-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng điện tâm đồ - Phân tích điện tâm đồ bình thường
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ratrong khi hoạt động co bóp.
Năm 1887 Augustus Waller ghi được hoạt động điện tim từ bề mặt cơ thể, tuy nhiênviệc đọc điện tâm đồ bị giới hạn do phương tiện kỹ thuật ghi.Cho đến năm 1903, Einthoven, được xem là cha đẻ của điện tâm đồ, đã phát minh máyGalvanometer, một thiết bị lý tưởng có thể ghi lại những hoạt động điện tim từ những điện
cực mắc ngoài da. Einthoven đặt tên cho các sóng của điện tâm đồ là P, Q, R, S, T và U.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
sinh lý học (DHY) 6 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Bài giảng điện tâm đồ - Phân tích điện tâm đồ bình thường
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ratrong khi hoạt động co bóp.
Năm 1887 Augustus Waller ghi được hoạt động điện tim từ bề mặt cơ thể, tuy nhiênviệc đọc điện tâm đồ bị giới hạn do phương tiện kỹ thuật ghi.Cho đến năm 1903, Einthoven, được xem là cha đẻ của điện tâm đồ, đã phát minh máyGalvanometer, một thiết bị lý tưởng có thể ghi lại những hoạt động điện tim từ những điện
cực mắc ngoài da. Einthoven đặt tên cho các sóng của điện tâm đồ là P, Q, R, S, T và U.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: sinh lý học (DHY) 6 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358 Bài 12
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng
Mục tiêu học tập 1.
Nêu được nguyên lý cơ sở của điện tâm đồ 2.
Phân tích điện tâm đồ bình
thường 3. Vận dụng được sinh lý hoạt động điện tim để giải thích các rối loạn trên điện tâm
đồ liên quan sự phát sinh và dẫn truyền xung động
1. NGUYÊN LÝ CƠ SỞ CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ
1.1. Định nghĩa điện tâm đồ
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra
trong khi hoạt động co bóp.
Năm 1887 Augustus Waller ghi được hoạt động điện tim từ bề mặt cơ thể, tuy nhiên việc
đọc điện tâm đồ bị giới hạn do phương tiện kỹ thuật ghi.
Cho đến năm 1903, Einthoven, được xem là cha đẻ của điện tâm đồ, đã phát minh máy
Galvanometer, một thiết bị lý tưởng có thể ghi lại những hoạt động điện tim từ những điện cực
mắc ngoài da. Einthoven đặt tên cho các sóng của điện tâm đồ là P, Q, R, S, T và U.
Năm 1913 Hecht trình bày nghiên cứu về 3 chuyển đạo song cực D1, D2, D3. Năm 1934
Frank N.Wilson và Goldberger đã thực hiện đo điện tim với các chuyển đạo đơn cực các chi
tăng cường và trước tim .
Từ đó cho đến hiện tại, điện tâm đồ luôn có một vị trí đặc biệt trong chẩn đoán và theo
dõi điều trị bệnh lý tim mạch bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ các phương pháp thăm dò chức năng tim mạch khác.
1.2. Nguyên lý cơ sở điện tâm đồ
1.2.1. Sinh lý điện học tế bào cơ tim -
Các tế bào đều hoạt động trong môi trường dẫn điện, khi hoạt động xảy ra sự
trao đổi ion trong và ngoài tế bào mà phát sinh dòng điện sinh học, gọi là điện thế hoạt động.
Nghiên cứu trên tế bào thần kinh cũng như trên các thớ cơ tim người ta đã chứng minh
có sự chênh lệch giữa đậm độ ion ở trong và ở ngoài tế bào, sự chênh lệch này tuỳ thuộc vào
tính thẩm thấu của màng tế bào (hình 12.1). lOMoAR cPSD| 36844358
Hình 12.1: Sóng khử cực (A và B) và sóng tái cực (C và D) từ một sợi cơ tim [6] -
Hình A: quá trình khử cực, thể hiện bởi các điện tích dương màu đỏ bên trong
và điện tích âm màu đỏ ở bên ngoài, được di chuyển từ trái sang phải. Nửa đầu tiên của sợi đã
khử cực, trong khi nửa còn lại vẫn đang phân cực. Do đó, điện cực bên trái trên mặt ngoài của
sợi là trong một vùng của điện âm, và điện cực bên phải là trong một vùng của điện dương,
khiến đồng hồ ghi lại một điện dương. Ở bên phải của sợi cơ thể hiện một bản ghi của những
thay đổi về điện thế giữa hai điện cực, như đã được ghi bởi một đồng hồ tốc độ cao. Lưu ý rằng
khi sự khử cực đã đạt một nửa đích ở hình A, ghi được sự tăng điện dương đến mức tối đa. -
Hình B: sự khử cực đã kéo dài trên toàn bộ sợi cơ, và bản ghi phía bên phải đã
trở lại với đường đẳng điện vì cả hai điện cực bây giờ đang ở khu vực có điện âm bằng nhau.
Sóng hoàn chỉnh là một sóng khử cực vì nó là kết quả từ sự lan truyền của khử cực dọc theo màng tế bào sợi cơ. -
Hình C: biểu diễn sự tái cực nửa chừng vẫn của sợi cơ trên, với sự trở lại ra bên
ngoài điện dương của sợi. Tại thời điểm này, điện cực bên trái là trong một vùng của điện dương
và điện cực bên phải là trong một vùng của điện âm. Chiều phân cực này là ngược lại với chiều
phân cực trong hình A. Do đó, bản ghi, như thể hiện bên phải, trở thành âm. -
Hình D: sợi cơ đã hoàn thành tái cực, và cả hai điện cực bây giờ đang ở vùng
của điện dương do đó không có điện thế nào khác được ghi lại giữa chúng. Như vậy, trong bản
ghi bên phải, điện thế một lần nữa quay trở lại về 0. Sóng âm hoàn chỉnh này là một sóng tái
cực vì nó là kết quả từ sự lan truyền của tái cực dọc theo màng tế bào sợi cơ. -
Đối với tế bào cơ tim: lOMoAR cPSD| 36844358
Hai yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành dòng điện tạo ra trong khi tim co
bóp là sự chênh lệch nồng độ các ion Na+, K+, Ca++, Mg++ trong và ngoài tế bào và tính
thấm có chọn lọc của màng tế bào cơ tim.
Màng tế bào cơ tim chỉ có tính thấm chọn lọc với ion K+. Bình thường bào K+ ở trong tế
lớn hơn ngoài tế bào 30 lần. Nếu ta đặt hai điện cực ở mặt trong và ở mặt ngoài tế bào cơ tim
ta sẽ thu được 1 hiệu điện thế qua màng lúc nghỉ là - 90 mV. Lúc này mặt ngoài tế bào dương
tính tương đối hơn so với mặt trong tế bào.
