-
Thông tin
-
Quiz
Bài giảng Chương 3: Chủ đề 3.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 3: Chủ đề 3.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Con người và môi trường 45 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Bài giảng Chương 3: Chủ đề 3.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 3: Chủ đề 3.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người và môi trường 45 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)
Môn học: Con người và môi trường
Chương 3: Dân số và môi trường
Chủ đề 3.2: Các thời kỳ dân số học và tác động đến môi trường Phần 1: xxx Slide Nội dung
Chào các bạn, tôi là Như Xuân Thiện Chân. Tôi sẽ phụ trách nội dung của
chương 3 môn Con người và môi trường, với tên gọi là “Dân số và môi trường”
Chương này bao gồm 4 chủ đề:
Chủ đề 3.1: Khái quát về dân số học
Chủ đề 3.2: Các thời kỳ dân số học và tác động đến môi trường
Chủ đề 3.3: Phân bố dân số - sự gia tăng – chuyển dịch dân số
Chủ đề 3.4: Dân số và phân bố dân cư ở Việt Nam
Để học chương 3 này, các bạn xem slide bài giảng hoặc video bài giảng
(tuỳ từng chủ đề) được upload trên hệ thống, kết hợp với xem các nội
dung có trong giáo trình được giới thiệu ở đầu môn học rồi sau đó làm các bài tập cuối chương.
Trong video này, tôi sẽ trình bày với các bạn về chủ đề 3.2: Các thời kỳ
dân số học và tác động đến môi trường. Chủ đề này sẽ trình bày lịch sử
phát triển dân số của thế giới, thông qua đó nêu bật mối quan hệ giữa phát
triển nông nghiệp và phát triển dân số cũng như ảnh hưởng và tác động
của hai yếu tố này đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu học tập của chủ đề 3.2 là giúp các bạn: -
Biết được các thời kỳ dân số của loài người -
Hình dung được mối liên hệ giữa việc sản xuất nông nghiệp và sự gia tăng dân số -
Giải thích được sự ảnh hưởng của các thời kỳ dân số đến môi trường
Có thể nói các giai đoạn tăng dân số của loài người liên quan mật thiết đến
nền sản xuất nông nghiệp, hay chính xác hơn là liên quan đến phương
thức tạo ra lương thực thực phẩm
Thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người là thời kỳ tiền sản xuất nông
nghiệp, bắt đầu từ khi loài người xuất hiện cho đến năm 8000 TCN. -
Tổ tiên loài người là người vượn (Austalopithecus) xuất hiện các đây
khoảng 2 triệu năm, tập trung sống ở nơi mà ngày nay được gọi là
Châu Phi. Số dân ước tính lúc này khoảng 125 nghìn, sống thành bầy
đàn bằng săn bắt, hái lượm. Nguồn thức ăn chủ yếu lúc này là thực vật
và họ tác động rất ít vào môi trường. -
Loài người tiếp túc trải qua 4 giai đoạn tiến hoá, sau vượn người là
đến Người khéo léo (Homo habilis) có mặt cách đây 2 triệu năm, là
loài đầu tiên có khả năng tạo ra và sử dụng công cụ bằng đá nguyên
thuỷ, và đã gia tăng khả năng tác động vào môi trường -
Tiếp theo là người đứng thẳng (Homo erectus) có mặt cách đây từ 1.8
triệu năm, đã biết dùng lửa và bắt đầu phân tán khá rộng khắp nơi trên
thế giới; tập hợp thành những nhóm nhỏ khoảng vài trăm cá thể. Khi
này, loài người lại tiếp tục gia tăng khả năng tác động vào môi trường. -
Người thông minh hay người cận đại (Homo sapiens) xuất hiện cách
đây khoảng 200.000 – 150.000 năm, với bộ não phát triển đến 1400
cm3 so với 500cm3 của Người khéo léo. Họ bắt đầu hình thành cấu trúc
xã hội sơ khai gọi là bộ lạc, có ngôn ngữ để giao tiếp, bắt đầu dự trữ
thực phẩm. Điều này lại làm tăng khả năng tác động vào môi trường của con người -
Giai đoạn cuối cùng là người thông tuệ hay người hiện đại (Homo
sapiens sapiens) có mặt cách đây khoảng 40.000 – 35.000 năm cho đến
ngày nay. Loài người đã có ngôn ngữ đầy đủ, chuỗi kết hợp tay – mắt –
não miệng được tự củng cố và phát triển vượt bậc. Loài người phát triển
các nền văn minh và bắt đầu tác động mạnh vào môi trường
Ở giai đoạn này, con người có tỷ lệ sinh khá cao là 40 – 50% do cần có sức
mạnh cơ bắp để lao động và bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ tử cũng cao
xấp xỉ do các hiểm nguy rình rập từ tự nhiên làm cho tỷ lệ tăng dân số rất
thấp 0.0004% (4ppm). Do sự khắc nghiệt của tự nhiên, tuổi thọ trung bình
của con người là không quá 20 năm và kết thúc giai đoạn này dân số chỉ đạt mốc 10 triệu.
