Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2: Cơ sở lý thuyết | Đại học Nội Vụ Hà Nội
2.1. Cơ sở lý thuyết:Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, làthước đo quan trọng đánh giá trình độ phát triển qua từng thời kỳ của các quốc gia. Việt Nam ta từnền kinh tế thời bao cấp trì trệ nay đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Tăng trưởng kinh tế thể hiện qua mức tăng trưởng GDP ngày càng cao và ổn định trong thời giandài.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết:
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là
thước đo quan trọng đánh giá trình độ phát triển qua từng thời kỳ của các quốc gia. Việt Nam ta từ
nền kinh tế thời bao cấp trì trệ nay đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện qua mức tăng trưởng GDP ngày càng cao và ổn định trong thời gian
dài. Thu nhập và mức sống của người dân càng ổn định thì đất nước lại càng phát triển. Chính vì
vậy mà việc tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn trong nghiên cứu kinh tế, phản
ánh sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc gia. Để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia, các nhà
kinh tế đánh giá qua tổng sản phẩm quốc nội GDP.
GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vào một thời điểm nhất
định. Đồng thời, thể hiện và phản ánh rõ ràng sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.
Ngoài ra, GDP còn đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến GDP là vô cùng quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả. 2.1.1. Khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product), đây là một chỉ số tiêu dùng đo
lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định. GDP phản ánh giá trị sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể,
thường là một năm hoặc một quý. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia.
GDP phản ánh giá trị sản xuất: •
GDP thể hiện tổng giá trị của tất cả các hoạt động sản xuất diễn ra trong một quốc gia trong
một khoảng thời gian nhất định. •
Giá trị này được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia, so sánh
mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia và theo dõi sự thay đổi của nền kinh tế theo thời gian.
2.1.2. Phân loại GDP: •
GDP bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tính dựa trên kết quả sản
xuất kinh doanh của bình quân trên đầu người trong một năm. GDP bình quân đầu người
của một quốc gia tại một thời điểm được tính bằng cách lấy số liệu GDP của quốc gia chia
cho tổng số dân của quốc gia đó. •
GDP danh nghĩa: GDP danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm quốc nội GDP
và được tính theo giá cả thị trường. •
GDP thực tế: GDP thực tế là chỉ tiêu dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ trong nước đã điều
chỉnh theo tốc độ lạm phát lạm phát. Trường hợp lạm phát dương, GDP thực tế sẽ thấp hơn
GDP danh nghĩa vì GDP thực tế bằng tỉ lệ giữa GDP danh nghĩa và hệ số giảm phát GDP.
2.1.3. Một số khái niệm khác:
Đầu tư: trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai.
Xuất khẩu: là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (Xuất khẩu
góp phần tăng thêm tổng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP). lOMoAR cPSD| 45470709
Nhập khẩu: là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu
nội địa (lượng tiền trả cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP) 2.2.
Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội(GDP): 3 phương pháp
2.2.1. Phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm
Sơ đồ vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, có thể xác định GDP theo giá trị hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. Chúng ta gọi tắt là phương pháp xác định GDP
theo luồng sản phẩm hay còn gọi là phương pháp chi tiêu.
Công thức: GDP = C + I + G + NX Trong đó:
C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
I: Chi tiêu cho đầu tư
G: Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng (NX = X – IM)
2.2.2. Phương pháp tính GDP theo luồng thu nhập
Khác với phương pháp tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra, phương pháp này tính theo các chi
phí đầu vào của sản xuất mà các doanh nghiệp phải thanh toán như tiền công, tiền trả lãi do vay
vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận - phần thưởng cho sự mạo hiểm trong kinh tế. Tổng chỉ phí
mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành thủ nhập của dân chúng.
