-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ | Giáo án Tin học 11 Cánh diều
Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ | Giáo án Tin học 11 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Giáo án Tin học 11
Môn: Tin học 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PPCT:
BÀI 5. TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (trang Ngày soạn: 67) Ngày dạy I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức:
- Diễn đạt được khái niệm truy vấn cơ sở dữ liệu;
- Giải thích được cấu trúc cơ bản SELECT...FORM...WHERE… của câu lệnh SQL;
- Nêu được một vài ví dụ minh họa việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một bảng. 2. Về năng lực: - Năng lực chung:
• Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá
trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác
• Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để giải
quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp
để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Năng lực tin học:
• NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): HS được rèn
luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việ Gc ợ tiruy vấ ý c n CS ho nă D ng l L. ực , 3. Về phẩm chất: phẩm chất.
- Có thái độ học tập tốt để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, đất nước:
• Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp;
• Nghiêm túc, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của thầy cô.
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ
thông tin và truyền thông;
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và truyền thông;
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Thiết bị dạy học: • Máy tính hoặc Laptop;
• Học liệu, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử. - Học liệu:
• Sách giáo khoa, Sách giáo viên; • File CSDL trong Access.
III. Tiến trình dạy học. 1
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b) Nội dung hoạt động:
- Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. - Nội dung câu hỏi:
• Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về khai thác thông tin trong một cơ sở dữ liệu mà em biết? c. Sản phẩm:
- Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra, đáp án mẫu có thể như sau:
Một vài vd về khai thác thông tin trong CSDL:
• Sắp xếp: Sắp xếp danh sách lớp tăng dần theo tên học sinh;
• Truy vấn: Lọc ra tên các mặt hàng bán chạy trong siêu thị;
• Xem dữ liệu: Xem thông tin của từng học sinh theo một khuôn mẫu nhất định.
• Kết xuất báo cáo:Lập, định dạng và in ra danh sách các mặt hàng có khuyến mãi.
d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để tìm câu trả nhiệm vụ lời.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi với bạn cùng bàn.
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em Thực hiện cần hỗ trợ; nhiệm vụ
GV có thể gợi ý cho các em các hoạt động gần gũi trong cuộc sống.
VD: cần thống kê lớp có bao nhiêu bạn chưa vào đoàn; cần sắp xếp
danh sách lớp tăng dần theo tên học sinh…
GV: Gọi đại diện 1 học sinh trình bày câu trả lời và cho vd tương ứng. Báo cáo, HS báo cáo kết quả thảo luận
GV: Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
HS: Nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn (nếu có). Kết luận,
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh. nhận định
2. Hoạt động 2: Khái niệm truy vấn CSDL a.Mục tiêu:
- Diễn đạt được khái niệm truy vấn cơ sở dữ liệu; b.Nội dung:
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1: Câu hỏi
Trả lời (dự kiến)
Câu 1: Khai thác CSDL là gì? Cho Vd?
1. Khai thác cơ sở dữ liệu là truy xuất thông tin
và hiển thị kết quả theo khuôn dạng nhất định.
VD1: Thêm 1 học sinh vào danh sách lớp.
VD2: Cập nhật số lượng tồn kho của sản phẩm.
Câu 2: Việc khai thác CSDL trong máy tính 2. Đáp án: c gọi là? 2 a. Truy vấn b.Vấn tin c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai.
3. Hệ QT.CSDL: MS-Access; MySQL;
Câu 3: kể tên một số hệ QT.CSDL mà em biết? Foxpro; ... 4. SQL.
Câu 4. Hãy cho biết ngôn ngữ truy vấn CSDL
nào phổ biến nhất hiện nay?
Câu 5. Truy vấn cập nhật dữ liệu bao? 5. Đáp án: A.
a. Thêm, xóa, sửa dữ liệu.
b. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, báo cáo,… c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai.
Câu 6. Truy vấn khai thác dữ liệu bao gồm? 6. Đáp án: B.
a. Thêm, xóa, sửa dữ liệu.
b. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, báo cáo,… c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1. - Tổng kết:
• Đối với các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ có 2 loại truy vấn dữ liệu: truy vấn cập nhật dữ liệu và
truy vắng khai thác dữ liệu;
• Ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là SQL.
d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức Chuyển giao GV yêu cầu HS: nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận nhóm Thực hiện
hoàn thành phiếu học tập số 2. nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1.
