Bài giảng chương 2: Hệ số co giãn và chính sách của chính phủ
Bài giảng chương 2: Hệ số co giãn và chính sách của chính phủ, giúp bạn ôn luyện và học tập
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36723385
HỆ SỐ CO DÃN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ I.
Hệ số co dãn a. Khái niệm
Phản ánh tình trạng của vật trước trước sự tác động của bên ngoài. Là đại
lượng cho biết sự thay đổi tính bằng % của một biến số khi biến số khác thay đổi 1%
Hệ số co dãn: tính mức độ co dãn của sự vật hiện tượng (E)
E = 0 => Hoàn toàn không co dãn
Ý nghĩa: Phản ánh mức độ phản ứng của người mua và người bán trước
sự thay đổi của thị trường (giá, thu nhập, giá của hàng hóa liên quan)
Đưa ra phân tích chính xác hơn.
1. Sự co dãn của cầu • Định nghĩa
Sự co dãn của cầu của một hàng hóa tính theo biến số nào đó (giá cả, thu
nhập,..) biểu thị mức thay đổi trong lượng cầu hàng hóa này nhằm đáp ứng
một mức thay đổi nhất định của biến số nói trên, trong điều kiện các yếu tố không đổi • Phân loại:
a. Độ co dãn của cầu theo giá . lOMoARcPSD| 36723385
- Phản ánh sự thay đổi của cầu trước sự thay đổi của giá.
- Định nghĩa: Với các yếu tố khác không đổi, là tỷ lệ phần trăm thay đổi của
lượng cầu khi giá thay đổi 1%
- Ý nghĩa: Phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá
cả hàng hóa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Công thức
- Note: Khi giá của một hàng hóa tăng thì lượng cầu sẽ giảm => Giá vfa lượng
cầu tỉ lệ nghịch với nhau => E luôn mang dấu âm
Sự co dãn của cầu theo giá lOMoARcPSD| 36723385
- E = 0 (%∆QD = 0) => hoàn toàn không co dãn
- E < 1 (%∆QD < %∆PD) => ít co dãn - E > 1 (%∆Q ) => co dãn nhiều D > %∆PD
- E = 1 (%∆QD = %∆PD ) => co dãn đơn vị
TH1: Giá tăng lên một khoảng nhỏ -> Lượng cầu giảm mạnh, khi đó ∆Q ∆P khi D >
đó E > 1 -> co dãn nhiều, thường xảy ra ở các mặt hàng cao cấp.
TH2: Giá tăng lên một khoảng lớn -> Lượng cầu chỉ giảm nhẹ, khi đó ∆QD < ∆P
khi đó E < 1 -> co dãn ít -> Hàng hóa ít có khả năng thay thế, hàng hóa thiết yếu
TH3: Lượng giá tăng bằng lượng cầu giảm -> Co dãn đơn vị -> Đây là loại co dãn
chỉ có trong lý thuyết, hiếm khi xảy ra trong thực tế. lOMoARcPSD| 36723385
TH4: Khi giá thay đổi thì lượng cầu vẫn giữ nguyên -> Thường xảy ra ở mặt hàng
thuốc đặc trị, dù cho giá tăng hay giảm thì lúc cần thì người mua vẫn sẵn sàng mua
-> lượng cầu giữ nguyên -> hoàn toàn không co dãn hoặc ít co dãn
TH5. Giá không thay đổi nhưng lượng cầu vẫn lên xuống, giá thay đổi rất nhỏ thì
lượng cầu vẫn xuống bằng 0, người tiêu dùng vẫn sẽ mua hàng này với một mức
giá duy nhất -> co dãn hoàn toàn
Giá tăng 50% ta lấy: (6-4)/4 ; Lượng giảm 33% ta lấy (80-120)/120
• Công thức tính theo khoảng giá (mức trung điểm) lOMoARcPSD| 36723385 Ta có: Qd = a + b.P Qd1 = a + b.P1 Qd2 = a + b.P2
Qd2 – Qd1 = b . (P2 – P1) ∆Qd = b. ∆P ∆Qd / ∆P = b
Vì thế có thể thay ∆Qd / ∆P bằng b
• Những yếu tố nào sẽ tác động đến hệ số co dãn của cầu theo giá?
- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế
VD: + Bún, Mỳ, Phở -> một trong 3 hàng hóa này có sự tăng giá lên thì
người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch từ hàng hóa này sang hàng hóa khác -> co dãn nhiều
+ Thuốc đặc trị -> không có sự thay thế nên sẽ ít co dãn hoặc ko co dãn
- Tính chất của hàng hóa
+ Hàng hóa thiết yếu: Gạo,… tăng giá thì Qd không đổi -> cầu ít co dãn
+ Hàng hóa xa xỉ: Mỹ phẩm tăng giá thì Qd giảm -> cầu co dãn nhiều - Thời gian Giá xăng tăng:
+ Thời gian đầu: Khó tìm được sản phẩm thay thế ngay -> Hệ số co dãn thấp
+ Thời gian sau: Dễ dàng tìm được sản phẩm thay thế -> Hệ số co dãn cao
- Tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu hàng hóa lOMoARcPSD| 36723385
VD: Cùng một thu nhập, nhưng nếu hàng hóa nào đó có mức giá tăng lên -
> mua sẽ ít đi -> cầu co dãn nhiều -
Định nghĩa thị trường.
+ Thực phẩm: khó có hàng hóa thay thế
+ Mỳ tôm: có ít sản phẩm thay thế hơn: phở, bún, cháo
+ Mỳ tôm Hảo Hảo: co dãn nhiều nhất bởi không có Hảo Hảo có thể thay thế bằng Omachi, Kokomi
• Tác động của độ co dãn đến tổng doanh thu lOMoARcPSD| 36723385
• Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Giá (P), Ed (Hệ số co dãn), Tổng doanh thu (TR)
- Giúp người bán quyết định được nên tăng hay giảm giá để tăng tổng doanh thu
- Nhà nước muốn tăng doanh thu từ thuế thì nên đánh thuế và những hàng hóa
có cầu ít co dãn theo giá
- Ước tính sự thay đổi của giá để loại bỏ sự dư thừa và thiếu hụt của thị trường.
b. Độ co dãn của cầu theo thu nhập • Khái niệm
Là % biến đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% • Ý nghĩa
Phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. • Công thức tính:
E < 1: Khi thu nhập tăng thì tỉ trọng của người tiêu dùng ở nhóm hàng
hóa trong nhóm chi tiêu này sẽ giảm. Tức mức cầu tăng nhưng tốc độ
tăng của mức cầu nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập -> Thường xảy ra ở hàng hóa thiết yếu
E > 1: Thu nhập càng tăng, nhu cầu mua hàng hóa của người tiêu dùng
cũng tăng, tốc độ tăng của lượng cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập
-> Thường xảy ra ở hàng hóa cao cấp
E < 0: Thu nhập tăng, nhu cầu mua hàng giảm ở mọi mức giá và ngược
lại. Lượng cầu và thu nhập nghịch biến -> Thường xảy ra ở hàng hàng hóa cấp thấp lOMoARcPSD| 36723385
NOTE: E thường dương vì thay đổi thu nhập có quan hệ cùng chiều với lượng cầu.
c. Độ co dãn chéo của cầu theo giá
• Khái niệm: Là % thay đổi của lượng cầu khi giá hàng hóa liên quan thay đổi 1%
• Ý nghĩa: Phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu của hàng hóa đó đối với
sự thay đổi của giá cả hàng hóa khác trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
+ X; Y là hàng hóa thay thế (Giá hàng hóa của Y tăng thì lượng cầu của
Y sẽ giảm nên lượng cầu của X sẽ tăng và ngược lại) -> Exy > 0
+ X; Y là hàng hóa bổ sung (Giá hàng hóa của Y tăng thì lượng cầu của Y
sẽ giảm nên lượng cầu của X sẽ giảm và ngược lại) -> Exy < 0
+ X; Y là hai hàng hóa độc lập với nhau -> Exy = 0
2. Độ co dãn của cung
• Khái niệm: Với các yếu tố khác không đổi, hệ số co dãn của cung theo
giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%. lOMoARcPSD| 36723385
• Ý nghĩa: Hệ số co dãn của cung theo giá phản ánh sự thay đổi của lượng
cung trước sự thay đổi của giá. • Công thức:
Vì lượng cung về hàng hóa thường vận động cùng chiều với sự vận động
của giá cả nên thông thường độ co dãn của cung là một đại lượng dương. (Es > 0)
• Các trường hợp đặc biệt của Es
Es = 0 -> lượng cung hàng hóa cố định ở mọi mức giá
VD: Trong khoảng thời gian nhất định, nguồn cung về đất đai trong cả
nền kinh tế gần như là sẽ cố định
Es = ∞ => Lượng cung hoàn toàn nhạy cảm theo sự thay đổi của mức
giá, bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong giá cũng sẽ kéo theo sự thay đổi rất lớn về cung
• Các yếu tố tác động - Thời gian
+ Ngắn hạn được xem là thời kỳ mà ở đó có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố
định, trong khi mọi yếu tố đầu vào đều biến đổi trong dài hạn.
