Bài báo cáo đề tài: “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp”

Bài báo cáo đề tài: “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp” học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

Môn:
Trường:

Đại học Luật Hà Nội 360 tài liệu

Thông tin:
9 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài báo cáo đề tài: “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp”

Bài báo cáo đề tài: “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp” học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

227 114 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|17327 243
MỞ ĐẦU
Cuộc sống không ngừng phát triển để góp phần xây dựng hội và thúc đẩy phát
triển kinh tế, mỗi cá nhân tham gia ngày càng nhiều các mối quan hệ xã hội, trong
đó một phần không nhỏ là c giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải mi các
nhân đều có quyền tham gia các giao dịch dân sự. Nhằm duy trì trật tự xã hội, pháp
luật dân sự Việt Nam quy định cá nhân nào có năng lực chủ thể mới có quyền tham
gia vào giao dịch dân sự. Năng lực ch thđược cấu thành từ năng lực pháp luật dân
sự năng lực nh vi dân sự. Trong khi năng lực pháp luật dân sự của nhân có
từ khi sinh ra và không ngoại trừ bất kỳ ai thì năng lực hành vi dân sự của nn
phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức điều khiển hành vi của nhân
đó. Thông thường, người thành niên tức người t đ18 tuổi trlên sẽ năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận b mất một phần hoặc hoàn
toàn năng lực hành vi dân sự do một s lý do cụ thể về tình trạng thể chất, sức khỏe
tinh thần,... được quy định tại điều 22, điều 23, điều 24 Bộ luật dân sự 2015. Để tìm
hiểu sâu sắc n vnhng trường hợp này, nm chúng tôi lựa chọn đtài: Hãy
sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân
bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bhạn chế năng lực nh vi dân sự theo
quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp”
NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
Tên quyết đnh: Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019 của
TAND thành phố Vũng Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự
Cơ quan ban hành quyết định: TAND thành phố Vũng Tàu
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Nguyễn Minh X, sinh năm 1977,
địạ chỉ: phường T, Tp.V, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
lOMoARcPSD|17327 243
Nội dung việc dân sự: Ông Nguyễn Văn N (chết năm 1993) và bà Huỳnh Thị
A (chết năm 1982) 6 nời con gồm bà Nguyễn Minh H, ông Nguyn Minh T,
ông Nguyễn Minh C, bà Nguyễn Minh X, bà Nguyễn Minh H, và bà Nguyễn Minh
M. Trong đó, bà Nguyn Minh H bị tâm thần bẩm sinh t nhỏ, không kh ng
nhận thức, không điều khin được hành vi và không tự chăm sóc bản thân nên bà
Nguyễn Minh X (quan hệ em gái ruột với bà Nguyễn Minh H) yêu cầu a án tuyên
bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nhận định của Tòa án: Các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ và Kết luận giám
định pháp y tâm thần kết luận bà H bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa và
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cho thấy li khai của bà X phù
hợp với kết luận giám định và các tài liệu có trong hồ sơ, do đó bà X yêu cầu tun
bố bà H bị hn chế năng lực hành vi dân sự là căn cứ, phù hợp với quy định tại
Điều 24 Bộ luật dân sự nên chấp nhận
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu của bà X, tuyên bố bà Nguyễn
Minh H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
2. Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm.
Theo nhóm chúng tôi, quyết định sơ thẩm số: 13/2019/QĐST-DS do Tòa án
nhân dân thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra quyết đnh có hai điểm chưa
phù hợp:
Thứ nhất, v nội dung nhận định của Tòa án: “Xét thấy, lời khai của X
phù hợp với kết luận giám định và các tài liệu trong hồ sơ, do đó bà X u cầu
tuyên bbà H b hạn chế năng lực hành vi dân sự có căn cứ, phù hợp với quy định
tại Điều 24 Bộ luật dân sự nên chấp nhận.”
Theo nhóm chúng tôi, khi n cứ vào 2 nội dung:
Lời trình bày của bà X: ngay từ khi sinh ra bà H đã bị tâm thần bẩm sinh, trí
tuệ đã chậm phát triển, không khả ng nhn thức, không làm chđược
hành vi và kng tự chămc bản thân được.
lOMoARcPSD|17327 243
Kết luận giám định pháp y tâm thần s 3907/2019/KL-GĐTC ngày 31/7/2019
của Trung tâm pháp y tâm thn khu vực Tp. Hồ C Minh, kết luận bà H bị
bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa (F71-ICD10); hạn chế khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi.