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm . luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn. Kết luận,
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm nhận định
học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
3. Hoạt động 3: khai thác CSDL bằng câu truy vấn đơn giản. a.Mục tiêu:
- Giải thích được cấu trúc cơ bản SELECT...FORM...WHERE… của câu lệnh SQL;
- Nêu được một vài ví dụ minh họa việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một bảng. 3 b.Nội dung:
- Cho bảng HocSinh (học sinh) với dữ liệu như sau:
- Câu truy vấn sau cho phép lọc ra danh sách các học
- Kết quả truy vấn như sau:
sinh có điểm Văn>=7 gồm các thông tin sau: mã định
danh, họ và tên, điểm môn toán, và điểm môn văn.
- Dựa vào ví dụ trên, em hãy cho biết ý nghĩa của các mệnh đề SELECT, FORM, WHERE?
Câu trả lời dự kiến:
• SELECT: xác định thông tin muốn hiển thì, gồm danh sách tên các trường.
• FORM: xác định nơi chứa dữ liệu nguồn cần được lọc (tên các bảng hoặc kết quả của một truy vấn khác).
• WHERE: điều kiện lọc dữ liệu c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành câu trả lời. - Tổng kết:
• Câu truy vấn khai thác dữ liệu của SQL có cấu trúc cơ bản là SELECT... FORM...WHERE...
• Mệnh đề SELECT xác định thông tin muốn hiển thị; mệnh đề FORM xác định dữ liệu được lấy
từ đâu; mệnh đề WHERE xác định điều kiện lọc dữ liệu.
• Lưu ý: tên các trường theo sau mệnh đề SELECT nếu có dấu cách thì cần đặt bên trong cặp ngoặc vuông [].
d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. nhiệm vụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ, kết hợp sgk và thảo luận nhóm hoàn thành câu Thực hiện trả lời. nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 4
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời. Báo cáo,
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm . thảo luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn. Kết luận,
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhận định
nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
4. Hoạt động 4: Ngôn ngữ truy vấn QBE. a.Mục tiêu:
- Biết được ngôn ngữ truy vấn theo mẫu hỏi QBE của một số hệ quản trị CSDL. b.Nội dung:
một số hệ QT.CSDL cho phép thực hiện truy vấn theo mẫu hỏi. VD hệ QT.CSDL MS-Access cho
phép thực hiện câu truy vấn Select…form…where trên bằng QBE như sau. Em hãy cho biết ý nghĩa
các mục sau: Field, Table, Show, Criteria?
Câu trả lời dự kiến:
• Field: gồm các trường tham gia trong mẫu hỏi, bao gồm các trường trong mệnh đề Select và Where
• Table: xác định nơi chứa dữ liệu nguồn cần được lọc (tên các bảng hoặc kết quả của một truy vấn khác).
• Show: xác định các trường sẽ xuất hiện trong kết quả truy vấn (gồm các trường trong mệnh đề Select)
• Criteria: xác định điều kiện lọc dữ liệu tại trường tương ứng. c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành câu trả lời. - Tổng kết:
• Trong một số hệ quản trị CSDL, truy vấn còn có thể được hiển thị bằng ngôn ngữ QBE.
d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức 5
Chuyển giao GV nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. nhiệm vụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ, kết hợp sgk và thảo luận nhóm hoàn thành câu Thực hiện trả lời. nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời. Báo cáo,
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm . thảo luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn. Kết luận,
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhận định
nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
5. Hoạt động 5: Luyện tập a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ truy vấn dữ liệu bằng ngôn ngữ SQL.
b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
Câu 1 – tr.69: Hãy viết câu Truy vấn SQL để tìm điểm môn ngữ văn của những học sinh là đoàn viên
trong bản học sinh 11 (hình 2). kết quả của câu Truy vấn là gì?
