Bài giảng môn Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

-    Đối với người nước ngoài, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốctịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại ViệtNam (khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tạiViệt Nam 2014). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổsung 2014), quốc tịch nước ngoài là quốc của một nước khác không phải là quốc tịch ViệtNam; Người không có quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không cóquốctịch nướcngoài. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
141 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giảng môn Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

-    Đối với người nước ngoài, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốctịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại ViệtNam (khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tạiViệt Nam 2014). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổsung 2014), quốc tịch nước ngoài là quốc của một nước khác không phải là quốc tịch ViệtNam; Người không có quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không cóquốctịch nướcngoài. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

102 51 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 46342576
1
PHÁP QUỐC TẾ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối ợng điều chỉnh của pháp quốc tế
1.1. Quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 1 BLDS 2015, Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của
cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là QHDS). Theo quy định này, khái
niệm QHDS được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm QHDS, hôn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại và lao động. Các quan hệ này được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về i sản tự chịu trách nhiệm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, QHDS YTNN thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS YTNN quan hệ ít nhất một trong các bên tham gia nhân, pháp nhân
nước ngoài.
- Đối với người nước ngoài, người nước ngoài người mang giấy tờ xác định quốc
tịch nước ngoài người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, trú tại Việt
Nam (khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam 2014). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ
sung 2014), quốc tịch nước ngoài quốc của một nước khác không phải quốc tịch Việt
Nam; Người không quốc tịch người không quốc tịch Việt Nam cũng không
quốc tịch nước ngoài.
dụ: Rose (quốc tịch Anh) chết do tai nạn giao thông Việt Nam để lại di sản
thừa kế cho chồng của mình là các bất động sản Việt Nam.
- Đối với pháp nhân nước ngoài, theo quy định tại Điều 676 BLDS 2015, quốc tịch
của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân được thành lập. Bên
cạnh đó, theo quy định tại Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân được thành lập theo PLVN
pháp nhân Việt Nam. Vậy, pháp nhân nước ngoài pháp nhân được thành lập theo pháp
luật nước ngoài.
dụ: Công ty Bonia (quốc tịch Thụy Điển pháp nhân nước ngoài).
lOMoARcPSD| 46342576
2
- Đối với quốc gia, quốc gia là chủ thể đặc biệt của TPQT. Theo quy định tại Điều 100
BLDS 2015, Nhà nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam, quan nhà nước trung
ương, địa phương khi tham gia QHDS thì bình đẳng với các chthể khác chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập. Cụ thể, Nhà nước Cộng hòa hội chủ nghĩa
Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân,
cá nhân nước ngoài trong các trường hợp: (i) ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định
về việc từ bỏ quyền miễn trừ; (ii) Các bên trong QHDS thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;
(iii) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ bỏ quyền miễn trừ.
- So sánh với BLDS 2005, BLDS 2015 không còn xác định YTNN dựa vào hai nhóm
chủ thể (i) người Việt Nam định nước ngoài và (ii) quan, tổ chức nước ngoài
không có tư cách pháp nhân.
+ BLDS 2015 không đưa nhóm “người Việt Nam định nước ngoài” vào tiêu chí
xác định YTNN trong các QHDS là phù hợp với quy định của PLVN hiện hành. Bởi lẽ, theo
quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), người Việt Nam định cư ở
nước ngoài công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam trú, sinh sống lâu dài nước
ngoài. Bên cạnh đó, PLVN cũng cho phép một công dân mang hai quốc tịch.
+ BLDS 2015 không đưa nhóm “cơ quan, tổ chức nước ngoài không cách pháp
nhân” vào tiêu chí xác định YTNN. Điều này xuất phát từ cấu trúc của BLDS 2015, chủ thể
của QHDS chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân như
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh, tổ hợp tác,… không còn được coi
chủ thể của QHDS. Tuy nhiên, quy định này không thật sự hợp lý.
Thứ hai, về sự kiện pháp lý. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS YTNN quan hệ các bên tham gia đều công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài. Trong trường hợp này, QHDS phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Các bên tham gia đều công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam.
- Việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
dụ: Chị A (quốc tịch Việt Nam) để lại di sản thừa kế tại Luân Đôn (Anh) cho con
trai của mình là anh B (quốc tịch Việt Nam).
- So sánh với BLDS 2005, BLDS 2015 hai sự thay đổi (i) bsung căn cứ “thực
hiện quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài”; (ii) loại bỏ căn cứ “việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài”.
lOMoARcPSD| 46342576
3
+ BLDS 2015 bổ sung căn cứ “thực hiện quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài”. Việc bổ
sung căn cứ này cần thiết phù hợp với thực tế. Ví dụ: Hợp đồng lao động của hai công
dân Việt Nam được xác lập tại Việt Nam nhưng thực hiện hợp đồng lao động đó diễn ra tại
nước ngoài thì bản chất của nó cũng là QHDS có YTNN.
+ BLDS 2015 loại bỏ “việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật
nước ngoài” chính xác. Bởi lẽ, quy định này sẽ dẫn đến hai cách hiểu. Một là, QHDS
YTNN giữa công dân, tổ chức Việt Nam phải đáp ứng hai điều kiện: (i) căn cứ để xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài; (ii) phát sinh tại nước ngoài. Hai
là, QHDS YTNN giữa công dân, tổ chức Việt Nam phải đáp ứng một trong hai điều kiện:
(i) căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài; (ii) phát
sinh tại nước ngoài. Trên thực tế, chúng ta rất khó tìm thấy một QHDS YTNN giữa công
dân, tổ chức Việt Nam việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước
ngoài nhưng không kèm theo các yếu tố khác như việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ đó diễn ra nước ngoài hoặc tài sản liên quan nằm nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu chỉ
căn cứ vào hệ thống pháp luật theo đó QHDS phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt để xác
định YTNN thiếu căn cứ khoa học không thuyết phục.
Thứ ba, về khách thể. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS YTNN quan hệ các bên tham gia đều công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng đối tượng của QHDS đó nước ngoài. Trong trường hợp này, QHDS phải thỏa
mãn hai điều kiện:
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam.
- Đối tượng của QHDS đó nước ngoài.
dụ: Anh A (quốc tịch Việt Nam) tặng chị B (quốc tịch Việt Nam) một căn nhà
Pháp.
So sánh quy định việc xác định QHDS YTNN của BLDS 2015 với Luật
HN&GĐ 2014 BLTTDS 2015. Cụ thể:
- Đối với Luật HN&GĐ 2014, căn cứ xác định QHDS YTNN còn người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (về chủ thể) và việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo
pháp luật nước ngoài (về sự kiện pháp lý). Bởi lẽ, Luật HN&GĐ 2014 được xây dựng trên
sở BLDS 2005 hiệu lực cho nên quy định của Luật HN&GĐ 2014 hoàn toàn tương
thích với BLDS 2005. Về nguyên tắc, Luật HN&GĐ là luật chuyên ngành nên việc xác định
quan hệ hôn nhân gia đình có YTNN sẽ áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2014.
lOMoARcPSD| 46342576
4
- Đối với BLTTDS 2015, chủ thể là tổ chức được mở rộng bao gồm các chủ thể không
tư cách pháp nhân.
1.2. Quan hệ tố tụng dân sự yếu tố nước ngoài
Về nguyên tắc, các VVDS YTNN nếu được yêu cầu giải quyết bởi Tòa án thì
TAQG giải quyết, Tòa án quốc tế không thẩm quyền giải quyết các vụ việc này. Trong
quá trình giải quyết các VVDS YTNN, pháp luật tố tụng được áp dụng là pháp luật tố
tụng của chính quốc gia Tòa án sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật nơi Tòa án (Lex
Fori). Tuy nhiên, một số quan hệ tố tụng đặc thù chỉ phát sinh trong quá trình Tòa án của
một quốc gia thụ giải quyết các VVDS YTNN. Các quan hTTDS đặc thù đó bao
gồm:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền của TAQG đối với VVDS YTNN.
Thứ hai, xác định pháp luật áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật TTDS và năng
lực hành vi TTDS của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
Thứ ba, thực hiện tương trợ pháp trong các VVDS YTNN.
Thứ tư, công nhận cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phán
quyết của trọng tài nước ngoài về VVDS có YTNN.
Đối tượng điều chỉnh của TPQT QHDS theo nghĩa rộng (QHDS, HN&GĐ, kinh
doanh, thương mại, lao động) có YTNN và quan hệ TTDS có YTNN.
2. Phạm vi điều chỉnh của pháp quốc tế
Phạm vi điều chỉnh của TPQT bao gồm:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền của TAQG đối với các VVDS YTNN.
Tòa án của một quốc gia không chỉ giải quyết các VVDS trong nước còn giải
quyết các VVDS YTNN, chỉ TAQG mới thẩm quyền giải quyết VVDS YTNN
còn Tòa án quốc tế chỉ thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc lĩnh vực công pháp
quốc tế.
Khi một VVDS có YTNN được khởi kiện hoặc được yêu cầu giải quyết tại Tòa án của
một quốc gia thì việc đầu tiên Tòa án phải làm là xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm
quyền của TAQG mình hay không. Bởi lẽ, khi một VVDS YTNN phát sinh tTòa án
của hai hay nhiều quốc gia liên quan đến vụ viện đó đều có thể có thẩm quyền giải quyết
theo quy định của PLQG đó dễ đến hiện tượng xung đột thẩm quyền. Về nguyên tắc, một
VVDS YTNN không thể được giải quyết đồng thời bởi Tòa án của hai hay nhiều quốc
gia khác nhau. Trong trường hợp phát sinh xung đột thẩm quyền, vấn đề xác định thẩm
lOMoARcPSD| 46342576
5
quyền của TAQG đối với VVDS YTNN đã vượt ra khỏi sự điều chỉnh của hệ thống
PLQG. Điều này đòi hỏi cần một ngành luật đặc biệt điều chỉnh vấn đề này bằng các quy
phạm pháp luật tố tụng của quốc gia các quy phạm của ĐƯQT.