Nhóm chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Lời khai của X là phợp với kết luận
giám định. Song không thể lấy đó làm căn cứ để tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
dân sự đối với bà H. căn cứo Khon 1 Điều 24 Bộ luật n sự 2015 sửa đổi b
sung năm 2017 thì mt người được tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
khi người đó nghiện ma y hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá n tài sản
của gia đình. Nhưng nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng nhn thức và điều khiển
hành vi của bà H lại là do nguyên nhân khách quan, bệnh về tâm thần bẩm sinh chứ
không phải do nghiện ma túy, chất kích thích. Do vậy, trường hợp ca Nguyễn
Minh H hoàn toàn không phù hợp với quy định tại Điều 24 của Bộ luật dân sự.
Như vậy, việc bà X yêu cầu tuyên bố bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
không phù hp. Đồng thời, việc Tòa án nhn đnh rằng u cầu của bà Xcó căn
cứ nên chp nhận, do đó cũng chưa phù hợp.
Thứ hai , quyết định tuyên bố của Tòa án: “Bà Nguyễn Minh H bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.”
Do nhận định chưa phù hợp nên dn đến quyết đnh tuyên bcủa Tòa án
trong vụ việc này cũng chưa cnh xác. Như đã phân tích trên, việc bà H bhạn
chế năng lực nhận thức điều khiển hành vi do bệnh vtâm thần chứ không phải
do sử dụng ma túy, chất kích thích nên việc tuyên bố bà H bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự theo Điều 24 của Bộ luật dân sự là chưa p hợp. Việc Tòa án tuyên bố sai
về năng lực hành vi dân sự của bà H không chỉ dừng lại ở khác biệt về tên gọi, hình
thức mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà H.
Trước hết, khi được tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự t
theo Khoản 2 Điều 24, bà H chỉ có quyền thực hiện một số giao dịch nhằm phục vụ
lOMoARcPSD|17327 243
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc giao dịch mà luật liên quan có quy định khác, còn
việc thực hiện các giao dịch dân sự khác tphải sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật. Tuy nhiên, bà H chỉ bchậm phát triển tâm thần mức đvừa, tức
chỉ bị hạn chế một phn trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Do đó, bà
H vẫn có khả năng thực hiện mt s giao dịch khác mang tính chất đơn giản, không
phải nhng giao dịch dân sự phức tạp liên quan đến bất động sản hay động sản phải
đăng ký…Vì vậy, việc Tòa án tuyên bố bà H là người b hn chế năng lực nh vi
dân sự, đã làm hạn chế phạm vi quyn, tước đi một s quyền giao dịch dân sự đáng
có của bà H.
Hơn nữa, căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 thì khi được tuyên bố là người bị hn
chế năng lực hành vi n sự thì Tòa án sẽ quyết đnh người đại diện theo pp luật
cho bà H. Ngưi đại diện theo pháp luật này sẽ nhân danh và vì li ích của bà H đ
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Tuy nhiên, với tình trạng
sức khỏe tâm thần của bà H (chậm phát triển tâm thần mức độ vừa), ngoài khó khăn
trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì bà H còn gặp khó khăn trong
việc tự chăm sóc bản thân. người đại diện theo pháp luật nđã trình bày trên,
chỉ có thể giúp bà H trong việc xác lập, thực hiện c giao dịch dân sự (trong phạm
vi đại diện) nhằm đảm bảo quyền lợi ích về mặt luật pháp của bà. Do đó, H
cần một người giám h để thể thực hiện việc chăm c, đảm bảo việc chữa trị,
điều trị bệnh, đồng thời quản lý tài sản và bảo vquyền, lợi ích hợp pháp.
3. ớng gii quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật theo quan
điểm của nhóm
Qua những phân tích tn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của nhóm mình đ
giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật như sau:
Trước hết, sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyn Minh X, Tòa án Nhân Dân TP
Rịa ng Tàu, tỉnh Vũng Tàu cần phải thu thập xác minh. Bằng cách trưng
cầu giám định tâm thần ca bà H ở Trung tâm pháp y tâm thần để biết được mức đ
lOMoARcPSD|17327 243
bệnh của bà H, mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi,...Và theo kết
luận giám định pháp y tâm thần s3907/2019/KL - GĐCT ngày 31/7/2019 của Trung
tâm pháp y tâm thần khu vực Tp. Hồ CMinh, kết luận H bị bệnh chậm phát
triển về tâm thần mức độ vừa (F71 - ICD10); hạn chế khả năng nhận thức điều
khiển hành vi.
