Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.2 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)
Môn học: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương 4: NHU CẦU VÀ CÁC HOẠT Ộ
Đ NG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI
Chủ đề 4.2: Các nền nông nghiệp và tác động đến môi trường Slide Nội dung
Đến với chủ đề thứ 2 của chương 4, chúng ta sẽ tìm hiều ề v các ề n n
nông nghiệp và sự tác động đến môi trường như thế nào của nền nông
nghiệp hái lượm, săn bắt và đánh cá; nền nông nghiệp tr ng ồ trọt chăn ề ố ề ệ ệ ề ệ
thả truy n th ng; n n nông nghi p công nghi p hoá, n n nông nghi p
sinh thái học và phát triển nông nghiệp nông thôn
- Đầu tiên là nền nông nghiệp hái lượm, săn bắt và đánh cá thuở khởi
nguyên, con người sống bằng hái lượm và săn bắt sử dụng công cụ
hết sức thô sơ nhằm bảo đảm thức ăn hằng ngày cho con người.
- Sản phẩm lao động làm ra không nhiều, nhu cầu của con người rất
thấp, dân số ít nên mức khai thác và tiêu thụ tài nguyên thấp. Giai
đoạn này kéo dài từ khi có loài người cho đến cách đây khoảng 1
vạn năm. Trong giai đoạn này, thực chất con người chưa tiến hành sản xuất nông nghiệp.
- Nền nông nghiệp trồng trọt chăn thả truyền thống được đánh dấu
bằng việc xã hội loài người thay thế các hoạt động hái lượm săn bắt
ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các
giống cây con đã được thuần hoá.
- Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh.
Nền nông nghip du canh:
- Nương rẫy được phát đốt và gieo trồng một đến hai năm; khi năng
suất cây trồng giảm, nương rẫy sẽ bị bỏ hoang cho thảm thực vật
tự nhiên phát triển; cùng với thời gian độ phì nhiêu của đất dần được khôi phục.
- Nông nghiệp du canh không đáp ứng được nhu cầu khi dân số tăng
- Canh tác du canh ảnh hưởng xấu đến môi trường: rừng và tài
nguyên rừng bị phá hủy, xói mòn đất nghiêm trọng, mất cân bằng
nước, gây ra hạn hán và lụt lội...
Nền nông nghi n
p đ h canh:
- Trồng trọt và chăn nuôi trên diện tích đất cố định, các kỹ thuật nông
nghiệp được áp dụng: chọn giống cây, con cho năng suất cao; tưới
nước chống hạn; chăm sóc cây trồng và vật nuôi; bón phân hữu cơ và
cung cấp thức ăn cho vật nuôi...
- Nông nghiệp định canh cho năng suất cao hơn và duy trì được
một số dân đông hơn so với nông nghiệp du canh Thành quả lớn nhất c a
ủ nền nông nghiệp truyền thống là đã tạo ra
một tập đoàn các gi ng cây tr ố
ồng, vật nuôi đa dạng, phong phú, đảm
bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm, dược liệu quan trọng cho loài người và hình thành ệ
h thống kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác thích
nghi cao ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
- Việc áp dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp đã chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang
nền nông nghiệp có đầu tư cao với các đặc trưng của quá trình hoá
học hoá, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá và sinh học hoá nền sản xuất nông nghiệp.
- Trong đó phổ biến nhất là việc sử dụng nhiều phân bón hoá học,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao.
- Cách mạng xanh là một ví dụ điển hình cho nền nông nghiệp công nghiệp hoá.
- Mục tiêu cơ bản của nền nông nghiệp công nghiệp hoá là tạo ra
một năng suất cao đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho một dân số đông.
- Kết quả của nông nghiệp công nghiệp hoá là rất đáng khích lệ, đã
tạo ra một khối lượng nông sản lớn góp phần thoả mãn nhu cầu
lương thực trên thế giới.
Tuy nhiên nông nghiệp công nghiệp hoá cũng gây ra nhiều tác động
môi trường bất lợi, đó là:
- Làm mất đi và lãng quên dần các giống cây trồng, vật nuôi truyền
thống ở địa phương. Đây là những giống cây trồng, vật nuôi có chất
lượng tốt, sức đề kháng và khả năng thích ứng cao với điều kiện
môi trường địa phương. Như vậy là làm mất đi một nguồn gen quý
giá đã được chọn lọc một cách tự nhiên qua thời gian lâu dài. Thay
vào đó là một số giống mới có năng suất cao nhưng chất lượng
thấp, khả năng thích ứng và chống chịu với các điều kiện môi
trường bất lợi kém và dễ bị thoái hoá. Dễ bị nhiễm sâu bệnh và đòi hỏi sự chăm sóc cao.
- Xem thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật, coi cây
trồng, vật nuôi như những cái máy để sản xuất ra nông sản, thịt,
trứng, sữa mà không chú ý đến các quy luật đời sống thông thường
của sinh vật. Cây trồng được bảo đảm các điều kiện tối ưu về dinh
dưỡng bằng các loại phân khoáng nhằm tăng cao năng suất sinh
khối. Các loại gia súc và gia cầm bị nuôi nhốt thay vì chăn thả tự
nhiên. Thức ăn cho chúng là những loại được tổng hợp giàu dinh
dưỡng phục vụ tăng trọng nhưng không cân đối theo nhu cầu dinh
dưỡng của bản thân vật lợi nuôi. Các loại thuốc tăng trọng, kích
thích sinh trưởng được sử dụng không quan tâm đến nhu cầu thực sự của sinh vật.
