Bài giảng Chương 1 - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Bài giảng Chương 1 - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:03 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu CHƯƠNG I
NƯỚC NGA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI I. Mục tiêu 1.Kiến thức:
+ Sinh viên những kiến thức về chính sách bành trướng của nước Nga dưới thời kỳ Sa Hoàng
+ Nắm được quá trình phương Tây hóa đối với Nga từ 1690 đến 1790
+ Năm được một số vấn đề trong lịch sử nước Nga thời cận đại 2. Kỹ năng:
+ Bằng những hình thức diễn giải vấn đề, thảo luận vấn đề mà giảng
viên đưa ra, sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc làm việc theo nhóm.
2. Hình thức và phương pháp dạy - học
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, thảo luận, tương tác bằng những
câu hỏi để kích thích tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.
- Dùng trình chiếu Power Point, video và hình ảnh tư liệu để minh họa
giúp sinh viên nắm kiến thức dễ dàng.
II. Nội dung chi tiết: about:blank 1/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
1.1. Chính sách bành trướng cúa nước nga dưới thời các Sa hoàng
Khởi đầu từ công quốc Matxcơva nhỏ bé, sau 2 thế kỷ bị người Mông
Cổ thống trị, dân tộc Nga đã đột nhiên xuất hiện như một quái vật, lù lù đập
vào mắt những người Châu Âu vốn coi họ như những kẻ mọi rợ, và vào mắt
các dân tộc Châu Á vốn còn chưa biết họ sinh sống ở đâu.
Năm 1480, Nga đã không còn cống nạp bất cứ thứ gì cho Mông Cổ và
Ivan đã giành được một lãnh thổ kéo dài từ biên giới Ba Lan đến dãy núi Ural.
Bắt đầu từ năm 1580, khi người Châu Âu còn đang say mê với những
cuộc chinh phục đường biển sang châu Mỹ, thì dưới thời Sa Hoàng Ivan bạo
chúa, người Matxcơva đã ồ ạt tiến về viễn đông và Siberi. Trong vòng 70
năm, họ đã mở rộng lãnh thổ lên gần gấp 2 lần nước Mỹ ngày nay. Lãnh thổ
của họ kéo dài từ miền rừng Siberi trù phú đến bờ biển Bắc Âu, chạm mặt với Thuỵ Điển.
Sự nổi dậy của Nga có một số điểm tương đồng với sự bành trướng của
Macedonia và La Mã trước đó: nột nhà nước mới, bên rìa của “thế giới văn
minh”, đột ngột và vững vàng giành được quyền lực lớn. Đế quốc Nga mới
cũng thiết lập một trong những biến thể mới của đế quốc được mở ra cho
toàn bộ buổi đầu của thời kỳ hiện đại.
Sự cần thiết của sự phục hưng
Khi giành được độc lập hoàn toàn Nga bắt đầu phục hồi lại nhiều kiểu
hình trước đây của mình. Mặt khác, thời kỳ Mông Cổ đã làm suy giảm sức
sống của đời sống văn hóa Nga. Đời sống kinh tế cũng suy thoái; vớỉ mậu
dịch suy yếu và việc sản xuất hạn chế. Nga trở thành một nền kinh tế thuần
nông phụ thuộc vào sức lao động của nông dân. Trong chiều hướng này, độc
lập đem lại một thách thức cho sự phục hưng vả cải cách. about:blank 2/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Ivan đại đế khẳng định một truyền thống trước đó về sự cai trị tập
trung. Ông kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng, việc kết
hôn này tạo cho ông cơ hội để khẳng định quyền kiểm soát đối với tất cả các
nhà thờ Chính Thống giáo.
Ý tưởng về Nga như là La Mã thứ ba giải thích vỉ sao Ivan tự gọi
mình là Sa hoàng (tsar) hay (caesar) “nhà độc tài của toàn thể dân Nga".
Nước Nga đầu thời kỳ hiện đại được định hình mạnh mẽ từ Ivan III trở
đi bởi những nhu cầu quân sự của nó. Những nhà cai trị nước Nga cũng thúc
đẩy những cuộc chinh phục vượt ra ngoài việc phòng thủ. Họ chiếm thêm
lãnh thổ của người Tatar 1 vùng đất ngày nay là Ukraine, và ở Trung Á nữa.
Suốt thế kỷ 16, họ củng bắt đầu bành trướng ở miền trung Đông Âu, đưa họ
đối diện với các đối thủ quân sự khác.
Tình trạng khốn khổ -hậu quả của việc tuyển mộ lính-khiến cho nhiều
nông nô chạy trốn đến những vùng biên giới. Tuy nhiên, các nông dân chạy
trốn, giúp cung cấp cả sức cơ bắp cho quân sự và lao động cho sự bành
trướng thêm nữa của Nga, ví dụ, bành trướng vào Siberia. Các thuộc địa
Cossack, được hình thành từ những nông dân đấu tranh giành độc lập, giữ
một vai trò lớn trong thảnh công của ngưởi Nga.
Sức mạnh của các địa chủ quý tộc, được gọi là boyar, cũng đã dẫn đến
những xung đột với những yêu sách của các Sa hoàng: Họ muốn cai trị mà
không chịu sự can thiệp. Những xung đột này rải rác trong lịch sử Nga trong thế kỷ 16 và 17.