Khi cơ tim bị kích thích do xung động từ nút xoang đến. Trong thời điểm này màng tế
bào cơ tim trở nên thẩm thấu chọn lọc với Na+, nên phần lớn trong Na+ ồ ạt, nhanh chóng vào
tế bào, làm cho điện thế qua màng tăng vọt lên + 20 mV và được gọi là điện thế hoạt động. Do
Na+ vào trong tế bào, làm thay đổi nồng độ ion, nên mặt ngoài trở nên âm tính hơn mặt trong.
Hiện tượng mất cực dương bên ngoài còn gọi là hiện tượng khử cực, tương ứng với giai
đoạn 0 trên sơ đồ đường cong điện thế sinh lý tế bào cơ tim. Tiếp theo giai đoạn khử cực là giai
đoạn tái cực, bao gồm tái cực chậm (giai đoạn 1, 2) và tái cực nhanh (giai đoạn 3). Trong giai
đoạn này bắt Na+ vào chậm dần và ngừng hẳn , K+
đầu ra ngoài, sau đó đạt
tối đa cho đến thăng bằng điện thế qua màng. Do K+ ra ngoài nhiều, mặt ngoài tế bào trở nên
dương tính hơn mặt trong.
Khi tế bào bước vào trạng thái nghỉ ngơi, nhờ bơm Na+-K+-ATPase tự động vận chuyển
K+ vào trong tế bà o (sau khi ra ngoài) và Na+ trở ra ngoài (sau
khi đi vào trong tế bào). Quá trình này xảy ra tương đối hằng định và kéo dài đạt đến điện thế
ngưỡng - 60 mV, sẽ bước vào giai đoạn khử cực mới và tạo nên điện thế hoạt động mới. Quá
trình này là 1 đặc trưng cơ bản của tim, còn gọi là tính tự động tim.
Sau khi hình thành, dòng điện tim được lan truyền từ tế bào cơ tim này đến tế bào cơ tim
khác và ra cơ, bề mặt cơ thể. Nếu ta đặt 2 điện cực khác nhau ở trên bề mặt cơ thể và nối với
bộ phận khuyếch đại tín hiệu của máy điện tim sẽ ghi các sóng điện tâm đồ, còn gọi là chuyển đạo tim.
1.2.2. Sự hình thành điện tâm đồ
Tim có bốn buồng với thể tích và độ dày, mỏng khác nhau, khử cực và tái cực ở những
thời điểm khác nhau chứ không đồng bộ như cơ bắp, do đó tạo nên hình ảnh điện tâm đồ với
những sóng và khoảng cách khác nhau.
Tim hoạt động được nhờ xung động đi qua hệ thống dẫn truyền của tim. Xung động bắt
đầu từ nút xoang, toả ra cơ nhĩ làm cho nhĩ khử cực truớc, nhĩ co bóp trước đẩy máu xuống
thất. Tiếp đó, nút nhĩ thất nhận xung động truyền qua bó His xuống Purkinje lan vào khử cực
cơ thất, lúc này thất đầy máu sẽ co bóp tống ra động mạch. Hiện tượng nhĩ thất khử cực trước
sau tạo nên điện tâm đồ gồm hai phần: nhĩ đồ và thất đồ.
Để thu được dòng điện tim, người ta đặt điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể, tuỳ
theo cách mắc điện cực, hình dáng điện tâm đồ sẽ khác nhau. Chẳng hạn quy ước đặt điện cực
dương (B) ở bên trái tim và điện cực âm (A) ở bên phải tim, ta có:
-Khi tim ở trạng thái nghỉ (tâm trương), không có dòng điện nào chạy qua máy và bút ghi
ghi lên giấy đường thẳng ngang gọi là đường đẳng điện.
-Khi tim hoạt động (tâm thu), điện cực B nhận được điện thế dương tính tương đối với
điện cực A, bút ghi sẽ ghi lên giấy một làn sóng dương ở phía trên đường đẳng điện. Ngược lại, lOMoAR cPSD| 36844358
nếu điện cực A dương tính tướng đối so với điện cực B thì bút ghi sẽ ghi được một làn sóng âm,
ở phía dưới đường đẳng điện.
1.2.3. Quá trình khử cực và tái cực cơ tim trên điện tâm đồ
1.2.3.1. Khử cực và tái cực nhĩ
- Khử cực nhĩ: xung động từ nút xoang toả xuống khử cực cơ nhĩ, nhĩ phải khử cực trước
nhĩ trái khoảng 0,02 giây. Vectơ khử cực nhĩ sẽ có hướng từ trên xuống dưới và từ phải sang
trái, , gọi tạo với đường ngang tim 1 góc +49o là trục điện nhĩ. Lúc này điện cực B sẽ dương
tính tương đối và máy ghi được một làn sóng dương thấp, tròn đều với thời gian 0,08 giây gọi
là sóng P (sóng khử cực nhĩ).
- Tái cực nhĩ: tạo ra một sóng có biên độ nhỏ hướng ngược lại sóng P gọi là sóng Tp. Tp
thường bị lẫn vào phức bộ QRS nên ít khi thấy được.
1.2.3.2. Khử cực và tái cực thất
- Khử cực thất: ngay khi nhĩ còn đang khử cực thì xung động đã bắt đầu vào nút nhĩ thất rồi
truyền qua thân và hai nhánh bó His xuống khử cực thất.
Tổng đại số của vectơ khử cực tức thời sẽ tạo ra 3 vectơ khử cực chính, xuất hiện nối tiếp nhau theo trình tự:
+ Vectơ khử cực vách liên thất có hướng từ trái sang phải, từ sau ra trước và từ trên xuống
dưới, được phản chiếu thành sóng Q biên độ nhỏ ở D1, aVL, V5, V6 và sóng R biên độ nhỏ ở V1,V2.
+ Vectơ khử cực gần toàn bộ hai thất theo hướng từ phải sang trái, từ sau ra trước và từ
trên xuống dưới, phản chiếu thành sóng R lớn ở D1, D2, D3, aVL, AVF, V4-V6 và sóng S sâu
ở V1- V3. Vectơ này chính là trục điện học của tim và về điện học thực chất là lực điện động của thất trái.
+ Vectơ khử cục sau cùng vùng đáy tim, có hướng từ trái sang phải, từ sau ra trước, từ
dưới lên trên, được phản chiếu thành sóng S biên độ nhỏ ở D1, aVL và V5,V6.