Vụ việc có thể được giải quyết như sau:
Tòa án Nhân dân TP Rịa Vũng u, tỉnh Vũng Tàu cần giải thích cho bà
Nguyễn Minh X rằng trưng hợp của ch bà, H không phải là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự là nời khó khăn trong nhận thức, làm chnh vi
và cần người giám hộ theo quy định của Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự. Để tôn
trọng quyết định của bà H, Tòa án Nhân dân TP Rịa Vũng Tàu nên hi ý kiến của
H, trong trường hợp bà H không thtự đưa ra ý kiến thì vụ việc sẽ chuyển theo
theo hướng dựa trên ý kiến của người đệ đơn bà X, bà X có muốn tiếp tục yêu cầu
tòa án tuyên bố về trường hợp của bà H như tòa án đã giải thích như trên không.
Tờng hp 1: X vẫn muốn tiếp tục yêu cầu tuyên H người có khó
khăn trong nhn thức, điều khiển hành vi. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân
sự 2015, Tòa án tuyên bố bà H là nời có khó khăn trong nhận thức và điều khiển
hành vi. Tiếp đó, căn cứ vào các điều 23, 49, 54, 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015 ch
định ngưi giám hộ phù hợp với các quy đnh trên cho bà H và quyết định quyền và
nghĩa vụ ca người giám hộ trong trường hợp này.
Tờng hp 2: Nếu X rút đơn yêu cầu nhưng nhng người quyền
nghĩa vụ liên quan khác như ông Nguyễn Minh T, ông Nguyễn Minh C, bà Nguyễn
Minh H, bà Nguyễn Minh M và chính bà Nguyễn Minh H có yêu cầu tuyên bố bà H
người có khó kn trong nhận thức, điều khiển hành vi thì tòa án tuyên bố bà H
người có khó khăn trong nhận thức, điều khin hành vi. Và căn cvào các điều 23,
49, 54, 57, 58, 59 Bộ luật Dân sự 2015 ch định người giám hộ phù hợp với các quy
lOMoARcPSD|17327 243
định trên cho H quyết đnh quyn nghĩa vcủa người giám hộ trong trưng
hợp này.
Trường hợp 3: KhiX rút đơn yêu cầu, những người có quyền và nghĩa v
liên quan không có yêu cầu gì thêm thì Tòa án đình ch giải quyết việc dân sự. Theo
Khoản 3 Điều 218 BLTTDS (Bộ luật tố tụng dân sự) 2015 quy định về: “Trường hợp Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết ván dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản
1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ng án phí đương sự đã nộp được trả lại cho
họ”. Do đó khi X rút đơn thì khi đó lệ phí 300.000 đồng tiền lệ phí dân sự thẩm sẽ
được hoàn trả lại cho bà X.
4. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp lut hiện hành.
Việc tuyên bngười mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự ảnh hưởng trực tiếp đến những
quyền lợi nghĩa vcủa họ khi tham gia ttụng. Tuy được quy đnh trong BLDS
2015 và BLTTDS 2015 nhưng vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện và còn một số vướng
mắc và nhầm lẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên bố một người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều này kéo theo những hệ quả nhất đnh trong việc bảo vệ nhóm người này trong
hoạt động TTDS. Vì vậy, nhóm chúng tôi các kiến nghị sau:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết về điều kiện người
khó khăn trong nhận thức, làm ch hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi
n sự. Theo kết lun giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KLGĐTC ngày
31/07/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thành phố HChí Minh đã kết
luận “bà H bị chậm phát triển thần kinh mức độ vừa bị hạn chế khả năng nhận
thức điều khiển hành vi”. Điều 24 BLDS 2015 chỉ quy định người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tài sản của gia đình. Như vậy, nếu dựa theo quyết định trên thì có thể hiu người
lOMoARcPSD|17327 243
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khin hành vi và người nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác dẫn đến ptài sản ca gia đình đều b hạn chế ng lực
hành vi dân sự như nhau.
