Bài 8.Buổi 1: Sự sống và cái chết | môn Ngữ văn 10 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm được biên soạn theo 35 tuần học. Qua giáo án PowerPoint Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy của mình.

ÔN TẬP
THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN
- Nêu các đặc trưng của văn bản thông tin?
- Kể tên một số văn bản thông tin đã học đã tìm hiểu?
KĨ NĂNG
NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc
hiểu
văn bản
Đọc
hiểu theo đặc trưng thể loại: Dựa theo các văn bản đã
học
thực hành đọc:
-
VB 1: Sự sống cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời
các
sao Trịnh Xuân Thuận)
-
VB 2: Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Trích Văn
minh
Việt
Nam Nguyễn Văn Huyên)
-
VB 3: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực
toàn
cầu
(Lê My)
Tiếng Việt
Sử
dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Viết
Viết
: Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi
công
cộng
.
NỘI DUNG ÔN TẬP.
HOẠT ĐỘNG 2 ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN THÔNG TIN
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mục đích chính văn bản thông tin :
A. Cung cấp thông tin
B. Cung cấp hệ thống các phương tiện biểu đạt
C. Cung cấp hiểu biết về thế giới
D. Cung cấp tri thức về văn hóa chính trị - hội .
Câu 2. Văn bản thông tin thường xuất hiện trong:
A. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, thơ văn xuôi, báo, tạp
chí, từ điển bách khoa
B. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận, báo, tạp chí, từ
điển bách khoa
C. Bản tin, thông báo, thư từ, tác phẩm truyện ngắn, tiểu luận,
báo, tạp chí, từ điển bách khoa
D. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu thuyết, báo, tạp chí,
từ điển bách khoa
Câu 3. Dưới đây một số loại văn bản thông tin:
A. Báo cáo, nội dung văn bản, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
B. Báo cáo, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
C. Văn bản nghệ thuật, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
D. Thơ tuyên truyền chính trị, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong
từ điển
Câu 4. Những dấu hiệu đặc trưng của văn bản thông tin:
A. Nhân vật trữ tình, đề mục, đồ, tranh ảnh
B. Nhan đề, đề mục, đồ, các biện pháp nghệ thuật
C. Nhan đề, đề mục, giọng điệu, tranh ảnh
D. Nhan đề, đề mục, đồ, tranh ảnh
Câu 5. Văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng thuộc
phong cách ngôn ngữ nào?
A. Hành chính
B. Khoa học
C. Nghệ thuật
D. Sinh hoạt, bao gồm nhiều loại khác nhau.
Câu 6. Một số loại văn bản nội quy, hướng dẫn được sử dụng
trong lĩnh vực hành chính, công vụ trong đời sống hằng ngày :
A. Nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, hợp đồng hôn
nhân, nội quy thư viện, nội quy lớp học
B. Nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, nội quy thư
viện, trường học, lớp học
C. Hợp đồng lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, nội quy thư
viện, trường học, lớp học
D. Nội quy lao động, biển báo cháy nổ, nội quy t viện, trường học,
lớp học
Câu 7. Các phương tiện phi ngôn ngữ gồm:
A. Hình ảnh, số liệu, bảng biểu, đồ
B. Hình ảnh, số liệu, biện pháp tu từ, đồ
C. Hình ảnh, từ ngữ, bảng biểu, đồ
D. Hình ảnh, số liệu, bảng biểu, ngắt nhịp
Câu 8. Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ:
A. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá cho các thông tin được
trình bày bằng văn bản ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các
thông tin mới cho phần văn bản ngôn ngữ.
B. Phân tích cụ thể các thông tin được trình bày bằng văn bản
ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các thông tin mới cho phần văn
bản ngôn ngữ.
C. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá cho các thông tin được
trình bày bằng văn bản ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các
thông tin mới bằng ngôn ngữ cho văn bản.
D. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá bằng ngôn ngữ cho
các thông tin được trình bày trong văn bản, hoặc bổ sung thêm
các thông tin mới cho phần văn bản ngôn ngữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Chúng ta sống tại đáy của một biển không khí gọi bầu khí quyển. Bầu khí
quyển bao quanh những phần rắn lỏng của Trái đất - đất nước - nhưng
thực sự chỉ một phần thôi.
Nhưng bầu khí quyển không luôn luôn đó. Cách đây khoảng 4 tỉ năm, Trái
đất chưa phát triển lớp vỏ khí quyển tất cả sự sống phụ thuộc vào như
ngày nay. Không bầu trời trong xanh biểu thị cho ngày, những sao
cũng không tỏa sáng lấp lánh vào ban đêm, do đó rất ít không khí để
thể bắt được tỏa ánh sáng của chúng.
Đề số 01: Đọc văn bản sau:
Bầu khí quyển: Vỏ bọc bảo vệ của trái đất
Khi Trái đất xoay, mặt bên khuất với Mặt trời bị đóng băng trong khi mặt
kia lại bị nung nóng lên, do đó ít không khí để gi lại nhiệt hay phản
nhiệt.
Sự hình thành bầu khí quyển
Khi Trái đất đứng lại, khối lượng của tạo ra đủ trọng lực để giữ các
loại khí từ không gian - nhưng chỉ những loại khí như methane, amoniac,
hơi nước những loại khí hiếm như neon, argon, krypton. Các nhà
khoa học tin rằng đó những nguyên tố trong bầu khí quyển đầu tiên của
hành tinh này.
Khi Trái đất nguyên ổn định lại thể rắn, những ngọn núi lửa lớn nh
thành trên bề mặt của . Những ngọn núi lửa này phun ra lượng lớn
carbon monoxide carbon dioxide. Lượng khí y dần dần kết hợp lại
với nhau thành bầu khí quyển đầu tiên.[...]
Bầu khí quyển ngày nay
dạng hiện tại, bầu khí quyển hoạt động phần lớn giống như mái nh
của nhà kính. làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày đêm,
giữa mùa mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu
không khí làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía
trên giữ lại lượng nhiệt này để thể thoát vào không gian chậm hơn,
làm dịu đi cái lạnh vào ban đêm.
Bầu khí quyển bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận mưa thiên thạch.
Người ta ước tính hơn 100.000 phân tử như vậy va chạm vào bầu khí
quyển của Trái đất cứ mỗi 24 giờ. Nhưng sự va chạm của bầu khí quyển
làm giảm đi tất cả nhưng đặc biệt lượng khí bụi trước khi chúng
chạm đến mặt đất. Bầu khí quyển cũng làm chệch hướng của nhiều loại
bức xạ khác nhau những phân tử tích điện từ Mặt trời.
Nhờ bầu khí quyển sự sống trên Trái đất trải qua mưa, gió, mây các
loại thời tiết khác, cũng như màu sắc của bình minh hoàng hôn, cầu
vồng, những ánh ban mai hay ánh sáng địa cực đẹp rực rỡ.
Hỗn hợp khí
Bầu khí quyển ngày nay gồm phần lớn khí nitơ (78%) khí oxy
(21%). Những loại khí khác gồm argon (0,9%), carbon dioxide (0,04%),
một lượng nhỏ neon, hydro, heli, ozone, methane nitrous oxide. Lượng
hơi nước trong không khí cực kỳ khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm thời
gian đo lường.
