Bài 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới trong tình hình mới | Đại học Văn Lang
Bài 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới trong tình hình mới | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
74 BÀI 8
XÂY DỰNG VÀ BẢ
O VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊ
N GIỚI QUỐC GIA
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả
xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km2 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp 3
lần diện tích đất liền) với 4.639 km đường biên giới, là nơi sinh sống của gần 100 triệu dân thuộc
54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy
cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - x
ã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh t bi
hổ, ên giới quốc gia nước ta. Đại hội XIII
của Đảng khẳng định: “Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, a ninh n và lực
lượng vũ trang... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định để phát triển đất nước ”43.
A. GIỚI THIỆU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích
Trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
của nước ta trong tình hình hiện nay. Từ đó nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý trách thức
nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ v à giữ gìn
toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Yêu cầu
- Về kiến thức: Khái quát được những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo, biên giới
quốc gia của nước Cộng hòa x
ã hội chủ nghĩa Việt Nam, những nội dung chủ yếu về xây dự v ng à
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay
- Về kỹ năng: Tổng hợp được những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay
- Về thái độ: Hình thành ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
2. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. * dung Nội trọng tâm:
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam: Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ
quản lý và bảo vệ biển, đảo. - Xây và dựng
bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia: Quan điểm của Đảng v Nhà à nước về
43 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1 ,Nxb.CTQG-ST, H.2021 75
xây dựng và bảo vệ cho quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. B. NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Biển, đảo Việt Nam và xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
a) Biển, đảo Việt Nam - Việt Nam c
ó ba mặt giáp trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, bờ dài 3.260 km biển , từ Móng Cái đến H
à Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng v ề phía Đô v ng à
Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập
trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát
Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam
có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu. Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bao gồm:
- Hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam: Là đường gãy
khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các
đảo gần bờ do Chính phủ Việt Nam xác định và công
bố. Đường cơ sở Việt Nam là 11 điểm bao
gồm: Hòn Nhạn, hòn Đá lẻ, Hòn Tài Lớn, Hòn Bông Lan, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Hải, Hòn Đôi,
Mũi Đại Lãnh, Hòn Ông Căn, Đảo Lý Sơn, Đảo Cồn Cỏ.
- Vùng nội thủy của Việt Nam: Là vùng biển phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển
Việt Nam, bao gồm: các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối cá
c điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên l à bộ phận
hữu cơ của hệ thống cảng. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với nội
thủy như trên lãnh thổ đất liền, mọi tàu thuyền nước ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thủ
pháp luật Việt Nam nói riêng và của Quốc gia ven biển nói chung.
- Lãnh hải của Việt Nam: Là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội thủy, có
chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn
của nước ta trên biển. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển,
đường này chạy song song với đường cơ s và cách ở
đường cơ sở 12 hải lý. Lãnh hải của cá c đảo,
quần đảo xa bờ, của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo thuộc các quần đảo đó.
Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy
đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua không
gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các
phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp
được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Vùng
tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có
chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia và các quyền khác, … thực hiện kiểm soát nhằm ngăn ngừa và trừng trị
hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
- Vùng đặc quyền v
ề kinh tế của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải 76
Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Lãnh hải không phải l à một phần của vùng
đặc quyền kinh tế, nhưng vùng tiếp giáp lãnh hải được
coi như một phần của vùng đặc quyền kinh tế. Phạm vi vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước,
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và vùng trời phía trên của khối nước rộng 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế được đặt dưới chế độ pháp lý riêng, không hoàn toàn theo
chế độ pháp lý quốc gia hay pháp lý quốc tế mà có phần theo pháp luật quốc gia, có phần theo
pháp luật quốc tế (là vùng biển có tính chất đặc thù, mang nặng tính thỏa hiệp). Nhà nước thực
hiện quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồ
n tài nguyên thuộc vùng nước
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về cá
c hoạt động khác nhằm thăm dò, khai
thác vùng này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo,
thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; Các quyền v
à nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế; Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải,
hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động s
ử dụng biển hợp pháp của cá c quốc
gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam và
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam l thành vi à ên, không làm phương
hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán Quốc gia và lợi ích Quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Thềm lục địa của Việt Nam: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và
nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, cá c đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục này địa cách đường cơ s
ở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó ké được o dài đến 200 hải
lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính
từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Chế độ pháp lý thềm lục địa Việt Nam: Chế độ pháp l
ý đối với đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển của thềm lục địa là giống với chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. Điểm khác nhau cơ bản l vùng à
đặc quyền kinh tế phải tuyên bố, còn thềm lục địa là đương đồ nhiên, ng thời
cơ sở khoa học và pháp lý xác định chúng cũng khác nhau. Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên
của lục địa và trong một số trường hợp thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải lý
đến tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có thể mở rộng tối đa 200 hải lý.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Hai quầ n đảo Hoàng Sa v
à Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với đất nước ta. Hai
quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế
giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường
Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn đông của đất nước, cũng như các vùng biển và thềm lục
địa của Việt Nam. Về kinh tế, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều nguồn tài nguyên
sinh vật và khoáng sản phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí.
