Bài giảng chương 5 : Pháp luật hình sự

Bài giảng chương 5 : Pháp luật hình sự

Thông tin:
19 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giảng chương 5 : Pháp luật hình sự

Bài giảng chương 5 : Pháp luật hình sự

86 43 lượt tải Tải xuống
1
Bài 5: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
Sau khi học xong bài y sinh viên thể: Trình bày được một số vấn đề luận
chung về pháp luật hình sự. Giải thích một số nội dung cơ bản về pháp luật hình sự.
Vận dụng những kiến thức vào cuộc sống, sống làm việc theo hiến pháp pháp
luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung
đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật các quy tắc ứng xử chung của
cộng đồng và của xã hội.
6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
6.1.1. Khái niệm
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
quy định hình phạt đối với những tội phạm đó.
6.1.2. Đối tượng điều chỉnh
Luật Hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ hội khi tội phạm xảy ra - đó
cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự những quan hệ hội phát sinh
giữa nhà nước và người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội khi thực hiện
tội phạm.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự nhà nước, người phạm tội pháp
nhân thương mại phạm tội.
- Nhà nước: Nhà ớc buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm họ đã gây ra. Nhà nước cũng
trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
- Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật
Hình sự coi tội phạm phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế nh sự nhà nước
áp dụng với họ.
- Pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội bị
luật hình sự coi là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự do nhà nước quy định.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
2
6.1.3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự phương pháp mệnh lệnh phục
tùng. Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự đều cách tác động chung bắt
buộc người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định
phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý là trách nhiệm hình sự.
6.1.4. Tổng quan về luật hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lức từ 1/1/2016. Gồm 3 phần, 26 chương,
426 điều.
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương 1: điều khoản cơ bản, từ điều 1 - 4
Chương 2: hiệu lực của bộ luật hình sự, từ điều 5 - 7
Chương 3: tội phạm, từ điều 8 - 19
Chương 4: những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, từ điều 20 - 26
Chương 5: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự,
từ điều 27 - 29
Chương 6: hình phạt, từ điều 30 45
Chương 7: các biện pháp tư pháp, từ điều 46 - 49
Chương 8: quyết định hình phạt
Mục 1: quy định chung về quyết định hình phạt, từ điều 50 - 53
Mục 2: quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, từ điều 54 - 59
Chương 9: thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn
chấp hành hình phạt, từ điều 60 - 68
Chương 10: xóa án tích, từ điều 69 – 73
Chương 11: nhng quy định đối với pháp nhân phm ti, từ điều 74 – 89
Chương 12: những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Mục 1: quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
từ điều 90 – 92
Mục 2: các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự, từ điều 92 - 96
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
3
Mục 3: biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, từ điều 96 97
Mục 4: hình phạt, từ điều 98 – 101
Mục 5: quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án
tích, từ điều 102 – 107
Phần thứ hai: các tội phạm
Chương 13: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, từ điều 108 – 122
Chương 14: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, từ điều 123 156
Chương 15: các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân
chủ của công dân, từ điều 157 167
Chương 16: các tội m phạm sở hữu, từ điều 168 – 180
Chương 17: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, từ điều 181 187
Chương 18: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mục 1: các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, từ điều
188 1999
Mục 2: các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm, từ điều 200 - 216
Mục 3: các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, từ điều 217 – 234
Chương 19: các tội phạm về môi trường, từ điều 235 – 246
Chương 20: các tội phạm về ma túy, từ điều 247 – 259
Chương 21: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Mục 1: các tội xâm phạm an toàn giao thông, từ điều 260 – 284
Mục 2: tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, từ điều
285 294
Mục 3: các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng, từ điều 295 317
Mục 4: các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng, từ điều 318 329
Chương 22: các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, từ điều 330 – 351
Chương 23: các tội phạm về chức vụ, từ điều 352
Mục 1: các tội phạm tham nhũng, từ điều 353 – 359
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
4
Mục 2: các tội phạm khác về chức vụ, từ điều 360 – 366
Chương 24: các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, từ điều 367 – 391
Chương 25: các ti xâm phm nghĩa v, trách nhiệm ca quân nhân và tch nhim
ca ngưi phi thuc vi quân đi trong chiến đu, phc v chiến đu, từ điều 392 – 420
Chương 26: các tội phá hoại hòa bình, chống loài người tội phạm chiến
tranh, từ điều 421 – 425
Phần thứ ba: điều khoản thi hành, từ điều 426.