Toàn bộ khử cực diễn ra rất nhanh trong 0,05-0,10 giây, vectơ tổng hợp 3 vectơ trên làm ,
với đường ngang tim một góc khoảng 58ođược
gọi là trục điện tim, hay trục QRS.
- Tái cực thất: thời gian dài hơn khử cực thất (0,25-0,43 giây), sau khử cực thất, sẽ bắt đầu thời
kỳ tái cực chậm, thể hiện trên điện tâm đồ một đoạn đẳng điện gọi là đoạn ST. Tiếp đó là thơì
kỳ tái cực nhanh thể hiện sóng T dương. Lẽ ra hướng sóng T phải ngược chiều với hướng QRS
như điện cơ đồ, nhưng do lúc này cơ tim co bóp rất mạnh, lớp cơ sát nội tâm mạc bị nén quá
chặt nên quá trình tái cực không diễn ra theo chiều khử cực (đi từ phía nội tâm mạc ra phía
thượng tâm mạc) mà lại theo chiều ngược lại vì lớp cơ dưới thượng tâm mạc thư giãn trước nên
tái cực trước theo chiều từ thượng tâm mạc đi về nội tâm mạc. Chính vì vậy sóng T là sóng
dương chứ không phải là sóng âm (hình 12.2).
Sau sóng T có thể thấy một sóng chậm nhỏ gọi là sóng U, người ta gọi đây là giai đoạn muộn của tái cực. lOMoAR cPSD| 36844358
Hình 12.2: Hoạt động điện trong tim thể hiện trên điện tâm đồ [5]
2. CÁC CHUYỂN ĐẠO ĐIỆN TÂM ĐỒ
Để thu được dòng điện tim, người ta đặt những điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể.
Tùy theo vị trí đặt điện cực mà thu được các chuyển đạo khác nhau nhằm nghiên cứu dòng điện
tim bình thường và bệnh lý một cách có lợi nhất.
Hiện nay, thông thường người ta đặt điện cực theo 12 cách và có được 12 chuyển đạo
thông dụng, gồm có 3 chuyển đạo mẫu, 3 chuyển đạo đơn cực các chi và 6 chuyển đạo trước tim.
2.1. Các chuyển đạo mẫu của Einthoven (còn gọi đạo trình tiêu chuẩn D)
Là những chuyển đạo song cực các chi. Các điện cực được đặt lên 2 cổ tay và cổ chân
trái. Các chuyển đạo này nhằm ghi hiệu điện thế giữa 2 điểm của điện trường tim.
-Chuyển đạo D1: hai cực nối cổ tay phải và cổ tay trái
-Chuyển đạo D2: hai cực nối cổ tay phải và cổ chân trái
-Chuyển đạo D3: hai cực nối cổ tay trái và cổ chân trái lOMoAR cPSD| 36844358
Hình 12.3: Vị trí mắc các điện cực để ghi điện tim [5]
2.2. Các chuyển đạo đơn cực các chi của Goldberger
Để nghiên cứu điện thế riêng biệt của một điểm, người ta phải để một điện cực thành ra
trung tính, điện cực còn lại đặt lên vị trí cần thăm dò: ta gọi đó là một chuyển đạo đơn cực.
Trong những chuyển đạo này, một cực của máy ghi nối với một trong 3 điểm thăm dò (hai
cổ tay và cổ chân trái), còn cực kia nối với hai điểm còn lại qua một cực trung tâm có điện thế
bằng 0. Có 3 chuyển đạo:
- aVR: cực thăm dò ở cổ tay phải, thu được điện thế ở mé bên phải và đáy tim
- aVL: cực thăm dò ở cổ tay trái, nghiên cứu điện thế ở phía đáy thất trái
- aVF: cực thăm dò ở cổ chân trái, nghiên cứu điện thế thành sau dưới của tim.
Tất cả 6 chuyển đạo D1, D2, D3, aVR, aVL, aVF được gọi chung là các chuyển đạo ngoại
biên vì có điện cực thăm dò đặt ở các chi. 2.3. Chuyển đạo đơn cực trước tim của wilson
Ở đây có một cực trung tính nối vào cực trung tâm và một điện cực thăm dò đặt ở các chi:
V1: khoảng liên sườn IV bên phải sát xương ức
V2: khoảng liên sườn IV bên trái sát xương ức
V3: điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4
V4: giao điểm liên sườn V với đường thẳng qua điểm giữa xương đòn trái
V5: giao điểm đường nối liên sườn V với đường nách trước bên trái
V6: giao điểm đường nối liên sườn V với đường nách giữa bên trái (hình 12.3)
Chuyển đạo V1, V2 có điện cực thăm dò đặt lên thành ngực ngang trên mặt thất phải và
gần khối tâm nhĩ, do đó V1, V2 được gọi là các chuyển đạo trước tim phải, phản ánh các biến
đổi điện thế của thất phải và tâm nhĩ. lOMoAR cPSD| 36844358
Chuyển đạo V5, V6 có điện cực thăm dò đặt lên thành ngực sát trên thất trái, được gọi là
các chuyển đạo trước tim trái, phản ánh các biến đổi điện thế thất trái.
3. KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ
3.1. Máy ghi điện tâm đồ
Einthoven là người đầu tiên ghi được ĐTĐ từ năm 1903. Cấu tạo cơ bản của máy là một
sợi dây thạch anh đặt song song với đường đẳng điện và chịu ảnh hưởng của một từ trường. Khi
có dòng điện tim chạy qua, dây thạch anh sẽ bị hút về phía một cực của từ truờng. Chuyển động
này tạo ra một sóng điện tim và được thu vào một cuộn phim. Hiện nay, dòng điện tim được ghi
bằng một cấu trúc điện từ có độ nhạy kém hơn so với sợi dây thạch anh nhưng gọn nhẹ hơn nhiều.
Máy ghi ĐTĐ có những bộ phận chính, hoạt động nối tiếp nhau sau đây: bộ phận thu nhận
dòng điện tim, bộ phận khuếch đại tín hiệu vì dòng điện tim rất nhỏ, bộ phận khử nhiễu và bộ
phận hiện hình, làm ĐTĐ hiện lên màn hình hoặc được ghi lên mặt giấy. Có hai phương pháp
ghi ĐTĐ lên giấy: dùng ngòi bút đã nung nóng ghi lên giấy nền đen có phủ một lớp nến mỏng,
lớp nến này bị ngòi bút làm chảy ra để lộ ra nền đen phía dưới, hoặc dùng ngòi bút phun mực
lên giấy không có lớp phủ khi kim chuyển động.