+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng từ 111° đến 113° kinh
độ Đông, từ 15°45’đến 17°15’ vĩ độ Bắc. Ở phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, phía bắc Biển Đông,
trên con đường biển Quốc tế từ châu Âu đến các nước ở phía đông và đông bắc châu Á và giữa
các nước châu Á với nhau.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía
đông gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi trong cạn...,
đó có hai đảo lớn là Phú
Lâm và Linh Côn, mỗi đào rộng khoảng 1,5 km2; Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây
gồm nhiều đảo xếp vòng cung, trong đ ó c
ó các đảo chính: Bắc, Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim
Yến, Tri Tôn... Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt 77
Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được Tổ chức Khí tượng Quốc tế đặt số hiệu 48.860 (số
48 chỉ khu vực Việt Nam).
+ Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía nam là quần đảo Trường Sa, bao
gồm khoản 138 đảo, đá, bãi vành ngầm,
đai san hô, nằm trong khoảng từ 6°30’ đến 12° vĩ độ Bắc
và khoảng từ 111°30’ đến 117°20’ kinh tuyến Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải
Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Cụm Song Tử là một tập hợp các thực thể
địa lý nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa; Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa
lý nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta; Cụm Loại Ta là tập hợp các
thực thể địa lý nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết; Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lý
nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn; Cụm
Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết; Cụm Trường Sa là
một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của
các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc
và 9° Bắc; Cụm Thám Hiểm còn gọi là cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lý ở phía
nam của quần đảo Trường Sa; Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các
thực thể địa lý hợp thành từ
phần phía Đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan (Philippines). Điều
kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt, nắng gió, giông bão thường t xuyên, hiếu nước
ngọt, nhiều đảo không có cây.
Cho đến đầu thế kỷ XX, không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối
với Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị
nhiều nước yêu sách và trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt về chủ quyền.
b) Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
pháp luật của Nhà nước với quá trình kinh tế- xã hội, các hoạt động trên biển, đảo nhằm duy trì
và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động đó trong trật tự, theo đúng định hướng của Nhà
nước trong việc thăm dò, khai thác tiềm năng của biển, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của quốc gia
phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực Xây và dựng
bảo vệ chủ quyền biển, đảo l
à bảo đảm thi hành pháp luật của Nhà nước, các
điều ước quốc tế, hiệp định với cá
c nước có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, trên
các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia. Thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám
sát việc thi hành pháp luật trên biển; kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm ở trên biển,
bảo đảm cho pháp luật về biển của Nhà nước được thi hành chính xác và nghiêm minh.
Trên cơ sở đó, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các
vùng biển và thềm lục địa của quốc gia; bảo vệ nguồn lợi cho đất nước; bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển, sự phát triển bền vững của kinh tế biển; duy trì an ninh chính trị, bảo đảm an toàn
cho sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm chủ quyền trên vùng biển và thềm lục địa của quốc gia
là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biển đảo Việt Nam trong tình hình mới
a) Nội dung xây dựng biển, đảo 78
Xây dựng để bảo đảm cho biển đảo Việt Nam mạnh về kinh tế; vững về quốc phòng và an
ninh; an ninh, an toàn cho cư dân sinh sống và hành nghề trên biển, đảo; tăng cường hội nhập
quốc tế về biển để phát triển toàn diện biển, đảo Việt Nam. Nội dung gồm:
- Xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên vùng biển, đảo... - Xây dựng nền QPTD v
à ANND trên biển, đảo vững mạnh
- Bảo đảm an ninh, an toàn cho sinh sống và hành nghề trên biển, đảo
- Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về biển để phát triển toàn diện biển, đảo Việt Nam
b) Nội dung bảo vệ biển đảo - Mục tiêu
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa,
nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an
ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”44. Như vậy, mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là: Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển đảo, gắn liền
với bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất. Toàn vẹn lãnh thổ c
ó nghĩa là nghiêm cấm chia cắt lãnh thổ hoặc xâm chiếm một phần lãnh
thổ của bất kỳ quốc gia nào. Mặc dù, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia
của dân tộc đã được luật pháp quốc tế công nhận, song các nước đế quốc và các thế lực bành
trướng vẫn luôn tìm mọi âm mưu v
à thủ đoạn để xâm phạm, ca
n thiệp bằng nhiều hình thức khác nhau.