VD: Trong việc sản xuất máy bay, phải mất hàng chục năm mới có thể đầu
tư thay đổi vốn hay công nghệ
Trong một xưởng giặt là thì chỉ mất một vài ngày để mở rộng quy mô,
thêm nhiều máy giặt hơn hay thậm chí là để cải tiến và thay đổi công nghệ. - Khả năng thay thế lOMoARcPSD| 36723385
+ Hàng hóa được sản xuất bởi các yếu tố khó thay thế -> Co dãn ít VD:
Nông trại cà phê: để trồng tốt cần hạt giống, đất đai, phân bón -> ít có sự thay thế
+ Hàng hóa được sản xuất bởi các yếu tố dễ thay thế -> Co dãn nhiều
VD: Mặt hàng kẹo: dễ dàng điều chỉnh lượng đầu vào để đảm bảo đầu ra
Công thức (lượng cầu của hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố: giá cả,
giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập, sở thích, dự đoán người tiêu dùng, thị
hiếu của người tiêu dùng…)
Q = a + b*P + c*Pr + d*I + e*Ts
Tương ứng với từng yếu tố: (Nếu tập trung vào một yếu tố thì phải giả định
tất cả các yếu tố còn lại đều không thay đổi)
+ Nếu ta tập trung vào mối quan hệ giữa giá và lượng cầu => Hệ số co dãn của cầu theo giá
+ Nếu ta tập trung vào mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa liên quan và lượng
cầu (Giá cả của hàng hóa Y sẽ tác động như thế nào đối với lượng cầu của
hàng hóa X) => Hệ số co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan. +
Nếu ta tập trung vào mối quan hệ giữa thu nhập và lượng cầu => Hệ số co
dãn của cầu theo thu nhập + Tương tự với các yếu tố khác. Cách tính: (2 cách)
- Tổng quát (theo giá cả): % thay đổi của dentaQ / % thay đổi của denta P
- Theo thu nhập: % thay đổi của dentaQ / % thay đổi của denta I
- Theo giá cả hàng hoa liên quan: % thay đổi của lượng cầu hàng hóa X / %
thay đổi của giá cả hàng hóa Y
- Hệ số co dãn theo khoảng (tăng lên hay giảm xuống ở 1 con số)
- Hệ số co dãn theo điểm (biểu diễn hàm cầu dưới dạng hàm số thì ta cóEd =
b*P/Q (với b là độ dốc của hàm số) lOMoARcPSD| 36723385
+ Áp dụng công thức tính hệ số co dãn theo điểm, vẽ đường cầu cắt hai trục
là giá (trục tung) và sản lượng (trục hoành) => Hệ số co dãn thay đổi dọc
theo đường cầu, độ co dãn của cầu giảm dọc theo đường cầu, ta có:
+ Tại điểm A thì hệ số co dãn Ed = ∞, xảy ra ở các hàng hóa có nhiều
khả năng thay thế, nếu mức giá tăng quá cao thì sản lượng hàng hóa đó
giảm mạnh, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng hàng hóa đó rất ít hoặc ko tiêu
dùng loại hàng hóa đó nữa mà sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa thay thế khác.
(Nhìn vào đồ thị thì tại điểm A, Q = 0 => Theo công thức Ed = b*P/Q => Ed = ∞
+ Tương tự, tại điểm C, ta có P = 0 => Theo công thức Ed = b*P/Q => Ed = 0
=> Dọc theo đường cầu ta thấy nó sẽ chạy từ 0 -> ∞
+ Ed = 1 => Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và sự thay đổi về hệ số cơ
dãn, xét khi tăng hệ số co dãn từ 0 -> 1 và từ 1 -> ∞
Tác động của độ co dãn đến tổng doanh thu.