Các loại máy ghi ĐTĐ ngày càng hiện đại, gọn nhẹ và nhiều công dụng. Loại một kênh
lần lượt ghi từng chuyển đạo, có loại ghi đồng thời 3, 6, 12 kênh. Có thể ghi ĐTĐ từ xa qua dây
dẫn điện thoại hoặc qua vô tuyến điện. Có loại máy có thể cho phép theo dõi ĐTĐ liên tục ngày
đêm (Monitoring), có báo động và tự động ghi ĐTĐ khi có loạn nhịp tim. Có loại máy đeo
trong người ghi ĐTĐ liên tục 24 đến 48 giờ (Holter ĐTĐ, ambulatory electrocardiogram).
3.2. Các bước tiến hành ghi điện tim
3.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
-Bệnh nhân phải nằm nghỉ một thời gian trước khi đo.
-Động viên để bệnh nhân yên tâm, khỏi lo lắng.
-Khi đo, bệnh nhân phải nằm thật yên lặng, thoải mái, thư giãn các cơ, mắt nhắm lại.
-Nếu gặp bệnh nhân bị kích động hoặc trẻ em khóc la giẫy giụa, phải cho thuốc an thần trước khi đo.
-Phòng đo tốt nhất nên có máy điều hòa nhiệt độ để bệnh nhân khỏi điều nhiệt (run, ra mồ hôi...).
3.2.2. Tiến hành đo
-Mắc các điện cực vào bệnh nhân
-Bật cho điện vào để khởi động máy
-Cho máy chạy thử, điều chỉnh các bút ghi, điều chỉnh biên độ (thử Test: N, 2N hoặc
N/2) và điều chỉnh vận tốc giấy chạy (12,5 mm/s, 25 mm/s hoặc 50 mm/s)
-Tiến hành đo 12 chuyển đạo -Tắt máy
4. PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ
4.1. Giới thiệu giấy ghi
Giấy ghi điện tim được in sẵn những đường kẻ ngang dọc, gồm 2 loại: lOMoAR cPSD| 36844358 -
Đường kẻ đậm: mỗi đường cách nhau 5 mm -
Đường kẻ nhạt: mỗi đường cách nhau 1 mm
Đường dọc: biểu hiện cho thời gian, với vận tốc giấy 25 mm/s , thời gian giữa 2 đường
kẻ nhạt (1 mm) là 0,04 s và thời gian giữa 2 đường kẻ đậm (5 mm) là 0,2 s.
Đường ngang: biểu hiện cho điện thế, Với test N (1 mV = 10 mm), khoảng cách giữa 2
đường kẻ nhạt bằng 0,1 mV và giữa 2 đường kẻ đậm bằng 0,5 mV.
Khi phân tích điện tim, ta căn cứ vào số ô dọc để xác định thời gian của sóng và số ô
ngang để xác định điện thế (biên độ) của sóng.
Hình 12.4: Giấy ghi điện tim [4]
4.2. Các bước phân tích điện tâm đồ
4.2.1. Phân tích nhịp
- Có phải nhịp xoang không?
Nhịp xoang là nhịp bình thường của tim do nút xoang làm chủ nhịp, các tiêu chuẩn để chẩn đoán nhịp xoang: + Sóng P đi trước QRST
+ P dương ở , P D1, V5 và V6 âm ở aVR
+ Khoảng PQ từ 0,11 - 0,20s -
Nhịp đều hay không đều?
Đo khoảng cách giữa các sóng R (hoặc giữa các sóng S). Nếu các khoảng cách này bằng
nhau là nhịp đều còn không bằng nhau là nhịp không đều.
- Có ngoại tâm thu không?
Ngoại tâm thu là một nhát bóp ngoại lai gây nên bởi một xung động bất thường phát ra
đột xuất và sớm hơn bình thường. Các ngoại tâm thu nhĩ thường hay bị bỏ sót.
Trên điện tâm đồ, ngoại tâm thu thường có những biểu hiện sau đây:
+ Xuất hiện sớm hơn bình thường
+ Hình dạng các sóng bị biến dạng
+ Có khoảng nghỉ bù sau ngoại tâm thu lOMoAR cPSD| 36844358
Nếu có blốc nhĩ thất hay flutter thì phải tính riêng tần số nhĩ (P P) và ghi lại mức độ blốc 2/1, 3/1,v..v
- Tần số của tim (F: frequency)
Có nhiều cách để tính tần số tim nhưng người ta thường dùng các phương pháp sau đây: + Dùng công thức
Lấy 60 chia cho khoảng RR (tính bằng giây) 60 F= RR(s)
+ Dùng thước tần số (2RR)
Trên thưóc có đánh dấu mũi tên và các vạch tần số. Muốn tính tần số tim, ta đặt một
đỉnh sóng R nào đó ngay vị trí mũi tên, đỉnh sóng R cách sóng R nói trên một khoảng 2RR sẽ
chỉ vào vạch ứng với tần số tim.
+ Dùng bảng tính tần số
Hình 12.5: 12 chuyển đạo điện tâm đồ với nhịp xoang [3]
4.2.2. Phân tích trục điện tim
Trục điện tim là vectơ tổng hợp mô tả quá trình khử cực của cơ tim. Bình thường, nó có
hướng trùng với trục giải phẫu của tim (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái). Trục điện tim sẽ
bị lệch đi trong các trường hợp bệnh lý và điều đó định hướng cho việc chẩn đoán một số bệnh về tim.
Xác định trục điện tim là xác định góc alpha của trục điện tim.
Có nhiều cách xác định góc của trục điện tim. Ở đây, chúng ta sử dụng phương pháp
tính nhanh và tiện lợi nhất: phương pháp ước lượng trục điện tim bằng tam trục kép Bayley như sau (hình 12.6):
Trước hết, ta vẽ 3 cặp chuyển đạo thẳng góc với nhau từng đôi một (D1-aVF, D2-aVL,
D3-aVR) có gốc O chung, gốc O này sẽ chia các chuyển đạo ra làm 2 nửa: nửa trục âm (-) và 30o lOMoAR cPSD| 36844358
nửa trục dương (+). Góc tạo bởi 2 trục liên tiếp bất kỳ là . Xung quanh các trục này có vẽ 1 đường tròn ghi độ:
+ Nửa dưới ghi độ dương và đánh mốc theo chiều kim đồng hồ từ . Oo cho đến 180o
+ Nửa trên ghi độ âm và đánh mốc ngược chiều kim đồng hồ từ Oo đến -180o.
Hình 12.6: Tam trục kép Bayley [5]
Cách xác định trục điện tim dựa vào tam trục kép Bayley như sau:
- Tìm trên điện tâm đồ xem trong 6 chuyển đạo D1, aVF, D2, aVL, D3 và aVR chuyển
đạo nào có tổng đại số QRS bằng O (triệt tiêu) và gọi chuyển đạo đó là chuyển đạo A (ví dụ
chuyển đạo aVL). Như vậy, trục điện tim sẽ cùng phương với chuyển đạo B thẳng góc với
chuyển đạo A (theo ví dụ này là cùng phương với D2).
