Bài giảng môn Ngôn ngữ học đối chiếu | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng môn Ngôn ngữ học đối chiếu | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 40 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ học
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI GIẢNG
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
(CONTRASTIVE LINGUISTICS) BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
I. Khái quát quá trình phát triển và vị trí Ngôn ngữ học đối chiếu
1.1. Khái quát quá trình phát triển
Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học xuất hiện
từ rất lâu, thời kì hình thành nhiều quốc gia độc lập, phát triển mạnh về
khoa học kĩ thuật, đặc biệt từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Nguyên nhân hình thành và phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu bao
gồm nguyên nhân bên ngoài, đó là nhiều vùng lãnh thổ, nhiều cộng đồng
dân tộc mới, nhiều quốc gia độc lập với nhiều ngôn ngữ được phát hiện
và nhiều ngôn ngữ trở nên có vị trí xứng đáng. Do vậy nhu cầu giao lưu
giữa các nền văn minh, văn hóa tăng lên, từ đó yêu cầu việc dạy và học
ngoại ngữ là bức thiết, cần phải xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn đối
với dịch thuật; và nguyên nhân bên trong, đó là đòi hỏi các nhà nghiên
cứu phải phải phát hiện và bao quát nhiều ngôn ngữ một cách sâu và
rộng để giải quyết những vấn đề cụ thể trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ.
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được chia làm 3 thời kì:
- Thời kì đầu: Thời kì Phục hưng (thế kỉ XVII – XVIII), các công
trình nghiên cứu tập trung vào sự quan sát sự khác nhau giữa ngoại ngữ
và tiếng mẹ đẻ, so sánh loại hình ngôn ngữ. Nổi bật là cuốn «Từ vựng so
sánh các ngôn ngữ và phương ngữ» của Panlat vào 1787-1789; Công
trình «Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét về những giống
nhau và khác nhau giữa chúng» của hai tác giả Evan và Pandu người 1
Đức vào 1806-1817; Cuốn «Ngữ pháp triết học đại cương» của
N.L.Javinski người Nga vào năm 1810…
- Thời kì thứ 2: Thế kỉ XIX là sự phát triển của ngôn ngữ học so
sánh-lịch sử. Thời kì này Ngôn ngữ học tách ra và trở thành một ngành
khoa học độc lập có đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng.
- Thời kì thứ 3: Giữa đầu thế kỉ XX, ngôn ngữ học phát triển mạnh
mẽ, nhu cầu sử dụng ngoại ngữ tăng cao là tiền đề nghiên cứu các ngôn
ngữ phục vụ cho lí luận và ứng dụng. Các công trình nghiên cứu: «Ngữ
pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếng Uzơbech» của E.D. Polivanov,1933;
«Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề tiếng Pháp» của S. Bal i,
1932; «Languages in Contact» của U. Weinreich, 1953; «Transfer
grammar» của Z. Harris, 1954 ; «Linguistics across cultures» của R.
Lado, 1957 ; Sau đó là sự bùng nổ các công trình nghiên cứu của các học
giả Mỹ đối chiếu tiếng Anh với các ngôn ngữ châu Âu: tiếng Pháp, Italy,
Nga… như công trình đối chiếu tiếng Anh với tiếng Hungari của W.
Nemser, 1961; «Papers and Studies in Contrastive Linguistics»,
Balan,1973; Contrastive Linguistics ở Bungari năm 1976; Contrastes ở Pháp năm 1981…
Ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được chú ý từ
những năm 80 thế kỉ XX. Công trình đầu tiên Nghiên cứu đối chiếu các
ngôn ngữ của Lê Quang Thiêm (1989), 1992 là công trình «Ngôn ngữ
học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á của Nguyễn Văn
Chiến, «Đối chiếu ngôn ngữ» của Bùi Mạnh Hùng; Từ những năm 90
thế kỉ XX đến nay nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
Tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga… ở các lĩnh vực ngữ pháp, từ vựng,
tục ngữ, lời nói đã xuất hiện và đóng góp hiệu quả vào lí luận cũng như
áp dụng vào dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam.
1.2. Vị trí Ngôn ngữ học đối chiếu. Trong các bộ môn ngôn ngữ học hiện
đại, Ngôn ngữ học gồm 3 ngành chính: Ngôn ngữ học miêu tả, Ngôn ngữ
học so sánh và Ngôn ngữ học lí luận.
Ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành của ngôn ngữ học so sánh,
do vậy, cơ sở lí luận, thủ pháp nghiên cứu của Ngôn ngữ học đối chiếu là lí thuyết so sánh. 2
- So sánh là gì? Là thao tác tư duy của con người nhằm nhận thức
hiện thực khách quan. Trong quá trình so sánh tìm và chỉ ra những thuộc
tính về lượng và chất của đối tượng nhận thức, phân loại các sự kiện
nhận thức và đánh giá nội dung các sự kiện đó.
- Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu đối tượng này với đối
tượng khác cùng loại, cùng trật tự với sự thống nhất những yếu tố, sự
kiện, chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt, những mối quan hệ giữa các đối tượng so sánh.