6.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
6.2.1. Tội phạm
6.2.1.1. Khái niệm tội phạm
Theo điều 8, Bộ luật Hình sự năm 2015. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, m phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công n, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật hội chủ nghĩa theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
thể hiểu tội phạm một cách khái quát hành vi nguy him cho hội,
lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
6.2.1.2. Đặc điểm của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho hội hành vi gây ra hoặc đe dọa y ra thiệt hại
đáng kể cho các quan hệ xã hội và những lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ. Tính
nguy hiểm cho hội của tội phạm là căn cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác và là căn cứ để cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
VD: hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2000.000đ là hành vi
gây thiệt hại đến quyn sở hữu đối với tài sản của người đó (điều 173 BLHS 2015)
Tính nguy hiểm cho hội phụ thuộc vào tính chất quan hệ xã hội bị m hại;
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
5
tính chất hành vi khách quan, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội;
mức độ thiệt hại; tính chất, mức độ lỗi; động cơ, mục đích của người có hành vi phạm
tội, điều kiện kinh tế - chính trị - hội lúc và nơi xảy ra hành vi phạm tội; nhân thân
người phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, …
- Tính có lỗi
Lỗi thái độ tâm của một người đối với hành vi nguy hiểm cho hội
hậu quả của hành vi đó. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi ý. Một người bị coi lỗi
khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có sự tự do lựa chọn và quyết định
hành vi của mình nhưng đã không lựa chọn quyết định hành vi phợp với quy
định của pháp luật. Tính có lỗi được quy định là một dấu hiệu độc lập với tính nguy
hiểm cho xã hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi.
- Tính trái pháp luật hình sự
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội phạm phải được quy định trong
Bộ luật hình sự, quy định này nhằm xóa bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự và cấm
hồi tố trong pháp luật hình sự. Chỉ Bộ luật Hình sự mới được quy định tội phạm,
ngoài ra không có văn bản quy phạm pháp luật nào được quy định tội phạm.
- Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt không phải là dấu hiệu của tội phạm được quy định tại
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, đâydấu hiệu kèm theo của tính nguy
hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho hội là cơ sở để
phân hóa trách nhiệm hình sự thể hóa hình phạt. Tính chịu hình phạt được coi
là dấu hiệu của tội phạm vì chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt. Có thể có tội mà
không phải chịu hình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt khi không có tội.
6.2.1.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Theo khoa học luật hình sự, để bị coi tội phạm thì cần phải xem xét đầy đủ
bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội
phạm, mặt chủ quan của tội phạm, nếu thiếu một trong bốn yếu tố dưới đây thì không
thể quy kết một người phạm tội.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
6
- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao
gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi hậu quả, công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, và hoàn cảnh phạm tội.
- Khách thể của tội phạm quan hệ hội được luật hình sự bảo vệ bị tội
phạm xâm hại bằng cách y thiệt hại hoặc đe doạ y thiệt hại cho các quan hệ
hội đó. Tội phạm xảy ra có thể xâm hại tới một hoặc nhiều quan hệ xã hội.
+ Nếu tội phạm đó chỉ xâm hại tới một quan hệ xã hội thì đó chính là khách thể
trực tiếp của tội phạm.
+ Nếu tội phạm đó xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội thì:
Tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp nếu một trong số các quan hệ xã hội bị
xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tội phạm nhiều khách thể trực tiếp nếu bản chất nguy hiểm cho hội của
tội phạm chỉ thể hiện đầy đủ trong tổng thể các quan hệ xã hội bị xâm hại.
- Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội
bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
- Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội, năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi luật định.
6.2.1.4. Phân loại tội phạm
- Tội phạm ít nghiêm trọng tội phạm tính chất mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định
đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Ví dụ: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ iều 124, BLHS 2015)
Khoản 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với
tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
7
dụ: Tội phát tán chương trình tin học y hại cho hoạt động của mạng y
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286, BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học y hại cho mạng y
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử
hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội y,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khoản 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử
hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ
quốc phòng, an ninh;
b) Đối với shạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới
điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển
giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên;
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
8
đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ
500 người sử dụng trở lên.
Khoản 4. Người phạm tội còn thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối
với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 m tù
Ví dụ: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyn, lưu hành tiền giả, thì bị phạt
từ 03 năm đến 07 năm.
Khoản 2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Khoản 3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000
đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Khoản 4. Người chuẩn bị phạm tội y thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Khoản 5. Người phạm tội còn thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọngtội phạm có tính chất và mc độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ: Tội khủng bố (Điều 299 BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào nhằm y ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng m
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
6.2.2. Trách nhiệm hình sự
6.2.2.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự hậu quả pháp của hành vi phạm tội, trách nhiệm
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
9
hay nghĩa vụ của một người phải chịu các biện pháp cưỡng chế hình sự của nhà nước
về một tội mà họ đã phạm.
6.2.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm
- Trong trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước chứ không phải đối với cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp
- Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại
trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm hình sự trách nhiệm nhân, pháp nhân vi phạm pháp luật hình
sự.
6.2.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
- Phòng vệ chính đáng: là hành vi của một người bảo vệ lợi ích của nhà nước,
của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên.
Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi: Hành vi tấn công phải đáng
kể, trái pháp luật đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra ngay tức khắc. nh vi phòng vệ
phải tác động trực tiếp đến kẻ đang tấn công và trong giới hạn cần thiết.
VD: A đang đi trên đường và phát hiện thấy B đang giật dây chuyền của người
khác, A đuổi theo và dùng chân đẩy mạnh xe của B làm B ngã và bị thương nặng, hư
hỏng xe.
- Tình thế cấp thiết: trường hợp một người muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa.
Tình thế cấp thiết phải sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa y ra thiệt hại ngay
tức khắc, việc y ra thiệt hại là để tránh một thiệt hại khác nhỏ hơn và đó là lựa chọn
duy nhất.
VD: Một căn nhà đang bị cháy trong điều kiện trời hanh gió mnh, mọi
người phải giật bỏ các căn nhà lân cận để tránh đám cháy lan rộng.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
10
- Người không ng lực trách nhiệm hình sự: người thực hiện hành vi nguy
hiểm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
VD: người tâm thần; nhân viên đường sắt nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hỏa đi vào
đúng đường ray, nhưng người y bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện
được nhiệm vụ dẫn đến hậu quả tàu đâm vào một toa xe cũ gây thiệt hại về người và
tài sản.
- Sự kiện bất ngờ: là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
VD: A lái xe đúng tuyến đường, đúng tốc độ và tuân thủ các quy định về luật lệ
giao thông đường bộ khác, bất ngờ có một người lao vào đầu xe tự tử.
Cần phân biệt sự kiện bất ngờ trường hợp phạm tội với lỗi ý cẩu thả.
Cả hai đều giống nhau chủ thể của hành vi đều không thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Cả hai có điểm khác nhau: trong trường hợp
lỗi vô ý vì cẩu thả người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để
thấy trước, người phạm tội đã không thấy trước là do chủ quan, do họ cẩu thả khi xử
sự. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ người hành vi không nghĩa vụ phải
thấy trước hoặc tuy nghĩa vphải thấy trước nhưng không thể thấy trước, việc
không thấy trước này là do khách quan do nguyên nhân bên ngoài.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội hành vi của người để bắt giữ
người thực hiện hành vi phạm tội không còn ch nào khác là buộc phải sử dụng
lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
công nghệ là hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm,
áp dụng tiến bộ khoa học, kthuật công nghệ mới mặc đã tuân thủ đúng quy
trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Thi hành mệnh lệnh của nời ch huy hoặc của cấp trên người thực hiện hành
vi y thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
11
thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh
vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong
trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
6.2.3. Hình phạt
6.2.3.1. Khái niệm hình phạt
Hình phạt biện pháp ỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bluật nh sự, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân đó.
Mục đích của hình phạt nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội
ngăn ngừa tội phạm.
6.2.3.2. Các loại hình phạt
- Hình phạt chính đối với người phạm tội
+ Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của nhà nước do tòa án áp dụng đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức
miễn hình phạt.
+ Phạt tiền hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung công
quỹ nhà nước. Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng liên
quan đến các tội m phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý
hành chính, tham nhũng, ma túy, …
+ Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm
được áp dụng đối người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc
ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã
hội.
+ Trục xuất buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định của tòa án. Lưu ý vấn đề trách
nhiệm hình sự của người nước ngoài được hưởng các đặc quyền ngoại giao, hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
+ Tù thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại
giam trong một thời hạn nhất định. Mức tối thiểu của thời hạn với một tội 3
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
12
tháng, mức tối đa là 20 năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của tù
thời hạn thể 30 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp
hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
+ Tù chung thân là nh phạt tù không thời hạn áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình. Không áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
+ Tử hình hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm
tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ
nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi
phạm tội hoặc khi xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong c
trường hợp sau đây: Phụ nữ thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối
lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm hoặc lập công lớn. Những trường hợp này chuyển thành tù chung thân.
Ở Việt Nam hiện nay, tử hình được thi hành bằng hình thức tiêm thuốc.
- Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, chỉ áp dụng khi có hình phạt chính
và không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được
áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm
công việc đó, thì thể y nguy hại cho hội. Thời hạn cấm từ một năm đến
năm m, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt hoặc từ ngày bản án hiệu lực
pháp luật nếu nh phạt chính cảnh cáo, phạt tiền, Cải tạo không giam giữ hoặc
trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
13
+ Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú
ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể
từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
+ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở một địa phương nhất định, sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân
dân địa phương. Thời hạn Quản chế từ một năm đến m năm, kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt.
+ Tước một số quyền công dân. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật hình
sự quy định, thì bị tước một hoặc một số quyn công dân sau đây:
Thứ nhất: Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Thứ hai: Quyền làm việc trong các quan nhà nước quyền phục vụ trong
lực lượng vũ trang nhân dân
Thời hạn tước một số quyn công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt hoặc kể từ ngày bản án hiệu lực pháp luật trong trường
hợp người bị kết án được hưởng án treo.
+ Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người
bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết
án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong
trường hợp do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị
kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Lưu ý: Tịch thu tài sản; Phạt tiền; trục xuất khi không là hình phạt chính
- Các loại hình phạt đối với pháp nhân phạm tội
+ Hình phạt chính bao gm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình ch
hoạt đng vĩnh vin.
+ Hình phạt bổ sung bao gm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt
chính.
6.2.3.3. Các biện pháp tư pháp
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
14
- Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Việc tịch thu, sung quỹ
nhà nước được áp dụng đối với: (1) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội (2)
Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ y (3) Vật
thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không
tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người Quản lý hợp pháp.
Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người y lỗi trong việc để cho
người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung qu
nhà nước.
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người Quản
hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được c định do hành
vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc
người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
+ Bắt buộc chữa bệnh. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội
trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình thì y theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát
hoặc Tòa án căn cứ o kết luận của Hội đồng giám định pháp y, thể quyết định
đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không
cần thiết phải đưa vào một sở điều trị chuyên khoa, thì thgiao cho gia đình
hoặc người giám htrông nom dưới sự giám t của quan nhà nước thẩm quyền.
Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước
khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả ng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có
thể quyết định đưa họ vào một sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau
khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với người đang chấp hành hình phạt bị bệnh tới mức mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
15
đồng giám định pháp y, Tòa án thể quyết định đưa họ vào một sở điều trị chuyên
khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành
hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
- Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân phạm tội
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
+ Trả lại tài sn, sửa cha hoc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
+ Buộc thực hiện một sbiện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục
xảy ra.
6.2.3.4. Miễn chấp hành hình phạt
Miễn chấp hành hình phạt không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn
bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên
- Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Đối với người bị kết án cải tạo không giam
giữ, thời hạn, chưa chấp hành hình phạt lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo nếu người đó không còn nguy hiểm cho hội nữa, thì theo đề nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình
phạt.
- Miễn chấp hành phần hình phạt còn lại: Người bị phạt cấm cư trú hoặc Quản
chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt Cải tạo tốt, thì theo
đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án thể
quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá hoặc đại xá:
+ Đặc khoan hồng của nhà nước nội dung miễn chấp hành toàn bộ
hoặc phần còn lại của hình phạt cho đích danh một phạm nhân nào đó hoặc cho
những phạm nhân đã thỏa mãn những điều kiện nhất định nào đó. Đặc xá thuộc thẩm
quyền của chủ tịch nước, thường được ban hành vào dịp kỉ niệm ngày lễ lớn của đất
nước.
+ Đại xá là biện pháp khoan hồng của nhà nước có nội dung tha tội, thường là
hoàn toàn triệt để cho hàng loạt những người phạm những tội nhất định nào đó.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
16
Từ ngày lập nước đến nay, nhà nước ta hai lần đại xá: vào năm 1945 đại cho
một số phạm nhân phạm tội trước ngày 19/8/1945 và năm 1954 đại nhân dịp giải
phóng thủ đô. Thẩm quyn đại xá là Quốc hội.
6.2.4. Tố tụng hình sự
6.2.4.1. Một số thuật ngữ liên quan đến tố tụng hình sự
- Tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.
- quan tiến hành tố tụng là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân n, Toà án
nhân dân.
- Người tiến hành tố tụng Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều
tra viên; Viện trưởng, viện phó, kiểm sát viên; Chánh án, phó chánh án, thẩm phán;
hội thẩm nhân dân; thư ký tòa.
- Người tham gia tố tụngcó quyn và lợi ích liên quan đến vụ án gồm:
+ Người bị tạm giữ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả
tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối
với họ đã có quyết định tạm giữ
+ Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự
+ Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử
+ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
+ Nguyên đơn dân sự cá nhân,quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây
ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Bị đơn dân sự nhân, quan, tổ chức pháp luật quy định phải chịu
trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, quan, tổ chức
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
+ Người làm chứng người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin
về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyn tiến hành tố tụng triệu tập đến
làm chứng
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
17
+ Người chứng kiếnngười được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu
cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
+ Người giám định người kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám
định, được quan thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố
tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
+ Người định giá tài sản người kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định
giá tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Người phiên dịch, người dịch thuật người khả năng phiên dịch, dịch
thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có
người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không
thể hiện bằng tiếng Việt.
+ Người bào chữa người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tiếp nhận việc đăng bào chữa. Người bào chữa thể là:Luật sư;
Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân
dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được
trợ giúp pháp lý.
+ Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được
bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp. Người bảo vệ quyn lợi
ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; Người đại diện; Bào chữa viên
nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý.
6.2.4.2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Thủ tục giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Khởi tố vụ án hình sự giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng.