Lượng oxy trong không khí cần thiết cho các quá trình hấp trao đổi
chất, những quá trình con người những loài động vật khác nhận lấy
năng lượng cần để duy trì sự sống. Oxy cũng một yếu tố cần thiết cho
nhiều quá trình vật lý, như sự đốt cháy. Khí nitơ, cũng đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình hấp số các quá trình sinh học học khác.
Carbon dioxide góp một phần nhỏ, nhưng quan trọng vào bầu khí quyển.
Thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp, trong quá trình đó chúng
sản xuất ra cả năng lượng oxy.[...]
Nằm trung tâm trên trái đất khoảng 25km một lớp oxy “được tăng
nạp” gọi ozone. Mỗi phân tử của tầng ozone đều chứa ba nguyên tử oxy
thay hai nguyên tử trong một phân tử oxy thông thường.
Tầng ozone hấp thụ một lượng lớn nhiệt bức xạ của mặt trời, do đó làm
ấm bầu khí quyển bên dưới bảo vệ sự sống khỏi những tác động phá
hủy của bức xạ nhiệt. Sự suy yếu của tầng ozone do các chất gây ô nhiễm
của con người tạo ra mối quan tâm lớn ngày nay, nổi lên như một
lĩnh vực nghiên cứu khoa học quan trọng.
(NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch, nguồn:Tuoitre.vn, ngày 19 Tháng
10, 2009)
Câu 1. Thông tin chính của văn bản gì?
A. Vai trò của lớp khí quyển đối với sự sống trên trái Đất
B. Cấu tạo của tầng khí quyển
C. Tuổi của tầng khí quyển trên Trái Đất
D. Sự ô nhiễm của bầu khí quyển
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 2. Thông tin trong văn học thuộc loại?
A. Thông tin khoa học
B. Thông tin đời sống
C. Thông tin thời sự
D. Thông tin chính trị
Câu 3. Bầu khí quyển được hiểu :
A. Đáy của một biển không khí
B. Phần bao quanh Trái Đất
C. Phần chất khí trên Trái Đất
D. Phần không gian trên Trái Đất
Câu 4. Tác dụng của bầu khí quyển:
A. Giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày đêm, giữa mùa
mùa đông; bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận mưa
thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,
B. Tạo ra thủy triều; bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận
mưa thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,
C. Giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày đêm, giữa mùa
mùa đông; tạo ra nhật thực, nguyệt thực; tạo ra các loại
thời tiết, khí hậu,
D. Giảm đi sự thay đổi về lương thực; bảo vệ sự sống trên Trái
đất khỏi một trận mưa thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí
hậu,
Câu 5. Cách diễn đạt phủ định kết hợp phương thức miêu tả
ý nghĩa trong đoạn văn: “Cách đây khoảng 4 tỉ năm, Trái đất
chưa phát triển lớp vỏ khí quyển tất cả sự sống phụ thuộc vào
như ngày nay. Không bầu trời trong xanh biểu thị cho ngày,
những sao cũng không tỏa sáng lấp lánh vào ban đêm, do đó
rất ít không khí để thể bắt được tỏa ánh sáng của chúng”?
A. Khiến người đọc hình dung nét sống động vai trò quan
trọng của lớp vỏ khí quyển
B. Người đọc bị thuyết phục bởi những lẽ sắc sảo
C. Giúp tác giả bộc lộ một cách sâu sắc tình yêu với hành tinh xanh
D. Tạo sự kết nối giữa hành tinh hiện tại hành tinh cách đây 4 tỉ
năm
Câu 6. Từ ngữ trong đoạn văn trên đặc điểm:
A. Vừa gần gũi, dễ hiểu vừa mang tính khoa học, chính xác
B. Vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa trang trọng, cao sang
C. Vừa chân chất, mộc mạc vừa tân kì, hoa
D. Vừa thơ mộng, trữ tình vừa hiện thực, chuẩn xác
Câu 7. Một thông điệp rút ra từ văn bản:
A. Bầu khí quyển sau nhiều tỉ năm mới hoàn thiện để sự sống
được nảy nở, sinh sôi, hãy bảo vệ
B. Bầu khí quyển đã bị tổn thương, hãy bảo vệ
C. Bầu khí quyển đã thay đổi sau nhiều tỉ năm, hãy học cách
thích nghi
D. Bầu khí quyển chứa nhiều hỗn hợp khí, hãy làm trong sạch
Giới thiệu chung về vai trò của bầu khí quyển -> Sự hình thành bầu khí
quyển -> Bầu khí quyển ngày nay -> Hỗn hợp khí hữu ích cho sự sống
trong bầu khí quyển -> Khẳng định trách nhiệm của nhân loại đối với bầu
khí quyển
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Hãy chỉ rõ mạch triển khai thông tin trong văn bản.
Gợi ý:
- Phép so sánh: bầu khí quyển với mái kính của nhà kính
- Làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm
- Nhấn mạnh vai trò của bầu khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất,…
Câu 9.
Chỉ ra nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn trích: “Ở
dạng hiện tại, bầu khí quyển hoạt động phần lớn giống như mái kính của
nhà kính. làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày đêm, giữa
mùa mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu không
khí làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía trên giữ
lại lượng nhiệt này để thể thoát vào không gian chậm hơn, làm dịu đi
cái lạnh vào ban đêm.
Gợi ý:
Thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân, chẳng hạn:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
- Sử dụng nguyên liệu tái chế,
- Trồng cây gây rừng,…
Câu 10. Từ việc đọc văn bản trên, anh/chị
sẽ làm gì để bảo vệ hành tinh
xanh?
Gợi ý:
Một năm 365,25, đó số ngày Trái Đất quay trở lại i
xuất phát để lại bắt đầu cho một hành trình mới. Cuộc hành trình tuy
thật quen thuộc đơn nhưng đó một cuộc viễn du đầy nh sử thi
của Trái Đất.
Trái Đất quay nghiêng với độ nghiêng không bao giờ ổn định, luôn thay
đổi từng chút một. chỉ nhiêu ấy thôi đã đủ để thay đổi tiến trình lịch
sử của loài người, tập tính của các loài sinh vật cả chúng ta hôm nay.
Đề số 02: Đọc văn bản sau:
Hành trình kỳ diệu của Trái Đất.... Nhịp điệu cuộc sống.
Một ngày ngày đêm xen kẽ nhau đã quá quen thuộc. Nhưng hai
địa cực của Trái Đất, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Bắc Cực vào
mùa hè, Mặt Trời chiếu sáng suốt 6 tháng vào mùa đông màn đêm bao
phủ từng ấy thời gian. Ánh Mặt Trời dạng sau mùa đông tối tăm kích
thích sự sống trỗi dậy, các loài động vật sinh sản, sự sống thật nhộn nhịp.
Mùa mùa đông hai cực dụ ràng nhất về sự khác biệt giữa các
mùa của Trái Đất. Nhịp điệu mùa ảnh hướng lớn đến văn hóa của từng nơi
trên thế giới, từ lễ đón ngày hạ chí đông chí tại Stonehenge cho đến ngày
lễ đón xuân phân của người Maya Châu Mỹ.