- Ngôn ngữ học so sánh là ngành học lấy so sánh như là thủ pháp
phân tích, phương pháp nghiên cứu tư liệu ngôn ngữ. Ngôn ngữ học so
sánh gồm so sánh bên trong (intra-linguistic comparison) và so sánh bên
ngoài (cross-linguistic comparison).
So sánh bên trong là so sánh các đơn vị, các phạm trù, ở các cấp
độ, các bình diện khác nhau của hệ thống, cấu trúc ngôn ngữ trong phạm
vi một ngôn ngữ dựa trên thao tác đối lập so sánh, chỉ ra những nét khu
biệt. Ví dụ, so sánh thời (tenses) trong tiếng Anh: Simple present và
Simple past: She works for a big company; She worked for a big
company; Thể trong tiếng Nga: thể hoàn thành và thể chưa hoàn thành
của động từ; Âm vị trong tiếng Pháp...
So sánh bên ngoài là so sánh giữa các ngôn ngữ, tối thiểu là hai
ngôn ngữ (có thể cùng hoặc khác địa lí, cùng loại hình hoặc khác loại
hình...), gồm so sánh không hệ thống hoặc hệ thống các yếu tố, hiện
tượng hoặc đơn vị ngôn ngữ nhằm xác nhận một hoặc vài đặc điểm trong
ngôn ngữ, mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu. Ví dụ, so sánh đối
chiếu "đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước giữa tiếng Anh và tiếng Việt"
- Ngôn ngữ học so sánh chia làm 2 loại: Ngôn ngữ học so sánh
lịch sử và Ngôn ngữ học so sánh loại hình.
+ Ngôn ngữ học so sánh lịch sử là so sánh 2 hoặc trên 2 ngôn ngữ
có quan hệ thân thuộc, họ hàng, tìm ra những nét giống nhau, khác nhau
giữa các ngôn ngữ nhằm phát hiện qui luật biến đổi giữa các ngôn ngữ
và quá trình phát triển của chúng; Xác định mức độ quan hệ thân thuộc
giữa các ngôn ngữ này; Phục nguyên (restore) lại ngôn ngữ gốc từ đó
sinh ra các ngôn ngữ nhánh. Ví dụ, Họ Ấn - Âu có dòng Ấn Độ, dòng 3
Irang, dòng Xlavơ, dòng Ban tích, dòng Giécman, dòng Roman, dòng
Kentơ…Trong dòng lại phân chia thành các nhánh ngôn ngữ, ví dụ, dòng
Xlavơ có các nhánh: nhánh Đông gồm các ngôn ngữ Nga, Ucrain,
Belorusti; Nhánh Nam gồm các ngôn ngữ Bungari, Makêdon, Xlôven;
Nhánh Tây gồm các ngôn ngữ Tiệp, Slôvac, Balan, Kasubơ…; Họ Hán-
Tạng gồm các dòng Hán –Thái có các ngôn ngữ Hán, Đungan, Pupeo,
Thái, Lào, Choang, Tày, Nùng, Sán chỉ; Dòng Tạng – Miến…
+ Ngôn ngữ học so sánh - loại hình (typology): phân loại các ngôn
ngữ căn cứ vào cấu trúc và chức năng của chúng. Loại hình ngôn ngữ là
tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn
có đối với các nhóm ngôn ngữ, đặc trưng bản chất của các ngôn ngữ thuộc nhóm đó.
+ Phương pháp so sánh-loại hình hướng vào hiện tại và hoạt động
của kết cấu ngôn ngữ, nhiệm vụ của phương pháp này là tìm ra những
cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của 2 hoặc nhiều ngôn ngữ.
1.3. Các loại hình ngôn ngữ (types of languages):
+ Các ngôn ngữ đơn lập/đơn âm tiết (monosyllable languages):
không biến đổi hình thái từ, quan hệ cú pháp và ý nghĩa ngữ pháp được
biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Ví dụ, tiếng Việt, tiếng Trung quốc…
+ Các ngôn ngữ chắp dính (adherit languages): sử dụng các phụ tố
để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Ví dụ, tiếng Thổ
Nhĩ kì: adam (người đàn ông) sang số nhiều adamlar (những người đàn
ông), kadin (người đàn bà) sang số nhiều kadinlar (những người đàn bà)…
+ Các ngôn ngữ biến hình/hòa kết/chuyển dạng (inflectional
languages): biến đổi các nguyên âm, phụ âm trong hình vị hoặc thêm các
phụ tố mang ý nghĩa ngữ pháp, tiêu biểu là tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Pháp…Ví dụ, foot > feet, worker > workers;…
+ Các ngôn ngữ hỗn nhập/đa tổng hợp (generalized languages):
một từ có thể tương ứng một câu. Chủ yếu là các phương ngữ khu vực Nam Mĩ. 4
II. Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu:
Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu là bộ môn ngôn ngữ học độc lập,
so sánh 2 hoặc 3 ngôn ngữ không phụ thuộc vào quan hệ họ hàng, loại
hình, khu vực địa lí của các ngôn ngữ.
2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học đối chiếu
(trends of contrastive studies):
- Khuynh hướng cấu trúc (structural trend): hướng tới cấu trúc của
ngôn ngữ, các đơn vị và các mối quan hệ của ngôn ngữ.