Tổng doanh thu (TR) = Giá (P) * Lượng hàng hóa bán được (Q) lOMoARcPSD| 36723385 Ed < 1
- Tương ứng với mức giá P1, ta có lượng hàng hóa bán được là C => Tổng doanh thu là SOP1AC
- Tương ứng với mức giá P2, ta có lượng hàng hóa bán được là D Tổng doanh thu là SOP2BD
=> Nếu ta tăng giá từ P2 lên P1 => Phần tăng lên chính là P1AMP2
Phần bị mất đi là MBCD
=> Phần tăng thêm LỚN HƠN phần mất đi
=> Kết luận: Ed < 1, nếu tăng giá lên thì Tổng doanh thu (TR) tăng. Ed > 1
- Tương ứng với mức giá P1, ta có lượng hàng hóa bán được là C => Tổng doanh thu là SOP1AC. lOMoARcPSD| 36723385
- Tương ứng với mức giá P2, ta có lượng hàng hóa bán được là D Tổng doanh thu là SOP2BD
=> Nếu ta tăng giá từ P2 lên P1 => Phần tăng lên chính là P1AMP2
Phần bị mất đi là MBCD
=> Phần tăng thêm NHỎ HƠN phần mất đi
=> Kết luận: Ed > 1, nếu tăng giá lên thì Tổng doanh thu (TR) giảm. Ed = 1
- Hệ số co dãn đơn vị, nếu tăng giá, Tổng doanh thu (TR) không đổi.
- Tổng doanh thu sẽ đạt lớn nhất nếu ở trường hợp này. Ta có:
Q = a + b*P + c*Pr + d*I + e*Ts + f*Fc
E(P) = %delta Q / %delta P = b*P/Q
E(Pr) = %delta Q / %delta Pr = c*Pr/Q
E(I) = %delta Q / %delta I = d*I/Q
E(Ts) = %delta Q / %delta Ts = e*Ts/Q
E(Fc) = %delta Q / %delta Fc = f*Fc/Q II.
Thặng dư của người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu
quả thị trường. Cơ sở:
- Bắt nguồn từ kinh tế học phúc lợi: sự phân bố nguồn lực tác động như thế nào tới phúc lợi kinh tế.
- Các đối tượng khi tham gia vào thị trường thì sẽ được hưởng ích lợi gì?
- Nguyên ký cơ bản: Thị trường thường là cách tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế.
1. Thặng dư của người tiêu dùng
- Người tiêu dùng khi tham gia vào thị trường và sẵn sàng trả món hàng đó với mức giá cố định
- Tuy nhiên thực tế họ chỉ phải trả chi phí nhỏ hơn lOMoARcPSD| 36723385
- Thặng dư người tiêu dùng là số tiền người mua sẵn sàng trả cho một hàng
hóa trừ đi số tiền thực tế phải trả cho nó.
VD: Thầy nghĩ là giá thịt lợn sẽ là 150k/kg, nhưng thực tế người bán 130k/kg
-> Thặng dư của thầy là 20
Tuy nhiên, thầy mặc cả giá là 100k/kg -> Thặng dư của thầy là 50, nhưng người
bán ko đồng ý, sau một hồi thương lượng thì cả hai người chốt giá là 125k/kg
-> Thặng dư lúc này 25k
VD: Người bán thịt về sẵn sàng bán với giá là 80k/kg nhưng bán ra với giá là
125k/kg -> Thặng dư của người sản xuất là 45k
Giá bán trên thị trường – mức giá người bán sẵn sàng bán
=> Tổng thặng dư của thị trường lúc này là 25k + 45k = 70k Đồ thị:
Thặng dư của người tiêu dùng là phần diện tích giới hạn bởi đường cầu và mức giá cân bằng.
Đường cầu D, mức giá cân bằng thị trường là Pe.
=> Thặng dư của người tiêu dùng là phần SBAPe lOMoARcPSD| 36723385
Người A sẵn sàng trả cho món hàng đó 100k, nhưng nếu có 4 người mua A, B, C,
D thì giá thị trường sẽ là 50k -> Thặng dư của người tiêu dùng A là 50. -
Với mức giá P1 thì thặng dư người tiêu dùng ban đầu là S , khi mức giá P0AP1
giảm xuống từ P1 thành P2 (với mức giá P1, lượng hàng hóa mua được Q1) thì
người tiêu dùng ban đầu sẽ được hưởng thêm một phần thặng dư từ giá mới là SP1ACP2 -
Khi mức giá giảm từ P1 xuống P2 thì có thêm một lượng là (Q2 – Q1) người
tiêu dùng mới và những người này sẽ được hưởng một phần thặng dư đó chính là SACB. lOMoARcPSD| 36723385
P giảm thì thặng dư tiêu dùng tăng
Tổng thặng dư tăng lên, và tương ứng chính là SP0P2B.