Như vậy, cuộc sống của con người trong giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc
vào tự nhiên và là một bộ phận của cân bằng sinh thái. Hoạt động sống của
con người trong giai đoạn này là săn bắt, hái lượm. Dân cư ít, phân bố trên
một phần nhỏ của quả địa cầu và có mật độ dân số thấp. Nhu cầu của con
người lúc này khá đơn giản, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu hạn chế
nên tác động của con người đến môi trường hầu như không đáng kể
Thời kỳ tiếp theo là Thời kỳ cách mạng nông nghiệp diễn ra từ năm 8.000 TCN đến năm 1650
Di tích khảo cổ cho thấy canh tác nông nghiệp đã xuất hiện khoảng 8000 –
7000 TCN ở Trung Đông và một số nơi khác trên thế giới. Điều này cho
thấy giai đoạn này con người đã chuyển từ hình thức săn bắt hái lượm sang
chăn nuôi trồng trọt. Con người đã bắt đầu thoát kiếp lang thang kiếm ăn để
bắt đầu định cư tại một chỗ. Đã hình thành các quần cư lớn hàng triệu
người, gắn liền với các nền văn minh cổ nhất, gắn liền với các vùng nông
nghiệp có tưới nước như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc… Xã hội loài người
bắt đầu phức tạp hơn rất nhiều so với cuộc sống bộ lạc vài trăm người trước
kia. Con người bắt đầu có sự phân hoá về ngành nghề và bắt đầu phụ thuộc
lẫn nhau. Đây là thời kỳ chứng kiến nhiều sự hình thành và tan rã của các
chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ.
Con người khi chuyển sang chăn nuôi, trồng trọt, thì ban đầu là du canh,
sau đó bắt đầu định canh, thuần hoá và cải tạo giống và bắt đầu có tích trữ
lương thực. Thêm vào đó, công cụ lao động bằng đá được thay thế bằng
kim loại như đồng, sắt và ngày càng hoàn thiện làm cải thiện năng suất lao
động lên đáng kể, gia tăng sức sản xuất, sản lượng lương thực thực phẩm
và cải thiện mức sống.
Con người bắt đầu thoát khỏi việc đói ăn, có lương thực dự trữ nên tỷ lệ
sinh cũng tăng, không phải tha phương cầu thực nên tỷ lệ chết cũng giảm
và tuổi thọ tăng. Dân số thế giới lúc này tăng nhanh từ 10 triệu người ở
năm 7000 TCN tăng lên đến 200 – 300tr người ở đầu CN và đến năm 1650 là 500tr người.
Tuy nhiên hình thức định cư cũng kéo theo thiên tai, dịch bệnh cũng như
chiến tranh tranh giành lãnh thổ làm tử vong trên diện rộng không kiểm
soát được tại nhiều quốc gia và vùng địa lý. Ví dụ như dịch hạch làm giảm
25% dân số Châu Âu giai đoạn 1348 – 1350. Từ năm 10 – 1848 ở Anh đã
có 200 lần nạn đói hoành hành…
Ở giai đoạn này, con người tác động đến môi trường rất đa dạng về hình
thức, tăng cường về mức độ, mở rộng về không gian và gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Hoạt động đáng kể nhất là phá rừng lấy đất làm nông
nghiệp và củi làm nhiên liệu làm thay đổi cơ bản lớp phủ bề mặt và các
quá trình tự nhiên trên nó, nói nôm na là phá vỡ cân bằng tự nhiên. Các
hoạt động canh tác nông nghiệp không hợp lý cũng gây suy thoái nhiều
miền đất. Chiến tranh liên miên phá huỷ nhiều vùng sinh thái, hạn chế sự
phát triển của xã hội và tác động rất bất lợi tới môi trường.
Thời kỳ thứ ba là Thời kỳ cách mạng công nghiệp đến hết chiến tranh
thế giới thứ hai (1650 – 1945)
Cách mạng công nghiệp và thương mại phát triển ở Châu Âu đã thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội, cho phép chuyển dịch một phần lao
động nông nghiệp sang công nghiệp. Nông nghiệp cũng phát triển mạnh
cùng với sự phát hiện, thuần hoá, mở rộng diện tích gieo trồng ngô và
khoai tây góp phần làm tăng đáng kể khả năng đảm bảo lương thực cho
loài người. Sự phát hiện ra dầu mỏ là một phát hiện quan trọng thúc đẩy
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là giao thông vận tải giúp sự
thông thương thuận lợi. Nhờ đó, điều kiện sống, làm việc và y tế tốt hơn
vượt bậc, làm tăng sinh giảm tử và kéo dài tuổi thọ.