1
Để tránh tuyên bố nhầm, tuyên bố mt cách y nghi, phụ
thuộc vào ý chí của người yêu cầu pháp luật dân sự Việt Nam cần cụ thể hoá thế nào
“không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất ng
lực hành vi dân sự” ; “ người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”
đồng thời phải đề ra những hướng dẫn, tiêu chí phân loại, đánh giá để tránh nhầm
lẫn giữa hai trạng thái này.
Hai là, quy định vđiều kiện ca kết luận giám định pháp y tâm thần
cũng cần phải rõ ràng, cụ thể hơn. Kết luận phải yêu cầu thhiện đầy đủ nội dụng
về nguyên nhân tình trạng thchất, tình trạng tinh thần gì, khnăng nhận thức,
làm chủ hành vi đến đâu, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật
dân sự ra sao, nếu rơi o trường hợp không b mất hoàn toàn khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi thì ngưi đó còn có thể nhận thức được trong phạm vi
nào,để tạo cơ sở cho Tòa án trong việc ra quyết định tuyên bố một người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành
vi n sự từ đó chỉ định người đại diện cho họ trong TTDS và phạm vi đại diện của
họ (nếu có).
Ba là, BLDS nên bsung quy định v việc trưng cu giám định sức khỏe
của người bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bộ Luật dân sự
năm 2015 không quy định về căn cđể Tòa án xem xét trước khi ra quyết định tun
bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chỉ cần "người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu
của người quyền, lợi ích ln quan hoặc của quan, tchức hữu quan, Tòa án
1
Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 23, 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 - Kiểm Sát
Online (kiemsat.vn)
lOMoARcPSD|17327 243
thể ra quyết định tuyên bố nời này là ngưi bhạn chế ng lực hành vi dân
sự”, nhưng trong BLTTDS 2015 quy đnhTrong thời hạn chuẩn bị xét đơn u cầu,
theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án thtrưng cầu giám đnh sức khỏe, bệnh
tật của người byêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vin sự” (Điều 377),
việc quy định như trong BLDS có lẽ đã thiếu căn cứ để tòa án thra quyết định
tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do vậy, để thống nhất với
quy định về vấn đề này trong BLTTDS, BLDS nên bổ sung quy định vviệc trưng
cầu giám định sức khỏe của người bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
TỔNG KẾT
Thông qua việc phân tích quyết định đã sưu tầm trên, nhóm chúng tôi nhận
thấy được tính phức tạp trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nn.
Đồng thời, cũng cho thy vai trò của nhng người thực thi và bảo vệ pháp luật như
kiểm sát viên, thẩm phán... là hết sức quan trọng trong việc giải quyết mt việc dân
sự. Vì vậy, điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần nhanh chóng hoàn thiện pp luật
đầy đủ và chặt chhơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích ca các chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự và dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ
việc thực tiễn. Cùng vi đó, những ch thể thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật
thẩm quyền phải xem xét thật ỡng, cẩn trọng mỗi vụ việc dân sự và không
ngng trau dồi kiến thức pháp luật đgiải quyết các vviệc, vụ án n sự hợp lí
nhất, đảm bảo công lí được thực thi.
Trên đây là bài làm của nhóm 02 vbản án, quyết định dân sự chưa phù hợp.
Quá trình làm bài không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng em mong được
thầy cô góp ý để bài làm hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
lOMoARcPSD|17327 243
1. Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019 của TAND thành phố Vũng
Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 2.
Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đi, bổ sung năm 2017
| 1/9

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243 MỞ ĐẦU
Cuộc sống không ngừng phát triển và để góp phần xây dựng xã hội và thúc đẩy phát
triển kinh tế, mỗi cá nhân tham gia ngày càng nhiều các mối quan hệ xã hội, trong
đó có một phần không nhỏ là các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải mỗi các
nhân đều có quyền tham gia các giao dịch dân sự. Nhằm duy trì trật tự xã hội, pháp
luật dân sự Việt Nam quy định cá nhân nào có năng lực chủ thể mới có quyền tham
gia vào giao dịch dân sự. Năng lực chủ thể được cấu thành từ năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự. Trong khi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có
từ khi sinh ra và không ngoại trừ bất kỳ ai thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân
phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân
đó. Thông thường, người thành niên tức người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận bị mất một phần hoặc hoàn
toàn năng lực hành vi dân sự do một số lý do cụ thể về tình trạng thể chất, sức khỏe
tinh thần,... được quy định tại điều 22, điều 23, điều 24 Bộ luật dân sự 2015. Để tìm
hiểu sâu sắc hơn về những trường hợp này, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hãy
sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân
bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo
quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp” NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
Tên quyết định: Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019 của
TAND thành phố Vũng Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Cơ quan ban hành quyết định: TAND thành phố Vũng Tàu
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bà Nguyễn Minh X, sinh năm 1977,
địạ chỉ: phường T, Tp.V, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, lOMoARc PSD|17327243
Nội dung việc dân sự: Ông Nguyễn Văn N (chết năm 1993) và bà Huỳnh Thị
A (chết năm 1982) có 6 người con gồm bà Nguyễn Minh H, ông Nguyễn Minh T,
ông Nguyễn Minh C, bà Nguyễn Minh X, bà Nguyễn Minh H, và bà Nguyễn Minh
M. Trong đó, bà Nguyễn Minh H bị tâm thần bẩm sinh từ nhỏ, không có khả năng
nhận thức, không điều khiển được hành vi và không tự chăm sóc bản thân nên bà
Nguyễn Minh X (quan hệ em gái ruột với bà Nguyễn Minh H) yêu cầu Tòa án tuyên
bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nhận định của Tòa án: Các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ và Kết luận giám
định pháp y tâm thần kết luận bà H bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa và
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cho thấy lời khai của bà X phù
hợp với kết luận giám định và các tài liệu có trong hồ sơ, do đó bà X yêu cầu tuyên
bố bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là có căn cứ, phù hợp với quy định tại
Điều 24 Bộ luật dân sự nên chấp nhận
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu của bà X, tuyên bố bà Nguyễn
Minh H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
2. Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm.
Theo nhóm chúng tôi, quyết định sơ thẩm số: 13/2019/QĐST-DS do Tòa án
nhân dân thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra quyết định có hai điểm chưa phù hợp:
Thứ nhất, về nội dung nhận định của Tòa án: “Xét thấy, lời khai của bà X
phù hợp với kết luận giám định và các tài liệu có trong hồ sơ, do đó bà X yêu cầu
tuyên bố bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là có căn cứ, phù hợp với quy định
tại Điều 24 Bộ luật dân sự nên chấp nhận.”
Theo nhóm chúng tôi, khi căn cứ vào 2 nội dung:
• Lời trình bày của bà X: ngay từ khi sinh ra bà H đã bị tâm thần bẩm sinh, trí
tuệ đã chậm phát triển, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được
hành vi và không tự chăm sóc bản thân được. lOMoARc PSD|17327243
• Kết luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KL-GĐTC ngày 31/7/2019
của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tp. Hồ Chí Minh, kết luận bà H bị
bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa (F71-ICD10); hạn chế khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi.
Nhóm chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Lời khai của bà X là phù hợp với kết luận
giám định. Song không thể lấy đó làm căn cứ để tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
dân sự đối với bà H. Vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017 thì một người được tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
khi người đó nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình. Nhưng nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của bà H lại là do nguyên nhân khách quan, bệnh về tâm thần bẩm sinh chứ
không phải do nghiện ma túy, chất kích thích. Do vậy, trường hợp của bà Nguyễn
Minh H hoàn toàn không phù hợp với quy định tại Điều 24 của Bộ luật dân sự.
Như vậy, việc bà X yêu cầu tuyên bố bà H bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
là không phù hợp. Đồng thời, việc Tòa án nhận định rằng yêu cầu của bà X là có căn
cứ nên chấp nhận, do đó cũng chưa phù hợp.
Thứ hai , quyết định tuyên bố của Tòa án: “Bà Nguyễn Minh H bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.”
Do có nhận định chưa phù hợp nên dẫn đến quyết định tuyên bố của Tòa án
trong vụ việc này cũng chưa chính xác. Như đã phân tích ở trên, việc bà H bị hạn
chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi là do bệnh về tâm thần chứ không phải
do sử dụng ma túy, chất kích thích nên việc tuyên bố bà H bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự theo Điều 24 của Bộ luật dân sự là chưa phù hợp. Việc Tòa án tuyên bố sai
về năng lực hành vi dân sự của bà H không chỉ dừng lại ở khác biệt về tên gọi, hình
thức mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà H.