Các đơn vị ngôn ngữ gồm âm vị, hình vị, từ, câu.
+ Âm vị (phoneme) là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có vai trò
phân biệt nghĩa, dùng để cấu tạo hình vị. Âm vị gồm các nguyên âm và phụ âm.
+ Hình vị (morpheme) là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ
dùng để cấu tạo từ. Chức năng của hình vị là biểu thị ý nghĩa của từ: ý
nghĩa từ vựng (car, house, book…) và ý nghĩa ngữ pháp (to work > he
works – present simple; a book > books (singular-plural).
+ Từ (word) là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, cấu tạo câu, có cấu
trúc chặt chẽ, có chức năng biểu thị sự vật, khái niệm, tình cảm, trạng thái, quá trình.
+ Câu (sentence) là đơn vị giao tiếp của ngôn ngữ, có ngữ điệu và
chứa đựng thông báo trọn vẹn.
- Các mối quan hệ ngôn ngữ gồm:
Quan hệ tầng bậc/ tôn ti/bao hàm (hierarchical relation): là quan hệ
trong đó đơn vị lớn hơn bao gồm/chứa đựng những đơn vị nhỏ hơn hoặc
ngược lại những đơn vị nhỏ hơn cấu tạo những đơn vị lớn hơn. Ví dụ,
books bao gồm 2 hình vị.
Quan hệ cú đoạn/ngang/tuyến tính-linear (syntagmatical relation):
là quan hệ, trong đó, từ, ngữ đoạn được kết nối thành một chuỗi kế tiếp.
Ví dụ, My-hat-is-new.
Quan hệ hệ hình/ liên tưởng (paradigmatical relation): là quan hệ
đối vị, quan hệ dọc giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị đồng 5
hạng khác có thể thay thế được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu (trục kết hợp).
Ví dụ: John gave Marta a gold ring.
Nam presented Mai a new book.
- Khuynh hướng ngôn ngữ sản sinh (generative linguistics): hướng
tới năng lực ngôn ngữ, chuyển dịch ngôn ngữ và các qui tắc sản sinh ngôn ngữ.
- Khuynh hướng ngôn ngữ chức năng (functional linguistics):
hướng tới các cấp độ ngôn ngữ: phonology-âm vị học, lexicology (từ
vựng học), grammar (ngữ pháp), ngữ nghĩa ngôn bản (semantic
discourse), và loại hình học (typology).
- Ngôn ngữ tri nhận (cognitive linguistics): nghiên cứu ngôn ngữ
dựa trên những tri thức, tri nhận và ý niệm hóa hiện thức khách quan, ví dụ, a house.
2.2. Xu hướng phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu:
+ Xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học miêu tả (theo Polivanov):
đối chiếu 2 ngôn ngữ, miêu tả các qui tắc ngữ pháp, xác lập những điểm
khác biệt, tìm những điểm mạnh, yếu của 2 ngôn ngữ khi chuyển dịch qua người nói;
+ Xu hướng đối chiếu đặc trưng học: tìm những nét đặc trưng
(specific characteristics) trong quá trình đối chiếu giữa các ngôn ngữ.
Khi tiến hành nghiên cứu 2 ngôn ngữ thì một ngôn ngữ được coi là ngôn
ngữ cơ sở, ngôn ngữ kia là ngôn ngữ công cụ, là phương tiện để so sánh.
Ví dụ, khi so sánh “Thời” (tenses) của tiếng Việt và tiếng Anh thì tiếng
Việt là ngôn ngữ cơ sở, tiếng Anh là ngôn ngữ công cụ.
+ Xu hướng gần đây của ngôn ngữ học đối chiếu là nghiên cứu đối
chiếu gắn với loại hình học tức là miêu tả, phân tích các loại hình, tiểu
loại hình của các ngôn ngữ.
2.3. Ý nghĩa Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu có ý nghĩa thực tiễn trong việc
dạy học tiếng nước ngoài: giải quyết những khó khăn thuộc bình diện
ngôn ngữ mà người học thường gặp, xây dựng các thủ pháp, tài liệu dạy 6
và học ngoại ngữ, bên cạnh đó Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu còn có ý
nghĩa to lớn trong phạm vi xây dựng lí luận, ứng dụng lí thuyết như
hướng đến những vấn đề của triết học, ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy, xây dựng lí thuyết phiên dịch, phiên dịch máy./. *** 7 BÀI 2
NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
1. Quan điểm về nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu
Khi thực hiện các nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu phải dựa trên
những quan điểm và các ý kiến cụ thể về nhiệm vụ nghiên cứu, hướng
tới mục đích cuối cùng. Có 4 quan điểm về nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu.
1.1. Thứ nhất, nghiên cứu đối chiếu đi tìm những nét giống nhau, khác
nhau (similarities and differences) giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Những
nét khác biệt là những trở ngại, khó khăn khi người học ngoại ngữ,
những nét giống nhau giúp người học tiếp thu, lĩnh hội nhanh và dễ dàng
hơn, không mất nhiều thời gian và sức lực, sử dụng ngoại ngữ hiệu quả hơn.
1.2 Thứ hai, tìm những nét khác biệt quan trọng nhất (distinctions) của
ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ và logic.