Sa hoàng quan trọng tiếp theo là Ivan IV (1533-1584), đuợc gọi một
cách chính dáng là Ivan Đáng Sợ, đã tiếp nối những khuynh hướng bành
trướng và củng cố quyền lực của Nga. Ông đã rất chú trọng vào việc xúc tiến
nền chuyên chế Sa hoàng. Những cuộc chinh phục của ông rất thành công, about:blank 3/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
tuy nhiên, và cũng có những thành tựu quan trọng khác như việc đưa kỹ thuật in vào nước Nga. 1450 sau CN 1600 sau CN 1750 sau CN 1462: phần lớn 1604-1613: Thời 1762-1796: Triều
nước Nga được Ivan III kỳ của những rắc rối đại Catherine đại đế giải phóng khỏi người 1613-1917: Triều 1773-1775: cuộc Tatar đại Romanov nổi dậy của Pugachev 1480: vùng 1637: người Nga 1772,1793,1795: Moscow được tự do; sự
tiên phong đến Thái chia cắt Ba Lan bành trướng của Nga về phía Nam Bình Dương 1785: ban hành 1533-1584: cuộc
1649: ban hành luật siết chặt quyền lực
đời của Ivan IV lần đầu luật về quyền thừa kế của địa chủ đối với nông
tiên nhấn mạnh tước hiệu nông nô nô. Sa hoàng, quyền lực quý 1689-1725: triều tộc giảm sút đại Peter đại đế 1552-1556: sự 1700-1721:
bành trướng của Nga ở Những cuộc chiến tranh Trung Á với Thụy Điển 1703: Thành lập St Petersburg
Những kiểu hình bành trướng
Chính sách bành trướng lãnh thổ được tạo động cơ bởi một mong
muốn để đẩy lùi các lãnh chúa Mông Cổ ra xa hơn. Nga lả một đất nước của
những đồng bằng rộng lớn, với ít rào cản tự nhiên đối với sự xâm lược. Các
Sa hoàng ban đầu đã chuyển bất lợi này thành lợi thế bằng cách tiên về phía about:blank 4/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Nam, hướng về biển Caspian; họ cũng di chuyển về phía Đông tỉến vào dãy
núi Ural vả bên ngoài. Cả Ivan III và Ivan IV đã tuyển mộ nông dân để di cư
đến những vùng đất mới chiếm được.
Các lãnh thổ bành trướng từ lâu có một chất lượng biên giới thô sơ,
chỉ dần dần ổn định với sự quản lý thường trực hơn. Trong thế kỷ 16, người
Cossack không chỉ chinh phục khu vực biển Caspian mà còn di chuyển vào
vùng Tây Siberia, băng qua dãy Ural, bắt đầu kiểm soát và định cư dần dần ở
những đồng bằng rộng lớn mà lúc ban đầu chỉ có những dân tộc du mục châu Á cư ngụ thưa thớt .
Sự bành trướng cũng cho phép các Sa hoàng tiếp tục thưởng cho
những quí tộc và quan lại trung thành bằng cách ban cho họ những điền trang ở các lãnh thổ mới.
Nga cũng đã tạo ra những liên kết mậu dịch với những lãnh thổ châu Á
mới của mình và những lãnh thổ lân cận.
Sự tiếp xúc của phương tây và chính sách của nhà Romanov
Các Sa hoàng nhận thức rằng sự phụ thuộc về văn hóa và kinh tế vào
người Mông Cổ đã đặt họ vào một bất lợi về thương mại và văn hóa. Ivan III
nóng lòng khởi động những sứ mệnh ngoại giao với các nhà nước hàng đầu phương Tây.
Trong thời gian trị vì của Ivan IV, các thương nhân Anh thiết lập những
tiếp xúc mậu dịch với Nga, bán những sản phẩm chế tạo để trao đổi với lông
thú và những nguyên liệu khác. Không lâu sau, các thương nhân phương Tây
đã thiết lập những tiền đồn ở Moscow và các trung tâm khác của Nga.
Các Sa hoàng cũng tuyển mộ và đưa về nước các nghệ nhân và kiến
trúc sư Ý để thiết kế những tòa nhà thờ và cung điện hoàng gia hoành tráng ở
Kremlin, Moscow. Các kiến trúc sư nước ngoài đã cải tiến những phong cách about:blank 5/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
phục hưng, có tính đến những truyền thống xây dựng Nga, tạo ra những mái
vòm trang trí dạng củ hành trở thành đặc trưng của những nhà thờ Nga (và
một số nhà thờ Đông Âu khác) và tạo ra một hình thức phân biệt với hình thức cổ điển.
Một truyền thống nhìn về phương Tây, đặc biệt là đối với những huy
biểu tượng nghệ thuật và địa vị của tầng lớp trên, đã bắt đầu xuất hiện vào thế
kỷ 16, cùng với một sự dựa dẫm một phần vào sáng kiến thương mại của phương Tây.