Trong giai đoạn y, quan nhà nước thẩm quyền căn cứ vào sự tố giác của công
dân, tin báo của cơ quan nhà nước, tổ chức hội, hoặc sự tự thú của người phạm tội
để xem xét hay không dấu hiệu của tội phạm. Nếu xác định được có dấu hiệu
tội phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
18
- Điều tra vụ án hình sự giai đoạn quan thẩm quyền điều tra áp dụng
các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định các
vấn đề sau: Tội phạm người thực hiện tội phạm; Thiệt hại do tội phạm gây ra;
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở cho việc
tiến hành các hoạt động giải quyết vụ án.
- Truy tố buộc tội bị can trước toà bằng một bản o trạng. Quyết định truy
tố của Viện kiểm sát là sở pháp lý duy nhất để Toà án xét xử vụ án. Theo quy định,
Toà án chỉ được xét xử những tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cấp xét xử đầu tiên. Việc xét xử thẩm thuộc
thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Giai đoạn
này bắt đầu sau khi Toà án nhận được hồ vụ án bản cáo trạng của Viện kiểm
sát.
- Xét lại bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
phúc thẩm, trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án chưa hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp trên trực tiếp sẽ xem xét lại theo thủ tục
phúc thẩm. Việc quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm nhằm sửa chữa các vi phạm,
sai lầm của Toà án cấp sở thẩm, đảm bảo cho pháp luật được áp dụng chính xác,
thống nhất.
- Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
+ Giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc
giải quyết vụ án.
+ Tái thẩm xét lại bản án, quyết định đã hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhưng bị kháng nghị có tình tiết mới được phát hiện có thể m thay đổi cơ bản nội
dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
+ Thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao. Khi căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới
thể làm thay đổi bản nội dung quyết định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
19
dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội
yêu cầu, Ủy ban pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
kiến nghị, Chánh án a án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
- Thủ tục đặc biệt thtục thực hiện tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Thủ
tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Bài tập tình huống
6.1. Trong githảo luận môn pháp luật, sinh viên Hoa cho rằng "Chthể của
quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước người phạm tội ". Nhận định của sinh viên
Hoa là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.2. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Thông cho rằng "Tội phạm
chỉ được quy định trong pháp luật hình sự". Nhận định của sinh viên Thông là đúng
hay sai, giải thích vì sao?
6.3. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Anh cho rằng "Mọi hành vi
vi phạm pháp luật hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự". Nhận định của sinh
viên Anh là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.4. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Thu cho rằng "Mục đích của
hình phạt nhằm trừng trị thích đáng người vi phạm pháp luật hình sự". Nhận định
của sinh viên Thu là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.5. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Minh cho rằng "Thủ tục giải
quyết vụ án hình sự bao gồm: điều tra, xét xử, thi hành án". Nhận định của sinh viên
Minh là đúng hay sai, giải thích vì sao?
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)
lOMoARcPSD|35919223
| 1/19

Preview text:

lOMoARcPSD|35919223
Bài 5: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể: Trình bày được một số vấn đề lý luận
chung về pháp luật hình sự. Giải thích một số nội dung cơ bản về pháp luật hình sự.
Vận dụng
những kiến thức vào cuộc sống, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung
đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của
cộng đồng và của xã hội.
6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 6.1.1. Khái niệm
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
và quy định hình phạt đối với những tội phạm đó.
6.1.2. Đối tượng điều chỉnh
Luật Hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra - đó
cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
giữa nhà nước và người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội khi thực hiện tội phạm.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước, người phạm tội và pháp
nhân thương mại phạm tội.
- Nhà nước: Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Nhà nước cũng có
trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
- Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật
Hình sự coi là tội phạm phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế hình sự mà nhà nước áp dụng với họ.
- Pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
luật hình sự coi là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự do nhà nước quy định. 1
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
6.1.3. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục
tùng. Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách tác động chung là bắt
buộc người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định
phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý là trách nhiệm hình sự.
6.1.4. Tổng quan về luật hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lức từ 1/1/2016. Gồm 3 phần, 26 chương, 426 điều.