Cần nhấn mạnh, nhiệm vụ của tư pháp quốc tế chỉ dừng lại ở việc xác định Tòa án của
một quốc gia có hay không có thẩm quyền giải quyết đối với VVDS có YTNN. Còn việc xác
định Tòa án cụ thể nào trong hệ thống TAQG đối với vụ việc đó không thuộc phạm vi điều
chỉnh của TPQT mà thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật TTDS.
Thứ hai, xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh trong QHDS YTNN.
Khi một QHDS có YTNN phát sinh, thường làm phát sinh tình trạng pháp luật của hai
hay nhiều nước liên quan đến quan hệ đó đều thẩm quyền điều chỉnh. Bởi lẽ, hệ thống
pháp luật của các quốc gia điều chỉnh một QHDS khác nhau. Bên cạnh đó, sự khác nhau
về điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, phong tục tập quán, vị trí pháp lý cũng dẫn đến sự khác
nhau khi điều chỉnh một quan hệ quan dân sự hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trong
khi đó, về mặt nguyên tắc, một QHDS không thể chịu sự điều chỉnh đồng thời của hai hệ
thống pháp luật. mặc những trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên khá hiếm. Vì, các hệ
thống pháp luật thường quy định khác nhau khi điều chỉnh một QHDS cụ thể. Do đó, khi
QHDS YTNN phát sinh, quan thẩm quyền cần xác định được pháp luật của quốc
gia nào cần được áp dụng. Cần nhấn mạnh, khi xác định được pháp luật cần được áp dụng
đối với QHDS YTNN nhiệm vụ của TPQT được xem hoàn thành. Việc giải quyết cụ
thể nội dung mối quan hệ đó sẽ do hệ thống pháp luật được QPXĐ dẫn chiếu đến điều chỉnh.
Thứ ba, ủy thác pháp, công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của quan tài phán chỉ hiệu lực pháp luật
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia quan tài phán đó. Điều này xuất phát từ nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do vậy, để bản án, quyết định dân scủa Tòa án nước
ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác t
phải sự công nhận cho phép thi hành bản án quyết định đó tphía quan thẩm
quyền của nước nơi được yêu cầu. Vấn đề này được quy định trong các ĐƯQT trong
PLQG.
3. Phương pháp điều chỉnh của pháp quốc tế
Phương pháp điều chỉnh của TPQT bao gồm phương pháp thực chất phương pháp
xung đột.
lOMoARcPSD| 46342576
6
Phương pháp thực chất
(phương pháp điều chỉnh trực tiếp)
Phương pháp xung đột
(phương pháp điều chỉnh gián tiếp)
Khái niệm
Phương pháp thực chất
phương pháp sử dụng các quy phạm
pháp luật thực chất nhằm trực tiếp
điều chỉnh các quan hệ thuộc đối
tượng điều chỉnh của TPQT mà không
phải thông qua một hệ thống pháp luật
trung gian nào.
Phương pháp xung đột là phương
pháp áp dụng những QPXĐ để lựa
chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh
quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh
của TPQT.
Quy phạm thực chất là quy phạm
nội dung của trực tiếp giải
quyết các vấn đề hoặc quy định cụ thể
về quyền nghĩa vụ của các bên
hoặc các biện pháp chế tài không
cần phải thông qua hệ thống pháp luật
trung gian nào.
QPXĐ quy phạm không trực
tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật
cụ thể chỉ quy định nguyên tắc
chọn luật để giải quyết QHDS
YTNN. Đây quy phạm mang tính
đặc thù của TPQT.
dụ
Thời điểm chuyển dịch rủi ro từ
người bán sang người mua thời
điểm hàng hóa được giao cho người
vận chuyển đầu tiên.
Thời điểm chuyển rủi ro từ
người bán sang người mua được xác
định theo pháp luật của nước nơi thực
hiện hợp đồng.
Cách thức
xây dựng
quy phạm
Do các quốc gia cùng nhau thỏa
thuận xây dựng nên các quy phạm
thực chất trong ĐƯQT. dụ: Điều
14 Hiệp định TRIPS.
Do các quốc gia cùng nhau thỏa
thuận xây dựng nên các QPXĐ thống
nhất trong các ĐƯQT. dụ:
HĐTTTP Việt Nga.
Do quốc gia xây dựng trong
PLQG. dụ: Điều 22 Luật Đầu
2014.
Do quốc gia xây dựng trong
PLQG. dụ: Phần VII BLDS 2015.
Do quốc gia thừa nhận các tập
quán quốc tế. dụ: Incoterms.
Ưu điểm
Hiệu quả cao trực tiếp điều
chỉnh các quan hệ của TPQT.
- Số lượng QPXĐ (kể cả QPXĐ
thống nhất) rất phong phú do việc xây
lOMoARcPSD| 46342576
7
dựng QPXĐ không làm xáo trộn hệ
thống PLQG.
- Điều chỉnh bằng phương pháp
xung đột mang tính linh hoạt, mềm
dẻo hơn phương pháp thực chất do
QPXĐ không quy định quyền
nghĩa vụ của các bên tham gia QHDS
YTNN chỉ quy định các quy
tắc xác định pháp luật áp dụng nhằm
điều chỉnh các quan hệ đó.
- Điều chỉnh QHDS YTNN
mang tính khách quan cao do về
nguyên tắc, khi xây dựng các QPXĐ,
các nhà lập pháp chỉ đưa ra nguyên
tắc xác định áp dụng pháp luật
không ấn định đích danh việc áp dụng
pháp luật của một quốc gia cụ thể.
Nhược
điểm
Quy phạm thực chất không đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn do việc
xây dựng khó khăn.
- QPXĐ không trực tiếp giải
quyết quyền và nghĩa vụ của các bên
trong QHDS YTNN chỉ dẫn
chiếu đến việc áp dụng một hệ thống
pháp luật cụ thể.
- Việc áp dụng QPXĐ không
đơn giản, thể dẫn chiếu đến
pháp luật nước ngoài, mất nhiều thời
gian và yêu cầu cao hơn đối với người
làm công tác áp dụng pháp luật.
- Quy tắc giải quyết QPXĐ ở các
quốc gia rất khác nhau, cùng một
QHDS YTNN nhưng quy tắc chọn
luật áp dụng các quốc gia khác
lOMoARcPSD| 46342576
8
nhau.
Kết luận
- Hai phương pháp được sdụng bổ sung hỗ trợ nhau. Bởi lẽ, ưu điểm
của phương pháp này là nhược điểm của phương pháp kia, ngược lại, nhược
điểm của phương pháp này ưu điểm của phương pháp kia.
- Tùy từng mối quan hệ khả năng thương lượng,... để các quốc gia lựa
chọn phương pháp thích hợp.
- Trong hai phương pháp, phương pháp xung đột là phương pháp gắn
chặt với sự ra đời phát triển của TPQT phương pháp điều chỉnh chủ
yếu của TPQT.
4. Định nghĩa về pháp quốc tế
TPQT một ngành luật độc lập trong hệ thống PLQG điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động hay còn gọi các QHDS theo
nghĩa rộng và điều chỉnh các quan hệ TTDS có YTNN.
5. Nguồn của pháp quốc tế
Nguồn của TPQT bao gồm ĐƯQT, PLQG tập quán quốc tế.
ĐƯQT
PLQG
Tập quán quốc tế
ĐƯQT thỏa thuận
được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và các
chủ thể của luật quốc tế.
ĐƯQT gồm ĐƯQT song
phương ĐƯQT đa
phương.
Hệ thống PLQG
được xây dựng dựa trên
tổng thể các quy phạm
pháp luật mối liên hệ
nội tại thống nhất với
nhau được phân định
thành các chế định pháp
luật, ngành luật.
Tập quán quốc tế
những quy tắc xử sự
được hình thành trong
một thời gian dài, được
áp dụng khá liên tục
một cách hệ thống,
đồng thời được sự thừa
nhận của đông đảo các
quốc gia.
Theo quy định
khoản 1 Điều 664 BLDS
2015, pháp luật áp dụng
đối với QHDS YTNN
được xác định theo
ĐƯQT Việt Nam
thành viên hoặc luật Việt
Theo quy định tại
Điều 664 BLDS 2015:
- Pháp luật áp dụng
đối với QHDS YTNN
được xác định theo
ĐƯQT Việt Nam
thành viên hoặc luật Việt
Theo quy định tại
Điều 666 BLDS 2015,
các bên được lựa chọn
tập quán quốc tế trong
trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 664 BLDS
2015. Nếu hậu quả của
lOMoARcPSD| 46342576
9
Nam.
Theo quy định tại
khoản 1 Điều 665 BLDS
2015, trường hợp ĐƯQT
Việt Nam thành
viên quy định về
quyền nghĩa vụ của
các bên tham gia QHDS
YTNN thì quy định
của ĐƯQT đó được áp
dụng.
Theo quy định tại
khoản 2 Điều 665 BLDS
2015, trường hợp ĐƯQT
Việt Nam thành
viên quy định khác
với quy định của Phần
này luật khác về pháp
luật áp dụng đối với
QHDS YTNN thì quy
định của ĐƯQT đó được
áp dụng.
Nam.