Ivan IV chết mà không có người thừa kế, điều này dẫn đến một số yêu
sách quyền lực của các quí tộc - thời kỳ rối ren (1604-1613) khi các quí tộc
cạnh tranh quyền lực với nhau - cùng với những cuộc tấn công của người
Thụy Điển và Ba Lan vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên vào năm 1613, một hội
nghị quí tộc đã chọn một thành viên của gia đình Romanov làm Sa hoàng.
Vị vua đầu tiên của nhà Romanov, Michael đã tái lập trật tự trong nước
mà không gặp nhiều khó khăn. Ông cũng đã đuổi những kẻ xâm lược nước
ngoài-chống Ba Lan đã đem lại cho Nga một phần Ukraine, bao gồm Kiev. Ở
phía Nam, các đường biên giới Nga mở rộng để gặp những đường biên của
đế quốc Ottoman. Việc bành trướng ở thởi điểm này bắt đầu có những hệ quả
ngoại giao khi nước Nga chạm trán với những chính quyền đã xác lập khác.
Alexis Romanov, người kế tục Michael đã bãi bỏ hội nghị quí tộc và
giành những quyền lực mới đối với giáo hội Nga. Ông nóng lòng thanh lọc
giáo hội có nhiều điều phù phiếm và lỗi lầm, mà theo phán đoán của ông, đã
được đưa vào từ thời Mông cổ. Những người bảo thủ bất đồng tôn giáo, gọi
là tín đồ cũ (OldBeliever) bị lưu đày đến Siberia hay miền Nam nước Nga,
nơi mà họ duy trì tôn giáo của họ và mở rộng các hoạt động chiếm thuộc địa của Nga. about:blank 6/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Những biện pháp để siết chặt chế độ nông nô được tiếp tục với những
luật mới ràng buộc chặt nông dân vào đất đai và hạn chế cơ hội đi lại của họ.
Những nông nô chạy trốn bị trừng phạt nghiêm khắc. Vào năm 1670, một
cuộc nổi dậy lớn của nông nô dưới sự lãnh đạo của Stephen Razin để giành
quyền tự do thoát khỏi sự kiểm soát của địa chủ, nhưng sau cùng cuộc nổi
dậy đã bị binh lính của Sa hoàng đàn áp.
1.2. Sự Tây phương hóa lần thứ nhất của Nga 1690-1790
Cuối thế kỷ 17, Nga đã trở thành một trong những đế quốc có đất đai
rộng lón, nhưng theo tiêu chuẩn của phương Tây và các nền văn minh lớn của
châu Á thì nó vẫn là nông nghiệp một cách bất thường. Triều đại của Peter I,
con trai của Alexis và cũng được gọi một cách xứng dáng là Peter Đại Đế, đã
mở rộng chính sách của những vị vua tiền nhiệm trong việc xây dựng quyền
kiểm soát của Sa hoàng và mở rộng lãnh thổ Nga. Ông cũng quan tâm một
cách thấu đáo hơn đến việc thay đổi một số khía cạnh có chọn lọc của nền
kinh tế và văn hóa Nga bằng cách học hỏi theo mô hình của phương Tây.
Peter đại đế là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, rất thông minh và có năng
lực vô hạn. Là một người to lớn, cao đến 2m, ông nôn nóng muốn đưa đất
nước mình vảo quĩ đạo quân sự và văn hóa phương Tây mà không làm cho
nó trở thành phương Tây hoàn toàn. Ông đã du hành nhiều nơi ở phương Tây,
vi hành, tìm kiếm những đồng minh phương Tây cho một cuộc thánh chiến
chống lại quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu - điều mà ông không mấy có
cảm tình. Ông cũng đã viếng thăm nhiều trung tâm sản xuất ở phương Tây,
thậm chí là làm việc như một người thợ mộc đóng tàu ở Hà Lan; qua những
hoạt động này, ông có được một sự quan tâm đến khoa học và kỹ thuật
phương Tây. Ông mang theo hàng chục thợ thủ công phương Tây cùng với ông trở về Nga. about:blank 7/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Nền chuyên chính Sa hoàng của Peter Đại Đế
Về chính trị, Peter là một nhà chuyên chế rõ ràng. Ông đàn áp những
cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của mình rất tàn bạo. Trong một trường hợp,
ông đích thân xử tử những người cầm đầu nổi dậy. Ông không quan tâm đến
những đặc điểm nghị trường của các trung tâm phương Tây như Hà Lan thay
vào nó, nắm bắt những trào lưu chuyên chế ở phương Tây trong thời đó.
Peter tăng cưởng sức mạnh của nhà nước Nga bằng cách sử dụng sức mạnh
này như một lực lượng cải cách; cố để chứng tỏ rằng ngay cả những tập quán
quí tộc cũng có thể được điều chỉnh bởi các đạo luật của nhà nước. Peter
cũng mở rộng một chính sách trước đó về việc tuyển dụng các quan lại bên
ngoài hàng ngũ quí tộc và trao cho họ chức danh quí tộc để tưởng thưởng
việc phục vụ bộ máy quan lại. Đây là một biện pháp quan trọng để giải phóng
nhà nước khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào các quan chức quí tộc.