Điểm xuân phân thu phân hai điểm ngắn ngủi duy nhất Mặt Trời
chiếu vuông góc với xích đạo. Người Maya không hiểu sao lại như vậy
nên đã xây dựng một kim tự tháp để chào đón ánh nắng xuân phân. Khi
ánh nắng ấy chiếu tới kim tự tháp này, để lại một vệt dài giống như
một con rắn. họ quan niệm rằng đó chính sứ giả của thần Mặt Trời.
Bây giờ chúng ta hãy ngó sang Sahara, hoang mạc lớn nhất Trái Đất. Các
nghiên cứu chỉ rằng, cách đây không quá lâu, vào cái thời tổ tiên
chúng ta còn châu Phi, Sahara một nơi rất ẩm ướt, sông hồ chằng
chịt. Cái gây ra điều này chính gió mùa. một khi không còn gió
mùa, Sahara trở thành một nơi như chúng ta biết ngày nay. Hiện tại, các
nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều những bức hình động vật cả con
người tại Shahara. Đây bằng chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta đã
từng sống đây.
Vậy cái đã lấy đi gió mùa của Shahara? Câu trả lời độ nghiêng của Trái
Đất. Khi Sahara ẩm ướt, độ nghiêng của Trái Đất đạt cực đại 24 độ. Thay đổi
không lớn nhưng để lại hệ quả thấy . khi Trái Đất được độ nghiêng
như bây giờ 23,4 độ thì Sahara đã như bây giờ rồi. Trong tương lai con cháu
của chúng ta sẽ lại thấy một Sahara xanh tươi nhưng điều này ít nhất cũng
phải mất 15000 năm nữa.
Không tới 1 độ nghiêng tuy nhỏ nhoi nhưng với Trái Đất không nhỏ chút
nào cả. Độ nghiêng ấy chi phối sự sống từ lúc các sinh vật đầu tiên xuất
hiện trên quả đất này. Đó quả thật một điều kỳ diệu.
(Tác giả: Robert Nguyen)
Câu 1. Thông tin chính trong văn bản:
A. Độ nghiêng của Trái Đất khiến hành tinh của chúng ta biến đổi
B. Khí hậu một số vùng trên Trái Đất
C. Vẻ đẹp của Trái Đất khi bị nghiêng
D. Sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 2. Trái Đất quay nghiêng làm thay đổi hành tinh như
thế nào?
A. Thay đổi tiến trình lịch sử của loài người, tập tính của các
loài sinh vật cả chúng ta hôm nay
B. Tạo nên một cuộc viễn du đầy tính sử thi của Trái Đất
C. Kích thích sự sống trỗi dậy
D. Tạo nên hoang mạc Sahara
Câu 3. Con số 365,25 ý nghĩa gì?
A. số năm biến đổi Sahara thành hoang mạc
B. độ nghiêng của Trái Đất
C. số ngày Trái Đất quay trở lại nơi xuất phát để
lại bắt đầu cho một hành trình mới
D. số hiện tượng chịu sự tác động của độ nghiêng Trái Đất
Câu 4. Người viết đã đưa những bằng chứng nào về sự tác
động của độ nghiêng lên Trái Đất?
A. Sự tuần hoàn hàng năm, sự hình thành hoang mạc Sahara
B. Ngày đêm, mùa - mùa đông, xuân phân - thu phân sự
hình thành hoang mạc Sahara
C. Ngày đêm, mùa - mùa đông, xuân phân - thu phân, nhật
thực nguyệt thực
D. Mùa - mùa đông, xuân phân - thu phân sự hình thành
hoang mạc Sahara, thủy triều
Câu 5. Người viết đánh giá như thế nào về sự biến
đổi trên hành tinh chúng ta?
A. Sự diệu
B. Sự khốc liệt
C. Sự nên thơ
D. Sự thú vị
Câu 6. Việc sử dụng kết hợp phương thức miêu tả, biểu
cảm trong văn bản trên tác dụng gì?
A. Giúp cho văn bản giàu thuyết phục hơn thể hiện được
quan điểm, thái độ của người viết
B. Giúp cho lời văn du dương hơn thể hiện được sự ngỡ
ngàng của người viết trước những biến đổi của hành tinh
C. Giúp nhấn mạnh nội dung của văn bản đồng thời khẳng
định ý nghĩa sâu sắc của văn bản
D. Giúp cho những biến đổi Trái Đất được tả nét, trực
quan sinh động đồng thời thể hiện được tình yêu thiết tha của
người viết.
Câu 7 . Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản?
A. Trái Đất vẫn luôn tuần hoàn, biến đổi, hãy yêu thương Trái
Đất của chúng ta
B. Trái Đất mỗi ngày bị tàn phá, hãy yêu thương Trái Đất của
chúng ta
C. Trái Đất đang kêu cứu, hãy chung tay giải cứu Trái Đất
D. Trái Đất biến đổi không ngừng, hãy sống nhanh, sống gấp,
sống vội để trải nghiệm
Đoạn Sapo đưa ra một hiện tượng quen thuộc nhưng cùng ý nghĩa, đó
vòng tuần hoàn 1 năm của Trái Đất. Điều khiến mọi người không ngờ
chính điều đó cũng do độ nghiêng của Trái Đất gây ra => Đoạn Sapo
đã tạo nên sự bất ngờ thú vị, gợi mở để phần sau người viết nêu vấn đề
giải chi tiết
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Tại sao đoạn Sapo nêu hành trình tuần hoàn của Trái Đất
không khẳng định luôn luận điểm văn bản đặt ra?
Gợi ý:
Sapo nêu hành trình tuần hoàn của Trái Đất -> Đưa luận điểm: Độ nghiêng
của Trái Đất khiến hành tinh của chúng ta biến đổi -> Khẳng định sự biến
đổi qua các hiện tượng: ngày - đêm, mùa - mùa đông, xuân phân - thu
phân sự hình thành hoang mạc Sahara -> Khẳng định độ nghiêng của
Trái Đất một điều diệu
Câu 9.
Hãy chỉ mạch triển khai thông tin trong văn bản.
Gợi ý:
Thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân, chẳng hạn:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
- Sử dụng nguyên liệu tái chế,
- Trồng cây gây rừng,…
Câu 10. Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp giữ cho Trái Đất xanh.
Gợi ý:
Ai ơi mồng 9 tháng 4
"Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
Từ xưa người Kẻ Chợ đã câu ngạn ngữ : “Nắng ông Từa, mưa ông
Gióng”. nghĩa cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7
tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9
tháng 4 âm lịch thì mưa, bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng
hay còn gọi hội làng Phù Đổng một trong những lễ hội lớn nhất khu
vực đồng bằng Bắc Bộ.
Đề số 03: Đọc văn bản sau:
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử
trong tâm tưởng người Việt. Bác Hồ kính yêu đã dành nhiều từ khi nhắc
tới người anh hùng dân tộc này: "Đảng ta đại thật. Một dụ trong lịch sử
ta ghi chuyện vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh
đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh
đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy
tầm vông đánh thực dân Pháp”(Trích Lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày
thành lập Đảng - 05/01/1960).
Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết
tích còn lại của Thánh tại quê hương. Cố Viên, tức vườn nay giữa
đồng thôn Đổng Viên, tương truyền vườn của mẹ Gióng, tại đây
đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá dấu chân thần cũng vườn
này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên rừng Trại Nòn, nơi Ngài
được sinh ra, hiện tại sau toà miếu còn một ao nhỏ, giữa ao nổi,
trên một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm một chiếc liềm
bằng đá dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu nơi th mẹ Gióng,
xây ngoài đê. Đặc biệt, đền Thượng nơi thờ phụng Thánh, vốn được
xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền từ thời Hùng Vương thứ sáu,
trên nền nhà của mẹ Thánh. Trong đền tượng Thánh, sáu tượng
quan văn, quan chầu hai bên cùng hai phỗng quỳ bốn viên hầu cận.
Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch thời gian chuẩn bị lễ
hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6, trong những ngày này dân làng tổ chức lễ
rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 lễ
rước nước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện khí
trước khi đánh giặc. Mồng 9 vào chính hội múa hát thờ, hội trận lễ
khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đình phía trước đền Thượng do phường
hát ải Lao hội Tùng Choặc biểu diễn chủ yếu hát dân ca. Hội trận
phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cả một khu vực cánh đồng rộng
lớn (khoảng 3km) gọi Soi Bia. 28 tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng
phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù. 80 phù giá lưng đeo túi dết,
chân quấn cạp quân ta.
Đi đầu đám rước dăm ba trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn
đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau ông Hổ từng
giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn cả ông Trống, ông Chiêng
3 viên Tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Tại Soi Bia còn cả đánh
cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ thì dân chúng
xem hội chia những những đồ tế lễ. Họ tin rằng như vậy đã được Thánh
ban lộc, những vật dụng kia sẽ đem lại may mắn cho cả năm trời. Đám
rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Vào
ngày mồng 10, vãn hội lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ
rửa khí giới ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.
Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được chứng kiến các nghi
thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật
biểu trưng cao còn dịp để mỗi người Việt Nam thể cảm nhận
mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa m”, giữa nhân cộng
đồng, giữa thực tại vô, thiêng liêng trần thế,... Tất cả đều được
gìn giữ một tài sản giá lưu truyền mãi về sau. []
(Theo Anh Thư,
Báo điện tử Hà Nội mới, ngày 07/4/2004)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích gì?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Miêu tả
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 2. Đoạn trích trên cung cấp thông tin về sự kiện chính
nào ?
A. Ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh)
B. Các lễ hội khu vực đồng bằng Bắc Bộ
C. Lễ hội Gióng
D. Khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng -
05/01/1960
Câu 3. Địa điểm diễn ra sự kiện chính được nói đến trong
đoạn trích :
A. Kẻ Chợ
B. Làng Gióng
C. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ
D. Đền Mẫu
Câu 4. Sa của văn bản (phần in đậm sau nhan đề) tác
dụng gì?
A. So sánh ngày hội Thánh Từa ngày hội Gióng.
B. Thu hút sự chú ý của người đọc, nhấn mạnh sự kiện ngày hội
thánh Từa.
C. Thu hút người đọc, định hướng nội dung chính của văn bản.
D. Kể lại diễn biến lễ hội Gióng.
Câu 5. Đâu không phải lời trích dẫn trực tiếp trong văn bản?
A. "Ai ơi mồng chín tháng
Không đi hội Gióng cũng mất đời"
B. “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”.
C. tình làng nghĩa xóm”
D. "Đảng ta đại thật. Một dụ trong lịch sử ta ghi chuyện
vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã
lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng
dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp”(Trích Lời khai mạc lễ
kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - 05/01/1960).
Câu 6. Đâu không phải nghi lễ trong lễ hội Gióng?
A. Rước nước từ đền Hạ về đền Thượng
B. Hát thờ
C. Rước cơm chay
D. Chia đồ tế
Câu 7. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn
bản trên đã đem đến hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động dễ hình dung hơn.
B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm tính cấu hơn.
C. Văn bản đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo
chí.
D. Văn bản thể hiện n nét văn hoá của người dân làng Phù
Đổng.
- Lễ hội nhằm tôn vinh công lao của người anh hùng làng Gióng - biểu
tượng cho ý chí chống giặc ngoại xâm, cho bản chất kiên cường bất khuất,
khát vọng hòa nh của dân tộc, gợi nhắc truyền thống lịch sử oai hùng
của cha ông.
- Lễ hội giúp mỗi người cảm nhận được mối quan hệ giữa nhân cộng
đồng, thực tại vô, linh thiêng trần thế...
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Theo anh/chị, lễ hội Gióng được nhân dân tổ chức hàng năm ý
nghĩa gì?
Gợi ý:
*Những trích dẫn, chú thích được sử dụng trong văn bản:
- Tch dẫn ca dao dân gian: "Ai ơi mồng chín tháng tư/ Không đi hội Gióng
cũng mất đời"; trích dẫn u ngạn ngữ của người Kẻ Chợ: Nắng ông
Từa, mưa ông Gióng.
- Trích dẫn trực tiếp câu nói của Bác Hồ về người anh hùng thánh Gióng:
"Đảng ta đại thật. Một dụ trong lịch sử ta ghi chuyện vị anh hùng
dân tộc Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong
những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn
anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân
Pháp”.
Câu 9. Chỉ ra phân tích tác dụng của những trích dẫn, chú thích được sử
dụng trong văn bản.
Gợi ý:
- Chú thích: (tức Từ Đạo Hạnh); (Trích Lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm
ngày thành lập Đảng - 05/01/1960); (Phật Thích Ca Lão tử Khổng
tử); (cơm cà); (khoảng 3km).
*Tác dụng của những trích dẫn trực tiếp chú thích: Những kiểu trích
dẫn, chú thích này mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, sinh động, phong
phú nội dung thông tin các đoạn văn.
Mỗi người khi tham gia các lễ hội cần lối ứng xử văn hoá, biểu hiện cụ
thể như:
- Thái độ: Tôn trọng giá trị văn hoá truyền thống, tôn trọng sự khác biệt văn
hoá vùng miền, tôn trọng nội quy ban tổ chức,…
- Hành vi, lời nói: hành vi lời nói đúng chuẩn mực, đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực đạo đức hội; không những những hành vi phản cảm
(như không ăn mặc quần áo quá ngắn khi đến chùa chiền; không nói tục chửi
bậy nơi lễ hội; không chen chúc, dẫm đạp lên nhau để đi hội; không dẫm đạp,
phá hỏng các công trình, cỏ cây, hoa trong khuôn viên diễn ra lễ hội...); tích
cực quảng hình ảnh đẹp về con người Việt Nam giá trị văn hoá Việt
Nam cho bạn thế giới biết đến,…
Câu 10. Tham gia lễ hội văn hóa nét đẹp của người Việt. Theo anh/chị,
mỗi chúng ta khi tham gia các lễ hội cần ứng xử ( về thái độ, hành vi, lời
nói...) như thế nào cho phù hợp?
Gợi ý:
| 1/57

Preview text:

ÔN TẬP
THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN
- Nêu các đặc trưng của văn bản thông tin?