- Trường hợp
ĐƯQT Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam
thành viên hoặc luật
Việt Nam quy định
các bên quyền lựa
chọn thì pháp luật áp
dụng đối với QHDS
YTNN được xác định
theo lựa chọn của các
bên.
việc áp dụng tập quán
quốc tế đó trái với các
nguyên tắc bản của
PLVN thì PLVN được áp
dụng. So sánh với Điều
759 BLDS 2005:
- Quy định trường
hợp áp dụng tập quán
quốc tế để điều chỉnh các
QHDS YTNN khi
QHDS không được
ĐƯQT, PLQG hoặc hợp
đồng giữa các bên điều
chỉnh.
- Không quy định
trường hợp áp dụng tập
quán quốc tế do các bên
lựa chọn. Tuy nhiên, trên
thực tế, đây là trường hợp
tập quán quốc tế được áp
dụng rộng rãi nhất thể
hiện nhất vai trò của
mình.
Trường hợp 1: Khi
ĐƯQT Việt Nam
không là thành viên. Khi
các bên thỏa thuận chọn
ĐƯQT nhưng phải đáp
ứng được điều kiện chọn
luật (khoản 1 Điều 5 Luật
Thương mại 2005, khoản
Trường hợp 1: Khi
các bên thỏa thuận lựa
chọn hệ thống pháp luật
của một quốc gia thì
PLQG sẽ được áp dụng
nhưng pháp đảm bảo
điều kiện chọn luật. Bởi
lẽ, đây các quan hệ
Theo quy định tại
Điều 666 BLDS 2015,
các bên được lựa chọn
tập quán quốc tế trong
trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 664 BLDS
2015. Nếu hậu quả của
việc áp dụng tập quán
lOMoARcPSD| 46342576
10
1 Điều 122 Luật
HN&GĐ 2014, khoản 3
Điều 3 Luật Hàng không
dân dụng 2006 sửa đổi,
bổ sung 2014, khoản 1
Điều 664 khoản 1
Điều 665 BLDS 2015).
Cụ thể:
Trường hợp 2:
ĐƯQT Việt Nam là
thành viên.
- Theo quy định tại
khoản 1 Điều 664 BLDS
2015, pháp luật áp dụng
đối với QHDS YTNN
được xác định theo
ĐƯQT Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam
thành viên hoăc
luật
Việt Nam.
- Theo quy định tại
khoản 1 Điều 665, trường
hợp ĐƯQT Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy
định về quyền nghĩa
vụ của các bên tham gia
QHDS YTNN thì quy
định của ĐƯQT đó được
áp dụng.
-
mang bản chất dân sự
nên sự thỏa thuận giữa
các bên luôn được đề cao
Theo quy định tại
khoản 2 Điều 664 BLDS
2015, trường hợp ĐƯQT
Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam thành
viên hoăc
luật Việt Nam
quy định các bên
quyền lựa chọn thì pháp
luật áp dụng đối với
QHDS YTNN được
xác định theo lựa chọn
của các bên.
- Theo quy định tại
Điều 670 BLDS 2015:
+ Các trường hợp
không áp dụng pháp luật
nước ngoài (khoản 1):
a) Hậu quả của việc
áp dụng pháp luật nước
ngoài trái với các nguyên
tắc bản của PLVN;
b) Nội dung của
pháp luật nước ngoài
không xác định được mặc
đã áp dụng các biện
pháp cần thiết theo quy
định của pháp luật tố
tụng.
+ Áp dụng PLVN
quốc tế đó trái với các
nguyên tắc bản của
PLVN thì PLVN được áp
dụng. Cụ thể, tập quán
quốc tế sẽ được áp dụng
nếu thỏa mãn các điều
kiện sau đây:
- Được các bên lựa
chọn.
- Giới hạn trong các
trường hợp được PLVN
hoặc ĐƯQT Việt
Nam thành viên quy
định các bên quyền
lựa chọn pháp luật áp
dụng.
- Hậu quả của việc
áp dụng các tập quán
quốc tế đó không trái với
nguyên tắc bản của
PLVN.
lOMoARcPSD| 46342576
11
=> ĐUQT được ưu
tiên áp dụng so với
PLQG.
(khoản 2), trường hợp
pháp luật nước ngoài
không được áp dụng theo
quy định tại khoản 1
Điều này thì PLVN được
áp dụng.
Trường hợp 2: Khi
QPXĐ trong
ĐƯQT/PLQG dẫn chiếu
của PLQG. Khi QPXĐ
trong ĐUQT hoặc PLQG
dẫn chiếu đến việc áp
dụng PLQG. Chẳng hạn,
theo quy định tại Điều
677 BLDS 2015, viêc
phân loại tài sản động
sản, bất động sản được
xác định theo pháp luật
của nước nơi tài sản.
- Các nguồn được sử dụng bổ sung hỗ trợ nhau.
- Những ĐƯQT trong lĩnh vực TPQT Việt Nam thành viên được ưu
tiên áp dụng hơn so với PLQG.
- Trong các nguồn của TPQT, PLQG nguồn bản chủ yếu trong
TPQT. Vì, đây ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ mang bản chất dân sự
phát sinh giữa các chủ thể chủ yếu công dân pháp nhân của các nước chứ
không phải quốc gia. Mặc khác, số lượng các ĐƯQT không nhiều.
6. Chủ thể của pháp quốc tế
6.1. Người nước ngoài
Khái niệm: Người nước ngoài người quốc tịch nước ngoài người không
quốc tịch.
Phân nhóm người nước ngoài nhằm quy chế pháp điều chỉnh cho phù hợp với
từng nhóm người nước ngoài. Cụ thể:
lOMoARcPSD| 46342576
12
- Căn cứ vào nơi trú:
+ Người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Người nước ngoài tại nước ngoài.
- Căn cứ vào thời hạn trú:
+ Người nước ngoài tạm trú.
+ Người nước ngoài thường trú.
- Căn cứ vào quy chế pháp lý:
+ Những người được hưởng quy chế ngoại giao.
+ Những người hưởng quy chế người ớc ngoài theo các ĐƯQT.
+ Những người nước ngoài còn lại.
Quy chế pháp dân sự của người nước ngoài
- Theo quy định tại Điều 673 BLDS 2015:
+ Năng lực pháp luật dân scủa nhân được xác định theo pháp luật của nước
người đó có quốc tịch.
+ Người nước ngoài tại Việt Nam năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp PLVN có quy định khác.
- Theo quy định tại Điều 674 BLDS 2015:
+ Năng lực hành vi dân scủa nhân được xác định theo pháp luật của nước
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam,
năng lựcnh vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo PLVN.
+ Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủnh vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo PLVN.
=> Đặc điểm quy chế pháp dân sự của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài:
chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật cùng một lúc.
Các căn cứ pháp luật xây dựng quy chế pháp dân scho người nước ngoài, pháp
nhân nước ngoài bao gồm nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc tối huệ quốc (MFN),
nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt và nguyên tắc có đi có lại.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử quốc gia dành cho công dân nước
mình. Ví dụ: Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10, khoản 2 Điều 673 BLDS
2015, khoản 2 Điều 121 Luật HN& 2014, Điều 3 Hiệp định TRIPS,…
lOMoARcPSD| 46342576
13
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử một quốc gia dành cho công dân của
một quốc gia nước thứ ba. Ví dụ: Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10, Điều
4 Hiệp định TRIPS,…
- Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt nguyên tắc cho phép những người nước ngoài nhất
định được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà những người nước ngoài khác, ngay cả công
dân nước sở tại cũng không được hưởng.
+ ĐƯQT về lãnh sự, ngoại giao.
+ Hiệp định đầu giữa các ớc.
- Nguyên tắc đi lại nguyên tắc một quốc gia dành cho người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài chế độ pháp lý tương ứng như chế độ pháp lý mà quốc gia nước ngoài
đó dành cho công dân, pháp nhân nước mình. dụ: Khoản 3 Điều 465 BLTTDS 2015,…
- Chế độ báo phục quốc. Cụ thể:
+ Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở chế độ có đi có lại và cùng xuất phát
từ tinh thần có đi có lại nên vấn đề báo phục được đặt ra giữac quốc gia.
+ Báo phục quốc được hiểu các biện pháp trả đũa.
Kết luận: Khi xây dựng các chế độ pháp dành cho người nước ngoài, mỗi quốc gia
cần tôn trọng nguyên tắc bản của pháp luật quốc tế các ĐƯQT quốc gia đó
thành viên.
6.1. Pháp nhân nước ngoài
Khái niệm: Pháp nhân nước ngoài pháp nhân không quốc tịch tại nước sở tại.
các nước, việc tổ chức công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên cơ sở pháp
luật của một quốc gia đó nơi mà tổ chức đó được thành lập hoặc quốc tịch. Cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân được thành lập theo PLVN
pháp nhân Việt nam.
- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Việt
Nam doanh nghiệp được thành lập theo PLVN trụ sở tại Việt Nam.
- Theo quy định tại khoản 32 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức nước ngoài
tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
=> Pháp nhân được thành lập theo PLVN là pháp nhân Việt Nam. Ngược lại, pháp
nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài là pháp nhân nước ngoài.
Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân
lOMoARcPSD| 46342576
14
- Thứ nhất, dựa vào nơi đặt trung tâm quản của pháp nhân như các nước Châu Âu
lục địa, các quốc gia nằm trong hệ thống thông luật.
- Thứ hai, dựa vào nơi thành lập pháp nhân hoặc đăng ký Điều lệ của pháp nhân ví dụ
như các nước Anh, Mỹ.
- Thứ ba, dựa vào nơi pháp nhân tiến hành các hoạt động chủ yếu như Ai Cập,
Syria,..