Peter đã bắt chước tổ chức quân sự phương Tây, lập ra một lực lượng
chiến đấu được huấn luyện đặc biệt để dẹp bỏ các lực lượng dân quân địa
phương. Hơn nữa, ông lập ra một tổ chức cảnh sát ngầm bí mật theo dõi để
ngăn chặn sự bất đồng và giám sát bộ máy quan lại. Ở đây ông đã đi song
hành với một sáng kiến trước đó của người Trung Quốc, nhưng đi xa hơn
nhiều so với những thôi thúc kiểm soát bộ máy quan lại của những nhà
chuyên chế phương Tây vào thời kỳ đó. Cơ quan mật vụ của Peter đã tồn tại,
dưới nhiều tên gọi khác nhau và các chức năng luôn được thay đổi cho đến
những năm 1990; sau năm 1917 nó được chế độ cách mạng tổ chức lại về
nhiều mặt, hoạt động để xóa bỏ những đặc điểm quan trọng của hệ thống Sa hoàng.
Chính sách đối ngoại của Peter đã duy trì nhiều ranh giới được xác
định rõ. Ông đã tấn công đế quốc Ottoman, nhưng không giành được những
thắng lợi lớn. Ông gây chiến với Thụy Điển, vào thời đó là một trong những
cường quốc phương bắc hàng đầu của châu Âu, và đã giành được lãnh thổ bờ about:blank 8/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
biển phía Đông biển Baltic, từ đó hạ Thụy Điển xuống địa vị quân sự hạng
hai. Nga lúc này đã có một cửa sổ nhìn ra biển, bao gồm một cảng hầu như
không bị đóng băng. Từ thời điểm này trở đi, Nga đã trở thành một nhân tố
chính trong ngoại giao và những liên minh quân sự của châu Âu. Sa hoàng
ghi nhớ những thay đổi trong những mối quan tâm của nước Nga hướng ve
phương Tây bằng cách dời thủ đô của mình từ Moscow đến một thành phố
mới ở biển Đaltic, mà ông đặt tên là St Petersburg.
Những động thái Tây phương hóa
Peter đã tập trung vào những cải tiến trong tổ chức chính trị, trong việc
phát triển kinh tế có chọn lọc, và trong việc thay đổi xã hội. Ông tạo ra một
trật tự thứ bậc quân sự rõ ràng và chuyên môn hóa bộ máy quan lại.
Những nỗ lực kinh tế của Peter tập trung vào các ngành công nghiệp
luyện kim và khai thác mỏ. Không đô thị hóa mạnh mẽ, những cải cách của
Peter đã thay đổi kinh tế Nga.
Peter khuyến khích sự giải phóng phụ nữ, bãi bỏ những tập tục bất
công với nữ giới, khuyến khích phụ nữ ăn mặc theo lối phương Tây và tham
gia các sinh hoạt cộng đồng. Sự cải cách này đã làm cho nước Nga được tôn
trọng về văn hóa trong mắt của người phương Tây.
Vị đại đế này nôn nóng tách giới thượng lưu Nga ra khỏi những truyền
thống của họ. Điều này được áp dụng cho cả vấn đề ngoại hình. Ngoại hình
truyền thống buộc phải thay đổi như một phần trong sự thay đổi hướng về
phương Tây, dù rằng sự thay đổi này chỉ liên quan đến một tầng lớp.
Sự hướng Tây này không chỉ dừng ở hình thức mà còn đến cả việc học
thuật, ông thành lập những viện hàn lâm và học viên theo kiểu phương Tây.
Những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như vũ Ballet, những kiểu cách và thời
trang, hay tục dùng cây thông Noel ,...cũng được du nhập từ các nước
phương Tây, được khuyến khích trong giới thượng lưu. about:blank 9/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Việc phương Tây hóa như là một chương trình hiện đại hóa nước Nga,
tuy nhiên về mặt chính trị, những tư tưởng phương Tây hóa có ý nghĩa
khuyến khích một nhà nước chuyên chính, chứ không thách thức nó với một
số tư tưởng chính trị đang lưu hành ở phương Tây. Tính chọn lọc là then chốt
và những mục tiêu của nước Nga vẫn được quan tâm, không từ bỏ.
Tuy nhiên, sự Tây phương hóa cũng đem lại những phản ứng thù
nghịch từ nhiều nông dân và những thành phần thượng lưu. Họ cho rằng
truyền thống Nga ưu việt hơn truyền thống phương Tây. Sự căng thẳng này
diễn ra trong lịch sử Nga dẫn đến những chu kỳ quan trọng của sự nhiệt tình
và khiếp sợ những giá trị phương Tây. Đây là một phần then chốt nữa trong
sự phát triển của Nga, vẫn còn mạnh mẽ mãi cho đến đầu thế kỷ 21.
Sự củng cố dưới thời Catherine Đại Đế
Sau cái chết của Peter Đại Đế là nhiều thập niên cai trị yếu kém, bị chi
phối một phần bởi quyền lực trong tay các sĩ quan quân đội, họ hướng dẫn
việc chọn lựa nhiều hoàng đế và nữ hoàng không có năng lực.
