Bài giảng hệ sinh dục | Đại học Y Dược Huế
Hệ sinh dục: là một hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng làm nhiệm vụ sinh sản( duy trì nòigiống). Hệ sinh dục được chia làm 2 cơ quan:CƠ QUAN SINH DỤC NAM :Cơ quan sinh dục sinh dục nam có chức năng tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào
sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. Hai chức phận này có quan hệ mật thiết vớinhau để thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Module tiêu hoá- thận tiết niệu (DHY)
Trường: Đại học Y dược Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45438797
Hệ sinh dục: là một hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng làm nhiệm vụ sinh sản( duy trì nòi
giống). Hệ sinh dục được chia làm 2 cơ quan:
CƠ QUAN SINH DỤC NAM :
Cơ quan sinh dục sinh dục nam có chức năng tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào
sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. Hai chức phận này có quan hệ mật thiết với
nhau để thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.
Cơ quan sinh dục nam nhìn bên ngoài có dương vật, bìu và hệ lông. Tuy nhiên cấu trúc
bên trong còn có 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, 2 túi tinh, tuyến tiền liệt và niệu đạo.
Các cơ quan sinh dục nam
1. Cấu tạo cơ quan sinh dục trong:
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái) ra ngoài. Khi xuất tinh, van ở cổ
bàng quang đóng lại, do đó không có hiện tượng trộn lẫn nước tiểu với tinh dịch.
Ống dẫn tinh là ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh rồi đổ vào đoạn gốc của niệu
đạo, đưa tinh trùng vào vị trí để tống xuất ra ngoài thông qua niệu đạo.
Túi tinh: có chức năng bài tiết tinh tương để nuôi dưỡng tinh trùng, tinh tương hoà lẫn với
tinh trùng được gọi là tinh dịch có màu trắng đục như sữa. lOMoAR cPSD| 45438797
Túi tinh và liên quan của nó
2. Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài:
- Dương vật là bộ phận để giao hợp và xuất tinh vào âm đạo của phụ nữ.Đầu dương vậtcó
một đoạn da lỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu.
- Bìu: túi da bao bọc bảo vệ tinh hoàn, giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình sản sinh và tồntại của tinh trùng
- Tinh hoàn: hai tuyến tròn nằm trong bìu. Bên trong có vô số các ống cuộn lại và có 2 chức năng:
+ Chức năng sản xuất tinh trùng hay sinh tinh nên các ống này được gọi là ống sinh tinh.
+ Chức năng sản xuất kích thích tố hay hormon nam. Testosteron là hormon nam rất quan
trọng vì cần thiết để em bé trai phát triển trở thành đàn ông.
- Tinh trùng: là tế bào sinh dục nam, hình như nòng nọc, có khả năng di chuyển. Mỗi
lầnxuất tinh khoảng 2 đến 5ml tinh dịch, chứa 200 triệu đến 500 triệu tinh trùng.
CƠ QUAN SINH DỤC NỮ :
Cơ quan sinh dục nữ: là một hệ thống sinh lý trong cơ thể phụ nữ với nhiều chức năng
như: quan hệ, tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các bộ phận sinh dục
nữ nằm trong phần sau cùng của bụng xuống đến đáy chậu, sau ruột, trước lỗ hậu môn. lOMoAR cPSD| 45438797
Các cơ quan sinh dục của nữ
Cơ quan sinh dục của nữ gồm: cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong.
1. Cơ quan sinh dục ngoài :
Cấu tạo bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ bao gồm các bộ phận :
- Âm hộ: tất cả tổ chức bên ngoài nhìn thấy được, có hai chỗ mở vào trong là
- Lỗ tiểu: để nước tiểu thoát ra ngoài, hai bên có tuyến Skene -Lỗ âm đạo : lối ra của máu
kinh; hai bên có tuyến Bartholin.
- Màng trinh: bao quanh lỗ âm đạo, có nhiều dạng và đầu dây thần kinh cảm giác- Âm vật:
tương ứng dương vật nam giới, là vùng nhạy cảm của phụ nữ.
- Môi lớn và môi nhỏ; là nếp gấp da bên ngoài, che cho âm vật, lỗ tiểu và cửa âm đạo.