- Thứ tư, dựa trên nơi thành lập pháp nhân nơi đăng ký trụ sở chính của pháp nhân
như các nước Nga, Đông Âu,...
Ý nghĩa xác định quốc tịch của pháp nhân:
- Áp dụng chế độ pháp phù hợp cho pháp nhân.
- Xác định được khi nào pháp nhân nhận được sự bảo hộ về mặt ngoại giao bằng cách
liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của nước mình tại nước ngoài.
- Xác định áp dụng liên quan đến các vấn đpháp quan trọng như cách pháp
nhân, quy định điều kiện thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản,..
Cơ chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài. Theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 676 BLDS 2015, ng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định như sau:
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp
luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với
thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân thành viên của pháp nhân đối với
các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước pháp nhân quốc
tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam
thì năng lực pháp luật n sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo PLVN.
6.3. Quốc gia chủ thể đặc biệt của pháp quốc tế
sở xác định quy chế pháp đặc biệt của quốc gia là nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Do đó, quốc gia được hưởng
quyền miễn trừ.
Các quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm:
Thứ nhất, quyền miễn trừ về xét xử.
Một là, nếu không được sđồng ý của quốc gia thì không Tòa án nước nào được
quyền thụ và giải quyết các vụ việc quốc gia bị đơn. Hai là, ngay cả khi quốc gia
đồng ý để cho Tòa án của một quốc gia khác xem xét vụ việc quốc gia bị đơn thì
lOMoARcPSD| 46342576
15
không đồng nghĩa với việc là quốc gia bị đơn phải chấp nhận phán quyết của Tòa án đối với
vụ việc đó. Trường hợp quốc gia là nguyên đơn trong một vụ kiện dân sự thì không áp dụng
nguyên tắc miễn trừ này.
Thứ hai, quyền miễn trừ các biện pháp bảo đảm cho vụ kiện.
Để đảm bảo cho hoạt động tố tụng thì thường các quy định về các biện pháp bảo
đảm như: tịch thu, biên, niêm phong tài sản,… Tuy nhiên, trong trường hợp các tài sản
liên quan đến vụ kiện tài sản của quốc gia, quan tư pháp của một nước sẽ không áp
dụng các biện pháp bảo đảm nêu trên, trừ trường hợp quốc gia bị đơn đồng ý.
Thứ ba, quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Thông thường khi Tòa án ra phán quyết đối với VVDS, nếu đã đến thời hiệu thi hành
bên phải thi hành không tự giác thực hiện theo phán quyết của Tòa thì sẽ chế
cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, đối với trường hợp bên phải thi hành là quốc gia thì ngay
cả khi quốc gia đồng ý để cơ quan tư pháp áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện
thì quan thi hành án cũng không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với
quốc gia.
Thứ ba, quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Đối tượng tài sản được đề cập trong quyền miễn trừ này thuộc nhóm tài sản của quốc
gia nước ngoài. Đối với các tài sản được xác định tài sản thuộc quyền shữu của
nhà nước, sẽ không áp dụng theo nguyên tắc “nơi tài sản” thông thường sẽ hoặc tuân
thủ theo các ĐƯQT hoặc các thỏa thuận mang tính quốc tế khác.
=> Các quyền miễn trừ của quốc gia mối liên hệ mật thiết đối với nhau, đồng thời,
cũng độc lập với nhau. Điều này thể hiện khía cạnh khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ
này không đồng nghĩa với việc quốc gia từ bỏ các quyền miễn trừ còn lại. “Miễn trừ”
quyền, không là nghĩa vụ. Bản chất của quyền miễn trừ của quốc gia không nhằm trốn tránh
nghĩa vụ dân sự mà chỉ nhằm đảm bảo tôn trọng chủ quyền quốc gia trong các quan hệ mang
tính quốc tế.
CHƯƠNG II. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
NƯỚC NGOÀI
1. Xung đột pháp luật
1.1. Khái niệm xung đột pháp luật
XĐPL hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng thể được
lOMoARcPSD| 46342576
16
áp dụng để giải quyết đối với một quan hệ pháp luật mang bản chất dân sự có YTNN.
1.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
Thứ nhất, tồn tại QHDS theo nghĩa rộng có YTNN. Trong nhiều trường hợp, khi một
QHDS theo nghĩa rộng YTNN phát sinh đã làm phát sinh tình trạng pháp luật của các
nước liên quan đều thể được áp dụng làm nảy sinh vấn đề thể lựa chọn pháp luật
của một nước cụ thể để áp dụng. Điều y đã làm phát sinh tình trạng XĐPL. Lý do:
- Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc
gia từ đó sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan
hệ liên quan đến quốc gia đó.
- Xuất phát từ chủ quyền quốc gia từ nghĩa vụ pháp của quốc gia trong việc bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức của nước mình, các quốc gia đều cố
gắng áp dụng pháp luật nước mình trong các mối quan hệ công dân, tổ chức nước mình
tham gia.
- Các quốc gia thường chỉ thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong
việc điều chỉnh QHDS YTNN do đó thừa nhận hiện tượng XDdPL trong việc điều chỉnh
các quan hệ này.
Thứ hai, skhác nhau vnội dung cụ thể giữa pháp luật của các nước về cùng một
vấn đề. Sự khác nhau vpháp luật này có thể các nước chế độ kinh tế, chính trị, xã hội
khác nhau hoặc các nước cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhưng khác nhau về
phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa, sự phát triển không đồng đều.
=> Các nguyên nhân này gắn chặt chẽ với nhau. Vì, nếu một quan hệ YTNN
phát sinh cần được điều chỉnh nhưng quan hệ đó không phải QHDS theo nghĩa rộng thì
XĐPL cũng không phát sinh cho pháp luật các nước khác nhau. Ngược lại, nếu cần
điều chỉnh một QHDS theo nghĩa rộng YTNN nhưng nội dung pháp luật các nước quy
định giống nhau thì cũng không làm phát sinh hiện tượng XĐPL.
1.3. Phạm vi phát sinh xung đột pháp luật
Thứ nhất, trong các ngành luật.
- XĐPL hiện tượng đặc thù của TPQT. XĐPL chỉ được thừa nhận trong việc điều
chỉnh các QHDS YTNN. XĐPL chỉ thể phát sinh trong các quan hệ mang tính chất
dân sự YTNN cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài có liên quan để giải quyết.
- Các quan hệ hình sự, hành chính, thuế,… là những quan hệ thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật công. mang hiệu lực bắt buộc đối với các nhân, tổ chức. Đối với các
lOMoARcPSD| 46342576
17
quan hệ này, Nhà nước thường không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài nên
không thừa nhận XĐPL. Thực chất các quan hệ này thì các nước quy định không giống nhau
nhưng xuất phát từ việc các quan hnày gắn chặt với mục đích bảo vlợi ích quốc gia, bảo
vệ lợi ích xã hội nên Nhà nước không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Từ
đó, hiện tượng XĐPL không được thừa nhận.
Thứ hai, trong các quan hcủa TPQT. TPQT 02 nhóm quan hệ hội thuộc đối
tượng điều chỉnh QHDS YTNN quan hệ TTDS YTNN. Về bản chất, QHDS
YTNN thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tư. Còn quan hệ TTDS YTNN thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật công. Đối với nhóm quan hệ TTDS YTNN, hiện tượng XĐPL
không được thừa nhận.
Thứ hai, trong hệ thống pháp luật của một quốc gia.
- Đối với các nhà nước đơn nhất, các tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định
của các văn bản pháp luật khác nhau đều được giải quyết một cách thống nhất bằng pháp
luật. Ví dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật xác định rõ hiệu lực của các văn bản
pháp luật như luật có hiệu lực cao hơn văn bản dưới luật, luật ban hành sau hiệu lực thay
thế văn bản ban hành trước,…)
=> Đối với các nhà nước đơn nhất, hiện tượng XĐPL không được thừa nhận.
- Đối với nhà nước liên bang, đặc điểm chung mỗi một bang đều một hệ thống
pháp luật riêng bên cạnh pháp của các bang tcòn pháp luật của liên bang. Chí
vậy, XĐPL sẽ được xem xét dưới 03 góc độ: (i) XĐPL giữa các bang với nhau; (ii) XĐPL
giữa các bang với liên bang; (iii) XĐPL giữa liên bang với quốc gia nước ngoài.
2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
2.1. Phương pháp xây dựng áp dụng quy phạm thực chất
Phương pháp thực chất được xây dựng dựa trên sở hệ thống các quy phạm thực
chất trực tiếp giải quyết các QHDS YTNN, tức là, trực tiếp phân định quyền và nghĩa
vụ rõ ràng của các bên khi tham gia vào quan h này.
Phương pháp thực chất được thực hiện bằng cách các quốc gia kết các ĐƯQT đa
phương hoặc song phương. Trong các ĐƯQT này, do đã sthỏa thuận của các quốc gia
về việc giải quyết các quan hệ của TPQT. vậy, sự hình thành các quy phạm thực
chất thống nhất, trực tiếp ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như biện pháp và hình
thức chế tài nhằm giải quyết vấn đ một cách cụ thể.
Ưu điểm:
lOMoARcPSD| 46342576
18
- Đây là phương pháp tối ưu và đơn giản.
- Nó giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Vì, quy phạm thực chất quy định trực
tiếp quyền nghĩa vụ của các bên tham gia, thể quy định về chế tài áp dụng. Do đó,
quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm thực chất để giải quyết vấn đề mà không cần
phải lựa chọn hệ thống pháp luật khác.
Nhược điểm:
- Việc xây dựng các quy phạm thực chất rất khó khăn nên số lượng quy phạm thực
chất ít. Vì, lợi ích các nước khác nhau nên không dễ dàng thỏa thuận thống nhất trong ĐƯQt
phải đàm phán lâu dài.