Sự yếu kém của chế độ Sa hoàng trong những năm này làm cho sự bất
đồng về việc Tây phương hóa dâng cao và một số các quan chức giáo hội
nóng lòng muốn dành được nhiều tự do nên đã đưa ra nhiều sáng kiến dể cải
tổ; nhưng không có chính sách nào là thật sự hữu ích và quan trọng.
Sự bành trướng lãnh thổ của Nga vẫn tiếp tục, với nhiều vụ đụng độ
với đế quốc Ottoman và việc thám hiểm và định cư thêm nữa ở Siberia. Năm
1761, Peter III, cháu của người con gái út của Peter đại đế lên ngôi. Ông này
có tính khí không ổn định, nhưng vợ ông-Catherine Đại Đế- sớm nắm lấy
mọi việc. Bà là là một trong những nhà lảnh đạo nữ hấp dẫn của lịch sử. Sinh
ra là một công chúa Phổ, bà đã cải đạo sang Chính Thống giáo sau cuộc hôn
nhân với người thừa kế ngôi vua Nga đã được sắp đặt. Cuộc sống hôn nhân
của bà khốn khổ, với những lời đe dọa ly hôn thường xuyên từ ngưởi chồng about:blank 10/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
của bà. Bà cũng ghét người con trai của mình, Sa hoàng Paul I trong tương
lai. Các sĩ quan cảnh vệ cung đình đã lập bà lên làm nữ hoàng vào năm 1762.
Sa hoàng sau đó bị sát hạ, có thể là với sự đồng ý của Catherine.
Catherine tích cực bảo vệ quyền lực của vương quyền tập trung, bà dẹp
yên một cuộc nổi dậy mạnh mẻ khác của nông dân, do Emelion Pugachev
lãnh đạo, đánh bại hoàn toàn Pugachev. Bà sử dụng vụ nổl dậy của Pugachev
như một cái cớ để mở rộng quyền lực của chính quyền trung ương trong
những vụ việc cấp vùng. Triều đại của Catherine kết hợp tài tình những quan
tâm về cải cách với nhu cầu của bà để củng cố quyền lực như một nhà cai trị
người Nga thực sự - một sự kết hợp giải thích cho tính chất phức tạp của
những chính sách của bà.
Giống như Peter Đại Đế, Catherine là một người Tây hóa có chọn lọc,
như trong “chỉ dụ năm 1767” của bà (xem phần Tư liệu) chứng tỏ một cách
rõ ràng. Bà lân la với những ý tưởng của phong trào Khai Sáng, mời nhiều
nhà triết học Pháp đến viếng thăm, bà đã thiết lập ra các ủy ban để thảo luận
những bộ luật mới và những biện pháp khác theo phong cách phương Tây,
bao gồm việc giảm bớt những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc theo truyền
thống, Catherine cũng khuyến khích nâng cao trong giáo dục, nghệ thuật và văn chương.
Các chính sách của Catherine không phải lúc nào cũng tỏ ra nhất quán
với hình ảnh của bà. Tuy nhiên, bà đã trao cho giới quí tộc quyền sử dụng
nông nô, duy trì một sự thỏa hiệp đã phát triển qua hai thế kỷ trước đó ở Nga.
Trong sự thỏa hiệp này, các quí tộc phục vụ một chính quyền trung ương
mạnh, và được bố trí làm quan lại và sĩ quan, về mặt này họ phục vụ như một
giới quí tộc phục vụ chứ không phải là một lực lượng độc lập. Họ cũng chấp
nhận trong hàng ngũ của mình những quan chức được Sa hoàng chọn để
phong quí tộc. Tuy nhiên, để đổi lại, phần lớn quyền cai quản thực tế đối với
các nông dân địa phương được các địa chủ quí tộc thực thi, ngoại trừ những about:blank 11/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
nông dân trong các điền trang do chính quyền điều hành. Những địa chủ này
cỏ thể trưng dụng sức lao động của nông dân, đánh thuế họ bằng tiền và hàng
hóa, và thậm chí áp đạt những biện pháp trừng phạt các tội ác vì các tòa án do
giới địa chủ chi phối thực thi công lý địa phương. Catherine gia tăng sự hà
khắc của những hình phạt mà giới quí tộc có thể tuyên án đòi với các nông nô của mình.
Catherine tài trợ cho nghệ thuật và kiến trúc theo phong cách phương
Tây khuyến khích các quí tộc hàng đầu đi kinh lý phương Tây và thậm chí là
gởi con em của họ đến học ở đó. Nhưng bà cũng cố tránh ảnh hưởng chính trị
từ phương Tây. Khi cuộc cách mạng lớn của Pháp nổ ra vào năm 1789,
Catherine nhanh chóng đóng những cánh cửa Nga đối với những tác phẩm
“xúi giục nổi loạn” của những người theo chủ nghĩa tự do và dân chủ. Bà
cũng giám sát một nhóm nhỏ nhưng nổi bật của các trí thức Nga, là những
người thúc giục cải cách theo chiều hướng phương Tây. Một trong những
người cấp tiến đầu tiên chịu ảnh hưởng phương Tây, một quí tộc tên là
Radischev, người muốn có sự bãi bỏ chế độ nông nô và sự cai trị tự do hơn về
chính trị, đã bị cảnh sát của Catherine quấy rối dữ dội, và các tác phẩm của
ông đả bị cấm lưu hành.