Vì vậy, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ v
à lợi ích quốc gia, dân tộc
trên biển đảo phải gắn với chủ nghĩa x
ã hội, gắn với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc là mục
tiêu bất di bất dịch của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
lâu dài là lợi ích cao nhất.
- Phương thức xây dựng v
à bảo vệ chủ quyền biển, đảo
+ Trên cơ sở nền quốc phòng toàn dân v
à thế trận chiến tranh nhân dân trên hướng biển, lấy
khu vực phòng thủ ven biển làm chỗ dựa, lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam làm nòng cốt; Hiện nay,
sức mạnh tổng hợp của quốc gia,
thế và lực của ta trên cá
c vùng biển, đảo đã tăng
lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo
không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được
xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được
Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên
hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ
sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh
của mọi ngành, mọi lực lượng trên biển, vận dụng linh hoạt cá
c hình thức đấu tranh với tinh thần
tự lực là chính để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển;
Chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định
nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển,
44. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb. CTQG-ST, H.2021, Tr.146 79
đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị xâm phạm, không thể
đánh đổi và không thể nhân nhượng.
Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng
biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải
hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững
chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển
làm mục tiêu tối thượng.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên p
phải hát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, s ự quản
lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng.
+ Duy trì, giữ vững an ninh, t rật tự a
n toàn xã hội trên biển v vùng v à en biển; sẵn sàng ngăn
chặn đẩy lùi đánh bại các hành động xâm lấn của kẻ thù để bảo vệ biển đảo.
Nhân dân ta từ lâu đã đúc kết: “trong ấm, ngoài êm”. Đây không chỉ là bài học sâu sắc về
đối nhân, xử thế trong mỗi gia đình mà còn cả quốc gia. Lịch sử dân tộc nhiều lần chứng minh,
khi nội bộ đoàn kết, lòng dân hòa thuận thì biên cương, bờ cõi yên ổn. Nhưng khi trên dưới bất
hòa, lòng dân ly tán, ắt ngoại bang sẽ nhòm ngó, xâm lăng. Suy ra, trong bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, “biển yên” thì “bờ ấm”, có bảo vệ được bình yên biển, đảo thì trong nước mới ổn định, phát
triển. Ngược lại, “trong bờ có ấm, ngoài biển mới yên”, đất nước có ổn định, phát triển mới tạo
ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo.
Vậy nên, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách
nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo. Củng cố niềm tin
và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế v
à bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khi “ý
Đảng” đã hợp với “lòng dân” sẽ tạo sức mạnh vô địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù
địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá nước ta; đồng thời tạo ổn định chính trị trong nước để phát triển kinh
tế, xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bờ, ngoài biển. V à khi đó
sẽ khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình
thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về biển, đảo quê hương, chung sức
đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
3. Giải pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
a. Tăng cường tiềm lực xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng – văn hoá, khoa học và giáo dục
- Tăng cường tiềm lực xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải hoàn thiện hệ thống
các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách về biển đảo.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp
với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, nhìn tầm
đến năm 2045, các n bộ, gành,
địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang
pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển;
về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo v
ệ biển, đảo. Sự kết hợp đó phải thể hiện rõ trong
quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng 80
ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực
lượng, các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biển, đảo
- Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biển, đảo làm nền tảng
giữ vững ổn định bảo vệ biển đảo.