1.3. Thứ ba, hướng tới sự giống nhau với mục đích nghiên cứu: ngữ hệ
(so sánh lịch sử), cấu trúc loại hình (so sánh loại hình), ngữ vực (so sánh ngữ vực học).
1.4. Thứ tư, tìm sự giống nhau, khác nhau, sự tương ứng và bất tương
ứng, đồng thời làm sáng tỏ quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng.
2. Phân định nhiệm vụ cụ thể dựa trên phạm vi ứng dụng của Ngôn ngữ học đối chiếu
2.1. Đối với phạm vi ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học đối chiếu có những nhiệm vụ hướng tới các lĩnh vực sau:
2.1.1. Đối với loại hình học phân loại: Nghiên cứu tập trung vào sự
giống nhau có đặc tính loại hình từ đó tập hợp các ngôn ngữ thành những
kiểu loại nhất định. Trong quá trình nghiên cứu còn phát hiện những sự 8
khác nhau về đặc tính loại hình, do vậy nghiên cứu hình học phân loại
hướng đến cả sự giống và khác nhau của ngôn ngữ.
2.1.2 Đối với đặc trưng học (characterictics): Nghiên cứu đối chiếu tập
trung vào sự khác nhau, trong sự khác nhau tìm thấy những đặc trưng
của ngôn ngữ. Ví dụ, khi so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ như tiếng
Anh, tiếng Nga thì tiếng Việt có đặc trưng riêng đó là thanh điệu.
2.1.3. Đối với phổ niệm học ngôn ngữ (generality): Nghiên cứu đối chiếu
tập trung vào những sự giống nhau chung nhất, có tính phổ biến nhất.
2.1.4. Đối với loại hình học đối chiếu: Nghiên cứu đối chiếu tập trung
vào những nét chung nhất của các ngôn ngữ, những nét chiếm ưu thế
trong nhiều ngôn ngữ, những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ, nét riêng
của ngôn ngữ. Ví dụ, các kiểu trật tự từ của thành phần câu SVO, SOV, VOS, VSO, OSV, OVS…
2.1.5. Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử: Nghiên cứu tìm những sự
giống nhau trên những hiện tượng khác nhau, những nét tương đồng lịch
sử, chỉ ra những mối quan hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ trong một ngữ
hệ, họ, nhóm ngôn ngữ.
2.1.6. Đối với ngữ vực học: Hướng nghiên cứu tập trung vào những sự
giống nhau hoặc gần nhau của các ngôn ngữ trong khu vực, cùng khu
vực địa lí, có thể những ngôn ngữ này không có quan hệ họ hàng, nhưng
lịch sử, văn hóa có những nét chung. Các ngôn ngữ này có thể thiết lập
thành những “Liên minh ngôn ngữ” (đồng qui ngôn ngữ, giao thoa ngôn
ngữ) thường biểu hiện có một số yếu tố chung: vốn từ vựng, thành ngữ,
hệ thống biến cách, hệ thống âm vị, nguyên âm, phụ âm… Ví dụ, các
ngôn ngữ vùng Ban căng: tiếng Hi Lạp, Bungary, Rumani…, Các ngôn
ngữ Đông Nam Á: tiếng Thái, Lào…tạo thành “Liên minh ngôn ngữ
Đông Nam á” với nền văn minh lúa nước
2.2. Đối với phạm vi ứng dụng thực hành ngôn ngữ, giao thoa ngôn ngữ
là hiện tượng gây ra bởi sự khác nhau và cả giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ
và ngoại ngữ. Do vậy, định hướng mục đích nghiên cứu đối chiếu là tìm
ra sự giống và khác nhau giữa 2 thứ tiếng trên cơ sở việc lập mã, giải mã, truyền mã. 9
Communicative linguistic activities Receiption-decoding Production-coding Interaction Receiving, Communicative analyzing meaning Designing, activities of language producing linguistic structures structures Listening, Reading Speaking, Writing
Để xác định được những nét giống và khác nhau, khi nghiên cứu
cần lưu ý các trường hợp sau:
- Những nét giống nhau cần yếu là những nét giống nhau căn bản giữa
tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ giúp cho việc tiếp thu nhanh và không mất thời
gian. Ví dụ, cấu trúc SVO là giống nhau căn bản giữa tiếng Việt và tiếng
Anh; Sự không biến đổi hình thái của tính từ tiếng Việt và tiếng Anh.
- Những nét giống nhau không cần yếu là những nét giống nhau có tính
phổ quát, phổ niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ nào cũng có như nguyên âm,
phụ âm, động từ, tính từ. Do vậy, những nét giống nhau này không phải
là đối tượng chú ý của nghiên cứu đối chiếu.