Catherine theo đuổi truyền thống bành trướng của Nga với nghị lực và
thành công . Bà tiếp tục lại các chiến dịch chống đế quốc Ottoman, giành
được những lãnh thổ mới ở trung Á, bao gồm vùng Crimea bao quanh Biển
Đen. Cuộc tranh đấu Nga — Ottoman trở thành một vấn đề ngoại giao trung
tâm cho cả hai cường quốc, và Nga ngày càng chiếm thế thượng phong.
Catherine đẩy nhanh việc chiếm làm thuộc địa các lãnh địa của Nga ở Siberia
và khuyến khích việc thám hiểm thêm nữa, khẳng định chủ quyền lảnh thổ
Alaska cho Nga. Các nhà thám hiểm Nga cũng đã di chuyển xuống đến bở
biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ, vào vùng đất mà ngày nay là bắc
California, và mười ngàn người tiên phong đã tỏa ra khắp Siberia. about:blank 12/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Sau cùng, Catherine thúc đẩy quyền lợi của Nga ở châu Âu, đóng vai
trò cường quốc chính trị với Phổ và Áo, mặc dầu không có những cuộc chiến
tranh lớn rủi ro. Bà đã gia tăng sự can thiệp của người Nga trong những vụ
việc ở Ba Lan. Chính quyền Ba Lan rất yếu, hầu như bị tê liệt bởi hệ thống
nghị viện để cho các thành viên của giới quí tộc quyền phủ quyết bất cứ biện
pháp có ý nghĩa nào; và điều đó đã mời gọi sự chú ý của các láng giềng hùng
mạnh hơn. Nga đã có khả năng giành đựợc những thỏa thuận với Áo và Phổ
để phân chia Ba Lan. Ba lần phân chia, năm 1772, 1793 và 1795 đã loại bỏ
Ba Lan như là một nhà nước độc lập, và Nga giữ phần chia bổng lộc lớn nhất.
Cơ sở cho sự dính líu nhiều hơn nữa của Nga trong những vụ việc ở châu Âu
đã được tạo ra một cách rõ ràng, và điều này sẻ thể hiện trong vai trò cao nhất
của Nga trong việc đánh bại đạo quân của Napoleon sau năm 1812 - lần đầu
tiên binh lính Nga tiến vào vùng đất trung tâm của tây Âu.
Khi Catherine chết vào năm 1796, Nga đã trải qua ba thế kỷ phát triển
phi thường. Nước Nga đã giành được độc lập và xây dựng một nhà nước
trung ương mạnh, mặc dầu là một nhà nước đã phải duy trì một cân bằng với
những quyền lợi chính trị và kinh tế địa phương của một giới quí tộc hùng
mạnh. Nước Nga đã đưa những yếu tố mớỉ vào văn hóa và kinh tế Nga, một
phần bằng cách vay mượn từ phương Tây. Và nó đã mở rộng quyền kiểm soát
của mình trên một đế quốc đất đai lớn nhất thế giới. Ở phía Đông giáp với
Trung Quốc, nơi mà một hiệp ước sông Amur vào thế kỷ 18 đã đặt ra các
đường biên giới mới. Một truyền thống mở rộng về quân sự thận trọng nhưng
thành công đã được xác lập, cùng với một tinh thần tiên phong thực sự của
việc định cư. Không có gì đáng ngạc nhiên là không lâu sau năm 1800, một
nhà quan sát mẫn cảm người Pháp, Alexis de Tocqueville, đã so sánh tầm
quan trọng đang mở rộng và gia tăng của Nga với quốc gia mới nổi lên ở Bắc
bán cầu, là Hoa Kỳ ở châu Mỹ - là hai người khổng lồ trong tương lai của lịch sử thế giới. about:blank 13/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
1.3 Những chủ đề trong lịch sử nước Nga buổi đầu thời hiện đại
Nông nô: cuộc sống quần chúng ở Đông Âu
Trước cuộc chinh phục Mông Cổ, phần lớn nông dân Nga là
nông dân tự do. Tuy nhiên sau khi trục xuất người Tarar ngày càng nhiều
nông dân Nga rới vào nợ nần và phái chấp nhận làm nông nô cho các địa chủ quý tộc.
Chế độ nông nô Nga tạo nên một hệ thống xã hội và kinh tế chia
rẽ, gánh nặng của nó ngày càng làm gia tăng bùng phát phản kháng xã hội đối
lập lặp đi lặp lại khi họ không thể trả nợ.
Các nông nô trên các điền trang bị đánh thuế, bị kiểm soát và
thậm chí bị các địa chủ bán. Họ đóng thuế hay những nghĩa vụ bằng hàng
hóa, và có nghĩa vụ lao động công ích cho nhiều địa chủ và chính quyền.
Nga đã tạo ra một chế độ nông nô rất giống với chế độ nô lệ ở
chỗ các chủ nô có thể mua và bán, gá bạc và trưng phạt nông nô của mình.
Trái với hệ thống nô lệ khác vốn tập trung vapg những “người ngoài”, ở Nga
là trường hợp một dân tộc bắt phần lớn người của dân tộc mình làm nô lệ.