Do vậy, chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; giữa
khai thác và bảo vệ biển; giữa xây dựng sức mạnh khai thác biển và sức mạnh bảo vệ biển. Kinh
tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển,
đảo vững chắc, toàn vẹn. Ngược lại, quốc phòng, an ninh vững mạnh mới bảo vệ được biển, đảo,
tạo ra môi trường, không gian, điều kiện thuận lợi, an toàn cho phát triển kinh tế biển bền vững.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc
gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Quá trình phát triển kinh tế biển cần được kết hợp với tăng
cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội biển, đảo và nâng
cao đời sống nhân dân cần đi đôi với củng cố trang bị, cầu cảng, công trình phòng thủ, bố trí dân cư.
- Bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ biển.
b. Tăng cường tiềm lực quốc phòng a
n ninh trên biển, đảo
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên vùng biển, ven biển.
- Xây dựng thế trận kết hợp với quốc phòng a ni
n nh trên biển (đó là xây dựng cá kh c u kinh
tế - quốc phòng- an ninh và quốc phòng an ninh – kinh tế trên biển và ven biển.
- Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp
ứng yêu cầu biển, đảo trong tình hình mới.
Trước những diễn biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trên Biển Đông,
đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nâng cao cảnh giác, chủ động nắm chắc, dự báo chính xác mọi thái động
, ngăn ngừa nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, kiên quyết không để mất dù là một
sải biển, một tấc đảo. Các lực lượng hoạt động trên biển, nòng cốt l
à Hải quân thường xuyên chăm lo xây dựng cá
c tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, lấy nhân tố con người là quyết định, vũ khí trang bị là quan trọng;
đồng thời duy trì sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên cá v c ùng biển, nhất
là vùng biển trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ. Tăng cường huấn luyện c
làm hủ và phát huy hiệu quả trang bị, nâng cao khả năng tuần tra,
kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn các hoạt động kinh tế biển. Khi có tình
huống, cần tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về
phương châm, đối sách, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xử lý; phát huy sức mạnh tổng hợp; kết hợp
giữa đấu tranh trên thực địa với đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý; tổ chức, chỉ huy, phối
hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng; kiên quyết, khôn khéo bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển.
c. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển
Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng quy định chủ trương của Nhà nước Việt Nam giải quyết
các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù
hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Nhà nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế v à khu vực, trong 81
đó nêu nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương. Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia có quy định khác so với các quy định của Luật thì áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế đó.
Thời gian qua, tình hình quốc tế nói chung, tình hình chủ quyền biển đảo nói riêng ngày
phức tạp, Việt Nam luôn chủ trương, xử lý và giải quyết những vấn đề nhạy cảm bằng đối thoại,
thương lượng thông qua con đường ngoại giao trên cơ sở cá
c nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và 05 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng
cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học,
chống tội phạm; nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC). Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong cá c vấn đề có liên quan
đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và a to n
àn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác v à phát triển.
d. Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở bảo vệ chủ quyền biển,
đảo bền vững (luật, hiệp định, công ước, tuyên bố, thoả thuận,…)
Hoạt động pháp lý là một lĩnh vực quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay. Hoạt động pháp lý về
biển nhằm thiết lập cá
c điều khoản cần tuân theo giữa hai hoặc nhiều
nước dưới các hình thức: luật, hiệp định, công ước, tuyên bố, thoả thuận... Trong lịch sử nhân
loại, các hoạt động pháp lý trên biển đã hình thành và phát triển để điều chỉnh, giải quyết những
mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi trên biển giữa các quốc gia, dân tộc.
Kết quả quá trình đấu tranh thông qua các hội nghị do Liên Hợp quốc chủ trì là sự ra đời
của Công ước về Luật biển năm 1982. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã chủ động, tích
cực đàm phán với các bên hữu quan để giải quyết những vấn đề v vùn ề g biển chồng lấn, tranh
chấp chủ quyền biển, đảo.
Các hiệp định về phân định ranh giới trên biển và thềm lục địa được ký kết giữa Việt Nam
với các nước là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh và các quyền lợi quốc gia,
dân tộc trên các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong những năm tới, chúng ta cần tăng cường các hoạt động pháp lý để đi đến ký kết các hiệp định nhằm giải
quyết những vấn đề trên biển với cá
c nước có liên quan, tạo môi trường thuận
lợi, cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia
a) Định nghĩa
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng t đường heo
đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa v
à quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Cách xác định biên giới quốc gia Việt Nam
Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực
địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh
thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển,
trên không, trong lòng đất. 82
- Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng đất quốc gia. Trong thực bi
tế, ên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình
(núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường
nối liền các điểm quy ước).
