Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông | Tài liệu môn giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I
Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trình bày được những nội dung cơ bản về nguyên nhân, chủ thể của công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI 4 PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG MỤC TIÊU
Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò,
nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Trình bày được những nội dung cơ bản về nguyên nhân, chủ thể của công tác phòng
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Kỹ năng: Phân tích được nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Vận dụng phù hợp vào quá trình học tập và rèn luyện
của bản thân; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông. Góp phần vào sự trật tự an toàn của xã hội.
NỘI DUNG 1. Những vấn đề cơ bản về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1.1. Vị trí, vai trò của của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật
hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện
hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là ý chí cao nhất của Nhà nước, do
quốc hội ban hành để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Do
đó, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng
để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
Văn hóa giao thông: Là các hành vi khi tham gia giao thông: -
Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy tNc giao thông -
Tuân thủ các chuOn mực pháp luật, đạo đức, truyền thống và ứng xP một
cách có ý thức tự giác khi tham gia giao thông
Hình 7. Văn hóa Giao thông là thước đo trình độ phát triển
của con người và xã hội
(Nguồn: https://antoangiaothong.com.vn/)
1.2. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Khái niệm
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật,
có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật về trật tự an, toàn giao thông bảo vệ.
Vi phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau: -
Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người -
Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm
hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ -
Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể -
Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: Là khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định
Hiện nay, vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng: vi
phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông).
Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xP
phạt vi phạm hành chính.
Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những
quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải
bị xP lý hình sự) được quy định tại các điều 260 đến điều 284 Bộ luật hình sự 2015 sPa
đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 2017[1], Luật Giao thông đường bộ năm
2020[2], Nghị định số 100/2019/NĐ-CP [3].
1.3. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông, cụ thể:
Sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham gia giao thông [4].
Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng vi phạm hành chính về trật
tự an toàn giao thông đường bộ, biểu hiện thông qua những thói quen tuỳ tiện, cOu thả, tự
do của những người tham gia giao thông; thiếu ý thức hoặc chưa có thói quen chấp hành,
tuân thủ quy tNc giao thông; sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, nhận thức
lạc hậu của một bộ phận không nhỏ dân cư sinh sống hai bên đường giao thông….
Bên cạnh đó, một số tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân của không ít vụ tai nạn giao
thông đường bộ như tình trạng sP dụng các chất kích thích khi điều khiển phương tiện
giao thông, tình trạng lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, đuổi nhau trên đường bộ…
Những vấn đề này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông, gây tâm lý hoang
mang, lo lNng cho quần chúng nhân dân và sự phản ứng, bất bình của dư luận xã hội.
Tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cũng như tình trạng tai
nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân từ ý thức chấp hành quy định về luật giao thông
của người tham gia giao thông kém (chiếm tới trên 80% tổng số vụ xảy ra), phổ biến ở
một số dạng như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, uống rượu bia khi
tham gia giao thông, lấn làn, vượt Ou, không tuân thủ đèn tín hiệu, người chỉ huy điều khiển giao thông.
Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận tải.
Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản là con người,
phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (hệ thống đường, cầu cống, công trình
giao thông...). Sự vận hành và phát triển hài hoà, đồng bộ của nó có ảnh hưởng trực tiếp
tới an toàn giao thông. Vấn đề mất an toàn giao thông, tình trạng vi phạm hành chính về
trật tự an toàn giao thông hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự không tương thích giữa
các yếu tố này, cụ thể:
Lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gia tăng quá nhanh trong điều kiện
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình
đã dẫn đến tình trạng ùn tNc giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đường
bộ ở mức cao, nhất là trên địa bàn các thành phố và đô thị lớn.
Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng cấp, bảo dưỡng
song cơ bản chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, khu vực thành phố, đô thị
lớn. Trong khi đó, giao thông ở các vùng xa trung tâm chưa được chú trọng đầu tư phát
triển. Mặt khác, hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu
chuOn quy định, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp
nhưng không có đủ hệ thống hàng rào, biển báo hiệu, gờ giảm tốc, giải phân cách… để
đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông vận tải
còn nhiều bất cập (tiếng ồn, khí thải…).
Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
chậm được đổi mới, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung đến nay không thực
sự phù hợp với thực tiễn công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, gây khó khăn cho
việc tổ chức thực hiện của các lực lượng thực thi nhiệm vụ, làm hạn chế đến công tác
quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông.
Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
giao thông đường bộ còn chưa hợp lý, chưa duy trì tốt mối quan hệ phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các lực lượng trong quản lý trật tự an toàn giao thông.
Việc phát hiện, xP lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ của các chủ thể
có chức năng chính trong phát hiện, xP lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao
thông đường bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động quản lý trật tự an
toàn giao thông của các chủ thể này chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình, trình độ,
năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Bên
cạnh đó, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn
giao thông nói chung và công tác phát hiện, xP lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn
giao thông đường bộ nói riêng còn thiếu và lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu
đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay…
2. Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các
cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp
hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
2.1. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông các phương diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bước hoàn thiện
pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt
công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành các văn
bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói riêng của các cơ quan chức
năng, các tổ chức xã hội.
Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở địa phương mình.
b. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp
Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là quản lý, điều hành, phối
hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện:
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp quy hướng
dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
SP dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt động phòng chống
tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát. Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các
chủ thể khác nhau thuộc cấp mình quản lý theo kế hoạch thống nhất.
Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ngân sách, phương tiện, điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Đề ra các biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham
gia hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông,
khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
c. Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm
vi tổ chức hoạt động chuyên môn
Các cơ quan trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn có nhiệm vụ:
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hành vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương,
chính sách đúng đNn góp phần khNc phục những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cơ quan có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội
bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.
d. Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cụ thể:
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham
gia kế hoạch phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Tuyên truyền cho hội viên thấy được những hành vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa
phương, nội bộ hiệp hội của mình.
đ. Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân,
điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, soạn thảo đề xuất
các biện pháp phòng chống thích hợp.
SP dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức
năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng
ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét
xP, thi hành án, giam giữ, giáo dục.
Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xP các vụ án đảm bảo công minh, đúng
pháp luật, phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên
quan đến công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông, khNc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. g. Công dân
Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân
với tư cách là chủ thể trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần:
- Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến
pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng.
- Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến
hoạt động vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại cộng đồng dân cư.
- Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình).
2.2. Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của
mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Nhằm khNc phục nguyên nhân, điều kiện
của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ở mỗi cấp (Trung ương,
tỉnh, thành phố, quận huyện, xã phường). Các bộ ngành triển khai chương trình phòng
ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Nhằm khNc phục những
nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Có
liên quan đến hoạt động của mình. Từng hộ gia đình, mỗi các nhân trực tiếp tham gia hoạt
động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội,
nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Giải pháp, trách nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo bảm trật tự, an toàn giao thông 3.1. Giải pháp
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người
tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân và trở thành “văn
hóa giao thông”, cần tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ
cho người tham gia giao thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp luật về xP phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ như: Luật giao thông đường bộ,
Luật xP lý vi phạm hành chính, các Nghị định, các Thông tư quy định chi tiết. Tuy nhiên,
để tăng cường hiệu quả của xP phạt vi phạm hành chính góp phần đảm bảo trật tự an toàn
giao thông nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông, ùn tNc
giao thông, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp, cụ thể như:
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xP phạt vi phạm hành
chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông. Đây
cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm xây dựng nền hành chính đáp
ứng được đòi hỏi của xã hội, thúc đOy xã hội phát triển bền vững với các mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xP phạt vi phạm
hành chính đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xP phạt đơn giản, cụ thể, rõ ràng,
đáp ứng yêu cầu xP phạt, nâng cao ý thức tự giác của người vi phạm. Quy trình xP phạt
hiện nay chưa khoa học, nhiều thủ tục không cần thiết, chưa mang lại hiệu quả cho công
tác xP phạt. Do vậy, cần xây dựng quy trình phù hợp, khoa học, đồng thời giúp người vi
phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
như rút gọn các thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi
cho người vi phạm khi phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế. Thực hiện triệt để hình
thức xP phạt tại chỗ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt phiền hà cho cá nhân, tổ chức vi
phạm; tăng cường lNp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các tuyến đường trọng
điểm để hỗ trợ xP lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh. Kiến nghị Sở
Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi Cục thuế các tỉnh, thành phố thống nhất các mẫu biên
lai thu tiền phạt với nhiều mệnh giá khác nhau để sP dụng trong quá trình xP phạt nhanh
chóng, thuận tiện hoặc có thể linh hoạt hơn (nhất là đối với các cá nhân, tổ chức ở các tỉnh vi phạm).
- Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đồng thời
ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp xúc với nhân dân. Kiên
quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao
thông khi làm công tác xP lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Hiện nay tình trạng làm việc chậm chạp, quan liêu còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ,
chiến sỹ làm công tác xP lý, gây chất lượng hiệu quả công việc kém, thậm chí không ít
trường hợp còn gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, cần xây dựng rõ quy trình làm việc
thông báo công khai rộng rãi để nhân dân cùng biết, đồng thời tiến hành giám sát, hoặc
lập đường dây nóng để nhân dân phản ánh các tiêu cực trong công tác xP lý, phát huy tính
dân chủ. Xây dựng kỹ năng giao tiếp với nhân dân, thái độ giao tiếp lịch sự, niềm nở, vì nhân dân phục vụ.
- Tăng cường quy chuOn hóa đối với các chủ thể có chức năng xP phạt vi phạm hành
chính về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Cùng với việc tổ chức, bố trí lại lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ.., vấn đề
có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác là phải xây dựng được tiêu chuOn
người Cảnh sát giao thông có phOm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ...
Thực tiễn cho thấy nếu cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông có phOm chất đạo đức tốt, có
quan điểm giai cấp đúng đNn, tận tụy với công việc, nNm vững đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghiệp vụ và quy định của Ngành thì dù có khó khăn,
thiếu thốn trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát,
xP phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ...
- Lực lượng Cảnh sát giao thông là một bộ phận của lực lượng Công an nhân dân,
có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chủ
động phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông, các hoạt động phạm
tội và vi phạm pháp luật trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát giao thông cần phải được
tăng cường bồi dưỡng, huấn luyện thêm về nghiệp vụ đấu tranh chống tội phạm như lực
lượng Cảnh sát giao thông cần thường xuyên nNm bNt được tình hình tội phạm, phương
thức thủ đoạn của các loại tội phạm, đặc điểm của các loại tội phạm, địa bàn hoạt động,
quy luật hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hoạt động trên các tuyến giao
thông; tập huấn bồi dưỡng về chiến thuật bNt giữ tội phạm, phương pháp thu thập tin tức,
tài liệu, vật chứng của vụ án...
3.2. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên.
a. Đối với nhà trường
Trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhà
trường giữ vai trò quan trọng:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên trong
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giáo dục lối sống
lành mạnh, đấu tranh chống lối sống tiêu cực.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo tổ chức Đoàn, Hội phụ
nữ… trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Kết hợp với lực lượng Công an cơ sở, chính quyền địa phương và gia đình quản lý
chặt chẽ học sinh, sinh viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- NNm chNc tình hình học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông.
- Phối hợp cùng chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ văn hoá làm trong sạch
địa bàn trong trường và khu vực xung quanh Nhà trường. Tổ chức cho học sinh, sinh viên
các lớp ký cam kết không vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu luật, pháp lệnh, các văn bản của Đảng, Nhà
nước về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
b. Đối với học sinh, sinh viên
Hình 8. Học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (Nguồn:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ra-quan-phat-dong-hoc-sinh-sinh-vien-
nghiemchinh-chap-hanh-phap-luat-ve-an-toan-giao-thong-1491859315)
Cùng với nhà trường, học sinh, sinh viên là lực lượng xung kích trong công tác
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để thể hiện trách
nhiệm của mình, mỗi học sinh, sinh viên cần:
Nhận thức rõ hậu quả, có trách nhiệm phát hiện các hành vi, vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc lực lượng Công an cơ sở.
Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh, sinh viên trong lớp có những dấu hiệu
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cam kết không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia
các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ nhà trường. Kết Luận:
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông hiện nay là vấn đề rất quan trọng được Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng đất nước phát
triển về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Do đó mỗi công dân nhất là sinh
viên phải luôn nâng cao hiểu biết, tự giác chấp hành đúng luật lệ giao thông góp phần làm
cho xã hội luôn ổn định trật tự, văn minh và hiện đại.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1.
Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? 2.
Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? 3.
Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? 4.
Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Luật hình sự (2015),sPa đổi, bổ sung một số điều bộ luật hình sự 2017.
[2] Quốc hội (2020), Luật giao thông đường bộ, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
[3] Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020
[4] Trương Diệu Loan (2015), Nguyên nhân của nhIng vi phạm hành chính về trật tự
an toàn giao thông đường bộ hiện nay, Tạp chí cảnh sát nhân dân, http://csnd.vn/Home/Thong - tin - ly - luan/1305/Nguyen - nhan - cua - nhung - vi - pham - hanh chinh - ve - trat - tu - an - toan - giao - thong - duong - bo - hien - nay , truy cập ngày 16/04/2021.