Trước hết, khi được tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
theo Khoản 2 Điều 24, bà H chỉ có quyền thực hiện một số giao dịch nhằm phục vụ lOMoARc PSD|17327243
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc giao dịch mà luật liên quan có quy định khác, còn
việc thực hiện các giao dịch dân sự khác thì phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật. Tuy nhiên, bà H chỉ bị chậm phát triển tâm thần mức độ vừa, tức là
chỉ bị hạn chế một phần trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Do đó, bà
H vẫn có khả năng thực hiện một số giao dịch khác mang tính chất đơn giản, không
phải những giao dịch dân sự phức tạp liên quan đến bất động sản hay động sản phải
đăng ký…Vì vậy, việc Tòa án tuyên bố bà H là người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, đã làm hạn chế phạm vi quyền, tước đi một số quyền giao dịch dân sự đáng có của bà H.
Hơn nữa, căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 thì khi được tuyên bố là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật
cho bà H. Người đại diện theo pháp luật này sẽ nhân danh và vì lợi ích của bà H để
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Tuy nhiên, với tình trạng
sức khỏe tâm thần của bà H (chậm phát triển tâm thần mức độ vừa), ngoài khó khăn
trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì bà H còn gặp khó khăn trong
việc tự chăm sóc bản thân. Mà người đại diện theo pháp luật như đã trình bày ở trên,
chỉ có thể giúp bà H trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (trong phạm
vi đại diện) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích về mặt luật pháp của bà. Do đó, bà H
cần một người giám hộ để có thể thực hiện việc chăm sóc, đảm bảo việc chữa trị,
điều trị bệnh, đồng thời quản lý tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
3. Hướng giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật theo quan điểm của nhóm
Qua những phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của nhóm mình để
giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật như sau:
Trước hết, sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Minh X, Tòa án Nhân Dân TP
Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu cần phải thu thập và xác minh. Bằng cách trưng
cầu giám định tâm thần của bà H ở Trung tâm pháp y tâm thần để biết được mức độ lOMoARc PSD|17327243
bệnh của bà H, mất năng lực hành vi hay là hạn chế năng lực hành vi,...Và theo kết
luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KL - GĐCT ngày 31/7/2019 của Trung
tâm pháp y tâm thần khu vực Tp. Hồ Chí Minh, kết luận bà H bị bệnh chậm phát
triển về tâm thần mức độ vừa (F71 - ICD10); hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Vụ việc có thể được giải quyết như sau:
Tòa án Nhân dân TP Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu cần giải thích cho bà
Nguyễn Minh X rằng trường hợp của chị bà, bà H không phải là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
và cần người giám hộ theo quy định của Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự. Để tôn
trọng quyết định của bà H, Tòa án Nhân dân TP Bà Rịa Vũng Tàu nên hỏi ý kiến của
bà H, trong trường hợp bà H không thể tự đưa ra ý kiến thì vụ việc sẽ chuyển theo
theo hướng dựa trên ý kiến của người đệ đơn là bà X, bà X có muốn tiếp tục yêu cầu
tòa án tuyên bố về trường hợp của bà H như tòa án đã giải thích như trên không.
Trường hợp 1: Bà X vẫn muốn tiếp tục yêu cầu tuyên bà H là người có khó
khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân
sự 2015, Tòa án tuyên bố bà H là người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển
hành vi. Tiếp đó, căn cứ vào các điều 23, 49, 54, 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015 chỉ
định người giám hộ phù hợp với các quy định trên cho bà H và quyết định quyền và
nghĩa vụ của người giám hộ trong trường hợp này.
Trường hợp 2: Nếu bà X rút đơn yêu cầu nhưng những người có quyền và
nghĩa vụ liên quan khác như ông Nguyễn Minh T, ông Nguyễn Minh C, bà Nguyễn
Minh H, bà Nguyễn Minh M và chính bà Nguyễn Minh H có yêu cầu tuyên bố bà H
là người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi thì tòa án tuyên bố bà H là
người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi. Và căn cứ vào các điều 23,
49, 54, 57, 58, 59 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ định người giám hộ phù hợp với các quy lOMoARc PSD|17327243
định trên cho bà H quyết định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trong trường hợp này.