- Biên giới quốc gia trên biển l phân à định lãnh t trên hổ biển giữa cá c quốc gia có bờ biển
liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của
quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với
các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển
là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ
trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo
của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các
điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề
hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Tr đi
ong ều kiện khoa học v công à nghệ
phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc
thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao
cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất l phân à
định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới
vùng đất Quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới
quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới
trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có
quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.
- Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy qu chế, y định đặc biệt d Chí o
nh phủ ban hành nhằm bảo v ệ a
n toàn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm:
khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng
hợp với biên giới quốc gia Nam Việt
trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển
được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển
và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia
có chiều rộng 10km tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
2. Nội dung, quan điểm xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới;
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Trong hoà bình, bảo v biên ệ giới quốc gia l à tổ
ng thể các biện pháp mà hệ thống chính trị,
xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn,
chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm
nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ
biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thường xuyên, tăng cường và cao.
a) Nội dung xây dựng v
à bảo vệ biên giới quốc gia
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển, trên không v trong l à òng đất. 83
Nhà nước thông qua các hoạt động thiết lập chủ quyền đối với lãnh thổ, chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, quyền phân định biên giới lãnh thổ của mình với các quốc gia khác.
Nhà nước tổ chức ra các lực lượng để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên
đất liền, trên biển, vùng trời và lòng đất.
Nhà nước thông qua các hoạt động ngoại giao độc lập, tự chủ của mình trong quá trình
tham gia ký kết các điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích
của Việt Nam để bảo vệ được chủ quyền, lợi ích của dân tộc.
- Xây dựng và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới. Bảo
vệ chủ quyền biên giới gắn liền với quản lý, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng, các biện pháp nghiệp vụ an ninh biên
phòng, cảnh sát đấu tranh chống bọn tình báo gián điệp phản động, bọn nội gián, bọn biến chất
thoái hóa, bọn cơ hội, xét lại hoạt động chống phá cách mạng, câu kết với kẻ địch bên ngoài gây
bạo loạn, lật đổ, làm mất ổn định chính trị; đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ
trang nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang, can thiệp quân sự kết hợp
bạo loạn, lật đổ giữ vững ổn định biên giới, bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng hải
quân, cảnh sát biển và các cơ quan, bộ, ngành để bảo vệ quản lý tài nguyên, môi trường, lợi ích
quốc gia trên biên giới và các vùng biển Việt Nam.
- Xây dựng và bảo vệ công trình quốc phòng trên khu vực biên giới, các công trình bảo vệ biên giới.
Chủ động đối phó chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang trên biên giới, các công trình
chiến đấu, phòng thủ và công trình phục vụ chiến đấu, công trình phòng tránh được xây dựng từ thời bình; cá công c
trình bảo vệ biên giới, công trình c
ố định đường biên giới để giữ vững ổn định biên giới quốc gia.
Bộ đội Biên phòng là thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới, là lực lượng
chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới. Do đó, phải kết
hợp chặt chẽ quản lý địa bàn khu vực biên giới, quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc với bảo vệ
các công trình quốc phòng trên biên giới để tăng thêm tiềm lực quốc phòng trong phòng thủ, bảo vệ biên giới.
- Xây dựng và bảo vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc tế về biên giới.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia, Nhà nước ban hành
nhiều văn bản pháp luật về biên giới, cá
c văn bản pháp luật có liên quan đến biên giới, ký kết các
hiệp định về biên giới với các nước láng giềng và các điều ước quốc tế về biên giới. Để quản lý bảo v
ệ giữ vững chủ quyền, a
n ninh, trật tự trên khu vực biên giới, Bộ đội Biên
phòng là cơ quan chủ trì và phối hợp với các lực lượng duy trì việc chấp hành pháp luật về biên giới, quy biên chế
giới, các hiệp định về quy chế biên giới và điều ước quốc tế về biên giới để giữ
vững chủ quyền, an ninh biên giới, lợi ích quốc gia.