- Không dự liệu được hết cácnh huống xảy ra trên thực tế.
2.2. Phương pháp xây dựng áp dụng quy phạm xung đột
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các
QPXĐ của quốc gia.
Các QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
TPQT chỉ tìm ra nguyên tắc chung để từ đó quan thẩm quyền lựa chọn nguồn
luật hoặc hệ thống pháp luật phù hợp áp dụng giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ TPQT đó.
Ưu điểm: Tính khách quan tính linh hoạt cao nên nó có thể được áp dụng trong mọi
QHDS YTNN. Vì, QPXĐ chỉ ra một hệ thống pháp luật để điều chỉnh QHDS YTNN
nên ngay cả những QHDS chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục, tập quán thì đều thể
xây dựng được quy phạm xung đột để điều chỉnh.
Nhược điểm:
- Gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan có thẩm quyền vì phải tìm hiểu về quy định
của pháp luật nước ngoài như xác định nội dung pháp luật nước ngoài, giải thích pháp luật
nước ngoài,
- Giải quyết vấn đề không được nhanh chóng.
- Không phải lúc nào quan thẩm quyền cũng xác định chính xác hệ thống pháp
luật cần được áp dụng thể dẫn đến các trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến
nước thứ ba.
2.3. Một số phương pháp khác
Phương pháp hài hòa hóa luật thực chất trong nước cũng một trong những phương
pháp giải quyết XĐPL. Theo phương pháp này, khi xây dựng pháp luật của nước mình, các
lOMoARcPSD| 46342576
19
quốc gia tiêu chuẩn hóa quy phạm pháp luật dân sự trong nước theo các nội dung được ghi
nhận trong các n bản pháp lý do các tổ chức quốc tế ban hành.
3. Quy phạm xung đột
3.1. Khái niệm quy phạm xung đột
Tên gọi của QPXĐ nguồn gốc từ tiếng La Tinh (conllisia; conllision) nghĩa sự
xung đột.
QPXĐ quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào thể được áp
dụng để điều chỉnh một quan hệ của TPQT. Có thể hiểu, QPXĐ là quy phạm không trực tiếp
giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể chỉ quy định nguyên tắc chọn luật của nước này
hay nước kia để giải quyết QHDS YTNN.
dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 678 BLDS 2015, việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
3.2. Đặc điểm quy phạm xung đột
Thứ nhất, QPXĐ quy phạm pháp luật đặc biệt, mang tính chất đặc thù của TPQT.
QPXĐ mang tính chất đặc biệt vì nó chỉ có 02 thành phần là phần phạm vi và phần hệ thuộc.
Bên cạnh đó, QPXĐ mang tính chất đặc thù đối tượng điều chỉnh của TPQT những
QHDS YTNN cho nên thể pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng thể được
áp dụng điều chỉnh gây nên hiện tượng XĐPL do đó cần phải đi m quy phạm pháp luật để
giải quyết. Chính về thế, QPXĐ mang tính chất đặc thù của TPQT.
dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 673 BLDS 2015, năng lực pháp luật dân sự
của nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Thứ hai, QPXĐ quy phạm pháp luật mang tính dẫn chiếu. QPXĐ luôn mang tính
dẫn chiếu khi QPXĐ dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất
được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì đây ta lại thấy tính chất song
hành giữa quy phạm thực chất với QPXĐ trong điều chỉnh pháp luật.
dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 HĐTTTP pháp giữa Việt Nam
Cuba, quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước kết người để lại di
sản công dân.
3.3. cấu quy phạm xung đột
cấu QP gồm 2 phần:
- Phần phạm vi chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ QPXĐ điều chỉnh.
lOMoARcPSD| 46342576
20
- Phần hệ thuộc quy định nguyên tắc áp dụng XĐPL, tức xác định hệ thống PLQG
nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nêu ra trong phần phạm vi.
dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS 2015, năng lực lập di chúc, thay
đổi hoặc huỷ bỏ di chúc (phần phạm vi) được xác định theo pháp luật của nước người
lập di chúc quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc (phần hệ thuộc).
Một số kiểu hệ thuộc luật bản:
- Hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis) 2 dạng Luật quốc tịch và Luật nơi
trú
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus).
- Hệ thuộc Luật nơi kết hợp đồng (Lex loci contractus).
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci solutionis).
- Hệ thuộc Luật của nước người bán (Lex venditoris).
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci activities)
- Hệ thuộc Luật Tòa án (Lex fori)...
3.4. Phân loại quy phạm xung đột
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức dẫn chiếu của QPXĐ. Gồm: QPXĐ một bên
QPXĐ hai bên.
- QPXĐ hai bên QPXĐ đưa ra các quy tắc chung để xác định một hệ thống pháp
luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng chính để điều chỉnh QHDS YTNN được nêu
ra trong phần phạm vi của QPXĐ.
dụ: Khoản 1 Điều 674, khoản 1 Điều 675, Điều 677, khoản 1 khoản 2 Điều 676
BLDS 2015.
- QPXĐ một bên QPXĐ quy định áp dụng pháp luật của chính quốc gia đã ban
hành ra quy phạm để điều chỉnh những QHDS YTNN được nêu ra trong phần phạm vi
của QPXĐ.
dụ: Khoản 2 Điều 675, khoản 3 Điều 676, khoản 2 khoản 3 Điều 674 BLDS
2015.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất của QPXĐ. Gồm: QPXĐ mệnh lệnh (Imperative)
QPXĐ tùy nghi (Dispositive).
- QPXĐ mệnh lệnh QPXĐ trong đó quy tắc để tiến hành xác định pháp luật áp
dụng mang tính mệnh lệnh, không cho phép các bên thỏa thuận không cho phép các
quan có thẩm quyền làm khác đi. Đây là nhóm QPXĐ hiệu lực bắt buộc.
| 1/141

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46342576 1 TƯ PHÁP QUỐC TẾ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
1.1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 1 BLDS 2015, Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của
cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là QHDS). Theo quy định này, khái
niệm QHDS được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm QHDS, hôn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại và lao động. Các quan hệ này được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, QHDS có YTNN thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS có YTNN là quan hệ có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
- Đối với người nước ngoài, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc
tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt
Nam (khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam 2014). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ
sung 2014), quốc tịch nước ngoài là quốc của một nước khác không phải là quốc tịch Việt
Nam; Người không có quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
Ví dụ: Rose (quốc tịch Anh) chết do tai nạn giao thông ở Việt Nam có để lại di sản
thừa kế cho chồng của mình là các bất động sản ở Việt Nam.
- Đối với pháp nhân nước ngoài, theo quy định tại Điều 676 BLDS 2015, quốc tịch
của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân được thành lập. Bên
cạnh đó, theo quy định tại Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân được thành lập theo PLVN là
pháp nhân Việt Nam. Vậy, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Ví dụ: Công ty Bonia (quốc tịch Thụy Điển là pháp nhân nước ngoài). lOMoAR cPSD| 46342576 2
- Đối với quốc gia, quốc gia là chủ thể đặc biệt của TPQT. Theo quy định tại Điều 100
BLDS 2015, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung
ương, ở địa phương khi tham gia QHDS thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập. Cụ thể, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân,
cá nhân nước ngoài trong các trường hợp: (i) ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định
về việc từ bỏ quyền miễn trừ; (ii) Các bên trong QHDS có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;
(iii) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ bỏ quyền miễn trừ.
- So sánh với BLDS 2005, BLDS 2015 không còn xác định YTNN dựa vào hai nhóm
chủ thể là (i) người Việt Nam định cư ở nước ngoài và (ii) cơ quan, tổ chức nước ngoài
không có tư cách pháp nhân.
+ BLDS 2015 không đưa nhóm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” vào tiêu chí
xác định YTNN trong các QHDS là phù hợp với quy định của PLVN hiện hành. Bởi lẽ, theo
quy định tại Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), người Việt Nam định cư ở
nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài. Bên cạnh đó, PLVN cũng cho phép một công dân mang hai quốc tịch.
+ BLDS 2015 không đưa nhóm “cơ quan, tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp
nhân” vào tiêu chí xác định YTNN. Điều này xuất phát từ cấu trúc của BLDS 2015, chủ thể
của QHDS chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân như
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh, tổ hợp tác,… không còn được coi là
chủ thể của QHDS. Tuy nhiên, quy định này không thật sự hợp lý.
Thứ hai, về sự kiện pháp lý. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS có YTNN là quan hệ các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài. Trong trường hợp này, QHDS phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam.
- Việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
Ví dụ: Chị A (quốc tịch Việt Nam) để lại di sản thừa kế tại Luân Đôn (Anh) cho con
trai của mình là anh B (quốc tịch Việt Nam).
- So sánh với BLDS 2005, BLDS 2015 có hai sự thay đổi là (i) bổ sung căn cứ “thực
hiện quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài”; (ii) loại bỏ căn cứ “việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài”. lOMoAR cPSD| 46342576 3
+ BLDS 2015 bổ sung căn cứ “thực hiện quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài”. Việc bổ
sung căn cứ này là cần thiết và phù hợp với thực tế. Ví dụ: Hợp đồng lao động của hai công
dân Việt Nam được xác lập tại Việt Nam nhưng thực hiện hợp đồng lao động đó diễn ra tại
nước ngoài thì bản chất của nó cũng là QHDS có YTNN.