- Kể tên một số văn bản thông tin đã học và đã tìm hiểu? NỘI DUNG ÔN TẬP. KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc – hiểu Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại: Dựa theo các văn bản đã học văn bản và thực hành đọc:
- VB 1: Sự sống và cái chết (Trích Từ điển yêu thích bầu trời và các
vì sao – Trịnh Xuân Thuận)
- VB 2: Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Trích Văn minh
Việt Nam – Nguyễn Văn Huyên)
- VB 3: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My)
Tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ Viết
Viết: Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng .
HOẠT ĐỘNG 2 ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN THÔNG TIN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mục đích chính văn bản thông tin là: A. Cung cấp thông tin
B. Cung cấp hệ thống các phương tiện biểu đạt
C. Cung cấp hiểu biết về thế giới
D. Cung cấp tri thức về văn hóa – chính trị - xã hội .
Câu 2. Văn bản thông tin thường xuất hiện trong:
A. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, thơ văn xuôi, báo, tạp chí, từ điển bách khoa
B. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận, báo, tạp chí, từ điển bách khoa
C. Bản tin, thông báo, thư từ, tác phẩm truyện ngắn, tiểu luận,
báo, tạp chí, từ điển bách khoa
D. Bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu thuyết, báo, tạp chí, từ điển bách khoa
Câu 3. Dưới đây là một số loại văn bản thông tin:
A. Báo cáo, nội dung văn bản, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
B. Báo cáo, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
C. Văn bản nghệ thuật, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
D. Thơ tuyên truyền chính trị, nội quy, hướng dẫn, mục từ trong từ điển
Câu 4. Những dấu hiệu đặc trưng của văn bản thông tin:
A. Nhân vật trữ tình, đề mục, sơ đồ, tranh ảnh
B. Nhan đề, đề mục, sơ đồ, các biện pháp nghệ thuật
C. Nhan đề, đề mục, giọng điệu, tranh ảnh
D. Nhan đề, đề mục, sơ đồ, tranh ảnh
Câu 5. Văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng thuộc
phong cách ngôn ngữ nào? A. Hành chính B. Khoa học C. Nghệ thuật
D. Sinh hoạt, bao gồm nhiều loại khác nhau.
Câu 6. Một số loại văn bản nội quy, hướng dẫn được sử dụng
trong lĩnh vực hành chính, công vụ và trong đời sống hằng ngày :
A. Nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, hợp đồng hôn
nhân, nội quy thư viện, nội quy lớp học
B. Nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, nội quy thư
viện, trường học, lớp học
C. Hợp đồng lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, nội quy thư
viện, trường học, lớp học
D. Nội quy lao động, biển báo cháy nổ, nội quy thư viện, trường học, lớp học
Câu 7. Các phương tiện phi ngôn ngữ gồm:
A. Hình ảnh, số liệu, bảng biểu, sơ đồ
B. Hình ảnh, số liệu, biện pháp tu từ, sơ đồ
C. Hình ảnh, từ ngữ, bảng biểu, sơ đồ
D. Hình ảnh, số liệu, bảng biểu, ngắt nhịp
Câu 8. Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ:
A. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá cho các thông tin được
trình bày bằng văn bản ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các
thông tin mới cho phần văn bản ngôn ngữ.
B. Phân tích cụ thể các thông tin được trình bày bằng văn bản
ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các thông tin mới cho phần văn bản ngôn ngữ.
C. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá cho các thông tin được
trình bày bằng văn bản ngôn ngữ, hoặc bổ sung thêm các
thông tin mới bằng ngôn ngữ cho văn bản.
D. Minh hoạ, cụ thể hoá, trực quan hoá bằng ngôn ngữ cho
các thông tin được trình bày trong văn bản, hoặc bổ sung thêm
các thông tin mới cho phần văn bản ngôn ngữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Đề số 01: Đọc văn bản sau:
Bầu khí quyển: Vỏ bọc bảo vệ của trái đất
Chúng ta sống tại đáy của một biển không khí gọi là bầu khí quyển. Bầu khí
quyển bao quanh những phần rắn và lỏng của Trái đất - đất và nước - nhưng
thực sự chỉ là một phần thôi.
Nhưng bầu khí quyển không luôn luôn ở đó. Cách đây khoảng 4 tỉ năm, Trái
đất chưa phát triển lớp vỏ khí quyển mà tất cả sự sống phụ thuộc vào như
ngày nay. Không có bầu trời trong xanh biểu thị cho ngày, và những vì sao
cũng không tỏa sáng lấp lánh vào ban đêm, do đó có rất ít không khí để có
thể bắt được và tỏa ánh sáng của chúng.
Khi Trái đất xoay, mặt bên khuất với Mặt trời bị đóng băng trong khi mặt
kia lại bị nung nóng lên, do ở đó có ít không khí để giữ lại nhiệt hay phản nhiệt.
Sự hình thành bầu khí quyển
Khi Trái đất đứng lại, khối lượng của nó tạo ra đủ trọng lực để giữ các
loại khí từ không gian - nhưng chỉ những loại khí như methane, amoniac,
hơi nước và những loại khí hiếm như neon, argon, và krypton. Các nhà
khoa học tin rằng đó là những nguyên tố trong bầu khí quyển đầu tiên của hành tinh này.
Khi Trái đất nguyên sơ ổn định lại ở thể rắn, những ngọn núi lửa lớn hình
thành trên bề mặt của nó. Những ngọn núi lửa này phun ra lượng lớn
carbon monoxide và carbon dioxide. Lượng khí này dần dần kết hợp lại
với nhau thành bầu khí quyển đầu tiên.[...] Bầu khí quyển ngày nay
Ở dạng hiện tại, bầu khí quyển hoạt động phần lớn giống như mái kính
của nhà kính. Nó làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm,
giữa mùa hè và mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu
không khí và làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía
trên giữ lại lượng nhiệt này để nó có thể thoát vào không gian chậm hơn,
làm dịu đi cái lạnh vào ban đêm.
Bầu khí quyển bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận mưa thiên thạch.
Người ta ước tính có hơn 100.000 phân tử như vậy va chạm vào bầu khí
quyển của Trái đất cứ mỗi 24 giờ. Nhưng sự va chạm của bầu khí quyển
làm giảm đi tất cả nhưng đặc biệt là lượng khí và bụi trước khi chúng
chạm đến mặt đất. Bầu khí quyển cũng làm chệch hướng của nhiều loại
bức xạ khác nhau và những phân tử tích điện từ Mặt trời.
Nhờ bầu khí quyển mà sự sống trên Trái đất trải qua mưa, gió, mây và các
loại thời tiết khác, cũng như là màu sắc của bình minh và hoàng hôn, cầu
vồng, và những ánh ban mai hay ánh sáng địa cực đẹp rực rỡ. Hỗn hợp khí
Bầu khí quyển ngày nay gồm có phần lớn là khí nitơ (78%) và khí oxy
(21%). Những loại khí khác gồm có argon (0,9%), carbon dioxide (0,04%),
và một lượng nhỏ neon, hydro, heli, ozone, methane và nitrous oxide. Lượng
hơi nước trong không khí cực kỳ khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm và thời gian đo lường.