- Âm đạo: là ống xẹp, nhiều nếp gấp ngang, hơi ẩm. Âm đạo là đường dẫn từ tử cung
rangoài cơ thể, là lối ra của máu kinh, của thai nhi, là nơi tiếp nhận dương vật khi giao
hợp. Âm đạo tiếp giáp tử cung tạo nên các túi cùng.
- Tầng sinh môn: gồm toàn bộ phần mềm (cân, cơ, dây chằng) nâng đỡ cơ quan sinh
dụctrong khung xương chậu.
2. Cơ quan sinh dục trong : lOMoAR cPSD| 45438797
Ngoài các cơ quan sinh dục bên ngoài có thể nhìn thấy, sờ thấy thì cấu tạo bộ phận sinh
dục nữ còn bao gồm các bộ phận bên trong như:
- Buồng trứng: hình hạt dẹt, màu hơi hồng nằm trong vùng chậu, chứa khoảng 300.000 đến
500.000 tế bào trứng (noãn) và sản xuất hormone Estrogen và Progesterone; được giữ
trong hố chậu bằng các dây chằng.
- Ống dẫn trứng (vòi trứng): đường dẫn noãn (trứng chưa thụ tinh) từ buồng trứng đến
tửcung, là nơi trứng kết hợp tinh trùng thành trứng thụ tinh. Mặt trong ống dẫn trứng có nhiều lông tơ.
- Tử cung (dạ con) : nơi trứng đã thụ tinh di trú đến và phát triển thành bào thai trongsuốt
thai kỳ. Lớp lót bên trong tử cung gọi là niêm mạc tử cung sẽ bong và trôi ra ngoài với
máu (hiện tượng hành kinh).
- Cổ tử cung: cửa vào tử cung nằm tận trong âm đạo; không có đầu dây thần kinh
Cơ quan sinh dục trong của sinh dục nữ HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tuần hoàn gồm hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết. Tuần hoàn máu gồm có
tim và hệ thống ống mạch ( động mạch, mao mạch và tĩnh mạch). Tim được coi là một cơ
quan bơm máu. Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm các mao mạch bạch huyết và tĩnh mạch bạch lOMoAR cPSD| 45438797
huyết dẫn bạch huyết từ khoảng gian bào của các mô qua các bạch hạch, đưa vào hệ tuần
hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển dưỡng chất, oxy, cacbon đioxide, hormone. Người ta chia
hệ tuần hoàn thành hai vòng là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn chung; có nhiệm vụ đưa máu giàu oxy nuôi sống
các mô, cơ quan của cơ thể đồng thời thu nhận CO2. Vòng tuần hoàn này bắt đầu từ tâm
thất trái, máu từ đó đi theo động mạch chủ rồi tỏa ra các động mạch vừa và động mạch
nhỏ, cuối cùng đi tới mạng lưới mao mạch trong cơ quan
- Vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn đi qua phổi, làm nhiệm vụ đổi mới máu, đào thải
khí O2. Vòng tuần hoàn này bắt đầu từ tâm thất phải, máu đi theo động mạch phổi tới
mạng lưới mao mạch dày đặc quanh phế nang. Hệ tuần hoàn máu
Hệ tuần hoàn bao gồm ba thành phần chính: tim, mạch máu và máu. lOMoAR cPSD| 45438797
Tim là cơ quan trung tâm của hệ tuần hoàn, có nhiệm vụ bơm máu qua hai vòng tuần
hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tim có bốn ngăn: hai ngăn động mạch
và hai ngăn tĩnh mạch, được ngăn cách bởi các van tim. Tim có thể điều chỉnh tốc độ và
lực bơm máu để phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Mạch máu là hệ thống ống dẫn máu từ tim đến các mô và cơ quan khác. Mạch máu gồm
ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch là ống dẫn máu giàu oxy từ tim
đến các cơ quan, trừ động mạch phổi, dẫn máu giàu CO2 từ tim đến phổi. Tĩnh mạch là
ống dẫn máu giàu CO2 từ các cơ quan về tim, trừ tĩnh mạch phổi, dẫn máu giàu oxy từ
phổi về tim. Mao mạch là những ống nhỏ nhất trong hệ thống mạch máu, nối động mạch
và tĩnh mạch lại với nhau. Mao mạch có vai trò trao đổi chất giữa máu và các tế bào.