- Xem trên chuyển đạo B, tổng đại số QRS là âm hay dương. Nếu dương, chiều của trục
điện tim sẽ cùng hướng với chiều dương của B (theo ví dụ này là chiều dương của D2, tức là
góc khoảng 60o). Nếu âm, chiều của trục điện tim sẽ cùng hướng với chiều âm của chuyển
đạo B (theo ví dụ này, góc khoảng -120o)
- Nếu tổng đại số QRS ở chuyển đạo A gần bằng O chứ không triệt tiêu, ta có thể tính như sau:
• Hơi dương tính: chiều của trục điện tim phải di chuyển từvề 5 đến 15o phía nửa trục
dương của chuyển đạo A.
• Hơi âm tính: chiều của trục điện tim phải di chuyển từ 5 đến 15o về phía nửa trục âm của chuyển đạo A.
Bình thường góc bằng 60o , c
ó thể biến thiên trong khoảng Oo đến 90o.
Các kiểu trục điện tim: -
Khi trục tim ở đến + 90trong
khoảng 0OO là trục bình thường (trục trung gian). -
Khi trục xoay theo chiều đường kim đồng hồ + 90 O tới 150 mà vượt
qua O gọi là trục lệch sang phải hay trục phải. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Khi trục xoay ngược chiều kim đồng hồ mà tới - 90 vượt qua 0OO gọi
là trục lệch sang trái hay trục trái.
trục ở trong khoảng từ - 90 O đến 150
- Khi O thì rất khó nói là trục phải
hay trái, người ta thường gọi là trục vô định (thường gặp trong các bệnh làm cho mõm
tim bị lệch về phía sau, như trong khí phế thủng). Chú ý:
+ Trong nhiều trường hợp sinh lý hay bệnh lý, trục điện tim chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác nhau nên nhiều khi không trùng với trục giải phẫu của tim. Do đó khi nói trục phải
hay trái, không có nghĩa là mỏm tim phải quay sang phải hay trái, mà là vectơ trục điện tim đã quay như thế.
+ Trong trường hợp cần phải chẩn đoán nhanh, ta chỉ cần nhìn hình dạng đại cương của
điện tâm đồ để ước chừng ra chiều của trục điện tim: *
Khi mũi chủ yếu phức hợp QRS (nghĩa là sóng có biên độ lớn nhất trong
hai sóng R và S) ở D1 hướng lên trên đường đồng điện (nghĩa là R1 lớn hơn S1), ở D3
cũng hướng lên trên (có thể xuống dưới rất ít), thì đó là trục bình thường (hay trục trung gian) (kiểu R1R3). *
Khi mũi chủ yếu của D1 hướng xuống dưới đường đồng điện (S1>R1),
còn ở D3 hướng lên trên (R3>S3) thì đó là trục phải (kiểu S1R3) *
Khi mũi chủ yếu của D1 hướng lên trên còn D3 hướng xuống dưới thì là trục trái (kiểu S1S3) *
Khi mũi chủ yếu của D1 và D3 đều hướng xuống dưới thì khó nói là trục
phải hay trục trái, người ta thường nói là trục vô định (kiểu S1S3).
Trục điện tim có thể lệch sang trái hay phải do nhiều nguyên nhân: -
Do các bệnh tim, tư thế tim ít khi làm lệch nhiều trục điện tim, thường 100 chỉ tới vị trí 20 + O
về bên phải và O về bên trái. Khi trục lệch về O
bên phải từ + 100 O dến + 110 thì có nhiều phần chắc chắn là có bệnh
tim. Các bệnh tim có trục phải phần nhiều là các bệnh gây ra tình trạng tăng gánh nặng làm việc
của thất phải, làm thất phải dày và giãn ra. Gặp trong các bệnh như hẹp van hai lá, hẹp van
động mạch phổi, thông liên nhĩ, tâm phế mạn...
Khi trục điện tim lệch về bên trái - 20O đến 30O thì
có thể nghi là có bệnh tim, nếu qua - 30O thì
có nhiều phần chắc chắn là có bệnh tim. Các bệnh tim có trục trái phần nhiều là các
bệnh gây ra tình trạng tăng gánh nặng làm việc của thất trái, làm nó dày và giãn ra. Thường
gặp trong các bệnh tăng huyết áp, hẹp hay hở van động mạch chủ, hở van hai lá, hẹp eo động mạch chủ... -
Tư thế tim: bằng cách so sánh hình dạng thất đồ của các chuyển đạo
trước tim với các chuyển đạo đơn cực các chi và chuyển đạo mẫu, người ta chia ra 6
loại tư thế điện tim như sau: -
Tư thế nằm ngang: các phức V5, V6 hợp
QRS của giống aVL, D1; V1, V2 giống VF, D3. Góc khoảng - 30O . nửa lOMoAR cPSD| 36844358 -
Tư thế nằm ngang: các phức hợp QRS của V5, V6 giống aVL, D1. VF Góc khoảng 0O c ó điện thế thấp. . -
Tư thế trung gian: các phức hợp QRS của V5, V6 giống Góc khoảng + aVL và VF. 30O. nửa -
Tư thế thẳng đứng: các phức hợp QRS của V5, Góc khoảng 60O V6
giống aVF, D3. aVL có điện thế thấp. . -
Tư thế thẳng đứng: Các phức hợp QRS của V5, V6 giống aVF, V1, V2
D2, D3; Góc khoảng 90O giống aV L, D1. . -
Tư thế vô định: Các phức hợp QRS không có liên hệ gì với nhau.
Có thể nhìn đại cương hình dạng điện tâm đồ để ước chừng ra tư thế tim (bằng cách xác
định mũi chủ yếu trong phức hợp QRS của chuyển đạo aVL và aVF). 4.2.3. Phân tích sóng
Hình 12.7: Các sóng và các khoảng trên điện tâm đồ bình thường [6]
Đường biểu diễn điện tim gồm có 5 sóng nối tiếp nhau với 6 chữ cái liên tiếp được đặt
tên P, Q, R, S, T. Ba sóng Q, R, S tập hợp lại thành phức bộ QRS. Sóng ở phía trên đường đẳng
điện là sóng dương, sóng ở phía dưới đường đẳng điện là sóng âm (hình 12.7).
