Bài giảng chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô
Bài giảng chương 1: tổng quan về kinh tế vi mô, giúp bạn học tập và ôn luyện
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36723385
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ I. Một số khái niệm 1. Khan hiếm nguồn lực -
Tất cả tài nguyên hoặc nguồn lực trong nền kinh tế của một quốc giá luôn khan hiếm. -
Khan hiếm theo nghĩa là so với lòng mong muốn thỏa mãn nhu cầu của con người. 2. Kinh tế học -
(P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus – 1992):
Nghiên cứu vấn đề con người và xã hội ra quyết định như thế nào
trong việc sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm với những cách thức
khác nhau nhằm sản xuất và phân phối những sản phẩm làm ra cho
tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai. -
(D. Begg, S. Fischer và R. Dornbush – 2007):
Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội quyết định ba vấn đề cơ bản: + Sản xuất cái gì?
+ Sản xuất như thế nào? + Sản xuất cho ai? - (Mankiw):
Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm:
+ Con người ra quyết định như thế nào?
+ Con người tương tác với nhau như thế nào?
+ Xem xét nền kinh tế như một tổng thể thì nó sẽ hoạt động như thế nào?
Khái quát nên thành 10 nguyên lý kinh tế học.
Các nhà kinh tế học thống nhất lOMoARcPSD| 36723385
MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VỀ SỰ LỰA CHỌN, NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH CÁCH NÀO SỬ DỤNG
NGUỒN LỰC KHAN HIẾM NHẰM SẢN XUẤT RA SẢN
PHẨM – DỊCH VỤ VÀ PHÂN PHỐI CHÚNG CHO CÁC
THÀNH VIÊN TRONG XÃ HỘI TIÊU DÙNG
3. Kinh tế vĩ mô và vi mô
Kinh tế học tiến hành nghiên cứu những hoạt động kinh tế trên 2 góc độ:
- Góc độ như một hộ gia đình, một doanh nghiệp, một ngành, một
thị trường -> Kinh tế vi mô
- Góc độ toàn bộ nền kinh tế: nghiên cứu tổng thể bao gồm tất cả
các bộ hợp thành của nền kinh tế -> Kinh tế vĩ mô
- 4. Kinh tế thực chứng và chuẩn tắc lOMoARcPSD| 36723385
• Kinh tế thực chứng: Nhằm giải thích và tiên đoán mang tính khách quan.
VD: Điều gì xảy ra khi chính phủ tăng thuế nhập khẩu xe máy lên 10%
• Kinh tế chuẩn tắc: Liên quan đến những khuyến nghị dựa trên quan điểm cá nhân
VD: Để khuyến khích sản xuất xe máy trong nước cần tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu lên 50%
II. Các nguyên lý kinh tế học
Cơ sở: (3 vấn đề đặt ra):
- Con người quyết định thế nào?
- Con người tương tác với nhau thế nào? - Nền kinh tế vận hành thế nào?
1. Con người ra quyết định thế nào?
• NGUYÊN LÝ 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi
• NGUYÊN LÝ 2: Chi phí của một thứ là cái con người phải từ bỏ để có được nó
VD: Chi phí của việc quyết định đi học
VD: Một người dự định mở cửa hàng quần áo. Chi phí mọi thứ lên đến 200
triệu. Bên cạnh đó nếu mở cửa hàng người đó sẽ bỏ lỡ công việc với thu lOMoARcPSD| 36723385
nhập 1 năm là 84 triệu. Với mức doanh thu nào thì người đó có thể mở cửa hàng?
VD: Bạn có tấm vé biểu diễn của Mỹ Linh (miễn phí và bạn không thể bán
lại được). Trong thời gian này, có buổi biểu diễn của Sơn Tùng (MTP), thần
tượng của bạn. Giá vé của buổi biểu diễn Sơn Tùng là 150 ngàn. Thường
ngày bạn sẵn sàng bỏ ra 200 ngàn để xem. Chi phí cơ hội của buổi biểu biểu
diễn của Mỹ Linh là bao nhiêu? Bạn sẽ lựa chọn như thế nào?
• NGUYÊN LÝ 3: Người duy lý là người suy nghĩ tại điểm cận biên
• NGUYÊN LÝ 4: Con người phản ứng lại các kích thích
2. Con người tương tác với nhau thế nào?
• NGUYÊN LÝ 5: Thương mại làm cho mọi người cùng có lợi
• NGUYÊN LÝ 6: Thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế
• NGUYÊN LÝ 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết quả của thị trường
3. Sự vận hành của nền kinh tế.
• NGUYÊN LÝ 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của nước đó
• NGUYÊN LÝ 9: Giá tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
• NGUYÊN LÝ 10: Trong ngắn hạn, chính phủ phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. III.
