-
Thông tin
-
Quiz
Bài giảng Chương 6: Chủ đề 6.4 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 6: Chủ đề 6.4 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Con người và môi trường 45 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Bài giảng Chương 6: Chủ đề 6.4 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng Chương 6: Chủ đề 6.4 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người và môi trường 45 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT) Môn h c ọ : n
Con người và môi trườ g
Chương 6: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
Chủ đề 6.4: Ô nhiễm môi trường không khí Slide Nội dung 1
Ô nhiễm không khí là khái niệm chỉ sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi
quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và các sinh vật.
- Các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí đều có thể bắt nguồn từ tự
nhiên hoặc do con người gây ra. 2
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ tự nhiên.
Có thể từ các hiện tượng tự nhiên như gió, bụi hoặc đến từ các thiên tai như bão
và lốc xoáy khiến cho việc sinh ra một lượng lớn khí thải NOx gây ô nhiễm môi
trường đồng thời bão cát cũng làm tăng lên bụi mịn trong môi trường. Không
những thế núi lửa khi phun trào cũng có thể làm ô nhiễm môi trường vì khi phun
trào các chất độc hại trong núi lủa như metan, clo, lưu huỳnh,… sẽ được phun lên
làm không khí trở nên độc hại. 3
Các hoạt động sinh hoạt: Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người
như đốt củi nấu cơm cũng có thể góp phần gây ra ô nhiễm môi trường dựa trên khí
thải được thải ra hằng ngày.
Giao thông và vận tải: Các phương tiện giao thông đi lại hằng ngày sử dụng
những nguyên liệu không tái tạo được như xăng, dầu sẽ tạo ra rất nhiều khói bụi,
đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu cho việc làm tăng biến đổi khí hậu. 4
Thực trạng về ô nhiễm môi trường khí: Trên thế giới:
- Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã số liệu rằng có 7 triệu ca tử vong hằng năm
với nguyên nhân là ô nhiễm không khí, trong đó 97% các quốc gia đang
phát triển trên thế giới không đạt đủ tiêu chuẩn được đề ra.
- Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có lượng ô nhiễm không khí lớn nhất thế
giới, có số người chết được bởi ô nhiễm không khí lần lượt là 1.11 triệu và 1.67 triệu hằng năm. 5 Tại Việt Nam:
- Mức độ ô nhiễm ngày càng một tệ hơn nhất là ở những khu vực đông dân
cư như Hà Nội hoặc TP.HCM.
- Tại Hà Nội mức độ ô nhiễm được cho là cao nhất cả nước với mức độ AQI
là 179 và đứng xếp hạng thứ 24 trong các thành phố ô nhiễm nhất trên thế
giới. Tại TP.HCM mặc dù ô nhiễm không bằng với Hà Nội nhưng mức độ
ô nhiễm cũng rất cao với số liệu là 140 AQI.
(Trong đó AQI: Chỉ số chất lượng không khí) 6
Ô nhiễm không khí gây ra những tác hại như:
Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người:
+ Làm cho phổi chúng ta khó thở, tiếp không đủ khí vì vậy chúng ta sẽ cực kì mệt
mỏi và nhức mỏi cả toàn cơ thể nhưng nếu bị nặng hơn phổi có thể bị viêm, bị suy
chức năng, hen suyễn và trong trường hợp tệ hơn có thể bị bệnh ung thư.
+ Ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não gây ra những bệnh về não bộ như
bệnh đột quỵ, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,… 7
Ngoài ra ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng xấu đến môi trường như :
+ Ô nhiễm khí sẽ tạo ra hiện tượng mưa axit làm gỉ kim loại khiến cho các công
trình trở nên tệ hơn, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, mưa axit cũng
ngắm vào đất làm hư đất, giết chết các mầm non khiến cây cối không mọc được nữa.
+ Tăng hiệu ứng nhà kính=> Tăng nhiệt độ Trái Đất => tan băng ở các cực =>
mực nước biển dâng cao=>nhấn chìm các khu vực thấp gần biển. 8
Vấn đề đặt ra là giải pháp hiện nay cho hiện trạng ô nhiễm không khí là gì 9
Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí tại Đức:
- Năm 2018, 65 thành phố của Đức có nồng độ khí thải Ni-tơ Đi-ô-xit (NO2)
vượt quá mức cho phép của Liên minh châu Âu (EU).
- Hội đồng liên bang Đức đã thông qua nghị quyết yêu cầu cấm hoàn toàn
động cơ đốt trong vào năm 2030. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải nước
này công bố chương trình Không khí sạch hơn - "Cleaner Air" để hạn chế
khí thải từ các ô tô sử dụng động cơ chạy bằng dầu diesel tại 14 thành phố
ô nhiễm nhất tại nước này.
- Mỗi thành phố của Đức đều có một cơ quan chuyên trách về ô nhiễm không khí. 10
Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí tại Trung Quốc
- Bắt đầu từ năm 2013, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào kế hoạch
hành động chống ô nhiễm không khí quốc gia
- Quốc gia này đã ban hành nhiều quy định mới, tập trung vào 6 hướng
chính, bao gồm kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới, kiểm soát ô nhiễm do
nguyên liệu hóa thạch như than đá, kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô
nhiễm, kiểm soát ô nhiễm khói bụi, phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm và
ứng dụng các công nghệ mới vào bảo vệ môi trường. 11
Việt Nam học được gì từ các nước trên thế giới
- Cần phải xác định những nguồn nào gây ra ô nhiễm và đặt ra mục tiệu cụ thể cho địa phương.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
- Chú trọng thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật ể đ kiểm soát ô nhiễm không khí.
- Kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới và xe cá nhân. 12
- Sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo.
- Thiết lập cơ chế điều phối khu vực liên quan đến quy hoạch, quản lý đô thị
và bảo vệ môi trường.
- Tăng lượng bao phủ cây xanh tại thành phố và khu vực lân cận.
- Quản lý chất lượng không khí là một hoạt động mang tính liên tục, lâu dài
cần áp dụng tổng hợp, đồng bộ nhiều biên pháp và phải có sự tham gia vào cuộc của cả xã hội.
Để tìm hiểu về các kiểu ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm thay đổi
môi trường sống như thế nào trên trái đất chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi phần kế tiếp.