2. Thặng dư nhà sản xuất
- Người bán sẵn sàng bán sản phẩm, dịch vụ của mình với giá cố định
- Trên thực tế người mua lại trả mức giá cao hơn kỳ vọng đó
- Thặng dư nhà sản xuất là chênh lệch giữa số tiền thực tế bán đi trừ đi số tiền
người bán sẵn sàng bán.
Thặng dư của nhà sản xuất bị giới hạn bởi
đường cung và mức giá bán trên thị trường Pe.
Thặng dư của người sản xuất là SPeEP0
Trường hợp đặc biệt: lOMoARcPSD| 36723385
Thặng dư của người sản xuất là S , phần PeEFO
SOFM chính là phần mà người sản
xuất chấp nhận cho không.
- Với mức giá P1 thì thặng dư người sản xuất ban đầu là S , khi mức giá tăng P0MP1
lên từ P1 thành P2 (với mức giá P2, lượng hàng hóa mua được Q1) thì người tiêu
dùng ban đầu sẽ được hưởng thêm một phần thặng dư từ giá mới là SP1MBP2
- Khi mức giá tăng từ P1 lên P2 thì có thêm một lượng là (Q2 – Q1) người sản
xuấtmới và những người này sẽ được hưởng một phần thặng dư đó chính là SAMB.
3. Hiệu quả thị trường a. lOMoARcPSD| 36723385
Tổng thặng dư xã hội: là toàn bộ thặng dư có trên thị trường, bao gồm thặng dư của
nhà sản xuất (PS) và thặng dư của người tiêu dùng (CS) TS = CS + PS b. -
Thị trường cân bằng khi mức giá cân bằng là Pe và lượng cân bằng là Qe, điểm cân bằng là E. -
Khi người sản xuất có khả năng trả giá và giá bán tăng lên từ Pe lên P1, ở đồ
thị, từ P1 kẻ đường song song với đường Q và cắt đường cầu tại D, cắt đường cung
tại H, lượng cầu hàng hóa là Q1, lượng cung hàng hóa là Q2 => Dư thừa một
lượng hàng hóa là Q2 – Q1. lOMoARcPSD| 36723385
+ So với thị trường cân bằng ban đầu, thặng dư của người tiêu dùng bị giảm một
lượng bằng SP1DIPe + SDIE=> Tổng thặng dư của người tiêu dùng là SPMDP1
+ Thặng dư của người sản xuất: Nhìn vào đồ thị, với lượng hàng hóa là Q1 thì
đáng ra những nhà sản xuất phải bán với giá là P2 (đường vuông góc với Q tại Q1
cắt đường cung tại K) thì thặng dư của người sản xuất là SP2KFO.
=> Thế nhưng người bán lại đẩy được một lượng giá lên cao là P1 -> Thặng dư của
người bán tăng thêm 1 phần là SP1DKP2 => Tổng thặng dư của người sản xuất là SP1DKFO.
=> So với thị trường cần bằng ban đầu, thặng dư của người bán tăng thêm là S , phần giảm đi là P1DIPe SIEK
=> So với ban đầu thì tổng thặng dư đã bị giảm đi 1 lượng là SDEK (Người tiêu
dùng mất đi SP1DIPe nhưng người sản xuất lại được thêm phần đó – bù trừ, tuy
nhiên, ở người tiêu dùng mất đi S , ở người bán mất đi DIE SIEK)
- Khi người tiêu dùng có khả năng trả giá và giá bán giảm xuống từ Pe xuống P2,
ởđồ thị, từ P2 kẻ đường song song với đường Q và cắt đường cung tại K, cắt
đường cầu tại…, lượng cung hàng hóa là Q1, lượng cầu hàng hóa là Q3 => Thiếu
hụt một lượng hàng hóa là Q3 – Q1.