Trường hợp 3: Khi bà X rút đơn yêu cầu, những người có quyền và nghĩa vụ
liên quan không có yêu cầu gì thêm thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự. Theo
Khoản 3 Điều 218 BLTTDS (Bộ luật tố tụng dân sự) 2015 quy định về: “Trường hợp Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản
1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho
họ”. Do đó khi bà X rút đơn thì khi đó lệ phí 300.000 đồng tiền lệ phí dân sự sơ thẩm sẽ
được hoàn trả lại cho bà X.
4. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.
Việc tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự ảnh hưởng trực tiếp đến những
quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng. Tuy có được quy định trong BLDS
2015 và BLTTDS 2015 nhưng vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện và còn một số vướng
mắc và nhầm lẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên bố một người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều này kéo theo những hệ quả nhất định trong việc bảo vệ nhóm người này trong
hoạt động TTDS. Vì vậy, nhóm chúng tôi có các kiến nghị sau:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết về điều kiện người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự. Theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KLGĐTC ngày
31/07/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã kết
luận “bà H bị chậm phát triển thần kinh mức độ vừa và bị hạn chế khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi”. Điều 24 BLDS 2015 chỉ quy định người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tài sản của gia đình. Như vậy, nếu dựa theo quyết định trên thì có thể hiểu người lOMoARc PSD|17327243
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và người nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình đều bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự như nhau.1 Để tránh tuyên bố nhầm, tuyên bố một cách tùy nghi, phụ
thuộc vào ý chí của người yêu cầu pháp luật dân sự Việt Nam cần cụ thể hoá thế nào
là “không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng
lực hành vi dân sự” ; “ người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”
đồng thời phải đề ra những hướng dẫn, tiêu chí phân loại, đánh giá để tránh nhầm
lẫn giữa hai trạng thái này.
Hai là, quy định về điều kiện của kết luận giám định pháp y tâm thần
cũng cần phải rõ ràng, cụ thể hơn. Kết luận phải yêu cầu thể hiện đầy đủ nội dụng
về nguyên nhân tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần là gì, khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi đến đâu, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật
dân sự ra sao, nếu rơi vào trường hợp không bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi thì người đó còn có thể nhận thức được trong phạm vi
nào,… để tạo cơ sở cho Tòa án trong việc ra quyết định tuyên bố một người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành
vi dân sự từ đó chỉ định người đại diện cho họ trong TTDS và phạm vi đại diện của họ (nếu có).
Ba là, BLDS nên bổ sung quy định về việc trưng cầu giám định sức khỏe
của người bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bộ Luật dân sự
năm 2015 không quy định về căn cứ để Tòa án xem xét trước khi ra quyết định tuyên
bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chỉ cần "người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án
1 Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 23, 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 - Kiểm Sát Online (kiemsat.vn) lOMoARc PSD|17327243
có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự”, nhưng trong BLTTDS 2015 quy định “Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu,
theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu giám định sức khỏe, bệnh
tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” (Điều 377),
việc quy định như trong BLDS có lẽ đã thiếu căn cứ để tòa án có thể ra quyết định
tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do vậy, để thống nhất với
quy định về vấn đề này trong BLTTDS, BLDS nên bổ sung quy định về việc trưng
cầu giám định sức khỏe của người bị yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. TỔNG KẾT
Thông qua việc phân tích quyết định đã sưu tầm trên, nhóm chúng tôi nhận
thấy được tính phức tạp trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Đồng thời, cũng cho thấy vai trò của những người thực thi và bảo vệ pháp luật như
kiểm sát viên, thẩm phán... là hết sức quan trọng trong việc giải quyết một việc dân
sự. Vì vậy, điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần nhanh chóng hoàn thiện pháp luật
đầy đủ và chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự và dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ
việc thực tiễn. Cùng với đó, những chủ thể thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật có
thẩm quyền phải xem xét thật kĩ lưỡng, cẩn trọng mỗi vụ việc dân sự và không
ngừng trau dồi kiến thức pháp luật để giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự hợp lí
nhất, đảm bảo công lí được thực thi.
Trên đây là bài làm của nhóm 02 về bản án, quyết định dân sự chưa phù hợp.
Quá trình làm bài không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, chúng em mong được
thầy cô góp ý để bài làm hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARc PSD|17327243
1. Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019 của TAND thành phố Vũng
Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 2.
Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017