Dân số trong giai đoạn này tăng nhanh: 4.5% năm 1800 lên 5.2% năm
1850; 6.2% năm 1900, và trước WWII là 10%. Dân số thế giới tăng từ
500tr ở năm 1965 lên 1 tỷ ở 1850 và đến 1930 đã là 2 tỷ. Trong đó dân số
Châu Á tăng chưa đến 2 lần, Châu Âu và Châu Phi tăng 2 lần, Bắc Mỹ
tăng 6 lần, Nam Mỹ tăng 5 lần. Dân số lúc này cũng có sự phân hoá do
các đô thị và các khu công nghiệp tỷ lệ sinh giảm và có thể kiểm soát sinh
theo ý muốn; sự di cư và chuyển cư quốc tế từ Châu Âu sang lục địa mới
Châu Mỹ, Châu Úc, hay Trung Quốc, Ấn Độ di cư sang Đông Nam Á,
Nam Thái Bình Dương và Châu Phi
Tác động của dân số đến môi trường trong giai đoạn này là sự mở rộng
các hành vi, tăng mạnh cường độ tác động so với giai đoạn trước trong tất
cả các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, phá rừng, chiến tranh… Ô
nhiễm môi trường xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là đô thị, khu công nghiệp,
mỏ. Suy thoái cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu báo động
Thời kỳ cuối cùng là Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (1945 – 2010)
Sau WWII cả thế giới bắt đầu phục hồi sau tổn thất to lớn. Nhờ tiến bộ
kinh tế, khoa học công nghệ, y tế, dịch tễ học con người từng bước hạn
chế được nạn đói, bệnh dịch; tiếp tục cải thiện, nâng cao mức sống làm cho dân số tăng mạnh
Lúc này có sự phân hoá về sự gia tăng dân số tự nhiên cũng như sự
chuyển dịch dân số cơ giới. Dân số đặc biệt tăng nhanh ở nông thôn, các
vùng nông nghiệp, các nước đang phát triển nơi nhân lực ở mọi lứa tuổi
đều có giá trị khai thác và quy mô gia đình lớn đảm bảo tính ổn định cao
hơn. Trong khu vực công nghiệp, đô thị, hay các nước phát triển tỷ lệ sinh
giảm một cách tự phát do nhu cầu gia đình quy mô lớn giảm, quan niệm
sống thay đổi và sự tiến bộ của các biện pháp kiểm soát sinh đẻ. Dòng di
cư nông thông – thành phố diễn biến phức tạp do chênh lệch về thu nhập, điều kiện sống
Năm 1940 – 1950 tỷ lệ tăng dân số thế giới hàng năm là 0.9%; đến 1950 –
1960 tăng thành 1.8%. Năm 1950 dân số thế giới là 2.5 tỷ người thì đến
năm 1987 đã là 5 tỷ người; 7/2016 là 7.434 tỷ người. Trong những thập kỷ
gần đây tỷ lệ gia tăng dân số thế giới hàng năm có xu hướng giảm. Giáo
dục và kiểm soát dân số đã được triển khai với quy mô và hiệu quả khác nhau
Tác động của dân cư và gia tăng dân số đến môi trường trong giai đoạn
này là to lớn do dân số đông và tăng nhanh làm tăng nhu cầu tiêu thụ tài
nguyên, tăng xả thải trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu của thiên nhiên
đã hạn chế. Từ đó, dẫn đến suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường, khủng hoảng hệ sinh thái ở nhiều nơi gây bệnh tật và tử vong ở
con người và thế giới sinh vật, cản trở phát triển kinh tế, xã hội
Phần trình bày này cũng khép lại nội dung về các thời kỳ dân số học và tác
động đến môi trường. Số liệu cập nhật dĩ nhiên không theo sát được đến
thời điểm hiện tại là năm 2022. Tuy nhiên tại thời điểm này, chúng ta đã
và đang chứng kiến những bệnh dịch khủng khiếp, kèm theo sự bất thường
của thời tiết, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm leo thang. Tất
cả những điều đó đều do bàn tay tác động của con người, đặc biệt với sức
ép dân số và nhu cầu ngày một tăng cao trước sự cung ứng giới hạn của tự nhiên.