Nông nghiệp điền trang, mậu dịch và sự phụ thuộc
Giới quý tộc Nga sử dụng hệ thống nông nghiệp điền trang để duy trì
sức mạnh chính trị và địa vị quý tộc của mình, địa vị này vốn xuất phát từ đất
đai và người dân chứ không từ mậu dịch hay thương mại.
Giới quý tộc lo ngại về tiềm năng cạnh tranh xã hội của các quan lại và
doanh nhân, đã ngăn cản sự xuất hiện của một tầng lớp thương nhân đáng kể.
Nền nông nghiệp điền trang thâm canh và lao động nông nô mà giới
quý tộc theo đuổi không tránh khỏi việc khiến cho đông Âu ngày càng phụ
thuộc về kinh tế với phương Tây. about:blank 14/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
Tuy nhiên, hệ thống xã hội kinh tế Nga cũng hoạt động tốt về một số
mặt, nó tạo ra thu nhập đủ để cung ứng cho một nhà nước đế quốc đnag mở
rộng. Bất chấp những đợt đói và bệnh dịch theo định kỳ, nền kinh tế nói chung cũng có tiến bộ.
Nhưng dù sao hệ thống này cũng có những hạn chế quan trong. Hầu
hết các phương pháp nông nghiệp truyền thống cũ kỹ. Các địa chủ tranh cải
về những cải tiến nông nghiệp trong các hoc viện nhưng trên thực tế để tăng
thu nhập họ tập trung vào việc bòn rút nông nô. Bất ổn xã hội
Hệ thống kinh tế và xã hội Nga dẫn đến sự phản kháng, phần lớn nông
dân Nga vẫn trung thành với chế độ chính trị Sa hoàng; nhưng họ oán hận
cay đăng với các địa chủ-những người mà họ tố cáo cướp đất của họ. Nông
dân không ngừng nổi dậy phá hủy sổ sách của điền trang, chiếm đất và đôi
khi giét địa chủ và quan chức cai quản họ.
Những cuộc nổi dậy của nông dân đã xảy ra từ thế kỷ 17 trở đi, trong
đó nổi bật là cuộc nổi dậy của Pugachev. Ông này khẳng định mình là Sa
hoàng hợp pháp, hứa hẹn chấm dứt chế độ nông nô, thuế và nghĩa vụ quân
sự. Lực lượng của ông hoành hành miền nam nước Nga nhưng sau cũng bị
chính quyền Catherine đánh bại. Kết nối toàn cầu
Từ một quan điểm lịch sử thế giới, sự nổi lên của nước Nga như một
diễn viên chính ở cả châu Âu và châu Á là một phần hết sức quan trọng trong
buổi đầu thời hiện đại. Ngày nay, Nga trải rộng qua mười múi giờ trên phần
lãnh thổ rộng lớn đã chiếm được vào cuối thế kỷ 18. Kể từ đó nước Nga có
ảnh hưởng về ngoại giao và những phát triển quân sự ở châu Âu và Trung
Đông. Nga giành được một ảnh hưởng trực tiếp từ Trung Á, sự khẳng định
chủ quyền của Ngan đến Alaska,...là dấu hiệu của một vai trò lớn hơn. about:blank 15/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu Câu hỏi: 1.
Trình bày chính sách bành trướng của nước Nga thờ Sa hoàng? 2.
Trình bày sự hiểu biết của bạn về sự Tây phương hóa lần
thứ nhất của nước Nga? about:blank 16/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu about:blank 17/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
cấp bạc, vàng, nông sản mới và hàng hóa khác. Trật tự thức bậc đang xuất
hiện của những quan hệ kinh tế thế giới định hình những điều kiện trong nền
văn minh mới này cho nhiều thế kỷ.
Những dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều là người Iberia vì họ
đều đến từ bán đảo Iberia ở châu Âu, pha trộn với người châu Mỹ bản địa và
thích nghi nhiều khía cạnh văn hóa của họ. Cả hai nhóm đều chịu ảnh hưởng
của nền văn hóa của những người nô lệ nhập khẩu từ châu Phi.