Các công cụ phân tích của nhà kinh tế
Nhà kinh tế là nhà khoa học: lOMoARcPSD| 36723385
- Dùng các phương pháp khoa học để giải thích sự vận động trong nền kinh tế
- Phương pháp khoa học trong kinh tế thể hiện:
Quan sát -> Giả định -> Kiểm định các giả thuyết -> Khái
quát thành quy luật + Giả định + Số liệu phân tích Số liệu thời gian Số liệu chéo + Mô hình Biểu đồ Đồ thị Hàm số IV.
Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả sản xuất tối đa mà một
nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ sẵn có.
Nó cho biết các khả năng sản xuất khác nhau mà một xã hội có thể lựa chọn. lOMoARcPSD| 36723385
Đường giới hạn khả năng sản xuất: Lõm về gốc tọa độ - Giả định: + Các mặt hàng
+ Công nghệ là không đổi
+ Nguồn cung của yếu tố sản xuất không đổi. - Ý nghĩa
+ Thể hiện sự khan hiếm. (Vì các điểm chỉ nằm bên trong hoặc
nằm bên trên đường giới hạn khả năng sản xuất chứ không thể
nằm ở bên ngoài được)
Nằm ở bên trong chính là điểm sản xuất không hiệu quả, nằm ở bên trên
chính là điểm sản xuất hiệu quả và nằm ở bên ngoài là những điểm
không thể đạt được vì nguồn lực sản xuất khan hiếm, hạn hẹp lOMoARcPSD| 36723385
+ Chi phí cơ hội: Sự đánh đổi, ta muốn cái này và phải từ bỏ cái
khác Vì nguồn lực hữu hạn nên khi bạn đi từ B đến C: bạn có thêm hiệu
quả ở công việc này nhưng phải bỏ 1 ít thứ hiệu quả ở công việc kia.
VD: Bạn đi từ B đến C, bạn có thêm thời gian và nguồn lực để sản xuất ô
tô nhưng bạn lại mất đi thời gian và nguồn lực để sản xuất máy tính
+ Chi phí cơ hội tăng dần: Nếu ta muốn càng nhiều càng nhiều một
mặt hàng nào đó thì ta lại càng phải từ bỏ một mặt hàng khác nhiều hơn nhiều hơn nữa.
Nếu giả định là công nghệ thay đổi và phát triển thì đường giới
hạn sản xuất sẽ dịch sang bên phải và có xu hướng to ra so với ban đầu.
Nếu giả định nguồn cung yếu tố sản xuất thay đổi (có thể tăng
hoặc giảm) Nếu tăng thì đường giới hạn to ra còn nếu giảm thì
đường giới hạn nhỏ lại
THỰC CHỨNG: Từ thực tế người ta chứng thực được điều này, mang tính chất khách quan.
CHUẨN TẮC: Thể hiện quan điểm chủ quan (Nếu mà, giá mà, ước gì,…) KẾT LUẬN:
• Đặc điểm đường PPF:
- Phản ánh trình độ công nghệ hiện có
- Phản ánh sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
- Phản ánh chi phí cơ hội
- Phản ánh sự tăng trưởng khi nó dịch chuyển ra ngoài. lOMoARcPSD| 36723385
• Tất cả các tài nguyên, nguồn lực của quốc gia đều khan hiếm. Khan hiếm thể
hiện sự thiếu hụt so với nhu cầu của con người
• Kinh tế học là môn khoa học xã hội nhằm giải quyết bài toán về sử dụng các
nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả nhất. Và nó trả lời 3 câu hỏi: Sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
• Mặc dù có nhiều cách định nghĩa nhưng các nhà kinh tế học khá thống nhất:
Kinh tế học là môn khoa học xã hội về sự lựa chọn, nghiên cứu vấn đề con
người quyết định cách nào sử dụng nguồn lực khan hiếm nhằm sản xuất ra
sản phẩm – dịch vụ và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng.
• Căn cứ vào hoạt động và các chủ thể trong nền kinh tế, các nhà kinh tế học
chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô nghiên
cứu các vấn đề tổng thể của nền kinh tế. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành
vi và cách thức ra quyết định của các thành viên kinh tế.