Máu chứa các tế bào máu và huyết tương. Máu có nhiều chức năng quan trọng trong hệ
tuần hoàn, như vận chuyển oxy, CO2, dinh dưỡng, hormone, nước và các chất điện giải;
duy trì sự cân bằng pH, nhiệt độ và áp suất của cơ thể; bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Cấu tạo của tim
1. Hệ tuần hoàn bạch huyết
Khởi đầu bởi những mao mạch kín một đầu. Chúng thu nhận dịch mô tập trung về mạch
bạch huyết, kích thước mạch lớn dần và cuối cùng dẫn tới mạch bạch huyết quản gốc để
về tim qua đường tĩnh mạch máu. Bạch huyết thường chảy qua một hay nhiều hạch bạch
huyết kế tiếp nhau trước khi đổ vào tĩnh mạch. Khi chảy qua các hạch, bạch huyết được
làm sạch bởi các tế bào có khả năng thực bào. Đồng thời bạch huyết mang theo các tế bào
lympho và các yếu tố miễn dịch từ các hạch bạch huyết. lOMoAR cPSD| 45438797
Mạch bạch huyết còn có thể thấy hầu hết các cơ quan, mô, ngoại trừ ở thần kinh trung
ương, mô sụn, mô xươnh, tủy xương, tuyến ức, răng.
Mao mạch thành bạch huyết có thành cấu tạo đơn giản, chỉ có một lớp tế bào nội mô dẹt, không có màng đáy.
Mạch bạch huyết có thành cấu tạo tương tự như thành tĩnh mạch máu, nhưng mỏng hơn và
khó phân biệt ba lớp áo
Bạch huyết quản gốc gồn có ống bạch huyết phải và ống ngực. Thành của bạch huyết quản
gốc tương tự như thành của các tĩnh mạch máu cỡ lớn nhưng sự phân biệt ba lớp áo không
rõ ràng và lớp cơ trơn ở lớp áo giữa ít phát triển hơn ở thành tĩnh mạch. HỆ BẠCH HUYẾT
Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, các dị vật và các tế bào
biến dạng (ung thư ). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nó cũng là một phần của hệ tuần hoàn
có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thụ chất béo. Nó bao gồm bạch huyết, hạch bạch huyết,
hạnh họng, lá lách và tuyến ức.
Hệ bạch huyết đảm nhiệm những chức năng sau: - Cân bằng thể dịch:
Mỗi ngày có khoảng 30 lít dịch đi từ các mao mạch máu vào dịch kẽ, trong đó chỉ có 27
lít đi ngược lại. Nếu còn 3 lit còn lại vẫn ở dịch kẽ, sẽ gây phù làm tổn thường mô và cuối
cùng tử vong. Nhờ có hệ bạch huyết 3 lít dịch này được đi vào các mao mạch bạch huyết.
Các dịch này được gọi là bạch huyết. Bạch huyết đi qua mạch bạch huyết rồi trở về máu.
Cùng với nước, bạch huyết chứa các chất tan lấy từ hai nguồn:
Các chất trong huyết tương, như các ion, các chất dinh dưỡng, các khí, và một số protein,
đi từ mao mạch máu vào dịch kẽ và trở thành một phần của bạch huyết.
Cấc chất lấy từ các tế bào như các hormone, các enzym và các chất thải, cũng được tìm thấy trong bạch huyết. - Hấp thu chất béo
Hệ bạch huyết hấp thụ các chất béo và các chất khác từ đường tiêu hóa. Các mạch bạch
huyết gọi là các bạch hạch - lacteal nằm ở lớp lót ruột non. Mỡ đi vào các lacteal và đi qua
các mạch bạch huyết vào vòng tuần hoàn tĩnh mạch. Bạch huyết đi qua các mạch bạch
huyết này, gọi là dưỡng trấp- chyle, có dạng sữa vì có chứa mỡ.
- Bảo vệ: Để bảo vệ cho mạch máu tránh khỏi các chất độc, tế bào lympho trong các
hạchbạch huyết có khả năng khử độc, thu nhận các vật lạ và những chất có phần tử lượng
lớn bằng con đường thực bào và phân hủy chất. lOMoAR cPSD| 45438797