Trục điện tim và các trục của sóng P và sóng T bình thường đều hướng xuống dưới và
sang trái, gần song song với trục D2. Như vậy khi chiếu mỗi trục đó lên 3 trục chuyển đạo mẫu
ta sẽ được các vectơ dương với các vectơ ở D2 là dài nhất. Điều đó có nghĩa là các sóng P, phức
hợp QRS và sóng T ở cả 3 chuyển đạo mẫu đều dương tính, với biên độ lớn nhất ở D2, còn D1
và D3 có thể tăng giảm ít nhiều.
Vì thế khi cần đo thời gian và biên độ các sóng người ta thường chọn D2 để xác định cho rõ.
Các sóng điện tim ở 3 chuyển đạo mẩu đều tuân theo định luật Einthoven là: “ở mỗi
thời điểm chu chuyển tim, tổng đại số của các điện thế (biên độ các sóng) ở chuyển đạo D1 và
D3 bằng chuyển đao D2”. Có thể viết thành công thức như sau: D1 + D3 = D2
Thí dụ: Nếu biên độ sóng R1 là + 4mm, R3 là + 2mm thì biên độ sóng R2 là: R2 = (+4) + (+2) = + 6mm lOMoAR cPSD| 36844358
Chú ý: Công thức này chỉ đúng khi chọn các sóng ở cùng một thời điểm, thường chọn
trên 3 chuyển đạo được ghi đồng thời. Nếu máy một cần, không ghi đồng thời được, mà ghi lần
lượt, thì kết quả có thể chênh lệch chút ít do ảnh hưởng của hô hấp hoặc ảnh hưởng khác lên
mỗi chuyển đạo khi ghi. - Sóng P
+ Là sóng khử cực nhĩ, biên độ khoảng 0,5 mm đến 2 mm, trung bình 1,2 mm (0,12 mV).
Thời gian: 0,05 đến 0,11 giây, trung bình 0,08 giây.
+ Về hình dạng: có thể gặp một số hình thái của sóng P như sau:
+ Sóng P âm: đặc trưng của tim nằm bên phải.
+ Sóng P bị méo mó, có móc, chẻ đôi... do hai tâm nhĩ bóp không đồng thời.
+ Sóng P có biên độ cao >2,5 mm (>0,25 mV) gọi là P cao, nếu P > 3,0 (> 0,30 mV) là
biểu hiện chủ yếu của dày nhĩ thất phải. P rộng (> 0,12 giây): dày nhĩ trái
Hình 12.8: Một số hình thái sóng P không bình thường [2] - Khoảng PQ
+ Là khoảng cách từ điểm khởi đầu sóng P đến điểm khởi đầu sóng Q (hoặc R nếu không
có sóng Q), nó đại diện cho thời gian truyền đạt nhĩ thất.
+ Thời gian PQ từ 0,11 đến 0,20 giây, trung bình 0,15 giây.
+ Khi PQ lớn hơn 0,20 giây và nhỏ hơn 0,11 giây là bệnh lý. Phức bộ QRS
+ Là sóng khử cực thất, thời gian từ 0,05 đến 0,10 giây, trung bình 0,07 giây.
+ Khi > 0,10 giây là bệnh lý, ví dụ: blốc nhánh. Sóng R
+ Là sóng dương của phức bộ QRS.
+ Khi R > 25-30 mm ở V5-V6 hoặc R ở V5 + S ở V1 lớn hơn 35-40 mm (chỉ số Sokolow- Lyon) là dày thất trái lOMoAR cPSD| 36844358
+ Khi R > 7 mm ở V1 hoặc R ở V1 + S ở V5 lớn hơn 11 mm (chỉ số Sokolow-Lyon) là
dày thất phải. Sóng T
+ Thể hiện sự tái cực của tâm thất. Biên độ < 0,5mV, thời gian 0,2s. Mặc dù khử cực và
tái cực là những hiện tượng đối ngược nhau, nhưng sóng T thường dương tính như
sóng R. Điều này cho thấy sự hình thành hưng phấn và sự lan rộng của nó được thực
hiện theo những cách thức khác nhau.
Hình 12.9: Một số hình thái sóng T bình thường và bệnh lý [4]
(A: bình thường; B: tăng kali máu, C: thay đổi tái cực; D: thiếu máu cơ tim; E: biến dạng.
F, G, H, I: bất thường ST-T không đặc hiệu) Các hình dạng của sóng T có thể gặp:
+ Sóng T có đinh nhọn: thường là do nhịp nhanh.
+ Sóng T đối xứng: nghĩ đầu tiên đến bệnh về động mạch vành, thường kèm cả hình dạng đinh nhọn.
+ Sóng T tròn: Có thể do mất thăng bằng chất điện giải trong cơ thể.
+ Chỗ nối tiếp của ST với T không thoai thoải mà gấp khúc thành một góc rõ rệt thì nghĩ
đến thiểu năng vành, tăng huyết áp.
+ Biên độ của T ở cả 3 chuyển đạo mẫu giảm xuống: thường do điện thế thấp (RS cũng
thấp) hoặc do các bệnh thiểu năng vành mạn tính, rung nhĩ, v.v..
+ Biên độ của sóng T tăng lên ở cả 3 chuyển đạo mẫu thường do cường giáp giao cảm, do
gắng sức hay ở “tim vận động viên”.
+ Sóng T luân phiên: cứ một QRS có sóng T cao lại đến một QRS có sóng T thấp hơn,
gặp trong chứng mạch so le (pouls alternant), tiên lượng rất nặng. -
Khoảng QT : tùy thuộc vào tần số tim, thời gian 0,35s đến 0,4s với tần số tim 75 lần/phút.
Đó là thời gian hoạt động của tâm thất. Khoảng QT thể hiện thời kỳ tâm thu điện học của thất
và được đo từ khởi điểm sóng Q (hay sóng R nếu không có Q) tới điểm cuối sóng T. Thời gian
khoảng QT tỉ lệ nghịch với nhịp tim:
+ QT rút ngắn lại khi nhịp tim nhanh hơn.
+ QT kéo dài khi nhịp tim chậm lại. lOMoAR cPSD| 36844358
+ QT kéo dài bất thường có liên quan với tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn
đỉnh. Hội chứng QT ngắn bẩm sinh đã được tìm thấy có liên quan với tăng nguy cơ rung nhĩ và
nhịp nhanh kịch phát có thể gây đột tử. -
Đoạn ST: ST đi từ điểm tận cùng của QRS (tức điểm J) tới khởi đầu của sóng T. Khởi
điểm của T thường rất khó xác định vì ST tiếp vào T thoai thoải. Thời gian của đoạn ST rất khó
xác định và ít được dùng trong lâm sàng. Trái lại, người ta chú ý nhiều đến hình dạng của ST và
vị trí của nó so với đường đẳng điện.