Lượng oxy trong không khí cần thiết cho các quá trình hô hấp và trao đổi
chất, những quá trình mà con người và những loài động vật khác nhận lấy
năng lượng cần có để duy trì sự sống. Oxy cũng là một yếu tố cần thiết cho
nhiều quá trình vật lý, như sự đốt cháy. Khí nitơ, cũng đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình hô hấp và vô số các quá trình sinh học và lý học khác.
Carbon dioxide góp một phần nhỏ, nhưng quan trọng vào bầu khí quyển.
Thực vật sử dụng nó trong quá trình quang hợp, trong quá trình đó chúng
sản xuất ra cả năng lượng và oxy.[...]
Nằm ở trung tâm trên trái đất khoảng 25km là một lớp oxy “được tăng
nạp” gọi là ozone. Mỗi phân tử của tầng ozone đều chứa ba nguyên tử oxy
thay vì hai nguyên tử trong một phân tử oxy thông thường.
Tầng ozone hấp thụ một lượng lớn nhiệt bức xạ của mặt trời, và do đó làm
ấm bầu khí quyển bên dưới và bảo vệ sự sống khỏi những tác động phá
hủy của bức xạ nhiệt. Sự suy yếu của tầng ozone do các chất gây ô nhiễm
của con người tạo ra là mối quan tâm lớn ngày nay, và nổi lên như là một
lĩnh vực nghiên cứu khoa học quan trọng.
(NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch, nguồn:Tuoitre.vn, ngày 19 Tháng 10, 2009)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thông tin chính của văn bản là gì?
A. Vai trò của lớp khí quyển đối với sự sống trên trái Đất
B. Cấu tạo của tầng khí quyển
C. Tuổi của tầng khí quyển trên Trái Đất
D. Sự ô nhiễm của bầu khí quyển
Câu 2. Thông tin trong văn học thuộc loại? A. Thông tin khoa học B. Thông tin đời sống C. Thông tin thời sự D. Thông tin chính trị
Câu 3. Bầu khí quyển được hiểu là:
A. Đáy của một biển không khí
B. Phần bao quanh Trái Đất
C. Phần chất khí trên Trái Đất
D. Phần không gian trên Trái Đất
Câu 4. Tác dụng của bầu khí quyển:
A. Giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa
hè và mùa đông; bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận mưa
thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,…
B. Tạo ra thủy triều; bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi một trận
mưa thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,…
C. Giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa
hè và mùa đông; tạo ra nhật thực, nguyệt thực; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,…
D. Giảm đi sự thay đổi về lương thực; bảo vệ sự sống trên Trái
đất khỏi một trận mưa thiên thạch; tạo ra các loại thời tiết, khí hậu,…
Câu 5. Cách diễn đạt phủ định kết hợp phương thức miêu tả có
ý nghĩa gì trong đoạn văn: “Cách đây khoảng 4 tỉ năm, Trái đất
chưa phát triển lớp vỏ khí quyển mà tất cả sự sống phụ thuộc vào
như ngày nay. Không có bầu trời trong xanh biểu thị cho ngày, và
những vì sao cũng không tỏa sáng lấp lánh vào ban đêm, do đó có
rất ít không khí để có thể bắt được và tỏa ánh sáng của chúng”?
A. Khiến người đọc hình dung rõ nét và sống động vai trò quan
trọng của lớp vỏ khí quyển
B. Người đọc bị thuyết phục bởi những lí lẽ sắc sảo
C. Giúp tác giả bộc lộ một cách sâu sắc tình yêu với hành tinh xanh
D. Tạo sự kết nối giữa hành tinh hiện tại và hành tinh cách đây 4 tỉ năm
Câu 6. Từ ngữ trong đoạn văn trên có đặc điểm:
A. Vừa gần gũi, dễ hiểu vừa mang tính khoa học, chính xác
B. Vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa trang trọng, cao sang
C. Vừa chân chất, mộc mạc vừa tân kì, hoa mĩ
D. Vừa thơ mộng, trữ tình vừa hiện thực, chuẩn xác
Câu 7. Một thông điệp rút ra từ văn bản:
A. Bầu khí quyển sau nhiều tỉ năm mới hoàn thiện để sự sống
được nảy nở, sinh sôi, hãy bảo vệ nó
B. Bầu khí quyển đã bị tổn thương, hãy bảo vệ nó
C. Bầu khí quyển đã thay đổi sau nhiều tỉ năm, hãy học cách thích nghi
D. Bầu khí quyển chứa nhiều hỗn hợp khí, hãy làm trong sạch nó
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Hãy chỉ rõ mạch triển khai thông tin trong văn bản. Gợi ý:
Giới thiệu chung về vai trò của bầu khí quyển -> Sự hình thành bầu khí
quyển -> Bầu khí quyển ngày nay -> Hỗn hợp khí hữu ích cho sự sống
trong bầu khí quyển -> Khẳng định trách nhiệm của nhân loại đối với bầu khí quyển
Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn trích: “Ở
dạng hiện tại, bầu khí quyển hoạt động phần lớn giống như mái kính của
nhà kính. Nó làm giảm đi sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa
mùa hè và mùa đông. Các tia nhiệt của Mặt trời xâm nhập vào bầu không
khí và làm ấm bề mặt Trái đất vào ban ngày. Bầu khí quyển phía trên giữ
lại lượng nhiệt này để nó có thể thoát vào không gian chậm hơn, làm dịu đi cái lạnh vào ban đêm.” Gợi ý:
Phép so sánh: bầu khí quyển với mái kính của nhà kính -
Làm đoạn văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm -
Nhấn mạnh vai trò của bầu khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất,… -
Câu 10. Từ việc đọc văn bản trên, anh/chị sẽ làm gì để bảo vệ hành tinh xanh? Gợi ý:
Thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân, chẳng hạn:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
- Sử dụng nguyên liệu tái chế, - Trồng cây gây rừng,…
Đề số 02: Đọc văn bản sau:
Hành trình kỳ diệu của Trái Đất.... Nhịp điệu cuộc sống.
Một năm có 365,25, đó là số ngày mà Trái Đất quay trở lại nơi mà nó
xuất phát để lại bắt đầu cho một hành trình mới. Cuộc hành trình tuy
thật quen thuộc và đơn sơ nhưng đó là một cuộc viễn du đầy tính sử thi của Trái Đất.
Trái Đất quay nghiêng với độ nghiêng không bao giờ ổn định, nó luôn thay
đổi từng chút một. Và chỉ có nhiêu ấy thôi đã đủ để thay đổi tiến trình lịch
sử của loài người, tập tính của các loài sinh vật và cả chúng ta hôm nay.
Một ngày có ngày và đêm xen kẽ nhau đã quá là quen thuộc. Nhưng ở hai
địa cực của Trái Đất, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ở Bắc Cực vào
mùa hè, Mặt Trời chiếu sáng suốt 6 tháng và vào mùa đông màn đêm bao
phủ từng ấy thời gian. Ánh Mặt Trời ló dạng sau mùa đông tối tăm kích
thích sự sống trỗi dậy, các loài động vật sinh sản, sự sống thật nhộn nhịp.