Câu 2 – tr.69: Hình bên là một câu truy vấn được viết để tìm dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thư viện (hình
2 bài 3) theo em người viết truy vấn đó muốn tìm biết gì?
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- GV Cho HS nhắc lại KT.
- HS: Nhắc lại các vấn đề đã học và hoàn thành câu trả lời.
6. Hoạt động 6: Vận dụng a. Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:
- Em hãy nêu một yêu cầu tìm thông tin trong bảng HỌC SINH 11 (hình 2) và viết câu truy vấn
SQL để có được thông tin cần tìm. c. Sản phẩm:
- HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh thực hiện ở nhà sau đó gửi kết quả qua thư điện tử.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
.................................................................................................................................... 6 7 8 Trường: Tiết : Tổ: Ngày soạn:
(Tên bài hoặc tên chủ đề)
Môn học: Tin học; lớp:11
Thời gian thực hiện: (số tiết) I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: - - 2. Về năng lực: − Năng lực chung:
o Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác
o Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ.
o Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải
pháp để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được tình huống, đề
xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
− Năng lực tin học:
o NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông):
HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc học lập trình 3. Về phẩm chất: - -
II. Thiết bị dạy học và học liệu. Thiết bị dạy học: Máy tính hoặc Laptop
Học liệu, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử. Học liệu:
Sách giáo khoa, Sách giáo viên
Tài liệu (giáo viên đã chuẩn bị trước). 9
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: ….( Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu) a) Mục tiêu:
Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học
hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học
b) Nội dung hoạt động:
Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi,
bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và
đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ:
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi lên Tivi hoặc máy chiếu để học sinh xem và chuẩn bị các câu trả lời
Chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1: Câu hỏi Trả lời Câu hỏi 1:
Các câu trả lời tương ứng cho các câu hỏi ở cột trái c. Sản phẩm:
Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu
cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết
quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực
hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. Ví dụ:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện:
Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập. Ví dụ: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS: nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận Thực hiện
nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 10
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những Kết luận,
nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác. nhận định
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm
tốt hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a.Mục tiêu:
Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn
đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 Ví dụ:
- Sử dụng các kiến thức đã học ở bài học trước và các kiến thức đã ôn tập, đã bổ sung ở hoạt
động 1 để làm 1 số bài tập nhằm khắc sâu kiến thức về ........... b.Nội dung:
Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy
học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm
vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1. Ví dụ:
Bài tập: Viết chương trinh tính tổng diện tích của 3 hình tam giác khi đã biết trước kích thước
3 cạnh của mỗi tam giác theo công thức Herong
GV: Đây là bài tập đã ra ở tiết trước, với bài toán trên ta có 2 cách tiếp cận và viết chương trình như dưới đây Cách 1:
Cách 2: (Viết dưới dạng chương trình con)
Chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2: Câu hỏi Trả lời Câu hỏi 1:
Các câu trả lời tương ứng cho các câu hỏi ở cột trái c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS: nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2. 11
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận Thực hiện
nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 2
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những Kết luận,
nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác. nhận định
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm
tốt hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm:
Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần
viết ra, trình bày được
3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu:
Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh
- Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết chương trình con b) Nội dung:
Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
Giáo viên chiếu các câu hỏi lên Tivi, sau đó gọi học sinh trả lời Câu 1: Câu 2. …. c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện
Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá
kết quả thực hiện.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu:
Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa chương trình con, vận dụng chương trình con để giải một số bài toán điển hình 12 b. Nội dung:
Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội
dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết
Bài tập: Không sử dụng hàm Abs, em hãy tự viết ra hàm để tính giá trị tuyệt đối của một số thực.
ví dụ: khi nhập vào là| 4 | hoặc |- 4 | thì chương trình đều trả về kết quả là + 4 c. Sản phẩm
Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn
Một chương trình hoàn chỉnh của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh
giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Học sinh thực hiện ở nhà sau đó gửi kết quả qua thư điện tử Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt
động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu
về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện
đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô
tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận
xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học
và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm,
thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước
cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận
xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí
nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh
(đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ
học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà
học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể
giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo
cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu
cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học);
làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội
dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./. 13