GDP được tính dựa vào tổng thu nhập các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá
trình sản xuất. Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất bao gồm: •
Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người lao động được hưởng: (W) •
Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi (i) •
Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác: Tiền thuê (R) •
Thu nhập của các doanh nghiệp: Lợi nhuận (r) • Thuế gián thu (Te) • Khẩu hao(De)
Tổng sản phẩm quốc nội cũng có nghĩa là tổng tiền thu nhập về các yếu tố sản xuất (lương, tiền lãi,
lợi nhuận), dùng làm chi phí sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP theo luồng thu nhập
được thể hiện như sau:
GDP = W + i + R + r + Te + De
2.3. Tác động của các yếu tố đến GDP:
Theo PGS – TS Nguyễn Văn Công, GDP chính là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và
dch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định. Các yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của GDP gồm:
2.3.1. Các yếu tố khách quan *Dân số lOMoAR cPSD| 45470709
Dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần, tuy nhiên cùng
lúc đó là đối tượng tiêu thụ các hàng hóa, loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra. Dân số và
GDP có mối quan hệ tác động lẫn nhau và không thể tách rời. Dân số chính là yếu tố giúp chúng ta
tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể.
Ngoài ra, các yếu tố khác liên quan như cơ cấu tuổi dân số, nhân khẩu học, kinh nghiệm người lao
động, tỷ lệ dân số đạt đến trình độ đại học…. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia *Vốn đầu tư
Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP của một quốc gia. Vốn
đầu tư càng cao, GDP càng có xu hướng tăng và ngược lại. Để sản xuất hàng hóa hay mua thiết bị,
mở rộng quy mô sản xuất... chúng ta cần có vốn đầu tư.
*Thu nhập và chi tiêu
Thu nhập và của cải hộ gia đình: Thu nhập cao hơn khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu
nhiều tiền hơn cho hàng hoá và dịch vụ, kích thích các doanh nghiệp tăng cường sản xuất làm tăng GDP.
Tiêu dùng: GDP có tác động tích cực lên tiêu dùng chính phủ và tiêu dùng cá nhân. Đồng
thời tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng chính phủ cũng có tác động tích cực lên GDP. *Xuất khẩu ròng
Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh tế thế giới và có quan hệ với
các nước khác thông qua thương mại và tài chính. Chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản
xuất rẻ nhất trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí.
Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng tác động trực
tiếp lên tăng trưởng kinh tế, vì nó là một phần của hàng hóa dịch vụ sản xuất ra. Xuất khẩu ròng
tăng sẽ thúc đẩy sản xuất sản phẩm nhiều hơn.
*Khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật luôn là chìa khóa thần kỳ mở cánh cổng bước vào tăng trưởng kinh tế vượt bậc.
Nó làm tăng năng suất lao động bằng cách cho phép người lao động sản xuất nhiều hàng hóa và
dịch vụ hơn với cùng một nguồn lực, làm tăng GDP.
2.3.2. Các yếu tố chủ quan
*Lạm phát của quốc gia:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ nào đấy. Khi lạm phát tăng cao quá mức cho phép, nó sẽ gây ra sự
ngộ nhận cho sự phát triển GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Lạm phát ở mức độ vừa
phải có thể kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực đến GDP trong dài hạn.
*Chính sách của chính phủ:
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua các chính sách
phù hợp. Các chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển khoa học công nghệ, hội
nhập quốc tế cần được phối hợp chặt chẽ để tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thu hút nguồn
lực đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng GDP. lOMoAR cPSD| 45470709 2.3.3. Kết luận:
Tuy nhiên, trong các yếu tố trên, vốn đầu tư và xuất khẩu ròng (xuất khẩu và nhập khẩu) là các yếu
tố được quan tâm nhiều. Hai yếu tố trên chịu ảnh hưởng tác động nhiều nhất của các chính sách
kinh tế, và hai nhân tố trên dễ thống kê với số liệu chuẩn xác hơn, vậy nên thường xảy ra những
tranh cãi liên quan đến chúng. Do tính thời sự của hai nhân tố này, chúng tôi quyết định đưa đầu tư,
xuất khẩu và nhập khẩu vào mô hình, nghiên cứu mối quan hệ của chúng với tăng trưởng kinh tế
của nhóm. Qua đó sẽ thấy được mối tương quan, độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đối với tăng trưởng kinh tế.