Mùa hè và mùa đông ở hai cực là ví dụ rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa các
mùa của Trái Đất. Nhịp điệu mùa ảnh hướng lớn đến văn hóa của từng nơi
trên thế giới, từ lễ đón ngày hạ chí và đông chí tại Stonehenge cho đến ngày
lễ đón xuân phân của người Maya ở Châu Mỹ.
Điểm xuân phân và thu phân là hai điểm ngắn ngủi duy nhất mà Mặt Trời
chiếu vuông góc với xích đạo. Người Maya không hiểu vì sao lại như vậy
nên đã xây dựng một kim tự tháp để chào đón ánh nắng xuân phân. Khi
ánh nắng ấy chiếu tới kim tự tháp này, nó để lại một vệt dài giống như
một con rắn. Và họ quan niệm rằng đó chính là sứ giả của thần Mặt Trời.
Bây giờ chúng ta hãy ngó sang Sahara, hoang mạc lớn nhất Trái Đất. Các
nghiên cứu chỉ rằng, cách đây không quá lâu, vào cái thời mà tổ tiên
chúng ta còn ở châu Phi, Sahara là một nơi rất ẩm ướt, sông hồ chằng
chịt. Cái gây ra điều này chính là gió mùa. Và một khi không còn gió
mùa, Sahara trở thành một nơi như chúng ta biết ngày nay. Hiện tại, các
nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều những bức hình động vật và cả con
người tại Shahara. Đây là bằng chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta đã từng sống ở đây.
Vậy cái gì đã lấy đi gió mùa của Shahara? Câu trả lời là độ nghiêng của Trái
Đất. Khi Sahara ẩm ướt, độ nghiêng của Trái Đất đạt cực đại 24 độ. Thay đổi
không lớn nhưng để lại hệ quả thấy rõ. Và khi Trái Đất có được độ nghiêng
như bây giờ 23,4 độ thì Sahara đã như bây giờ rồi. Trong tương lai con cháu
của chúng ta sẽ lại thấy một Sahara xanh tươi nhưng điều này ít nhất cũng phải mất 15000 năm nữa.
Không tới 1 độ nghiêng tuy nhỏ nhoi nhưng với Trái Đất nó không nhỏ chút
nào cả. Độ nghiêng ấy chi phối sự sống từ lúc mà các sinh vật đầu tiên xuất
hiện trên quả đất này. Đó quả thật là một điều kỳ diệu. (Tác giả: Robert Nguyen)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thông tin chính trong văn bản:
A. Độ nghiêng của Trái Đất khiến hành tinh của chúng ta biến đổi
B. Khí hậu một số vùng trên Trái Đất
C. Vẻ đẹp của Trái Đất khi bị nghiêng
D. Sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất
Câu 2. Trái Đất quay nghiêng làm thay đổi hành tinh như thế nào?
A. Thay đổi tiến trình lịch sử của loài người, tập tính của các
loài sinh vật và cả chúng ta hôm nay
B. Tạo nên một cuộc viễn du đầy tính sử thi của Trái Đất
C. Kích thích sự sống trỗi dậy
D. Tạo nên hoang mạc Sahara
Câu 3. Con số 365,25 có ý nghĩa gì?
A. Là số năm biến đổi Sahara thành hoang mạc
B. Là độ nghiêng của Trái Đất
C. Là số ngày mà Trái Đất quay trở lại nơi mà nó xuất phát để
lại bắt đầu cho một hành trình mới
D. Là số hiện tượng chịu sự tác động của độ nghiêng Trái Đất
Câu 4. Người viết đã đưa những bằng chứng nào về sự tác
động của độ nghiêng lên Trái Đất?
A. Sự tuần hoàn hàng năm, và sự hình thành hoang mạc Sahara
B. Ngày – đêm, mùa hè - mùa đông, xuân phân - thu phân và sự
hình thành hoang mạc Sahara
C. Ngày – đêm, mùa hè - mùa đông, xuân phân - thu phân, nhật thực – nguyệt thực
D. Mùa hè - mùa đông, xuân phân - thu phân và sự hình thành
hoang mạc Sahara, thủy triều
Câu 5. Người viết đánh giá như thế nào về sự biến
đổi trên hành tinh chúng ta?
A. Sự kì diệu B. Sự khốc liệt C. Sự nên thơ D. Sự thú vị
Câu 6. Việc sử dụng kết hợp phương thức miêu tả, biểu
cảm trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Giúp cho văn bản giàu thuyết phục hơn thể hiện được
quan điểm, thái độ của người viết
B. Giúp cho lời văn du dương hơn thể hiện được sự ngỡ
ngàng của người viết trước những biến đổi của hành tinh
C. Giúp nhấn mạnh nội dung của văn bản đồng thời khẳng
định ý nghĩa sâu sắc của văn bản
D. Giúp cho những biến đổi Trái Đất được mô tả rõ nét, trực
quan sinh động đồng thời thể hiện được tình yêu thiết tha của người viết.
Câu 7 . Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản?
A. Trái Đất vẫn luôn tuần hoàn, biến đổi, hãy yêu thương Trái Đất của chúng ta
B. Trái Đất mỗi ngày bị tàn phá, hãy yêu thương Trái Đất của chúng ta
C. Trái Đất đang kêu cứu, hãy chung tay giải cứu Trái Đất
D. Trái Đất biến đổi không ngừng, hãy sống nhanh, sống gấp,
sống vội để trải nghiệm
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Tại sao đoạn Sapo nêu hành trình tuần hoàn của Trái Đất
mà không khẳng định luôn luận điểm văn bản đặt ra?
Gợi ý:
Đoạn Sapo đưa ra một hiện tượng quen thuộc nhưng vô cùng ý nghĩa, đó
là vòng tuần hoàn 1 năm của Trái Đất. Điều khiến mọi người không ngờ
là chính điều đó cũng là do độ nghiêng của Trái Đất gây ra => Đoạn Sapo
đã tạo nên sự bất ngờ thú vị, gợi mở để phần sau người viết nêu vấn đề và lí giải chi tiết
Câu 9. Hãy chỉ rõ mạch triển khai thông tin trong văn bản. Gợi ý:
Sapo nêu hành trình tuần hoàn của Trái Đất -> Đưa luận điểm: Độ nghiêng
của Trái Đất khiến hành tinh của chúng ta biến đổi -> Khẳng định sự biến
đổi qua các hiện tượng: ngày - đêm, mùa hè - mùa đông, xuân phân - thu
phân và sự hình thành hoang mạc Sahara -> Khẳng định độ nghiêng của
Trái Đất là một điều kì diệu
Câu 10. Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp giữ cho Trái Đất xanh. Gợi ý:
Thể hiện quan điểm và suy nghĩ cá nhân, chẳng hạn:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
- Sử dụng nguyên liệu tái chế, - Trồng cây gây rừng,…
Đề số 03: Đọc văn bản sau:
Ai ơi mồng 9 tháng 4
"Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
Từ xưa người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ : “Nắng ông Từa, mưa ông
Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7
tháng 3 âm lịch thì thể nào cũng nắng to, còn vào hội thánh Gióng, mồng 9
tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng
hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu
vực đồng bằng Bắc Bộ.