Ở người bình thường, ST đẳng điện hoặc hơi chênh lên (không vượt quá 0,5mm) ở
chuyển đạo ngoại bỉên, và thường chênh lên ở chuyển đạo trước tim (không vượt quá 1mm ở
các chuyển đạo trước tim).
Thời gian đoạn ST tương đối dài và phụ thuộc vào tần số tim. Tuy nhiên, thời gian đoạn
ST ít được dùng trong lâm sàng. Trái lại, hình dạng và vị trí đoạn ST so với đường đẳng điện
mới mới đặc điểm được chú ý và có ý nghĩa trong chẩn đoán.
Hình 12.10: Đoạn ST bình thường và bệnh lý [4]
5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG
5.1.1. Vai trò của nút xoang
Nút xoang phát xung động với tần số cao nhất, là nút tạo nhịp của tim (Pacemaker), giữ
vai trò chủ nhịp chính cho toàn bộ quả tim đập theo. Các chất dẫn truyền thần kinh hoặc các
hormon, có thể làm tăng hoặc chậm nhịp tim từ nút xoang. Chẵng hạn, ở một người lúc nghỉ
ngơi, acetylcholin của hệ phó giao cảm khiến nhịp tim đập khoảng 75 ck/ph.
Khi bệnh lý, nút nhĩ-thất hoặc cơ nhĩ, cơ thất cũng có thể tạo nhịp, nhanh hơn nút xoang,
dành lấy vai trò của nút xoang, đứng ra chỉ huy nhịp đập của tim và được gọi là ổ ngoại vị
(ectopic focus), những tác nhân gây ra tình trạng này bao gồm cà phê, nicotin, mất cân bằng
điện giải, thiếu oxy và do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn digitalis.
Như vậy, sự xuất hiện các ổ ngoại vị gây ra sự co bóp bất thường ở các vùng khác nhau
của tim và ảnh hưởng lớn đến bơm tim, điều này làm thay đổi nhịp tim và lưu lượng tuần hoàn.
Chẳng hạn khi dẫn truyền xung động bị tắt từ nút xoang đến các phần khác của tim, một vị trí
tạo nhịp mới sẽ xuất hiện ở nút nhĩ-thất hay trong bộ nối đi vào tâm thất. Hoặc khi blốc nhĩ-thất
xảy ra, tâm nhĩ tiếp tục đập theo nút xoang, trong khi đó ổ tạo nhịp mới trong hệ thống Purkinje
sẽ chỉ huy thất với tần số giữa 15-40 ck/phút.
Khi tình trạng blốc xảy ra đột ngột, hệ thống Purkinje chỉ bắt đầu tạo nhịp sau 5-30 giây,
do đó trong 4-5 giây đầu tiên giảm lưu lượng máu lên não, có thể gây cơn AdamsStokes, nếu lOMoAR cPSD| 36844358
kéo dài, có thể gây tử vong. Ở những bệnh nhân như vậy, khi cần thiết, có thể duy trì tần số tim
bình thường bằng một máy tạo nhịp nhân tạo (artificial pacemaker). Hiện nay, có những máy
tạo nhịp theo yêu cầu, không những cho hoạt động bình thường của tim, mà còn giúp tim thích
nghi bằng cách tăng tần số lúc vận cơ hay stress.
5.1.2. Vai trò của hệ thần kinh thực vật
Chi phối tim là hệ thần kinh thực vật. Dây phó giao cảm, dây X phải chi phối nút xoang
và dây X trái chi phối nút nhĩ-thất. Các sợi phó giao cảm đến cơ nhĩ và rất ít thấy trong cơ thất.
Dây giao cảm đến đáy tim theo mạch máu lớn, sau đó phân thành mạng vào cơ tim, thường theo sau mạch vành.
Kích thích phó giao cảm gây phóng thích acetylcholin. Hormon này có tác dụng kéo dài
thời gian điện thế hoạt động, làm điện thế màng lúc nghỉ âm hơn, vì vậy làm giảm tính kích
thích tế bào, đồng thời làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ-thất. Acetylcholin làm tăng tính thấm
của màng cơ tim đối với K+ do đó kéo dài sự khử cực chậm tâm trương.
Những lý do trên làm giảm tần số khử cực của tế bào phát nhịp và gây chậm nhịp tim. Sự
cắt bỏ dây X hoặc cho atropin sẽ cho tác dụng ngược lại.
Sự kích thích dây X mạnh có thể làm ngừng tính hưng phấn có nhịp điệu của nút xoang
hoặc xung động bị blốc qua bộ nối. Tâm thất ngừng đập trong 5 - 20 giây nhưng một số điểm
trong sợi Purkinje hay phần vách thất của bộ nối phát nhịp và gây co rút thất với tần số 15 40
lần/phút, hiện tượng này gọi là nhịp thoát thất.
Những kích thích giao cảm hoặc cho các thuốc có hoạt động β adrenergic làm tăng tốc
độ dẫn truyền và tăng sự khử cực chậm tâm trương, đặc biệt tại nút xoang, do đó làm tăng
nhịp tim. Khi phá các sợi giao cảm đến tim hoặc cho các loại β bloquant sẽ có tác động trái ngược.
6. RỐI LOẠN SỰ HÌNH THÀNH VÀ DẨN TRUYỀN XUNG ĐỘNG
Những rối loạn này thường phát sinh do:
- Sự tạo nhịp bất thường của nút xoang
- Sự chuyển vai trò tạo nhịp từ nút xoang đến các phần khác của tim
- Tắc nghẽn các điểm trên đường dẫn truyền xung động qua tim
- Hình thành đường dẫn truyền bất thường qua tim
- Sự phát sinh xung động bất thường ở các vị trí trên tim.
6.1. Rối loạn hình thành xung động
6.1.1. Nhịp nhanh xoang
Ở tim bình thường, các tế bào nút xoang có tốc độ khử cực chậm tâm trương lớn nhất do
đó có tần số phát xung cao nhất và giữ vai trò tạo nhịp cho tim. Khi tần số tim > 100 ck/ph gọi
là nhịp nhanh xoang. Các nguyên nhân như sốt, kích thích giao cảm và các tình trạng nhiễm
độc lên tim. Sự tăng thân nhiệt làm tăng tốc độ chuyển hóa của nút xoang, gây tăng trực tiếp
tính chịu kích thích và tăng nhịp tim. Sự suy yếu cơ tim làm tăng nhịp tim do lúc này tim không
thể bơm máu vào động mạch như bình thường, vì vậy, phản xạ giao cảm gây tăng nhịp tim để
đảm bảo lưu lượng tim.