+ Với mức sản lượng là Q1, kéo lên cắt đường cầu tại D, lẽ ra với mức sản lượng
Q1, người tiêu dùng phải mua với mức giá P1 nhưng thực tế họ chỉ phải trả mức
giá P2 -> Được thêm một phần thặng dư nữa là SP1DKP2
=> Tổng thặng dư của người tiêu dùng là SPMDKP2
+ Khi đó, thặng dư của nhà sản xuất giảm một phần = SP1DKP2 c. Tổng quan
- Khi sản lượng Q2 > Qe: mức giá bán P3
Thặng dư tiêu dùng: CS = Sa
Thặng dư sản xuất: PS = Sb + Sd lOMoARcPSD| 36723385
Tổng thặng dư xã hội: TS (Q1) = Sa + Sb + Sd < TS (E) KẾT LUẬN:
- Thị trường tự do phân bổ ức cung về hàng hóa cho những người đánh giá nó cao nhất.
- Thị trường tự do phân bổ mức cầu về hàng hóa cho những người bán có thể sản
xuất ra nó với chi phí thấp nhất.
- Thị trường tự do sản xuất ra lượng hàng hóa làm tối đa hóa thặng dư của người
tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất, hay tối đa hóa thặng dư của xã hội ->
Thị trường đạt mức hiệu quả cao nhất. III.
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ CAN THIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG
1. Các chính sách can thiệp chủ yếu a. Kiểm soát giá cả:
Chính phủ can thiệp trực tiếp lên giá cả bán sản phẩm trên thị trường: giá trần và giá sàn
* Giá trần: giá tối đa đối với hàng hóa và dịch vụ được quy định bởi chính phủ.
- Áp dụng chủ yếu trong trường hợp giá cân bằng trên thị trường quá cao ->
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Các mặt hàng áp dụng chủ yếu: xăng, điện, nước,… - Mức giá trần phải
thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. - VD: lOMoARcPSD| 36723385
+ Sản lượng cân bằng tại mức giá Pe, Qe, tổng thặng dư xã hội.
TS (e) = Sa + Sb + Sc + Sd + Se + Sf
+ Chính phủ áp dụng mức giá trần Pmax: lượng cầu Q2 trong khi lượng cung chỉ là Q1.
+ Thặng dư tiêu dùng (CS) khi Pmax = Sa + Sb + Se
Thặng dư sản xuất (PS) khi Pmax = Sd
Tổng thặng dư (TS) khi Pmax = Sa + Sb + Se + Sd < TS (e)
+ Mức giá trần gây tổn thất xã hội là Sc + Sf
* Giá sàn: giá tối thiểu đối với hàng hóa và dịch vụ được quy định bởi chính phủ
- Áp dụng chủ yếu trong trường hợp giá cân bằng trên thị trường quá thấp
-> Bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất
- Các mặt hàng áp dụng chủ yếu: mặt hàng nông sản, mặt hàng được bảo hộ, mứclương tối thiểu…
- Mức giá sàn phải cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường. - VD: lOMoARcPSD| 36723385
+ Sản lượng cân bằng tại mức giá Pe, Qe. Tổng thặng dư xã hội:
TS (e) = Sa + Sb + Sc + Sd + Se + Sf
+ Chính phủ áp mức giá sàn Pmin. Lượng cung là Q2, lượng cầu là Q1
+ Lượng hàng hóa không được bán hết: Q = Q2 – Q1.
+ Thặng dư người tiêu dùng (CS) khi Pmin = Sa
Thặng dư người sản xuất (PS) khi Pmin = Sb + Sd
Tổng thặng dư (TS) khi Pmin = Sa + Sb + Sd
+ Mức giá sàn gây tổn thất xã hội: Sc + Sf
b. Chính sách thuế: Thuế đánh lên mỗi đơn vị sản phẩm được bán ra. Thực
tế nó tác động lên cả người bán và người mua.
- Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch,
tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền nhằm tái phân phối thu
nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Để khuyến khích tiêu dùng, chính phủ có thể áp thuế thấp hơn.
+ Để hạn chế tiêu dùng: thuốc lá, đồ xa xỉ,.. thì có thể đánh thuế cao.
=> Đánh thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách
- Thuế đánh vào người mua và người bán
+ Đánh vào người mua: Người mua sẽ phải trả một mức giá cao hơn so
với để thị trường tự do hoạt động. VD: 10đ/1sp -> sau khi đánh -> 11đ/1sp + Đánh vào người bán:
VD: 10đ/1sp -> sau khi đánh -> 11đ/1sp. lOMoARcPSD| 36723385
=> Thuế đánh vào người mua hay người bán đều cho ra cùng 1 kết quả: Mức
giá mà người tiêu dùng phải trả luôn cao hơn mức giá mà người bán nhận
được 1 lượng bằng Thuế.