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử
trong tâm tưởng người Việt. Bác Hồ kính yêu đã dành nhiều mĩ từ khi nhắc
tới người anh hùng dân tộc này: "Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử
ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh
đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh
đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy
tầm vông đánh thực dân Pháp”
(Trích Lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày
thành lập Đảng
- 05/01/1960).
Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết
tích còn lại của Thánh tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ nay ở giữa
đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà
đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn
này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn, là nơi Ngài
được sinh ra, hiện tại sau toà miếu còn có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi,
trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm
bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu nơi thờ mẹ Gióng,
xây ở ngoài đê. Đặc biệt, đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh, vốn được
xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu,
trên nền nhà cũ của mẹ Thánh. Trong đền có tượng Thánh, sáu tượng
quan văn, quan võ chầu hai bên cùng hai phỗng quỳ và bốn viên hầu cận.
Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lễ
hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6, trong những ngày này dân làng tổ chức lễ
rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 có lễ
rước nước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí
trước khi đánh giặc. Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ
khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đình phía trước đền Thượng do phường
hát ải Lao và hội Tùng Choặc biểu diễn chủ yếu là hát dân ca. Hội trận mô
phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cả một khu vực cánh đồng rộng
lớn (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng
phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù. 80 phù giá lưng đeo túi dết,
chân quấn xà cạp là quân ta.
Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn
đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng
giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng
và 3 viên Tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Tại Soi Bia còn có cả đánh
cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ thì dân chúng
xem hội chia những những đồ tế lễ. Họ tin rằng như vậy đã được Thánh
ban lộc, những vật dụng kia sẽ đem lại may mắn cho cả năm trời. Đám
rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Vào
ngày mồng 10, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ
rửa khí giới và ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.
Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được chứng kiến các nghi
thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật
và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận
mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Tất cả đều được
gìn giữ là một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau. […]
(Theo Anh Thư, Báo điện tử Hà Nội mới, ngày 07/4/2004)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 2. Đoạn trích trên cung cấp thông tin về sự kiện chính nào ?
A. Ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh)
B. Các lễ hội ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ C. Lễ hội Gióng
D. Khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - 05/01/1960
Câu 3. Địa điểm diễn ra sự kiện chính được nói đến trong đoạn trích là: A. Kẻ Chợ B. Làng Gióng
C. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ D. Đền Mẫu
Câu 4. Sa pô của văn bản (phần in đậm sau nhan đề) có tác dụng gì?
A. So sánh ngày hội Thánh Từa và ngày hội Gióng.
B. Thu hút sự chú ý của người đọc, nhấn mạnh sự kiện ngày hội thánh Từa.
C. Thu hút người đọc, định hướng nội dung chính của văn bản.
D. Kể lại diễn biến lễ hội Gióng.
Câu 5. Đâu không phải lời trích dẫn trực tiếp trong văn bản?
A. "Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"
B. “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”.
C. “tình làng nghĩa xóm”
D. "Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có ghi chuyện
vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã
lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng
dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp”(Trích Lời khai mạc lễ
kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - 05/01/1960).
Câu 6. Đâu không phải nghi lễ trong lễ hội Gióng?
A. Rước nước từ đền Hạ về đền Thượng B. Hát thờ C. Rước cơm chay D. Chia đồ tế
Câu 7. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn
bản trên đã đem đến hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.
B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.
C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Văn bản thể hiện rõ hơn nét văn hoá của người dân làng Phù Đổng.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8
. Theo anh/chị, lễ hội Gióng được nhân dân tổ chức hàng năm có ý nghĩa gì? Gợi ý:
- Lễ hội nhằm tôn vinh công lao của người anh hùng làng Gióng - biểu
tượng cho ý chí chống giặc ngoại xâm, cho bản chất kiên cường bất khuất,
khát vọng hòa bình của dân tộc, gợi nhắc truyền thống lịch sử oai hùng của cha ông.
- Lễ hội giúp mỗi người cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng
đồng, thực tại và hư vô, linh thiêng và trần thế...
Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của những trích dẫn, chú thích được sử dụng trong văn bản. Gợi ý:
*Những trích dẫn, chú thích được sử dụng trong văn bản:
- Trích dẫn ca dao dân gian: "Ai ơi mồng chín tháng tư/ Không đi hội Gióng
cũng hư mất đời"; trích dẫn câu ngạn ngữ của người Kẻ Chợ: Nắng ông
Từa, mưa ông Gióng .
- Trích dẫn trực tiếp câu nói của Bác Hồ về người anh hùng thánh Gióng:
"Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng
dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong
những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn
anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân
Pháp”.
- Chú thích: (tức Từ Đạo Hạnh); (Trích Lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm
ngày thành lập Đảng
- 05/01/1960); (Phật Thích Ca – Lão tử – Khổng
tử); (cơm cà); (khoảng 3km).
*Tác dụng của những trích dẫn trực tiếp và chú thích: Những kiểu trích
dẫn, chú thích này mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, sinh động, phong
phú nội dung thông tin ở các đoạn văn.
Câu 10. Tham gia lễ hội văn hóa là nét đẹp của người Việt. Theo anh/chị,
mỗi chúng ta khi tham gia các lễ hội cần có ứng xử ( về thái độ, hành vi, lời
nói...) như thế nào cho phù hợp? Gợi ý:
Mỗi người khi tham gia các lễ hội cần có lối ứng xử có văn hoá, biểu hiện cụ thể như:
- Thái độ: Tôn trọng giá trị văn hoá truyền thống, tôn trọng sự khác biệt văn
hoá vùng miền, tôn trọng nội quy ban tổ chức,…
- Hành vi, lời nói: Có hành vi và lời nói đúng chuẩn mực, đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực đạo đức xã hội…; không có những những hành vi phản cảm
(như không ăn mặc quần áo quá ngắn khi đến chùa chiền; không nói tục chửi
bậy nơi lễ hội; không chen chúc, dẫm đạp lên nhau để đi hội; không dẫm đạp,
phá hỏng các công trình, cỏ cây, hoa lá trong khuôn viên diễn ra lễ hội...); tích
cực quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt Nam và giá trị văn hoá Việt
Nam cho bạn bè thế giới biết đến,…
Document Outline

  • Slide 1
  • Slide 2
  • Slide 3
  • Slide 4
  • Slide 5
  • Slide 6
  • Slide 7
  • Slide 8
  • Slide 9
  • Slide 10
  • Slide 11
  • Slide 12
  • Slide 13
  • Slide 14
  • Slide 15
  • Slide 16
  • Slide 17
  • Slide 18
  • Slide 19
  • Slide 20
  • Slide 21
  • Slide 22
  • Slide 23
  • Slide 24
  • Slide 25
  • Slide 26
  • Slide 27
  • Slide 28
  • Slide 29
  • Slide 30
  • Slide 31
  • Slide 32
  • Slide 33
  • Slide 34
  • Slide 35
  • Slide 36
  • Slide 37
  • Slide 38
  • Slide 39
  • Slide 40
  • Slide 41
  • Slide 42
  • Slide 43
  • Slide 44
  • Slide 45
  • Slide 46
  • Slide 47
  • Slide 48
  • Slide 49
  • Slide 50
  • Slide 51
  • Slide 52
  • Slide 53
  • Slide 54
  • Slide 55
  • Slide 56
  • Slide 57