+ BLDS 2015 loại bỏ “việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật
nước ngoài” là chính xác. Bởi lẽ, quy định này sẽ dẫn đến hai cách hiểu. Một là, QHDS có
YTNN giữa công dân, tổ chức Việt Nam phải đáp ứng hai điều kiện: (i) căn cứ để xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài; (ii) phát sinh tại nước ngoài. Hai
là, QHDS có YTNN giữa công dân, tổ chức Việt Nam phải đáp ứng một trong hai điều kiện:
(i) căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước ngoài; (ii) phát
sinh tại nước ngoài. Trên thực tế, chúng ta rất khó tìm thấy một QHDS có YTNN giữa công
dân, tổ chức Việt Nam mà việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo pháp luật nước
ngoài nhưng không kèm theo các yếu tố khác như việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ đó diễn ra ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan nằm ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu chỉ
căn cứ vào hệ thống pháp luật mà theo đó QHDS phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt để xác
định YTNN là thiếu căn cứ khoa học và không thuyết phục.
Thứ ba, về khách thể. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015,
QHDS có YTNN là quan hệ các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng đối tượng của QHDS đó ở nước ngoài. Trong trường hợp này, QHDS phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam.
- Đối tượng của QHDS đó ở nước ngoài.
Ví dụ: Anh A (quốc tịch Việt Nam) tặng chị B (quốc tịch Việt Nam) một căn nhà ở Pháp.
So sánh quy định việc xác định QHDS có YTNN của BLDS 2015 với Luật
HN&GĐ 2014 và BLTTDS 2015. Cụ thể:
- Đối với Luật HN&GĐ 2014, căn cứ xác định QHDS có YTNN còn có người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (về chủ thể) và việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt QHDS theo
pháp luật nước ngoài (về sự kiện pháp lý). Bởi lẽ, Luật HN&GĐ 2014 được xây dựng trên
cơ sở BLDS 2005 có hiệu lực cho nên quy định của Luật HN&GĐ 2014 hoàn toàn tương
thích với BLDS 2005. Về nguyên tắc, Luật HN&GĐ là luật chuyên ngành nên việc xác định
quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN sẽ áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2014. lOMoAR cPSD| 46342576 4
- Đối với BLTTDS 2015, chủ thể là tổ chức được mở rộng bao gồm các chủ thể không có tư cách pháp nhân.
1.2. Quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
Về nguyên tắc, các VVDS có YTNN nếu được yêu cầu giải quyết bởi Tòa án thì
TAQG giải quyết, Tòa án quốc tế không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc này. Trong
quá trình giải quyết các VVDS có YTNN, pháp luật tố tụng được áp dụng là pháp luật tố
tụng của chính quốc gia có Tòa án sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có Tòa án (Lex
Fori). Tuy nhiên, một số quan hệ tố tụng đặc thù chỉ phát sinh trong quá trình Tòa án của
một quốc gia thụ lý và giải quyết các VVDS có YTNN. Các quan hệ TTDS đặc thù đó bao gồm:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền của TAQG đối với VVDS có YTNN.
Thứ hai, xác định pháp luật áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật TTDS và năng
lực hành vi TTDS của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
Thứ ba, thực hiện tương trợ tư pháp trong các VVDS có YTNN.
Thứ tư, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và phán
quyết của trọng tài nước ngoài về VVDS có YTNN.
Đối tượng điều chỉnh của TPQT là QHDS theo nghĩa rộng (QHDS, HN&GĐ, kinh
doanh, thương mại, lao động) có YTNN và quan hệ TTDS có YTNN.
2. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Phạm vi điều chỉnh của TPQT bao gồm:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền của TAQG đối với các VVDS có YTNN.
Tòa án của một quốc gia không chỉ giải quyết các VVDS trong nước mà còn giải
quyết các VVDS có YTNN, chỉ có TAQG mới có thẩm quyền giải quyết VVDS có YTNN
còn Tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc lĩnh vực công pháp quốc tế.
Khi một VVDS có YTNN được khởi kiện hoặc được yêu cầu giải quyết tại Tòa án của
một quốc gia thì việc đầu tiên Tòa án phải làm là xác định xem vụ việc đó có thuộc thẩm
quyền của TAQG mình hay không. Bởi lẽ, khi một VVDS có YTNN phát sinh thì Tòa án
của hai hay nhiều quốc gia có liên quan đến vụ viện đó đều có thể có thẩm quyền giải quyết
theo quy định của PLQG đó dễ đến hiện tượng xung đột thẩm quyền. Về nguyên tắc, một
VVDS có YTNN không thể được giải quyết đồng thời bởi Tòa án của hai hay nhiều quốc
gia khác nhau. Trong trường hợp phát sinh xung đột thẩm quyền, vấn đề xác định thẩm lOMoAR cPSD| 46342576 5
quyền của TAQG đối với VVDS có YTNN đã vượt ra khỏi sự điều chỉnh của hệ thống
PLQG. Điều này đòi hỏi cần có một ngành luật đặc biệt điều chỉnh vấn đề này bằng các quy
phạm pháp luật tố tụng của quốc gia và các quy phạm của ĐƯQT.
Cần nhấn mạnh, nhiệm vụ của tư pháp quốc tế chỉ dừng lại ở việc xác định Tòa án của
một quốc gia có hay không có thẩm quyền giải quyết đối với VVDS có YTNN. Còn việc xác
định Tòa án cụ thể nào trong hệ thống TAQG đối với vụ việc đó không thuộc phạm vi điều
chỉnh của TPQT mà thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật TTDS.
Thứ hai, xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh trong QHDS có YTNN.
Khi một QHDS có YTNN phát sinh, thường làm phát sinh tình trạng pháp luật của hai
hay nhiều nước có liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm quyền điều chỉnh. Bởi lẽ, hệ thống
pháp luật của các quốc gia điều chỉnh một QHDS là khác nhau. Bên cạnh đó, sự khác nhau
về điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, phong tục tập quán, vị trí pháp lý cũng dẫn đến sự khác
nhau khi điều chỉnh một quan hệ quan dân sự ở hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trong
khi đó, về mặt nguyên tắc, một QHDS không thể chịu sự điều chỉnh đồng thời của hai hệ
thống pháp luật. mặc dù có những trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên là khá hiếm. Vì, các hệ
thống pháp luật thường quy định khác nhau khi điều chỉnh một QHDS cụ thể. Do đó, khi
QHDS có YTNN phát sinh, cơ quan có thẩm quyền cần xác định được pháp luật của quốc
gia nào cần được áp dụng. Cần nhấn mạnh, khi xác định được pháp luật cần được áp dụng
đối với QHDS có YTNN nhiệm vụ của TPQT được xem là hoàn thành. Việc giải quyết cụ
thể nội dung mối quan hệ đó sẽ do hệ thống pháp luật được QPXĐ dẫn chiếu đến điều chỉnh.
Thứ ba, ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của cơ quan tài phán chỉ có hiệu lực pháp luật
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia có cơ quan tài phán đó. Điều này xuất phát từ nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do vậy, để bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác thì
phải có sự công nhận và cho phép thi hành bản án quyết định đó từ phía cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi được yêu cầu. Vấn đề này được quy định trong các ĐƯQT và trong PLQG.
3. Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Phương pháp điều chỉnh của TPQT bao gồm phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. lOMoAR cPSD| 46342576 6
Phương pháp thực chất
Phương pháp xung đột
(phương pháp điều chỉnh trực tiếp) (phương pháp điều chỉnh gián tiếp)
Phương pháp thực chất là
Phương pháp xung đột là phương
phương pháp sử dụng các quy phạm pháp áp dụng những QPXĐ để lựa
pháp luật thực chất nhằm trực tiếp chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh
điều chỉnh các quan hệ thuộc đối quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh
tượng điều chỉnh của TPQT mà không của TPQT.
phải thông qua một hệ thống pháp luật trung gian nào. Khái niệm
Quy phạm thực chất là quy phạm
QPXĐ là quy phạm không trực
mà nội dung của nó trực tiếp giải tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật
quyết các vấn đề hoặc quy định cụ thể cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc
về quyền và nghĩa vụ của các bên chọn luật để giải quyết QHDS có
hoặc các biện pháp chế tài mà không YTNN. Đây là quy phạm mang tính
cần phải thông qua hệ thống pháp luật đặc thù của TPQT. trung gian nào.
Thời điểm chuyển dịch rủi ro từ
Thời điểm chuyển rủi ro từ
người bán sang người mua là thời người bán sang người mua được xác Ví dụ
điểm hàng hóa được giao cho người định theo pháp luật của nước nơi thực vận chuyển đầu tiên. hiện hợp đồng.
Do các quốc gia cùng nhau thỏa
Do các quốc gia cùng nhau thỏa
thuận xây dựng nên các quy phạm thuận xây dựng nên các QPXĐ thống
thực chất trong ĐƯQT. Ví dụ: Điều nhất trong các ĐƯQT. Ví dụ:
Cách thức 14 Hiệp định TRIPS. HĐTTTP Việt – Nga. xây dựng
Do quốc gia xây dựng trong
Do quốc gia xây dựng trong
quy phạm PLQG. Ví dụ: Điều 22 Luật Đầu tư PLQG. Ví dụ: Phần VII BLDS 2015. 2014.
Do quốc gia thừa nhận các tập
quán quốc tế. Ví dụ: Incoterms.
Hiệu quả cao và trực tiếp điều
- Số lượng QPXĐ (kể cả QPXĐ
Ưu điểm chỉnh các quan hệ của TPQT.
thống nhất) rất phong phú do việc xây lOMoAR cPSD| 46342576 7
dựng QPXĐ không làm xáo trộn hệ thống PLQG.