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương 1: điều khoản cơ bản, từ điều 1 - 4
Chương 2: hiệu lực của bộ luật hình sự, từ điều 5 - 7
Chương 3: tội phạm, từ điều 8 - 19
Chương 4: những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, từ điều 20 - 26
Chương 5: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, từ điều 27 - 29
Chương 6: hình phạt, từ điều 30 – 45
Chương 7: các biện pháp tư pháp, từ điều 46 - 49
Chương 8: quyết định hình phạt
Mục 1: quy định chung về quyết định hình phạt, từ điều 50 - 53
Mục 2: quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, từ điều 54 - 59
Chương 9: thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn
chấp hành hình phạt, từ điều 60 - 68
Chương 10: xóa án tích, từ điều 69 – 73
Chương 11: những quy định đối với pháp nhân phạm tội, từ điều 74 – 89
Chương 12: những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Mục 1: quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ điều 90 – 92
Mục 2: các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự, từ điều 92 - 96 2
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Mục 3: biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, từ điều 96 – 97
Mục 4: hình phạt, từ điều 98 – 101
Mục 5: quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án
tích, từ điều 102 – 107
Phần thứ hai: các tội phạm
Chương 13: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, từ điều 108 – 122
Chương 14: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, từ điều 123 – 156
Chương 15: các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân
chủ của công dân, từ điều 157 – 167
Chương 16: các tội xâm phạm sở hữu, từ điều 168 – 180
Chương 17: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, từ điều 181 – 187
Chương 18: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mục 1: các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, từ điều 188 – 1999
Mục 2: các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm, từ điều 200 - 216
Mục 3: các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, từ điều 217 – 234
Chương 19: các tội phạm về môi trường, từ điều 235 – 246
Chương 20: các tội phạm về ma túy, từ điều 247 – 259
Chương 21: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Mục 1: các tội xâm phạm an toàn giao thông, từ điều 260 – 284
Mục 2: tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, từ điều 285 – 294
Mục 3: các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng, từ điều 295 – 317
Mục 4: các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng, từ điều 318 – 329
Chương 22: các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, từ điều 330 – 351
Chương 23: các tội phạm về chức vụ, từ điều 352
Mục 1: các tội phạm tham nhũng, từ điều 353 – 359 3
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Mục 2: các tội phạm khác về chức vụ, từ điều 360 – 366
Chương 24: các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, từ điều 367 – 391
Chương 25: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm
của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, từ điều 392 – 420
Chương 26: các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh, từ điều 421 – 425
Phần thứ ba: điều khoản thi hành, từ điều 426.
6.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 6.2.1. Tội phạm
6.2.1.1. Khái niệm tội phạm
Theo điều 8, Bộ luật Hình sự năm 2015. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Có thể hiểu tội phạm một cách khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
6.2.1.2. Đặc điểm của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho các quan hệ xã hội và những lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ. Tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là căn cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác và là căn cứ để cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
VD: hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2000.000đ là hành vi
gây thiệt hại đến quyền sở hữu đối với tài sản của người đó (điều 173 BLHS 2015)
Tính nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại; 4
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
tính chất hành vi khách quan, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội;
mức độ thiệt hại; tính chất, mức độ lỗi; động cơ, mục đích của người có hành vi phạm
tội, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lúc và nơi xảy ra hành vi phạm tội; nhân thân
người phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, … - Tính có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và
hậu quả của hành vi đó. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Một người bị coi là có lỗi
khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có sự tự do lựa chọn và quyết định
hành vi của mình nhưng đã không lựa chọn và quyết định hành vi phù hợp với quy
định của pháp luật. Tính có lỗi được quy định là một dấu hiệu độc lập với tính nguy
hiểm cho xã hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi.
- Tính trái pháp luật hình sự
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội phạm phải được quy định trong
Bộ luật hình sự, quy định này nhằm xóa bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự và cấm
hồi tố trong pháp luật hình sự. Chỉ có Bộ luật Hình sự mới được quy định tội phạm,
ngoài ra không có văn bản quy phạm pháp luật nào được quy định tội phạm.
- Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt không phải là dấu hiệu của tội phạm được quy định tại
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu kèm theo của tính nguy
hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để
phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt. Tính chịu hình phạt được coi
là dấu hiệu của tội phạm vì chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt. Có thể có tội mà
không phải chịu hình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt khi không có tội.
6.2.1.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Theo khoa học luật hình sự, để bị coi là tội phạm thì cần phải xem xét đầy đủ
bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội
phạm, mặt chủ quan của tội phạm, nếu thiếu một trong bốn yếu tố dưới đây thì không
thể quy kết một người phạm tội. 5
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao
gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, và hoàn cảnh phạm tội.
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội đó. Tội phạm xảy ra có thể xâm hại tới một hoặc nhiều quan hệ xã hội.
+ Nếu tội phạm đó chỉ xâm hại tới một quan hệ xã hội thì đó chính là khách thể
trực tiếp của tội phạm.
+ Nếu tội phạm đó xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội thì:
Tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp nếu một trong số các quan hệ xã hội bị
xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp nếu bản chất nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm chỉ thể hiện đầy đủ trong tổng thể các quan hệ xã hội bị xâm hại.
- Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội
bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
- Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi luật định.
6.2.1.4. Phân loại tội phạm
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định
đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Ví dụ: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124, BLHS 2015)
Khoản 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với
tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù 6
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Ví dụ: Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286, BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử
hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khoản 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử
hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới
điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên; 7
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ
500 người sử dụng trở lên.
