-
Thông tin
-
Quiz
Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Con người và môi trường 45 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 4: Chủ đề 4.3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người và môi trường 45 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)
Môn học: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương 4: NHU CẦU VÀ CÁC HOẠT Ộ
Đ NG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI
Chủ đề 4.3: Nhà ở và môi trườn g Slide Nội dung
Chủ đề thứ 3 của chương 4, chúng ta
sẽ tìm hiều về mối liên hệ
giữa du cư, định cư, nhà ở của con người và tác động đến môi trường
- Cuộc sống hái lượm săn bắt cũng như thường xuyên phải đối
phó với các bộ tộc khác và thú dữ nên nơi ở của con người cũng
luôn phải thay đổi. Cuộc sống du cư để tìm những nơi ở mới với
những nguồn cung cấp thức ăn mới và tránh những điều kiện bất
lợi trong cuộc sống. Khi con người biết dùng lửa đã tạo ra được
những công cụ sản xuất đơn giản trước hết bằng đá sau đó là
bằng đồng, sắt thì cuộc sống đã có những biến đổi rất lớn. Đặc
biệt là khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi thì cuộc sống
định cư đã thay thế dần cuộc sống du cư.
- Cuộc sống định cư lúc đầu có thể là tạm thời trong từng thời
gian nhất định. Nhưng sau đó ổn định hơn và hình thành nên các
dân tộc, rồi các quốc gia riêng biệt. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
mỗi vùng địa lý do những đặc thù riêng của mình mà hình thành
nên những kiểu kiến trúc với các đặc trưng riêng. Cho đến nay,
nhà ở của con người đã có những bước phát triển đa dạng phong
phú tương ứng với từng vùng dân cư riêng biệt.
- Nhà ở là một yêu cầu không thể thiếu được của con người. Nhà
ở là nơi cư trú, nơi sinh hoạt của từng hộ gia đình, có khi của cả
một bộ tộc, một cộng đồng. Một cụm nhà ở hình thành nên một
điểm dân cư. Nhà ở lúc đầu chỉ đơn thuần là nơi cư trú, nơi tránh
mưa nắng và thú dữ. Sau đó các chức năng cũng như kiến trúc
nhà ở đã có sự khác biệt rõ rệt cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Vậ
t liệu xây dựng đầu tiên được lấy từ tự nhiên, nay
đã gồm nhiều chất liệu nhân tạo. Quy mô không gian được mở
rộng, hình thành các kiểu kiến trúc khác nhau thoả mãn nhu cầu
văn hoá thẩm mỹ của con người.
- Xu thế chung của các tác động đến môi trường do nhu cầu và
kiến trúc nhà ở là tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng,
tăng cường xả thải các chất tự nhiên và nhân tạo vào môi trường.
Xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng cơ sở,... tiêu tốn
quỹ đất. Khả năng mở rộng không gian theo chiều cao là cơ sở
giúp làm tăng mật độ dân số, mật độ đầu tư kinh tế, dẫn đến làm
tăng cường độ thải tập trung gây ô nhiễm môi trường và tăng
nguy cơ thiệt hại khi gặp rủi ro.
- Phân tích về kiến trúc nhà ở trên quan điểm bảo vệ môi trường
thì kiến trúc nhà ở hiện đại đang làm cho con người ngày càng
tách rời với các điều kiện môi trường tự nhiên. Con người đang
cố gắng tạo ra những điều kiện môi trường riêng biệt bằng các
thiết bị nhân tạo như điều hoà nhiệt độ và độ ẩm. Các vật liệu
xây dựng cũng thay đổi theo hướng sử dụng các vật liệu nhân
tạo như chất dẻo tổng hợp, sắt thép,... Phát triển nhà ở theo
hướng này con người đã tiêu tốn tài nguyên ngày càng nhiều,
những tác động đến môi trường ngày càng lớn và cuộc sống của
con người ngày càng trở nên xa lạ với tự nhiên.
Như vậy chúng ta đã cùng phân thích, làm rõ tác động đến
môi trường của nhu cầu Nhà ở của con người