- Điều chỉnh bằng phương pháp
xung đột mang tính linh hoạt, mềm
dẻo hơn phương pháp thực chất do
QPXĐ không quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia QHDS
có YTNN mà chỉ quy định các quy
tắc xác định pháp luật áp dụng nhằm
điều chỉnh các quan hệ đó.
- Điều chỉnh QHDS có YTNN
mang tính khách quan cao do về
nguyên tắc, khi xây dựng các QPXĐ,
các nhà lập pháp chỉ đưa ra nguyên
tắc xác định áp dụng pháp luật mà
không ấn định đích danh việc áp dụng
pháp luật của một quốc gia cụ thể. Nhược
Quy phạm thực chất không đáp
- QPXĐ không trực tiếp giải điểm
ứng được yêu cầu thực tiễn do việc quyết quyền và nghĩa vụ của các bên xây dựng khó khăn.
trong QHDS có YTNN mà chỉ dẫn
chiếu đến việc áp dụng một hệ thống pháp luật cụ thể.
- Việc áp dụng QPXĐ không
đơn giản, nó có thể dẫn chiếu đến
pháp luật nước ngoài, mất nhiều thời
gian và yêu cầu cao hơn đối với người
làm công tác áp dụng pháp luật.
- Quy tắc giải quyết QPXĐ ở các
quốc gia rất khác nhau, cùng một
QHDS có YTNN nhưng quy tắc chọn
luật áp dụng ở các quốc gia là khác lOMoAR cPSD| 46342576 8 nhau.
- Hai phương pháp được sử dụng bổ sung hỗ trợ nhau. Bởi lẽ, ưu điểm
của phương pháp này là nhược điểm của phương pháp kia, ngược lại, nhược
điểm của phương pháp này là ưu điểm của phương pháp kia.
- Tùy từng mối quan hệ và khả năng thương lượng,... để các quốc gia lựa
Kết luận chọn phương pháp thích hợp.
- Trong hai phương pháp, phương pháp xung đột là phương pháp gắn
chặt với sự ra đời và phát triển của TPQT và là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của TPQT.
4. Định nghĩa về Tư pháp quốc tế
TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLQG điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động hay còn gọi là các QHDS theo
nghĩa rộng và điều chỉnh các quan hệ TTDS có YTNN.
5. Nguồn của Tư pháp quốc tế
Nguồn của TPQT bao gồm ĐƯQT, PLQG và tập quán quốc tế. ĐƯQT PLQG
Tập quán quốc tế ĐƯQT là thỏa thuận Hệ thống PLQG Tập quán quốc tế là
được ký kết bằng văn bản được xây dựng dựa trên những quy tắc xử sự
giữa các quốc gia và các tổng thể các quy phạm được hình thành trong
chủ thể của luật quốc tế. pháp luật có mối liên hệ một thời gian dài, được Khái
ĐƯQT gồm ĐƯQT song nội tại thống nhất với áp dụng khá liên tục và niệm
phương và ĐƯQT đa nhau và được phân định một cách có hệ thống, phương.
thành các chế định pháp đồng thời được sự thừa luật, ngành luật.
nhận của đông đảo các quốc gia. Cơ sở Theo quy định Theo quy định tại Theo quy định tại
pháp lý khoản 1 Điều 664 BLDS Điều 664 BLDS 2015: Điều 666 BLDS 2015, 2015, pháp luật áp dụng
- Pháp luật áp dụng các bên được lựa chọn
đối với QHDS có YTNN đối với QHDS có YTNN tập quán quốc tế trong
được xác định theo được xác định theo trường hợp quy định tại
ĐƯQT mà Việt Nam là ĐƯQT mà Việt Nam là khoản 2 Điều 664 BLDS
thành viên hoặc luật Việt thành viên hoặc luật Việt 2015. Nếu hậu quả của lOMoAR cPSD| 46342576 9 Nam. Nam. việc áp dụng tập quán Theo quy định tại - Trường
hợp quốc tế đó trái với các
khoản 1 Điều 665 BLDS ĐƯQT mà Cộng hòa xã nguyên tắc cơ bản của
2015, trường hợp ĐƯQT hội chủ nghĩa Việt Nam PLVN thì PLVN được áp
mà Việt Nam là thành là thành viên hoặc luật dụng. So sánh với Điều
viên có quy định về Việt Nam có quy định 759 BLDS 2005:
quyền và nghĩa vụ của các bên có quyền lựa - Quy định trường
các bên tham gia QHDS chọn thì pháp luật áp hợp áp dụng tập quán
có YTNN thì quy định dụng đối với QHDS có quốc tế để điều chỉnh các
của ĐƯQT đó được áp YTNN được xác định QHDS có YTNN khi dụng.
theo lựa chọn của các QHDS không được Theo quy định tại bên. ĐƯQT, PLQG hoặc hợp khoản 2 Điều 665 BLDS
đồng giữa các bên điều 2015, trường hợp ĐƯQT chỉnh. mà Việt Nam là thành - Không quy định viên có quy định khác
trường hợp áp dụng tập
với quy định của Phần
quán quốc tế do các bên
này và luật khác về pháp
lựa chọn. Tuy nhiên, trên
luật áp dụng đối với
thực tế, đây là trường hợp QHDS có YTNN thì quy
tập quán quốc tế được áp
định của ĐƯQT đó được
dụng rộng rãi nhất và thể áp dụng.
hiện rõ nhất vai trò của mình. … Điều Trường hợp 1: Khi Trường hợp 1: Khi Theo quy định tại
kiện áp ĐƯQT mà Việt Nam các bên thỏa thuận lựa Điều 666 BLDS 2015, dụng
không là thành viên. Khi chọn hệ thống pháp luật các bên được lựa chọn
các bên thỏa thuận chọn của một quốc gia thì tập quán quốc tế trong
ĐƯQT nhưng phải đáp PLQG sẽ được áp dụng trường hợp quy định tại
ứng được điều kiện chọn nhưng pháp đảm bảo khoản 2 Điều 664 BLDS
luật (khoản 1 Điều 5 Luật điều kiện chọn luật. Bởi 2015. Nếu hậu quả của
Thương mại 2005, khoản lẽ, đây là các quan hệ việc áp dụng tập quán lOMoAR cPSD| 46342576 10 1 Điều 122
Luật mang bản chất dân sự quốc tế đó trái với các
HN&GĐ 2014, khoản 3 nên sự thỏa thuận giữa nguyên tắc cơ bản của
Điều 3 Luật Hàng không các bên luôn được đề cao PLVN thì PLVN được áp
dân dụng 2006 sửa đổi, – Theo quy định tại dụng. Cụ thể, tập quán
bổ sung 2014, khoản 1 khoản 2 Điều 664 BLDS quốc tế sẽ được áp dụng
Điều 664 và khoản 1 2015, trường hợp ĐƯQT nếu thỏa mãn các điều
Điều 665 BLDS 2015). mà Cộng hòa xã hội chủ kiện sau đây: Cụ thể: nghĩa Việt Nam là thành - Được các bên lựa
Trường hợp 2: viên hoăc ̣ luật Việt Nam chọn.
ĐƯQT mà Việt Nam là có quy định các bên có - Giới hạn trong các thành viên.
quyền lựa chọn thì pháp trường hợp được PLVN
- Theo quy định tại luật áp dụng đối với hoặc ĐƯQT mà Việt
khoản 1 Điều 664 BLDS QHDS có YTNN được Nam là thành viên quy
2015, pháp luật áp dụng xác định theo lựa chọn định các bên có quyền
đối với QHDS có YTNN của các bên. lựa chọn pháp luật áp được xác định theo
- Theo quy định tại dụng.
ĐƯQT mà Cộng hòa xã Điều 670 BLDS 2015: - Hậu quả của việc hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Các trường hợp áp dụng các tập quán
là thành viên hoăc ̣ luật không áp dụng pháp luật quốc tế đó không trái với Việt Nam. nước ngoài (khoản 1): nguyên tắc cơ bản của - Theo quy định tại
a) Hậu quả của việc PLVN.
khoản 1 Điều 665, trường áp dụng pháp luật nước
hợp ĐƯQT mà Cộng hòa ngoài trái với các nguyên
xã hội chủ nghĩa Việt tắc cơ bản của PLVN; Nam là thành viên có quy b) Nội dung của
định về quyền và nghĩa pháp luật nước ngoài
vụ của các bên tham gia không xác định được mặc
QHDS có YTNN thì quy dù đã áp dụng các biện
định của ĐƯQT đó được pháp cần thiết theo quy áp dụng.
định của pháp luật tố - … tụng. + Áp dụng PLVN lOMoAR cPSD| 46342576 11
=> ĐUQT được ưu (khoản 2), trường hợp
tiên áp dụng so với pháp luật nước ngoài PLQG.
không được áp dụng theo quy định tại khoản 1
Điều này thì PLVN được áp dụng. Trường hợp 2: Khi QPXĐ trong ĐƯQT/PLQG dẫn chiếu của PLQG. Khi QPXĐ trong ĐUQT hoặc PLQG
dẫn chiếu đến việc áp dụng PLQG. Chẳng hạn,
theo quy định tại Điều 677 BLDS 2015, viêc ̣
phân loại tài sản là động
sản, bất động sản được
xác định theo pháp luật
của nước nơi có tài sản.
- Các nguồn được sử dụng bổ sung và hỗ trợ nhau.
- Những ĐƯQT trong lĩnh vực TPQT mà Việt Nam là thành viên được ưu
tiên áp dụng hơn so với PLQG. Kết
- Trong các nguồn của TPQT, PLQG là nguồn cơ bản và chủ yếu trong luận
TPQT. Vì, đây là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ mang bản chất dân sự
phát sinh giữa các chủ thể chủ yếu là công dân và pháp nhân của các nước chứ
không phải quốc gia. Mặc khác, số lượng các ĐƯQT không nhiều.