- Những nét khác nhau cần yếu là sự khác nhau gây ra hiện tượng
chuyển di tiêu cực giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Sự khác nhau này là
đối tượng mà nghiên cứu đối chiếu tập trung trên mọi phương diện. Ví
dụ, thanh điệu trong tiếng Việt đối với người nước ngoài học tiếng Việt,
hoặc từ chỉ loại trong tiếng Việt là sự khác biệt, gây nhiều khó khăn cho
người học. Người học hay mắc lỗi khi sử dụng: cái, con, chiếc, miếng,
lát, tấm…(ví dụ, bài tập điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau, dùng
cái, con hoặc chiếc: Tên cướp dùng……dao đâm nạn nhân), hoặc phụ
âm mềm, phụ âm cứng trong tiếng Nga gây cho người Việt gặp rất nhiều
khó khăn trong quá trình học ở bình diện ngữ âm. Khi học đại từ nhân
xưng, ngôi OHO trong tiếng Nga, IT trong tiếng Anh người Việt cũng
gặp không ít khó khăn ở giai đoạn đầu khi học các ngôn ngữ trên; hoặc
trọng âm từ (word stress), biến đổi hình thái từ (word inflection) trong các ngôn ngữ châu Âu. 10
- Những nét khác nhau không cần yếu là sự khác nhau hoàn toàn các
yếu tố ở các cấp độ, bình diện ngôn ngữ, có hoặc không có ở ngôn ngữ
này hoặc ở ngôn ngữ kia, không gây nên chuyển di tiêu cực và giao thoa
ngôn ngữ, ví dụ trong tiếng Nga danh từ, tính từ, đại từ có phạm trù
giống (gender), số (number), cách (case), có nghĩa là trong tiếng Nga các
loại từ này biến đổi hình thái từ, còn trong tiếng Việt các loại từ này
không biến đổi vì tiếng Việt không có các phạm trù trên. Người Nga học
tiếng Việt không gặp nhiều khó khăn khi học vì các loại từ trên không
biến đổi hình thái. Ví dụ, từ красивый – красивая – красивое –
красивые -đẹp; tương tự trong tiếng Anh chỉ có danh từ biến đổi ở phạm
trù số, ví dụ, a book > books.
- Những nét tương ứng cần yếu là một nội dung đồng nhất của 2 ngôn
ngữ đối chiếu được biểu đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ, thời quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Anh được biểu đạt
bằng sự biến đổi hình thái từ, còn trong tiếng Việt sử dụng các phụ từ:
She lived in our city 2 years ago. (Hai năm trước đây chị ấy đã sống ở
thành phố của chúng tôi.); She always gets up at 6 o’clock. (Chị ấy
thường dậy vào lúc 6 giờ); She will go to market with her mother. (Chị
ấy sẽ đi chợ với mẹ); Hoặc trật tự từ trong ngôn ngữ đơn tiết (không biến
hình) tiếng Việt, tiếng Anh khác biệt so với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga, tiếng Ba Lan.
- Những nét tương ứng không cần yếu là những nét tương ứng chỉ có giá
trị cho việc nghiên cứu lí luận ngôn ngữ học, không cần cho việc dạy và học ngoại ngữ.
- Những nét tương ứng cần yếu là những ô trống (gap) của một trong 2
ngôn ngữ đối chiếu, đây là yếu tố gây nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội
ngôn ngữ, ô trống thường xuất hiện trong tục ngữ, thành ngữ vì chúng có
tính độc đáo cao. Ô trống là trường hợp một đơn vị, một cấu trúc, một
hiện tượng ngôn ngữ có trong ngôn ngữ này nhưng không có trong ngôn
ngữ kia hay một từ trong ngôn ngữ này có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của
nhiều từ trong ngôn ngữ khác. Ví dụ, từ horse không có trong ngôn ngữ
của người da đỏ trước khi người Tây Ban Nha mang ngựa tới Châu Mĩ;
từ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ khác nhau thường không có sự tương
ứng một đối một, ví dụ từ xanh trong tiếng Việt tương ứng với cả 2 từ
blue và green trong tiếng Anh; Tiếng Việt có nhiều từ biểu thị những 11
khái niệm khác nhau trong cách tri nhận: lúa, thóc, gạo, cơm, (cánh đồng
lúa, phơi thóc, xuất khẩu gạo, gạo để nấu cơm) trong tiếng Anh chỉ có
một từ rice; hoặc trong tiếng Anh từ uncle bao hàm ý nghĩa cả một nhóm
từ trong tiếng Việt: bác, chú, cậu, dượng. Những ô trống cung cấp thông
tin bổ ích về hiện thực cuộc sống, kinh nghiệm, thói quen, cách thức
phạm trù hóa thế giới của người bản ngữ.
- Những nét phi tương ứng không cần yếu là phạm trù nào đó có trong
tiếng mẹ đẻ nhưng không có trong ngoại ngữ đối chiếu./. 12 BÀI 3
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ
1. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng lí thuyết
Nghiên cứu đối chiếu ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ gồm những nội dung sau:
1.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cương
Ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ các phổ
niệm ngôn ngữ Việc xác lập các phổ niệm ngôn ngữ là nhiệm vụ quan
trọng của ngôn ngữ học đại cương. Cao Xuân Hạo: “Nêu lên cái chung
cho ngôn ngữ nhân loại là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cái chung chỉ
có thể được rút ra khi đối chiếu các ngôn ngữ trên cơ sở biết được tất cả cái riêng”.