Khoản 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối
với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù
Ví dụ: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khoản 2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Khoản 3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000
đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Khoản 4. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Khoản 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ: Tội khủng bố (Điều 299 BLHS 2015)
Khoản 1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm
phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
6.2.2. Trách nhiệm hình sự
6.2.2.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội, là trách nhiệm 8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
hay nghĩa vụ của một người phải chịu các biện pháp cưỡng chế hình sự của nhà nước
về một tội mà họ đã phạm.
6.2.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm
- Trong trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước chứ không phải đối với cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp
- Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, pháp nhân vi phạm pháp luật hình sự.
6.2.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
- Phòng vệ chính đáng: là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước,
của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại
một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên.
Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi: Hành vi tấn công phải đáng
kể, trái pháp luật và đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra ngay tức khắc. Hành vi phòng vệ
phải tác động trực tiếp đến kẻ đang tấn công và trong giới hạn cần thiết.
VD: A đang đi trên đường và phát hiện thấy B đang giật dây chuyền của người
khác, A đuổi theo và dùng chân đẩy mạnh xe của B làm B ngã và bị thương nặng, hư hỏng xe.
- Tình thế cấp thiết: trường hợp một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa.

Tình thế cấp thiết phải có sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay
tức khắc, việc gây ra thiệt hại là để tránh một thiệt hại khác nhỏ hơn và đó là lựa chọn duy nhất.
VD: Một căn nhà đang bị cháy trong điều kiện trời hanh và có gió mạnh, mọi
người phải giật bỏ các căn nhà lân cận để tránh đám cháy lan rộng. 9
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Người không có năng lực trách nhiệm hình sự: là người thực hiện hành vi nguy
hiểm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức, khả năng điều khiển hành vi
của mình.
VD: người tâm thần; nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hỏa đi vào
đúng đường ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện
được nhiệm vụ dẫn đến hậu quả tàu đâm vào một toa xe cũ gây thiệt hại về người và tài sản.
- Sự kiện bất ngờ: là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
VD: A lái xe đúng tuyến đường, đúng tốc độ và tuân thủ các quy định về luật lệ
giao thông đường bộ khác, bất ngờ có một người lao vào đầu xe tự tử.
Cần phân biệt sự kiện bất ngờ và trường hợp phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả.
Cả hai đều giống nhau là chủ thể của hành vi đều không thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Cả hai có điểm khác nhau: trong trường hợp
lỗi vô ý vì cẩu thả người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để
thấy trước, người phạm tội đã không thấy trước là do chủ quan, do họ cẩu thả khi xử
sự. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ người có hành vi không có nghĩa vụ phải
thấy trước hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không thể thấy trước, việc
không thấy trước này là do khách quan – do nguyên nhân bên ngoài.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là hành vi của người để bắt giữ
người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng
vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
công nghệ là hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm,
áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy
trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên là người thực hiện hành
vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã 10
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh
vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong
trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. 6.2.3. Hình phạt
6.2.3.1. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân đó.
Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.
6.2.3.2. Các loại hình phạt
- Hình phạt chính đối với người phạm tội
+ Cảnh cáo
là sự khiển trách công khai của nhà nước do tòa án áp dụng đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
+ Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung công
quỹ nhà nước. Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng liên
quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý
hành chính, tham nhũng, ma túy, …
+ Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm
được áp dụng đối người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc
ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội.
+ Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định của tòa án. Lưu ý vấn đề trách
nhiệm hình sự của người nước ngoài được hưởng các đặc quyền ngoại giao, hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
+ Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại
giam trong một thời hạn nhất định. Mức tối thiểu của tù có thời hạn với một tội là 3 11
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
tháng, mức tối đa là 20 năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của tù có
thời hạn có thể là 30 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp
hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
+ Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình. Không áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
+ Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm
tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ
nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi
phạm tội hoặc khi xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối
lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm hoặc lập công lớn. Những trường hợp này chuyển thành tù chung thân.
Ở Việt Nam hiện nay, tử hình được thi hành bằng hình thức tiêm thuốc.
- Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, chỉ áp dụng khi có hình phạt chính
và không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được
áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm
công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ một năm đến
năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực
pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, Cải tạo không giam giữ hoặc
trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. 12
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú
ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể
từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
+ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân
dân địa phương. Thời hạn Quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt.
+ Tước một số quyền công dân. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật hình
sự quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
Thứ nhất: Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Thứ hai: Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong
lực lượng vũ trang nhân dân
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường
hợp người bị kết án được hưởng án treo.
+ Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người
bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết
án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong
trường hợp do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị
kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Lưu ý: Tịch thu tài sản; Phạt tiền; trục xuất khi không là hình phạt chính
- Các loại hình phạt đối với pháp nhân phạm tội
+ Hình phạt chính bao gm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
+ Hình phạt bổ sung bao gm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
6.2.3.3. Các biện pháp tư pháp 13
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Việc tịch thu, sung quỹ
nhà nước được áp dụng đối với: (1) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội (2)
Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có (3) Vật
thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không
tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người Quản lý hợp pháp.
Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho
người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người Quản lý
hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành
vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc
người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
+ Bắt buộc chữa bệnh. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát
hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định
đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không
cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình
hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước
khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có
thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau
khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội 14
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên
khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành
hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
- Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân phạm tội
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
+ Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
6.2.3.4. Miễn chấp hành hình phạt
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn
bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên
- Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Đối với người bị kết án cải tạo không giam
giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
- Miễn chấp hành phần hình phạt còn lại: Người bị phạt cấm cư trú hoặc Quản
chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và Cải tạo tốt, thì theo
đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể
quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá hoặc đại xá:
+ Đặc xá là khoan hồng của nhà nước có nội dung là miễn chấp hành toàn bộ
hoặc phần còn lại của hình phạt tù cho đích danh một phạm nhân nào đó hoặc cho
những phạm nhân đã thỏa mãn những điều kiện nhất định nào đó. Đặc xá thuộc thẩm
quyền của chủ tịch nước, thường được ban hành vào dịp kỉ niệm ngày lễ lớn của đất nước.
+ Đại xá là biện pháp khoan hồng của nhà nước có nội dung tha tội, thường là
hoàn toàn và triệt để cho hàng loạt những người phạm những tội nhất định nào đó. 15
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Từ ngày lập nước đến nay, nhà nước ta có hai lần đại xá: vào năm 1945 đại xá cho
một số phạm nhân phạm tội trước ngày 19/8/1945 và năm 1954 đại xá nhân dịp giải
phóng thủ đô. Thẩm quyền đại xá là Quốc hội.
6.2.4. Tố tụng hình sự
6.2.4.1. Một số thuật ngữ liên quan đến tố tụng hình sự
- Tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.
- Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân.
- Người tiến hành tố tụng là Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều
tra viên; Viện trưởng, viện phó, kiểm sát viên; Chánh án, phó chánh án, thẩm phán;
hội thẩm nhân dân; thư ký tòa.
- Người tham gia tố tụng là có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án gồm:
+ Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả
tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối
với họ đã có quyết định tạm giữ
+ Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự
+ Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử
+ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
+ Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây
ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu
trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
+ Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin
về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng 16
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
+ Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu
cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
+ Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám
định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố
tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
+ Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định
giá tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch
thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có
người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không
thể hiện bằng tiếng Việt.
+ Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là:Luật sư;
Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân
dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được
bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; Người đại diện; Bào chữa viên
nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý.
6.2.4.2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Thủ tục giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng.
Trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào sự tố giác của công
dân, tin báo của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc sự tự thú của người phạm tội
để xem xét có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Nếu xác định được có dấu hiệu
tội phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. 17
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng
các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định các
vấn đề sau: Tội phạm và người thực hiện tội phạm; Thiệt hại do tội phạm gây ra;
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở cho việc
tiến hành các hoạt động giải quyết vụ án.
- Truy tố là buộc tội bị can trước toà bằng một bản cáo trạng. Quyết định truy
tố của Viện kiểm sát là cơ sở pháp lý duy nhất để Toà án xét xử vụ án. Theo quy định,
Toà án chỉ được xét xử những tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử đầu tiên. Việc xét xử sơ thẩm thuộc
thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Giai đoạn
này bắt đầu sau khi Toà án nhận được hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của Viện kiểm sát.
- Xét lại bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
phúc thẩm, trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp trên trực tiếp sẽ xem xét lại theo thủ tục
phúc thẩm. Việc quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm nhằm sửa chữa các vi phạm,
sai lầm của Toà án cấp sở thẩm, đảm bảo cho pháp luật được áp dụng chính xác, thống nhất.
- Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
+ Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
+ Thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có
thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân 18
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội
yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
- Thủ tục đặc biệt là thủ tục thực hiện tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Thủ
tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Bài tập tình huống
6.1. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Hoa cho rằng "Chủ thể của
quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước và người phạm tội ". Nhận định của sinh viên
Hoa là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.2. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Thông cho rằng "Tội phạm
chỉ được quy định trong pháp luật hình sự". Nhận định của sinh viên Thông là đúng
hay sai, giải thích vì sao?
6.3. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Anh cho rằng "Mọi hành vi
vi phạm pháp luật hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự". Nhận định của sinh
viên Anh là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.4. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Thu cho rằng "Mục đích của
hình phạt là nhằm trừng trị thích đáng người vi phạm pháp luật hình sự". Nhận định
của sinh viên Thu là đúng hay sai, giải thích vì sao?
6.5. Trong giờ thảo luận môn pháp luật, sinh viên Minh cho rằng "Thủ tục giải
quyết vụ án hình sự bao gồm: điều tra, xét xử, thi hành án". Nhận định của sinh viên
Minh là đúng hay sai, giải thích vì sao? 19
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)