• Nhận định của nhà kinh tế chia thành chuẩn tắc và thực chứng.
+ Nhận định thực chứng trả lời câu hỏi là cái gì, như thế nào… Nó tìm
cách giải thích các hiện tượng quan sát được.
+ Nhận định chuẩn tắc lại trả lời câu hỏi như thế nào? Nó thể hiện sự
đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế.
• Các nguyên lý kinh tế học được tiếp cận theo 3 góc độ:
+ Con người ra quyết định thế nào? lOMoARcPSD| 36723385
+ Con người tương tác với nhau như thế nào?
+ Với vai trò là 1 tổng thể, nền kinh tế vận động như thế nào?
• Tương tự như các ngành khoa học khác, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng
những phương pháp và công cụ đặc thù. Phương pháp nghiên cứu trong kinh
tế học thường được sử dụng 1. Quan sát và đo lường 2. Giả định
3. Kiểm định và đánh giá
4. Khái quát thành quy luật
• Các công cụ chủ yếu mà các nhà kinh tế sử dụng bao gồm 1. Các giả định
2. Số liệu bao gồm số liệu theo thời gian và số liệu chéo3. Các mô hình
kinh tế thể hiện qua đồ thị, biểu đồ, hàm số.
• Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện
một lựa chọn về mặt kinh tế. Chi phí cơ hội tuân theo quy luật chi phí cơ hội tăng dần
• Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả tất các
kết hợp hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về
nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện có. Đường PPF thể hiện sự khan hiếm
của các nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. V. BÀI TẬP 1. Bài tập đúng sai *
Kinh tế học nghiên cứu việc sử dụng nguồn lực vô hạn để thỏa mãn
nhu cầu có giới hạn => SAI
- Vì kinh tế học nghiên cứu việc sử dụng nguồn lực có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn *
Kinh tế vi mô nghiên cứu quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế=> SAI
- Kinh tế vi mô chỉ nghiên cứu quyết đinh của những đối tượng nhỏ lẻ trong
nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp,.. Vĩ mô mới liên quan đến cả nền kinh tế *
Kinh tế học bàn về hành vi của con người, do vậy nó không phải là
một môn “khoa học”? => SAI lOMoARcPSD| 36723385
- Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về hành vi của con người.
* Khi xem xét sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ xem
xétchi phí biên và doanh thu biên khi sản xuất thêm đơn vị đó? => ĐÚNG
- Vì khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm, nhà sản xuất sẽ xem xét doanh
thu biên cao hơn chi phí biên thì họ sẽ quyết định sản xuất thêm
(NGUYÊN LÝ 3: Người duy lý là người suy nghĩ tại điểm cận biên)
* Khi giá xăng tăng, thay vì đi các phương tiện cá nhân, con người sẽ
chuyển sang đi các phương tiện công cộng => ĐÚNG
- NGUYÊN LÝ 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi. Đối mặt với giá
xăng tăng, để tối đa hóa lợi ích của mình, họ phải đi phương tiện công cộng. 2. Bài tập tính toán
An, Tiến và Minh dự định di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà
Nội. Đi máy bay sẽ hết 2h và đi bằng tàu hỏa sẽ mất 24h. Giá vé máy bay là
2 triệu đồng và vé tàu hỏa là 500 ngàn. An có thu nhập là 300 ngàn/1h, Tiến
có thu nhập là 50 ngàn/1h và Minh có thu nhập là 68 ngàn/ 1h.
a. Tính chi phí cơ hội của An, Tiến, Minh khi đi bằng 2 phương tiện trên.
b. Giả định An, Tiến, Minh là những người tiêu dùng thông minh, họ sẽ lựa
chọn phương tiện nào để đi? Lý thuyết:
Chi phí cơ hội gồm 2 phần: chi phí ẩn (khoảng thời gian mất đi, trong khoảng
thời gian đó anh có thể làm ra một mức thu nhập nào đó) và chi phí hiện (giá vé) An:
Khi đi máy bay: 2tr + 300k * 2h = 2tr6
Khi đi tàu: 500k + 300k * 24h = 7tr7 Tiến:
Khi đi máy bay: 2tr + 50k * 2h = 2tr1
Khi đi tàu: 500k + 50k * 24h = 1tr7 Minh: lOMoARcPSD| 36723385
Khi đi máy bay: 2tr + 68k * 2h = 2tr136
Khi đi tàu: 500k + 68k * 24h = 2tr132