Đồng âm và đa nghĩa, hình vị là phổ niệm. Cái được biểu đạt (content-
signifier: ý nghĩa, khái niệm sự vật, hiện tượng, trạng thái, quá trình…)
là vô tận, không giới hạn; cái biểu đạt (expression-signified: sound and
script) là có hạn, do vậy, có hiện tượng đồng âm và đa nghĩa.
Số lượng các ngôn ngữ được đối chiếu càng nhiều thì những nhận
định về các đặc điểm phổ quát, loại hình hay đặc thù của từng ngôn ngữ
càng có độ tin cậy cao.
Việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga,
tiếng Anh, tiếng Pháp với tiếng Việt giúp ta thấy được những khác biệt
cơ bản của cấu trúc ngữ pháp, giúp nhìn nhận cách phân tích cấu trúc câu
tiếng Việt theo truyền thống là phân tích theo 2 phần CHỦ-VỊ và đề xuất
cách phân tích mới ĐỀ-THUYẾT. Theo Cao Xuân Hạo, phân tích đề-
thuyết theo cách tiếp cận ngữ pháp chức năng. ĐỀ là cái được nói đến
trong câu, thường là cái đã biết trong quá trình diễn ra hoạt động giao
tiếp giữa 2 người. Đó là cơ sở, điểm xuất phát cho hoạt động thông báo
sau; THUYẾT là phần chứa đựng nội dung nói về phần đề, mang thông
tin mới, trọng tâm thông báo. Câu có thể không có ĐỀ nhưng không thể
không có phần THUYẾT. Ví dụ, Jack is a student. (Jack – đề; a student 13
– thuyết; Không đợi John thanh minh, Marta quay gót đi. (không đợi
John thanh minh – minh xác ngữ, Marta – đề, quay gót đi- thuyết.
1.2. Phân loại hình học ngôn ngữ
Đối chiếu các ngôn ngữ tìm ra những cái giống nhau (similarities) và
những cái khác nhau (differences), những đặc điểm loại hình ngôn ngữ
trên cơ sở nghiên cứu các mặt khái quát, các phạm trù của hệ thống ngôn
ngữ, phát hiện về cấu trúc, hoạt động của các ngôn ngữ để qui chúng
thuộc các ngôn ngữ cùng loại hình hoặc khác loại hình. Ví dụ, khi nghiên
cứu ta thấy được sự khác biệt về vị trí của giới từ tiếng Việt và tiếng
Hàn: giới từ tiếng Việt đứng sau danh từ còn tiếng Hàn thì ngược lại giới
từ đặt sau danh từ, hoặc khi nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng
Thái ta thấy được các ngôn ngữ này đều là ngôn ngữ đơn lập.
Có 3 loại hình ngôn ngữ cơ bản:
Ngôn ngữ biến hình (inflectional languages): tiêu biểu là tiếng Nga,
tiếng Anh, tiếng Pháp: любить chia ở các ngôi; Ngôn ngữ chắp dính
(adherit languages), tiêu biểu tiếng Thổ Nhĩ Kì, ví dụ, adam (a man)số ít
đổi sang số nhiều: adamlar (men); Ngôn ngữ đơn lập/đơn âm tiết
(monosyllable languages), tiêu biểu tiếng Việt, tiếng Thái…
1.3. Nghiên cứu đối chiếu và những vấn đề triết học, ngôn ngữ học, mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
Theo luận điểm của Sapir, Whorf: Người nói các thứ tiếng khác nhau
thì nhận thức thế giới khách quan khác nhau, có nghĩa rằng ngôn ngữ
ảnh hưởng tới tư duy, nhận thức và hành vi của con người. Nhưng thực
tế nghiên cứu chứng minh không phải vậy, những sự khác nhau về ngôn
ngữ không cản trở các dân tộc khác nhau nhận thức như nhau về thế giới
khách quan. Konsanxki, nhà ngôn ngữ học Xô viết đã chứng minh:
“Ngôn ngữ không thể được xem như cội nguồn của yếu tố chủ quan của nhận thức”.
1.4. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ với lí thuyết phiên dịch và phiên dịch máy
Tìm ra sự đồng nhất, tương đương về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Tương đương có thể 1-1, nhưng loại tương đương này có giới hạn, do
vậy phải tìm được sự tương đương của những đơn vị đa trị. 14
Khi đối chiếu 2 ngôn ngữ với mục đích lí thuyết phiên dịch và dịch máy
phải coi ngôn ngữ nào là ngôn ngữ gốc (ngôn ngữ khởi phát) và ngôn
ngữ thứ 2 là ngôn ngữ phiên dịch. Việc nghiên cứu ở đây là miêu tả ngôn
ngữ khởi phát, tiến hành đối chiếu tìm được sự chuyển dịch
(transformation) ý nghĩa đồng nhất hoặc tương đương của các đơn vị
ngôn ngữ. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngôn ngữ
máy tính giúp xây dựng từ điển điện tử và thiết kế các công cụ máy tính
để tiến hành đối chiếu ngoài và phiên dịch máy.
Ví dụ, “ăn”, “chạy” trong tiếng Việt là từ đa nghĩa, chúng có nghĩa
đồng nhất, tương đương trong tiếng Anh.