- Không chú ý đến các hoạt động sinh học của đất và chức năng tự
tái tạo tài nguyên của đất, bón quá nhiều phân bón hoá học dẫn đến
làm mất cân bằng dinh dưỡng và làm thoái hoá đất. Sử dụng ngày
càng nhiều các loại hoá chất trong nông nghiệp (phân bón hoá học,
thuốc bảo vệ thực vật) cũng như áp dụng cơ giới hoá và thuỷ lợi
hoá trong nông nghiệp, làm suy thoái môi trường, gây thoái hoá
đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
- Thoái hoá đất do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý cũng xảy ra rất
phổ biến trên thế giới.
- Tốc độ mặn hoá và úng nước hằng năm khoảng 1,5 – 2 triệu ha là
những nguy cơ làm giảm năng suất cây trồng.
- Nông nghiệp công nghiệp hoá chỉ chú trọng đến năng suất và lợi
nhuận mà ít chú ý đến nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu
dùng. Sản phẩm của nền nông nghiệp công nghiệp hoá thường có
chất lượng không cao, ăn không ngon, hoa quả chứa nhiều nước,
khó bảo quản. Thịt gia súc thường nhão, nhạt, trứng không thơm
ngon, sữa có giá trị dinh dưỡng thấp.
- Nông nghiệp công nghiệp hoá dựa trên cơ sở đầu tư cao nhằm thu
lợi nhuận lớn. Trên thực tế, lợi nhuận ngày càng giảm đi do tỷ suất
tăng đầu tư thường cao hơn so với sản phẩm thu hoạch. Nguyên
nhân chính là do năng suất cây trồng chỉ tăng nhanh theo mức đầu
tư ở một khoảng nhất định, khi đã gần đến ngưỡng tối đa thì năng
suất sẽ tăng chậm và thậm chí sẽ bị giảm khi lượng đầu tư tăng lên
quá mức. Mặt khác theo thời gian thì giá thành đầu vào (phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật,...) tăng nhanh hơn so với sự gia tăng giá bán
nông sản. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn, khoa học kỹ thuật ngày càng
nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến làm cho sự phân hoá giàu nghèo
trong xã hội ngày càng gia tăng. Để ắ
kh c phục những nhược điểm của nền nông nghiệp công nghiệp
hoá, nhiều nhà nghiên cứu nông nghiệp ở các nước công nghiệp, đặc biệt là ở Mỹ
đã chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp sinh học.
- Quan điểm cơ bản để xây dựng nền nông nghiệp sinh học là nhấn
mạnh bản chất sinh học của sinh vật, cho rằng, cây trồng, vật nuôi
cũng như con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật
sinh học, không được biến chúng thành những "cái máy”sản xuất
đơn thuần dựa vào các điều kiện nhân tạo.
- Nền nông nghiệp sinh học đã tạo ra được những sản phẩm có chất
lượng cao hơn hẳn và ít gây ảnh hưởng đến môi trường so với nền
nông nghiệp công nghiệp hoá. Tuy nhiên năng suất và tổng sản
phẩm thu hoạch lại thấp, giá thành sản xuất cao nên không có khả
năng đáp ứng được nhu cầu của con người. Do vậy nó đã không
thể được triển khai trên diện rộng, ít nhất cũng là trong điều kiện
kinh tế – xã hội hiện nay.
- Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học tìm cách kết hợp ưu điểm
của các nền nông nghiệp đã có trên cơ sở tôn trọng và ứng dụng
các nguyên lý sinh thái, kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật nông nghiệp, tránh những giải pháp kỹ thuật công nghệ gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nông nghiệp sinh thái học không
loại trừ việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật
cũng như các loại giống cây trồng mới có năng suất cao mà phải sử
dụng chúng một cách hợp lý.
- Mục tiêu chính của nông nghiệp sinh thái học là nhằm đạt tới sự
phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
hiện tại và bảo đảm việc cung cấp đủ chúng trong tương lai.
- Nông nghiệp sinh thái học hiện đang tiếp tục được nghiên cứu và
áp dụng trên những quy mô và phạm vi khác nhau.
- Một ví dụ cho sự thành công của nền nông nghiệp sinh thái học là
việc áp dụng chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM
(Integrated Pest Management). Nội dung cơ bản của chương trình
là phòng trừ sâu bệnh trên cơ sở áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
khác nhau như hệ thống cây trồng, các kỹ thuật canh tác, phòng trừ
sinh học và cả việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật một cách hợp
lý trên cơ sở nguyên lý cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Sự phát
triển các hệ thống canh tác, các hình thức nông lâm kết hợp, các
chương trình tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi từ các loài hoang
dã cũng là những hình thức khác nhau của nền nông nghiệp sinh thái học.
- Ở nước ta, các mô hình canh tác VAC (Vườn - Ao - Chuồng),
RVAC (Rừng – Vườn – Ao – Chuồng) cũng đang được áp dụng
thành công góp phần tăng thu nhập, đóng góp vào việc sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bằng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và khoa học sinh thái, nền nông nghiệp sinh thái
học sẽ ngày càng được hoàn thiện, hứa hẹn cho một nền nông
nghiệp bền vững cho tương lai.
Như vậy chúng ta đã cùng phân thích, làm rõ về Các nền nông
nghiệp và tác động đến môi trường của các nền nông nghiệp qua
các thời kỳ.