-
Thông tin
-
Quiz
Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi | Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Giới thiệu chung về chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chương 2: Công nghệ giống vật nuôi (KNTT) 10 tài liệu
Công nghệ 11 157 tài liệu
Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi | Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Giới thiệu chung về chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chương 2: Công nghệ giống vật nuôi (KNTT) 10 tài liệu
Môn: Công nghệ 11 157 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công nghệ 11
Preview text:
Mở đầu
Thế nào là chọn và nhân giống vật nuôi? Những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi? Nó mang lại ý nghĩa gì?
Bài làm
Chọn và nhân giống vật nuôi là chọn giống vật nuôi và nhân giống vật nuôi.
Những kĩ thuật của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi:
Thụ tinh nhân tạo: nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Kỹ thuật gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi: tạo ra được những con giống tốt làm đàn hạt nhân.
Công nghệ gen: nhằm xác định nguồn gốc và đánh giá nguồn gen vật nuôi.
I. Công nghệ cấy truyền phôi
1. Khái niệm (SGK)
2. Các bước trong công nghệ cấy truyền phôi
Câu hỏi: Quan sát Hình 6.1, mô tả các bước trong công nghệ cấy truyền ở phôi bò.
Bài làm
Các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bò là:
1. Chọn bò cái cho phôi.
2. Chọn bò cái nhận phôi.
3. Gây động dục đồng pha.
4. Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi (siêu bài noãn).
5. Bò nhận nuôi động dục.
6. Thụ tinh nhân tạo.
7. Thu hoạch phôi.
8. Cấy phôi vào bò nhận.
9. Bò cho phôi trở lại bình thường cho chu kì sinh sản tiếp theo.
10. Bò nhận phôi mang thai.
11. Đàn con mang tiềm năng di truyền tốt của bò cho phôi.
3. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để cho biết vật nuôi cho phôi và vật nuôi nhận phôi phải đảm bảo những tiêu chí nào.
Bài làm
Vật nuôi cho phôi:
Phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt.
Vật nuôi nhận phôi:
Phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.
Phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao.
II. Thụ tinh trong ống nghiệm
1. Khái niệm (SGK)
2. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm
Câu hỏi: Quan sát Hình 6.3, mô tả các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò.
Bài làm
Các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò là:
Bước 1: Hút tế bào trứng từ buồng trứng.
Bước 2: Nuôi để trứng phát triển và chín.
Bước 3: Thụ tinh nhân tạo.
Bước 4: Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để cho biết một số thành tựu của thụ tinh trong ống nghiệm ở vật nuôi.
3. Ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm (SGK)
III. Xác định giới tính của phôi
1. Khái niệm (SGK)
2. Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi
Câu hỏi: Mô tả các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi.
Bài làm
Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi là:
Bước 1: Lấy mẫu từ phôi.
Bước 2: Tách chiết DNA của mẫu phôi.
Bước 3: Khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu.
Bước 4: Điện di sản phẩm PCR.
Bước 5: Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giới tính.
3. Ý nghĩa (SGK)
IV. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống vật nuôi
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu hỏi 1: Hãy nêu trình tự các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở vật nuôi.
Câu hỏi 2: Trình bày ý nghĩa và các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi.
Vận dụng
Câu hỏi: Quan sát hoạt động chăn nuôi ở địa phương, hãy cho biết những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi ở địa phương em.
----------------------------------