2. Nghiên cứu đối chiếu ở phạm vi ứng dụng thực hành ngôn ngữ
2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ
Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học ngoại ngữ là động cơ thúc đẩy hình
thành và phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu. Nghiên cứu đối chiếu
xác định những thuận lợi và những khó khăn khi học ngoại ngữ, tìm
những nét tương đồng và khác biệt của 2 ngôn ngữ. Nhiều công trình
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những nội dung sau:
+ Ảnh hưởng cuả tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ.
+ Mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ
và ngoại ngữ với những thuận lợi và khó khăn đối với việc học ngoại ngữ.
+ Lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại ngữ.
+ Khả năng và hình thức ứng dụng hiểu biết về những điểm giống
và khác nhau giữa 2 ngôn ngữ vào quá trình học ngoại ngữ.
2.2. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ
Tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình học ngoại ngữ.
Nguyên nhân chính là chuyển di ngôn ngữ (language transfer-
interference), theo thuật ngữ của T. Odlin. Chuyển di ngôn ngữ là ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ. Chuyển di ngôn
ngữ xảy ra ở các bình diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ngữ dụng và diễn
ngôn, gồm cả các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân người học. 15
Chuyển di ngôn ngữ chia thành 2 loại: chuyển di tích cực – giao thoa tích
cực (positive interference) và chuyển di tiêu cực – giao thoa tiêu cực (negative interference).
+ Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng
sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp việc học của
người học dễ dàng hơn do có sự giống nhau của tiếng mẹ đẻ và ngoại
ngữ đang học. Ví dụ, khi học ngoại ngữ người học dễ phát âm những âm
tiếng mẹ đẻ cũng có, ví dụ, âm /b/, /l/, / n/,. .; các từ vựng của 2 ngôn
ngữ giống nhau thì người học ít tốn thời gian học từ mới, tiếng Việt có
hơn 70% từ có nguồn gốc Hán nên người học nhanh chóng hiểu nghĩa từ
vựng, ít gặp khó khăn khi sử dụng chúng; trên bình diện ngữ pháp
chuyển di tích cực ở sự giống nhau cấu trúc ngữ pháp của 2 ngôn ngữ tạo
cho người học dễ tiếp nhận và sử dụng khi sản sinh lời nói.
+ Chuyển di tiêu cực là ảnh hưởng của việc sao phỏng các mô hình của
tiếng mẹ đẻ, tức là áp dụng không thích hợp, áp đặt các phương tiện, cấu
trúc, qui tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ làm sai lệch
chuẩn mực của ngoại ngữ. Chuyển di tiêu cực thể hiện ở mọi cấp độ và
bình diện của ngôn ngữ.
Ở bình diện ngữ âm, việc phát âm không đúng hoặc gặp khó khăn khi
phát một số phụ âm, dễ nhầm lẫn trọng âm từ, trọng âm câu. Ví dụ,
người Việt khi học tiếng Anh thường gặp khó khi phát âm các phụ âm
như /tS/ trong children, /d/ trong mother; présent và present; người
Trung quốc khi học tiếng Việt thường phát âm sai các từ có phụ âm /d/ ở
các từ đi, đứng, đạt… thành /t/ vì trong tiếng Hán hiện đại không có phụ
âm hữu thanh /d/ mà chỉ có phụ âm vô thanh /t/.
Ở bình diện từ vựng, chuyển di tiêu cực xuất hiện ngay cả ở những
trường hợp 2 ngôn ngữ có những đơn vị từ vựng tương đồng, người học
dễ biến cái tương đồng thành cái đồng nhất, ví dụ, embarrassed (tiếng
Anh: bối rối) – embarazado (tiếng Tây Ban Nha: mang thai, Estoy muy
embarazado. Tôi đang mang thai).
Ở bình diện ngữ pháp, chuyển di tiêu cực biểu hiện đa dạng từ đơn vị,
phạm trù hình thái học, cú pháp học. Ví dụ, sự sắp xếp từ theo trật tự
thích hợp trong tiếng Việt dễ bị nhầm lẫn của các học viên lưu học sinh ở
các nước có ngôn ngữ thể loại biến hình như Nga, Hàn quốc, Nhật. Ví 16
dụ, moja mama – mẹ của tôi: đại từ sở hữu ở các vị trí khác nhau. Vị trí
tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt: John bought a new book. John mua
một cuốn sách mới.
Ở bình diện ngữ dụng, chuyển di tiêu cực – lỗi thường gặp trong giao
tiếp liên quan tới hiểu biết về văn hóa, quan hệ vai, cách dùng ngôn từ
chào hỏi, xin lỗi, yêu cầu…, Ví dụ, cách dùng các ngôn từ trang trọng
(formal) và thân mật (informal) khi xưng hô, viết thư: Hi, Hello, Good
morning/afternoon/evening; Sir, Madam, Mr.,Ms., Mrs….
2.3. Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đối với học ngoại ngữ
Mối quan hệ giữa sự giống nhau, khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại
ngữ với những thuận lợi, khó khăn là vấn đề thuộc về đối tượng tồn tại
khách quan trong mối quan hệ giữa 2 ngôn ngữ. Còn dễ hay khó là thuộc
khái niệm tâm lí tồn tại trong chủ thể người học.