Những vùng đất của người Ibelia thời trung cổ là một biên giới văn hóa
giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Với sự sụp dổ của vương quốc Hồi giáo cuối
cùng ở Granada vào năm 1492 vào 1492, Kitô giáo đã chiến thắng khắp bán
đảo. Được kích thích bởi lương tri và lòng nhiệt thành tôn giáo, Isabella đã re
lệnh cho người Do Thái trong vương quốc của mình cải đạo hay rời khỏi đất
nước. Có đến 20.000 người đã phải ra đi, gây rối loạn nghiêm trọng một số
mặt của nền kinh tế Castile. 1450 sau CN 1500 sau CN 1600 sau CN 1750 sau CN
1492: sự sụp đổ của 1500: Cabral cập 1630-1654: Hà Lan 1755-1776: công Granada, vương bến Brazil
chiếm đông bắc tước Pombal, thủ
quốc Hồi giáo cuối 1519-1524: Cortes Brazil. tướng Bồ Đào Nha
cùng ở Tây Ban lãnh đạo chinh phục 1654: người Anh 1759: các giáo sĩ
Nha, trục xuất người Mexico chiếm Jamaica dòng tên bị trục xuất
Do Thái, Columbus 1553: Cuzco, Peru 1695: phát hiện ra khỏi Brazil
nhìn thấy đất liền ở rơi vào tay vàng ở Brazil 1756-1763: cuộc Caribê. Francisco Pizarro
1702-1713: chiến chiến tranh bảy nam
1493: chuyến thám 1540-1542:
tranh kế vị Tây Ban 1759-1788: Carlos II
hiểm thứ hai của Coronado
thám Nha, triều đại cai trị Tây Ban Nha,
Columbus; bắt đầu hiểm khu vực mà Bourboncai trị Tây những cải cách của
định cư ở vung ngày nay là tây nam Ban Nha Bourbon Indies. Hoa Kỳ 1767: các giáo sĩ
1494: Hiệp ước 1541: Santiago, dòng tên bị trục xuất Tordesillas Chilê được thành khỏi châu Mỹ thuộc lập. Tây Ban Nha about:blank 18/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu 1549: Chính quyền 1781: Comunero hoàng gia thiết lập ở nổi dậy ở New Brazil Grananda, cuộc nổi 1580-1640: Tây Ban dậy Tupac, Amaru ở Nha và Bồ Đào Nha Peru thống nhất dưới 1788: âm mưu giành cùng những nhà cai độc lập ở Minas trị Gerais, Brazil
Biên niên sử chinh phục
Việc chinh phục và chiếm thuộc địa của người Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha đại khái trong ba thời kỳ trong những thế kỷ đầu thời hiện đại.
- Thời kỳ đầu tiên (1492-1570): những tuyến chính của việc quản lý
kinh tế được sắp đặt
- Thời kỳ thứ hai (1570-1700): các định chế xã hội và xã hội có được
hình thức xác định của chúng.
- Thời kỳ thứ ba (trong thế kỷ 180): cải cách và tái tổ chức ở châu
Mỹ thuộc Tây Ban Nha và Brazil thuộc Bồ Đào Nha.
Những con đường chinh phục
Trong chưa đầy một thế kỷ, một phần lớn của hai lục địa và những hòn
đảo trọng một yùng biển nội địa có hàng triệu người dân cư trú, đã đưa và
vào dưới sự kiểm soát của người Tây Ban Nha. Những đội viễn chinh,
thường bao gồm 50 đến 500 người, là đội xung kích cho việc chinh phục, và
tiếp theo là những phụ nữ, nhà truyền giáo, nhà quản trị và thợ thủ công;
những người này đã bắt đầu hình thành một xã hội dân sự.
Việc chinh phục không phải là một phong trào thống nhất mà là một
loạt những sáng kiến riêng thường được thực hiện với sự chấp thuận của about:blank 19/122 00:04 11/8/24
Lịch sử Văn minh Thế giới 2- Bài giảng- Nguyễn Đăng Hựu
chính quyền. Việc chinh phục châu Mỹ có hai gọng kìm: một hướng về phía
Mexico và gọng kìm kia nhắm vào Nam Mỹ.
Vào năm 1535, phần lớn miền trung Mexico đã nằm dưới quyền kiểm
soát của người Tây Ban Nha. Kể từ đó họ đẩy mạnh cuộc chinh phục về phía
nam, vào Trung Mỹ và về phía bắc vào miền trung Mexico.
Gọng kìm thứ hai xuất phát từ vùng Caribê đến bờ biển bắc Nam Mỹ
và Panama. Vào năm 1540 phần lớn Peru đã nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha.
Từ 1540 đến 1542, một trong những chuyến viễn chinh nổi tiếng nhất,
Francisco Vázquez de Coronado, trong khi tìm kiếm những thành phố vàng,
đã xâm nhập vào vùng mà ngyaf nay là tây nam Hoa Kỳ, xã đến tận Kansas.
Những đội quân viễn chinh khác cũng xâm nhập lưu vực Amazon và
thám hiểm những khu rừng mưa của trung và nam mỹ. Vào năm 1579, có 192
thành phố và thị trấn Tây Ban Nha khắp châu Mỹ, 1/3 trong số đó là ở Mexico và Trung Mỹ.
Những người chinh phục
Các thuyền trưởng Tây Ban Nha được dẫn dắt bởi động lực của ý chí
và sức mạnh cá nhân. “Chúa trên trời, vua ở Tây Ban Nha và ta ở đây” là
khẩu hiệu của một thuyền trưởng và đôi khi, sức mạnh tuyệt đối có thể dẫn đến độc tài.
Một số nhà chinh phục là những binh sĩ chuyên nghiệp, họ đại diện cho
mọi tầng lớp trong đời sống xã hội Tây Ban Nha, bao gồm một số ít những
người thượng lưu, và thậm chí đôi khi còn có một số cựu nô lệ và những
người được trả tự do.
Một số cuộc viễn chinh về sau bao gồm một ít phụ nữ Tây Ban Nha
như Inéz Suaréz, nữ anh hùng của cuộc chinh phục Chilê. Nhưng những
trường hợp như vậy là hiếm. about:blank 20/122