- Thị trường ở trạng thái cân bằng với lượng Qe và mức giá Pe => Tổng
thặng dư: TS (e) = Sa + Sb + Sc + Sd + Se + Sf
- Mức giá mà người mua phải trả là P2, mức giá mà người bán nhận được là
P1 => Mức thuế trên 1 đơn vị sản phẩm là P2 – P1
=> Lúc này thặng dư của người tiêu dùng là Sa, thặng dư của người sản xuất
là Sd, Tổng mức thuế mà chính phủ thu là Q1 x t = Sb + Se
Tổng thặng dư toàn xã hội giảm 1 phần = Se + Sf
Gánh nặng thuế: Thuế tạo ra gánh nặng cho cả người mua và người bán:
- Đáng lẽ người mua sẽ mua được mặt hàng đó với mức giá cân bằng là
Pe nhưng khi áp thuế thì họ phải trả một mức giá là P2
=> Gánh nặng thuế: P2 – Pe
- Đáng lẽ người bán sẽ bán được mặt hàng đó với mức giá cân bằng là
Penhưng khi áp thuế thì họ chỉ nhận được một mức giá là P1
=> Gánh nặng thuế: Pe – P1 lOMoARcPSD| 36723385
Khi đường cầu dốc thì người mua phải chịu một mức thuế nặng hơn. IV. BÀI TẬP 1. Bài tâp đúng sai
* Cùng với sự tăng của giá, cầu của hàng hóa kém co dãn hơn với thời gian? => SAI
- Với hàng hóa bình thường thì thời gian càng dài, mức giá tăng, có thời gian
điều chỉnh hành vi, giảm mức chi tiêu các loại hàng hóa này -> Co dãn nhiều
hơn (Ví dụ như khẩu trang)
* Co dãn của cầu theo giá không thay đổi dọc theo đường cầu tuyến tính? => SAI
- Với những hàng hóa thông thường, co dãn của cầu theo giá giảm dọc theo đường cầu tuyến tính
- Có thể ĐÚNG, có thể = 0, có thể ko thay đổi trong những trường hợp đặc
biệt* Nếu bạn thích ăn thịt gà và thịt vịt như nhau thì độ co dãn chéo của thịt gà
và thịt vịt là dương? => ĐÚNG
- Đây là hai hàng háo thay thế, giá thịt vịt tăng thì cầu thịt gà sẽ tăng -> Cùng
chiều với nhau. Hệ số co dãn chéo của nó là dương
* Nếu bạn chi tiêu rất ít cho chữa bệnh so với tổng thu nhập thì cầu của bạn về
chữa bệnh chắc chắn là co dãn? (CO DÃN CỦA CẦU THEO GIÁ)
- Khi chi tiêu ít cho chữa bệnh so với thu nhập thì cầu về chữa bệnh sẽ ít co dãn
-> Dựa trên % thu nhập dành cho chi tiêu hàng hóa lOMoARcPSD| 36723385
* Dọc đường cầu về phía dưới, đường cầu càng co dãn? => SAI
- Càng lên phía trên càng co dãn nhiều, càng xuống phía dưới càng ít co dãn, dần đến 0
* Hai hàng hóa thay thế có co dãn chéo âm? => SAI - Sẽ dương
* Khi tăng 12% giá của hàng hóa X, kéo theo sự tăng lên 7% cầu của hàng hóa
Y. Điều này có nghĩa là hàng hóa X, Y là hàng hóa bổ sung? => SAI
- X, Y là hai hàng hóa thay thế
* Khi cung tăng làm cho giá hàng hóa giảm và doanh thu của doanh nghiệp
tăng thì cầu hàng hóa không co dãn? => SAI
- Giá giảm, doanh thu tăng -> nằm trong khoảng 1 -> vô cùng -> Rất co dãn
* Cung tăng nhưng giá hàng hóa không đổi, cầu hoàn toàn không co dãn? => SAI -
=> Đường cầu nằm ngang (cung tăng -> đường cung sang phải thì với 1 đường
cầu thông thường thì mức giá nó giảm xuống mà giá không đổi nên đường cầu
phải nằm ngang) => Hệ số co dãn = vô cùng
Hàng hóa thiết yếu, hàng hóa cao cấp: Thu nhập tăng -> Lượng cầu tăng -> Hệ số co dãn dương
Hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng -> Lượng cầu giảm -> Hệ số co dãn âm