Những sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ không phải khi nào cũng gây khó
khăn đối với quá trình học. Ví dụ, tính từ tiếng Nga khác tiếng Anh là có
phạm trù giống, số, cách, chúng biến đổi theo giống, số và cách, còn tính
từ tiếng Anh không biến đổi, do vậy, người Anh khi học tiếng Nga nếu
không phân biệt được các phạm trù trên thì dễ mắc lỗi, ngược lại người
Nga khi học tiếng Anh thì khác biệt về hình thái tình từ không gây trở ngại cho người học.
2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi
- Mối quan hệ giữa Ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi là mối quan
hệ hiển nhiên vì hệ quả quan trọng nhất của ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ là lỗi
dùng ngoại ngữ do chuyển di.
- Lỗi: Lỗi nảy sinh ở người nói tiếng nước ngoài, làm sai lệch các sự kiện
ngoại ngữ, vi phạm qui tắc hệ thống kí mã của ngôn ngữ, do vậy thông
tin bị sai lệch, không chính xác.
- Giao thoa và mắc lỗi là 2 hiện tượng khác nhau, không phải là một. 17 Sơ đồ:
Lỗi là kết quả giao thoa
Qua sơ đồ ta thấy lỗi là kết quả của giao thoa (phần giao nhau) và lỗi do
nguyên nhân không liên quan tới giao thoa là tâm lí, giáo dục, thành
kiến, lo sợ, tự ti (phần còn lại của đường tròn 2).
- Các loại lỗi: Lỗi được phân định là lỗi tiềm ẩn và lỗi hiển hiện
+ Lỗi tiềm ẩn (error): là lỗi do người nghiên cứu dự đoán nó có thể xuất
hiện trong quá trình học ngoại ngữ. Lỗi tiềm ẩn được dự báo và được chỉ
ra các giải pháp phòng ngừa. Ví dụ, lỗi phát âm khi người Việt học tiếng
Anh, lỗi thanh điệu có thể mắc khi người nước ngoài học tiếng Việt.
+ Lỗi hiển hiện (mistake): là lỗi xảy ra trong thực tế khi người học học
và sử dụng ngoại ngữ. Ví dụ, lỗi khi phát âm, chính tả, sử dụng từ…
- Các bước phân tích lỗi: + Tập hợp ngữ liệu + Nhận diện lỗi + Phân loại kiểu lỗi
+ Xác định tần số loại lỗi
+ Nhận diện những lĩnh vực gây khó khăn cho người học + Biện pháp khắc phục.
2.5. Ứng dụng nghiên cứu đối chiếu vào lĩnh vực dạy học ngoại ngữ
- Học ngoại ngữ là một quá trình tạo thành ở người học một hệ thống ngôn
ngữ động (dynamic linguistic system) hay còn gọi là hệ thống tiệm cận
(approximative system) hoặc là ngôn ngữ trung gian (interlanguage). 18 Sơ đồ. Interlanguage
Đường tròn L1 minh họa cho tiếng mẹ đẻ (native language), đường tròn
L2 minh họa cho ngôn ngữ đích (target language) người học học, đường
tròn L3 minh họa cho ngôn ngữ người học đang dùng (approximative
language). Ta thấy đường tròn L3 không trùng hoàn toàn với đường tròn
L2, nó chỉ trùng một phần; ngoài phần trùng với đường tròn L2, đường
tròn L3 còn trùng một phần với đường tròn L1. Như vậy ta có thể xác
định rõ rằng trong quá trình học ngôn ngữ thứ 2 xuất hiện ngôn ngữ tiệm
cận gọi đơn giản là ngôn ngữ trung gian (interlanguage); đường tròn L3
chuyển động dần trùng với đường tròn L2. Đường dịch chuyển biểu thị
sự tiến bộ trong việc học ngoại ngữ.
Ngôn ngữ trung gian có tất cả các thuộc tính và các bình diện ngôn ngữ
như âm vị học (phonology), morphology (hình thái học), ngữ nghĩa
(semantics), cú pháp (syntax) và ngữ dụng. Phần in đậm là những lỗi
dùng ngoại ngữ không thuộc giao thoa (lỗi do tâm lí, tuổi tác, động cơ
học, trình độ văn hóa, môi trường học, sách giáo khoa, chương trình đào
tạo, phương pháp truyền thụ và học tập…).
- Viết sách, tài liệu dạy học, xây dựng từ điển 19
+ Phân tích đối chiếu giúp dự báo những khó khăn, lỗi có thể xảy ra,
hình thành giả thiết về lỗi giúp viết tài liệu dạy học.
+ Nghiên cứu đối chiếu tìm những đơn vị tương đương (equivalence)
nhằm xây dựng từ điển, từ điển điện tử.
- Phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học ngoại ngữ cơ bản:
+ Phương pháp tự nhiên/trực tiếp: học không cần phân tích cấu trúc
ngôn ngữ; chú trọng kĩ năng nghe, nói.
+ Phương pháp ngữ pháp dịch: chú trọng đọc, viết.
+ Phương pháp giao tiếp.
Nghiên cứu đối chiếu chỉ ra rằng không độc tôn dùng một phương pháp
nào để dạy ngoại ngữ, điều đó sẽ dẫn tới lệch kĩ năng./. 20