Tăng tính tự động nút xoang làm rút ngắn thời gian tới ngưỡng pha 4 hoặc các ổ ngoại vị
ngoài nút xoang như tâm nhĩ, bộ nối hay mạng Purkinje tăng tính tự động sẽ dành lấy vai trò lOMoAR cPSD| 36844358
tạo nhịp của nút xoang vì có tần số cao hơn. Nguyên nhân thường gặp (1) tăng catecholamin
nội sinh hay ngoại lai (2) rối loạn điện giải như giảm K+ hay tăng Ca+ máu (3) thiếu máu cục
bộ cơ tim (4) kích thích cơ học (5) do thuốc như Digitalis.
Các loạn nhịp ngoại vị thường gặp: nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nhĩ nhiều ổ, nhịp nhanh
thất, nhịp nhanh bộ nối do Digitalis. Cũng có thể gặp trong một số điều kiện sinh lý như sử
dụng quá nhiều chất kích thích: caffeine, nicotine, thiếu ngủ, lo lắng.
Sau pha 4 có thể có một điện thế âm nhỏ gọi là điện thế sau khử cực, thường do tích tụ
Ca+ nội bào, nếu các sóng này có biên độ đạt đến ngưỡng có thể có hoạt động nẩy cò (triggered
activity) gây ra một số loạn nhịp như ngoại tâm thu, nhịp tự thất gia tăng. Bệnh nhân có khoãng
QT dài dễ phát sinh loạn nhịp do hoạt động nẩy cò. Ngược với nhịp nhanh do tăng tính tự động
cơ tim hay do vòng vào lại, nhịp nhanh do hoạt động nẩy cò nếu được kích thích tạo nhịp nhanh
vượt tần số thì không những không bị triệt tiêu mà còn gây nguy hiểm.
6.1.2. Nhịp chậm xoang
Thường thuật ngữ chậm xoang để chỉ trường hợp nhịp tim dưới 60 ck/ph.
Chậm xoang thường gặp ở các vận động viên, kèm thường tăng thể tích tống máu tâm
thu, đảm bảo lưu lượng tim bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các phản xạ hệ tuần hoàn nhằm kích thích dây X đều gây chậm nhịp tim do tác
dụng của acetylcholin lên tim.
Hình 12.11: Điện tâm đồ các dạng nhịp xoang [4]
Trên một số bệnh nhân, tình trạng xơ vữa động mạch cảnh làm tăng nhạy cảm các
baroreceptor khu trú trong thành động mạch. Do đó, dù chỉ một áp lực nhẹ trên cổ cũng có thể
gây kích thích mạnh các baroreceptor và tăng phản xạ dây X gây chậm nhịp tim, có trường hợp
gây ngừng tim. Hiện tượng này gọi là hội chứng xoang cảnh.
Ngoài ra, nhịp chậm còn có thể do giảm tính tự động của nút xoang như do suy yếu nút
xoang hay do thuốc. Pha 4 kéo dài hơn bình thường làm giảm tính tự động của nút xoang, lOMoAR cPSD| 36844358
nguyên nhân do rối loạn dòng Na+ và Ca+ qua màng thường do bệnh lý cơ tim hoặc do thuốc như Digitalis (hình 12.11).
6.1.3. Loạn nhịp xoang
Nhịp xoang không đều thường liên quan hô hấp. Khi hít vào nhịp tim nhanh, thở ra nhịp
tim chậm. Khi hít vào, trung tâm hô hấp ức chế trung tâm làm chậm nhịp tim kế cận, do đó nút
xoang thoát khỏi sự chi phối của dây X và tim đập nhanh lên. Loạn nhịp xoang thường gặp ở
trẻ nhỏ hoặc người tập luyện thể thao và thường biến mất khi vận động (hình 12.12).
Hình 12.12: Loạn nhịp xoang do hô hấp [3]
6.1.4. Hội chứng suy nút xoang
Hội chứng suy nút xoang là một hội chứng lâm sàng gây nên do rối loạn chức năng nút
xoang với nhiều bất thường về điện sinh lý tim như: rối loạn hình thành xung động tại nút
xoang, rối loạn dẫn truyền xung động từ nút xoang ra cơ nhĩ, suy yếu chức năng tạo nhịp của
các chủ nhịp dưới nút xoang và tăng tính nhạy cảm của cơ nhĩ nên dễ xuất hiện các rối loạn nhịp nhanh nhĩ.
Bệnh thường gặp trong các bệnh lý tim mạch và người lớn tuổi. Điện tâm đồ bao gồm
nhịp chậm xoang, ngưng xoang, blốc xoang, đồng thời xuất hiện nhiều cơn nhịp nhanh như
nhanh trên thất, nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ. Hội chứng tim nhanh - chậm là những rối loạn
nhịp nhanh như nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ. hay cưồng nhĩ xen kẽ với nhịp xoang chậm. Sau khi
hết cơn nhịp nhanh thì thường là đoạn ngừng xoang dài.
Lâm sàng thường gặp là cơn Adams-Stokes. lOMoAR cPSD| 36844358
Hình 12.13: Điện tâm đồ suy nút xoang [4]
Hình 12.14: Nhịp tim nhanh - chậm trong suy nút xoang [5]
6.2. Nhịp bất thường do nghẽn đường dẫn truyền xung động
6.2.1. Blốc xoang nhĩ
Các xung động từ nút xoang bị tắc trước khi vào cơ nhĩ, trong trường hợp này thất được
đập theo nhịp mới do xung động từ bộ nối. Nút xoang vẫn tiếp tục truyền xung động bình lOMoAR cPSD| 36844358
thường, nhưng một số các xung động từ xoang bị "chặn" trước khi có thể dẫn truyền dẫn đến
liên tục làm mất khử cực nhĩ làm mất sóng P.
Hình 12.15: Blốc xoang nhĩ độ 2 type 1[3]
Hình 12.16: Blốc xoang nhĩ độ 2 type 2 [3]
6.2.2. Blốc nhĩ-thất
Thường gặp trong trường hợp giảm tốc độ dẫn truyền qua bộ nối hoặc bị tắc xung động
tại vị trí này. Rối loạn dẫn truyền này có thể tạm thời hay vĩnh viễn. Nguyên nhân bao gồm:
-Suy vành gây thiếu máu cục bộ ở bó nhĩ-thất.
-Sự chèn ép bó nhĩ-thất do các mô xơ hoặc phần tim bị canxi hóa.
-Các tình trạng nhiễm trùng toàn thân ảnh hưởng đến tim như bạch hầu, sốt thấp...
-Kích thích quá mức dây X làm tắc dẫn truyền xung động qua nút nhĩ-thất (hội chứng xoang cảnh).
Blốc nhĩ thất phân loại thành 3 độ: