiều lần thì tính phức tạp càng giảm
D. Không được quan sát nhiều trong thực tiễn 32. 48XXX,+15 là: A. Thể tứ B. Thể tam bội C. Thể khảm D. Thể ba kép
33. Sự kiện không xảy ra trong quá trình tạo mARN thuần thục:
A. Đầu 5’ của ARN tiền thân được gắn mũ 7 methyl guanozin triphotsphat nhằm
bảo vệ bản sao ARN và tổng hợp protein sau này
B. Hình thành thòng lọng intron và bị giáng cấp trong nhân
C. Enzym ARN polymerase II nhận tín hiệu kết thúc, quá trình phiên mã dừng lại
D. Đầu 3’ được gắn đuôi polyA giúp mARN dễ dàng di chuyển ra bào tương và
không bị phân hủy trong quá trình dịch mã
34. Điều sai về các cấu trúc ADN ở các loài khác nhau:
A. Ở tế bào Prokaryota có cấu trúc không gian 3 chiều
B. Ở Eukaryota có dạng xoắn kép thẳng, có đầu tự do
C. Ở ty thể hay lạp thể có dạng xoắn kép thẳng
D. Ở vi khuẩn, virus có dạng xoắn kép vòng
35. Không xảy ra trong giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptid:
A. Gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A trên ribosom
B. Các liên kết CO-NH được hình thành giữa các acid amin
C. Vị trí A xuất hiện bộ ba UAA
D. Các yếu tố kéo dài gắn vào các aminoacyl-tARN
36. Về điều chỉnh sinh tổng hợp protein ở Eukaryota:
A. Qua nhiều bước từ ADN cho tới mARN tiền thân, mARN và cuối cùng là protein
B. Thực chất là điều chỉnh biểu hiện của gen do tính đặc hiệu của protein ở những cơ quan khác nhau
C. Dựa trên sự lưu thông dịch, các phân tử protein di chuyển khắp cơ thể và gây
tương tác với các ADN hay các enzym để gây ức chế hay hoạt hóa theo đúng nhu cầu tế bào D. Cả 3 ý trên
37. Đột biến cấu trúc NST:
A. Rối loạn cấu trúc kiểu chromatid do tác động vào NST ở pha G2
B. Rối loạn cấu trúc kiểu NST do tác động vào NST lúc đã nhân đôi
C. Đứt đơn ở chu kỳ tế bào trước có thể tạo ra một NST mất đoạn ở chu kỳ kế tiếp
D. Trao đổi chromatid thường gặp nhiểu ở người bình thường
38. Về các đặc điểm của đảo đoạn và mất đoạn:
A. Đảo đoạn ngoài tâm có thể làm thay đổi tâm của NST
B. Đảo đoạn quanh tâm luôn luôn làm thay đổi tâm của NST
C. Mất đoạn có thể do nguyên nhân từ chu kỳ tế bào trước bị trao đổi chromatid
trên từng chromatid của nhiểu NST
D. Mất đoạn tạo điều kiện cho những gen lặn ở đoạn còn lại trên NST nguyên vẹn được biểu hiện
39. Nhận định sai về kết quả và mối liên quan giữa đảo đoạn và mất đoạn:
A. Nếu 2 chỗ đứt trên cùng 1 nhánh của 1 NST thì có thể gây ra đảo đoạn ngoài
tâm hoặc mất đoạn giữa
B. Nếu 2 chỗ đứt trên 2 nhánh khác nhau của 1 NST thì có thể gây nên đảo đoạn
quanh tâm hoặc NST hình vòng có tâm (mất đoạn cuối)
C. Nếu 2 chỗ đứt, mỗi chỗ trên 1 NST khác nhau thì có thể gây nên NST chuyển đoạn hoặc NST hai tâm
D. Nếu 1 chỗ đứt trên 1 NST thì có thể gây nên đảo đoạn quanh tâm hoặc mất đoạn giữa
40. Để có thể kết thúc được quá trình phiên mã:
A. Chỉ nhận tín hiệu kết thúc từ yếu tố Rho
B. Chỉ nhận tín hiệu kết thúc từ chính ADN
C. Do enzym có khả năng tự nhận biết để tự kết thúc
D. Nhận tín hiệu kết thúc từ yếu tố Rho hoặc ADN
41. Về chuyển đoạn tương hỗ:
A. Số lượng NST bị giảm đi
B. Hình thành chữ thập chuyển đoạn trong giai đoạn tiếp hợp
C. Có thể được hình thành do nguyên nhân đứt 2 vị trí trên 1 NST
D. Không mang tính di truyền
42. Chuyển đoạn kiểu hòa nhập tâm:
A. Chỉ xảy ra với NST tâm giữa
B. Không làm thay đổi số lượng NST
C. Thường không biểu hiện ở kiểu hình
D. Không làm mất vật chất di truyền của tế bào
43. Quá trình tạo mARN thuần thục:
A. Thực chất là quá trình loại bỏ các exon và nối các intron lại với nhau
B. Có sự tham gia của các snARN tạo thể nối
C. Xảy ra sau khi quá trình dịch mã kết thúc
D. Xảy ra chỉ với tế bào Prokaryota
44. Về rối loạn cấu trúc NST:
A. Nếu 2 chỗ đứt xảy ra trên cùng 1 nhánh của 1 NST thì các NST bị rối loạn đều
có khả năng tham gia vào các lần phân bào tiếp theo
B. Nếu 2 chỗ đứt xảy ra trên 2 nhánh khác nhau của cùng 1 NST thì các NST bị rối
loạn đều có khả năng tham gia vào các lần phân bào tiếp theo
C. Nhân đoạn nguyên phát xảy ra do sự bắt chéo và ghép đôi giữa 1 NST đảo đoạn
và NST tương đồng, do đó không có sự ăn khớp nhau về vị trí gen nên có sự
chuyển đoạn từ NST này sang NST kia
D. NST đều được sinh ra do sự phân tách dọc theo chiều của chromatid. Các NST
này không thể tham gia vào quá trình phân bào tiếp theo
45. Về các dạng đột biến nucleotid và protein:
A. Sự thay thế cùng loại nucleotid hiếm gặp hơn là sự thay thế khác loại
B. Thay thế nucleotid hay đảo nucleotid là 1 dạng của đột biến điểm
C. Nếu đột biến xảy ra tại gen cấu trúc thì các protein điều chỉnh sinh ra sẽ bị bất
thường, khiến rối loạn việc kiểm soát sinh tổng hợp protein
D. Đảo nucleotid là hiện tượng 2 nuleotid ở hai bộ ba khác nhau đổi chỗ cho nhau
46. Thuộc loại đột biến khung: A. Thêm 1 bộ ba nucleotid B. Mất 1 nucleotid C. Đảo nucleotid D. Thay thế nucleotid
47. Đặc điểm sai khác trong phiên mã của Eukaryota và Prokaryota : A. Về hệ thống enzym
B. Về tính phức tạp thêm của quá trình thuần thục hóa mARN trong Eukaryota
C. Về các protein làm nhiệm vụ như yếu tố phiên mã, bao gồm cả vùng khởi đầu
và hoạt hóa hệ thống enzym D. Cả 3 ý trên 48. Cho các sự kiện: 1. Chuyển vị
2. Mở đầu chuỗi polypeptid
3. Sự tạo thành cầu nối peptid 4. Hoạt hóa các acidamin 5. Kết thúc
6. Gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A trên phân đơn vị lớn của ribosom
Thứ tự đúng cho một chuỗi sự kiện trong quá trình sinh tổng hợp protein: A. 2, 4, 3, 1, 6, 5 B. 4, 2, 6, 3, 1, 5 C. 2, 4, 6, 1, 3, 5 D. 4, 2, 1, 3, 6, 5
49. Nhận định sai về quá trình tái bản ADN: A. Xảy ra ở gian kỳ
B. Nguồn nucleotid lấy từ môi trường đến gắn vào hai sợi theo nguyên tắc bổ sung
C. Sợi con chứa 1 sợi khuôn (sợi gốc) và 1 sợi được tổng hợp
D. Cần có sự tham gia của các protein chuyên biệt để hoạt hóa các enzim
50. Vai trò của protein SSB trong quá trình tái bản:
A. Giúp ADN nhanh chóng tháo xoắn
B. Giúp định vị vị trí khởi đầu và ngăn cản sự kết hợp của hai sợi đơn
C. Giúp tổng hợp những đoạn ARN mồi và sau đó loại bỏ chúng
D. Giúp hoàn thiện các khoảng trống sau khi ARN mồi bị loại bỏ 1C 2B 3C 4B 5D 6D 7A 8A 9D 10B 11C 12B 13D 14C 15B 16C 17A 18A 19A 20C 21D 22D 23B 24A 25A 26C 27D 28C 29C 30D 31A 32D 33C 34C 35C 36D 37C 38D 39D 40D 41B 42C 43B 44A 45B 46B 47D 48B 49D 50B