- Quản lý xuất, nhập cảnh, quá cảnh tại cá
c cửa khẩu biên giới và cá c cửa khẩu cảng biển. Kiểm soát, quản l
ý việc qua lại biên giới đối với người, phương tiện, hàng hoá, chống 84
buôn lậu và gian lận thương mại, chống xâm nhập trái phép, vượt biên, vượt biên trái phép, xâm
phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, an toàn kinh tế, giữ vững ổn định biên giới, tạo môi
trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế và tham gia hội nhập kinh tế thế giới. - Quản l
ý hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồn biên phòng là cơ quan đại diện cho Nhà nước trên biên giới trong quan hệ với lực
lượng bảo vệ biên giới với nước láng giềng, cùng phối hợp bảo vệ sự ổn định của đường biên giới
theo Hiệp ước Biên giới giữa hai nước, phối hợp đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn biên giới,
hợp tác giải quyết những vấn đề phức tạp, tranh chấp xảy ra trên biên giới theo Hiệp định Quy
chế biên giới, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị hợp tác phát triển giữa các nước.
b) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về biên giới và xây dựng, bảo vệ biên giới Quốc gia
- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ chung toàn của Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành.
Quan điểm này thể hiện tư tưởng nhất quán, quan trọng, xuyên suốt trong chỉ đạo và tổ
chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới nói riêng.
Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nội dung quan trọng
của chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc. Nhiệm vụ này rất toàn diện, không chỉ bảo vệ vững
chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, trên đất liền mà còn phải giữ vững an ninh chính trị,
trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép, chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên môi
trường. Đồng thời, phải xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng.
- Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân
tộc ở khu vực biên giới.
Quan điểm dựa vào dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tham gia quản lý, bảo vệ lãnh t biên hổ g g
iới quốc ia được bắt nguồn từ những kinh nghiệm quý báu dân của tộc
qua các thế hệ nối tiếp nhau. Vấn đề cốt lõi, xuyên suốt trong kế sách giữ nước, bảo vệ biên giới
của ông cha ta là: Dựa vào dân, nhất là các dân cư ở khu vực biên giới.
Lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới cần phải biết dựa vào dân,
tuyên truyền, giáo dục tổ chức được nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Phát huy
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, của h
ệ thống chính trị, tổ chức xã hội tham
gia bảo vệ biên giới. Xây dựng nền biên phòng toàn dân cũng như xây dựng, bảo vệ biên giới
quốc gia có nhiều lực lượng tham gia.
- Xây dựng và bảo vệ biên giới phải xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt, chuyên trách thực sự vững mạnh. Ngày 19/11/1958 B ộ Chính trị Ban hành chấp
Trung ương Đảng khoá II đã ra nghị quyết
số 58/NQ-TW, Chính phủ ban hành nghị định số 100-TTg ngày 03/3/1959 quyết định thành lập
lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) là lực lượng chuyên trách, làm
nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh về mọi mặt, tổ chức lãnh đạo, chỉ huy
tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác biên
phòng trong từng thời kỳ, đủ sức để Bộ đội Biên phòng hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phù hợp với tính chất riêng của lực lượng là quốc phòng, an ninh và đối ngoại. 85
3. Một số giải pháp, hình thức xây dựng và bảo vệ biên giới Quốc gia
a) Xây dựng và bảo v biên ệ giới xu thường yên
- Xây dựng và bảo vệ biên giới thường xuyên l
à hình thức bảo vệ biên giới cơ bản và phổ
biến nhất, được tiến hành trong tình hình hoạt động của địch và đối tượng ở hai bên biên giới,
vùng biển ở mức độ bình thường; tình hình an ninh chính trị, xã hội trong địa bàn không có diễn biến đột xuất.
- Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực
biên giới ổn định nhưng hoạt động của các đối tượng chống phá vẫn diễn ra thường xuyên, gay
go, phức tạp; khi địch hoặc nước tiếp giáp chưa có dấu hiệu hoạt động xâm phạm độc lập chủ
quyền lãnh thổ quốc gia… Cả nước hoạt động theo thời bình, lực lượng vũ trang ở trạng thái sẵn
sàng chiến đấu thường xuyên.
- Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức xây dựng và bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế
hoạch đã đề ra. Trong bảo vệ biên giới thườ
ng xuyên phải đảm bảo đủ quân số, trực tiếp xây dựng
và bảo vệ biên giới theo chỉ thị, mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu, quân số còn lại làm các nhiệm vụ
khác, sẵn sàng chủ động đối phó với các tình huống đột xuất xảy ra, không để bị động bất ngờ.
b) Xây dựng và bảo vệ biên giới tăng cường
- Xây dựng và bảo vệ biên giới tăng cường là hình thức xây dựng, bảo vệ biên giới chặt
chẽ, nghiêm mật với cường độ cao hơn bảo vệ biên giới thường xuyên.
- Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở một
hướng (địa phương) hay nhiều hướng (địa phương) diễn ra phức tạp; khi có tin tức chính xác, cụ
thể về hoạt động vũ trang của đối phương như: Tấn công v t
ũ rang, tung gián điệp, biệt kích, thám
báo hoặc các hoạt động vi phạm khác; khi trong khu vực biên giới hai bên đang xảy ra bạo loạn
vũ trang, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang tiến hành diễn tập quân sự, …
- Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức xây dựng và bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế
hoạch đã được bổ sung điều chỉnh. Lực lượng, phương tiện tham gia xây dựng v à bảo vệ biên giới
phải đảm bảo theo chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu: Tăng cường lực lượng, phương tiện (lực lượng
hiệp đồng); tăng cường về thời gian; tăng cường sự chỉ huy, chỉ đạo; tăng cường cơ sở vật chất.
c) Xây dựng v
à bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh
- Xây dựng và bảo vệ biên giới trước khi c ó chiến tranh l hình à
thức xây dựng, bảo vệ biên
giới được tiến hành chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn s
o với bảo vệ biên giới tăng cường trong điều kiện
đối phương tiến hành các hoạt
động tranh chấp, xung đột vũ trang trên biên giới, vùng biển, đảo.
- Trường hợp áp dụng: Khi an ninh chính trị trên một hướng (địa phương) hay nhiều
hướng (địa phương) bị đe dọa; khi nước tiếp giáp tiến hành tranh chấp biên giới, xung đột vũ
trang; bọn phản động trong nước cấu kết với bọn phản động bên ngoài tập hợp lực lượng, bạo
loạn lật đổ; khi có lệnh của cấp trên; khi có chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu cao.
- Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức xây dựng, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế hoạch A, A2.
d) Xây dựng v
à bảo vệ biên khi có giới chiến tranh
- Xây dựng và bảo vệ biên giới khi có chiến tranh xảy ra là hình thức đặc biệt được tiến
hành trong điều kiện khi có chiến tranh xâm lược xảy ra.
- Trường hợp áp dụng: Khi có dấu hiệu xác định địch chuẩn bị chiến tranh xâm lược; an
ninh chính trị bị đe doạ; bọn phản động trong v n
à goài nước cấu kết với nhau chờ thời cơ gây bạo
loạn; địch đang chuẩn bị lực lượng để tiến hành chiến tranh xâm lược; khi có lệnh khẩn cấp và
lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước. 86
- Tổ chức thực
hiện: Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện theo quyết tâm, kế hoạch A, A2. C. KẾT LUẬN Xây và dựng bảo v to ệ
àn vẹn chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia là nhiệm vụ nặng
nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả. Bởi vì, đó chính là nhiệm vụ gìn giữ tài sản vô giá mà
ông cha ta đã phải đổi bằng xương máu trong lịch sử tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc.
Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải c ó s quan ự tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước v à sự tham gia với tinh
thần trách nhiệm cao của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhân dân cả nước,
với tinh thần “Tất cả hướng về biên giới”, xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo là gì? Anh (Chị) hiểu như thế nào về chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế quốc gia trên biển?
Câu 2. Trình nội dung xây dựng v
à bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình
mới? Trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện các nội dung đó?
Câu 3. Trình bày các giải pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong
tình hình mới? Sinh viên cần làm gì để góp phần xây dựng v
à bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay?
Câu 4. Biên giới quốc gia là gì? Trình bày nội dung, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
trong xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia? Sinh viên cầ
n làm gì để góp phần xây dựng và bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay?
Câu 5. Trong nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo có quan điểm cho rằng “Chỉ cần bảo
vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo là đủ”. Anh (chị) hãy bình luận quan điểm trên? L s
à inh viên, anh (chị) phải làm gì để góp phần bảo v ệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay?