Bài 5: Nhân giống vật nuôi | Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Giới thiệu chung về chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chương 2: Công nghệ giống vật nuôi (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu
Nhân giống vật nuôi là gì? Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi? Mục đích, ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống vật nuôi?
Bài làm
Nhân giống vật nuôi là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
Những phương pháp thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi là nhân giống thuần chủng và nhân giống lai giống.
Nhân giống thuần chủng: các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước; bảo tồn được giống vật nuôi quý hiếm.
Nhân giống lai giống: sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều nguồn khác nhau; bổ sung các tính trạng tốt, khai thác ưu thế lai ở đời con.
I. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm giống thuần chủng
Câu hỏi: Quan sát Hình 5.1 và hãy cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng.
Bài làm
Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.
2. Mục đích của nhân giống thuần chủng
Câu hỏi: Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào?
Bài làm
Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi: lợn Ỉ, lợn cỏ, lợn Mèo, gà Hổ, gà Tre, gà H'Mông,...
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội.
Bài làm
Phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội vì:
Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.
Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.
II. Lai giống
1. Khái niệm
Câu hỏi: Quan sát Hình 5.3 và cho biết thế nào là lai giống.
Bài làm
Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3.
Bài làm
Trường hợp 1:
Đặc điểm:
Lợn đực Yorkshire: Sắc lông toàn thân màu trắng có ánh vàng, trán rộng, vai đứng, mõm dài, gãy, ngực mông cao
Lợn cái Móng Cái: Đầu đen, giữa nếp nhăn to và ngắn ở miệng, cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, mỏng xoè.
Lợn lai F1: có thể trọng cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn thịt Móng Cái.
Trường hợp 2:
Đặc điểm:
Bò đực Holstein Friesian: Màu lông chính là lang trắng đen; toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng. Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng; đầu con đực thô; Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước. Trán phẳng hoặc hơi lõm. Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm. Vai-lưng-hông-mông thẳng hàng. Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng.
Bò cái Vàng: Mắn đẻ; đầu con cái đầu thanh, sừng ngắn; cổ con cái thanh; yếm kéo dài từ hầu đến xương ức; da có nhiều nếp nhăn; lưng và hông thẳng, hơi rộng; bắp thịt nở nang; mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm kheo.
2. Một số phương pháp lai
Câu hỏi: Quan sát Hình 5.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.
Bài làm
Lai kinh tế đơn giản:
Chỉ có 2 giống tham gia.
Thế hệ F1 đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.
Lai kinh tế phức tạp:
Lai từ 3 giống trở lên.
Tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.
Kết nối năng lực: Hãy lấy ví dụ về những công thức lai ở địa phương em.
Bài làm
Lai giữa 3 giống Landrace, Yorkshire và Duroc:
Câu hỏi: Quan sát Hình 5.6 và mô tả phương pháp lai cải tạo.
Bài làm
Phương pháp lai cải tạo là dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về phương pháp lai cải tạo.
Bài làm
Phương pháp lai cải tạo thường áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp. Giống mới được tạo ra về cơ bản mang các đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để lấy thêm ví dụ về lai xa.
Bài làm
Học sinh tự tìm hiểu
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu hỏi 1: So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.
Câu hỏi 2: Hình dưới đây mô tả công thức lai giống nào?
Vận dụng
Câu hỏi: Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
--------------------------------