6. Chủ thể của Tư pháp quốc tế
6.1. Người nước ngoài
Khái niệm: Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
Phân nhóm người nước ngoài nhằm có quy chế pháp lý điều chỉnh cho phù hợp với
từng nhóm người nước ngoài. Cụ thể: lOMoAR cPSD| 46342576 12
- Căn cứ vào nơi cư trú:
+ Người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Người nước ngoài tại nước ngoài.
- Căn cứ vào thời hạn cư trú:
+ Người nước ngoài tạm trú.
+ Người nước ngoài thường trú.
- Căn cứ vào quy chế pháp lý:
+ Những người được hưởng quy chế ngoại giao.
+ Những người hưởng quy chế người nước ngoài theo các ĐƯQT.
+ Những người nước ngoài còn lại.
Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài
- Theo quy định tại Điều 673 BLDS 2015:
+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch.
+ Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp PLVN có quy định khác.
- Theo quy định tại Điều 674 BLDS 2015:
+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam,
năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo PLVN.
+ Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo PLVN.
=> Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài:
chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hệ thống pháp luật cùng một lúc.
Các căn cứ pháp luật xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài, pháp
nhân nước ngoài bao gồm nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc tối huệ quốc (MFN),
nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt và nguyên tắc có đi có lại.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) là nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia dành cho công dân nước
mình. Ví dụ: Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10, khoản 2 Điều 673 BLDS
2015, khoản 2 Điều 121 Luật HN&GĐ 2014, Điều 3 Hiệp định TRIPS,… lOMoAR cPSD| 46342576 13
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà một quốc gia dành cho công dân của
một quốc gia nước thứ ba. Ví dụ: Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10, Điều 4 Hiệp định TRIPS,…
- Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt là nguyên tắc cho phép những người nước ngoài nhất
định được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà những người nước ngoài khác, ngay cả công
dân nước sở tại cũng không được hưởng.
+ ĐƯQT về lãnh sự, ngoại giao.
+ Hiệp định đầu tư giữa các nước.
- Nguyên tắc có đi lại là nguyên tắc mà một quốc gia dành cho người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài chế độ pháp lý tương ứng như chế độ pháp lý mà quốc gia nước ngoài
đó dành cho công dân, pháp nhân nước mình. Ví dụ: Khoản 3 Điều 465 BLTTDS 2015,…
- Chế độ báo phục quốc. Cụ thể:
+ Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở chế độ có đi có lại và cùng xuất phát
từ tinh thần có đi có lại nên vấn đề báo phục được đặt ra giữa các quốc gia.
+ Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa.
Kết luận: Khi xây dựng các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, mỗi quốc gia
cần tôn trọng nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên.
6.1. Pháp nhân nước ngoài
Khái niệm: Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không có quốc tịch tại nước sở tại. Ở
các nước, việc tổ chức công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên cơ sở pháp
luật của một quốc gia đó nơi mà tổ chức đó được thành lập hoặc có quốc tịch. Cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân được thành lập theo PLVN là pháp nhân Việt nam.
- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Việt
Nam là doanh nghiệp được thành lập theo PLVN và có trụ sở tại Việt Nam.
- Theo quy định tại khoản 32 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức nước ngoài là
tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
=> Pháp nhân được thành lập theo PLVN là pháp nhân Việt Nam. Ngược lại, pháp
nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài là pháp nhân nước ngoài.
Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân lOMoAR cPSD| 46342576 14
- Thứ nhất, dựa vào nơi đặt trung tâm quản lý của pháp nhân như các nước Châu Âu
lục địa, các quốc gia nằm trong hệ thống thông luật.
- Thứ hai, dựa vào nơi thành lập pháp nhân hoặc đăng ký Điều lệ của pháp nhân ví dụ như các nước Anh, Mỹ.
- Thứ ba, dựa vào nơi pháp nhân tiến hành các hoạt động chủ yếu như Ai Cập, Syria,..
- Thứ tư, dựa trên nơi thành lập pháp nhân và nơi đăng ký trụ sở chính của pháp nhân
như các nước Nga, Đông Âu,...
Ý nghĩa xác định quốc tịch của pháp nhân:
- Áp dụng chế độ pháp lý phù hợp cho pháp nhân.
- Xác định được khi nào pháp nhân nhận được sự bảo hộ về mặt ngoại giao bằng cách
liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của nước mình tại nước ngoài.
- Xác định áp dụng liên quan đến các vấn đề pháp lý quan trọng như tư cách pháp
nhân, quy định điều kiện thành lập, chia, tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản,..
Cơ chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài. Theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 676 BLDS 2015, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định như sau:
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp
luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với
thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với
các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc
tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam
thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo PLVN.
6.3. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế
Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia là nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Do đó, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ.
Các quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm:
Thứ nhất, quyền miễn trừ về xét xử.
Một là, nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì không có Tòa án nước nào được
quyền thụ lý và giải quyết các vụ việc mà quốc gia là bị đơn. Hai là, ngay cả khi quốc gia
đồng ý để cho Tòa án của một quốc gia khác xem xét vụ việc mà quốc gia là bị đơn thì lOMoAR cPSD| 46342576 15
không đồng nghĩa với việc là quốc gia bị đơn phải chấp nhận phán quyết của Tòa án đối với
vụ việc đó. Trường hợp quốc gia là nguyên đơn trong một vụ kiện dân sự thì không áp dụng
nguyên tắc miễn trừ này.
Thứ hai, quyền miễn trừ các biện pháp bảo đảm cho vụ kiện.
Để đảm bảo cho hoạt động tố tụng thì thường có các quy định về các biện pháp bảo
đảm như: tịch thu, kê biên, niêm phong tài sản,… Tuy nhiên, trong trường hợp các tài sản
liên quan đến vụ kiện là tài sản của quốc gia, cơ quan tư pháp của một nước sẽ không áp
dụng các biện pháp bảo đảm nêu trên, trừ trường hợp quốc gia là bị đơn đồng ý.
Thứ ba, quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Thông thường khi Tòa án ra phán quyết đối với VVDS, nếu đã đến thời hiệu thi hành
mà bên phải thi hành không tự giác thực hiện theo phán quyết của Tòa thì sẽ có cơ chế
cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, đối với trường hợp bên phải thi hành là quốc gia thì ngay
cả khi quốc gia đồng ý để cơ quan tư pháp áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện
thì cơ quan thi hành án cũng không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với quốc gia.
Thứ ba, quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Đối tượng tài sản được đề cập trong quyền miễn trừ này thuộc nhóm tài sản của quốc
gia ở nước ngoài. Đối với các tài sản mà được xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu của
nhà nước, sẽ không áp dụng theo nguyên tắc “nơi có tài sản” thông thường mà sẽ hoặc tuân
thủ theo các ĐƯQT hoặc các thỏa thuận mang tính quốc tế khác.
=> Các quyền miễn trừ của quốc gia có mối liên hệ mật thiết đối với nhau, đồng thời,
nó cũng độc lập với nhau. Điều này thể hiện ở khía cạnh khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ
này không đồng nghĩa với việc quốc gia từ bỏ các quyền miễn trừ còn lại. “Miễn trừ” là
quyền, không là nghĩa vụ. Bản chất của quyền miễn trừ của quốc gia không nhằm trốn tránh
nghĩa vụ dân sự mà chỉ nhằm đảm bảo tôn trọng chủ quyền quốc gia trong các quan hệ mang tính quốc tế.
CHƯƠNG II. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
1. Xung đột pháp luật
1.1. Khái niệm xung đột pháp luật
XĐPL là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được lOMoAR cPSD| 46342576 16
áp dụng để giải quyết đối với một quan hệ pháp luật mang bản chất dân sự có YTNN.
1.2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
Thứ nhất,
tồn tại QHDS theo nghĩa rộng có YTNN. Trong nhiều trường hợp, khi một
QHDS theo nghĩa rộng có YTNN phát sinh đã làm phát sinh tình trạng pháp luật của các
nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinh vấn đề có thể lựa chọn pháp luật
của một nước cụ thể để áp dụng. Điều này đã làm phát sinh tình trạng XĐPL. Lý do:
- Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc
gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan
hệ liên quan đến quốc gia đó.
- Xuất phát từ chủ quyền quốc gia và từ nghĩa vụ pháp lý của quốc gia trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức của nước mình, các quốc gia đều cố
gắng áp dụng pháp luật nước mình trong các mối quan hệ có công dân, tổ chức nước mình tham gia.
- Các quốc gia thường chỉ thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong
việc điều chỉnh QHDS có YTNN do đó thừa nhận hiện tượng XDdPL trong việc điều chỉnh các quan hệ này.
Thứ hai, sự khác nhau về nội dung cụ thể giữa pháp luật của các nước về cùng một
vấn đề. Sự khác nhau về pháp luật này có thể ở các nước có chế độ kinh tế, chính trị, xã hội
khác nhau hoặc ở các nước có cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhưng khác nhau về
phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa, sự phát triển không đồng đều.
=> Các nguyên nhân này gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì, nếu một quan hệ có YTNN
phát sinh cần được điều chỉnh nhưng quan hệ đó không phải là QHDS theo nghĩa rộng thì
XĐPL cũng không phát sinh cho dù pháp luật các nước có khác nhau. Ngược lại, nếu cần
điều chỉnh một QHDS theo nghĩa rộng có YTNN nhưng nội dung pháp luật các nước quy
định giống nhau thì cũng không làm phát sinh hiện tượng XĐPL.
1.3. Phạm vi phát sinh xung đột pháp luật
Thứ nhất,
trong các ngành luật.
- XĐPL là hiện tượng đặc thù của TPQT. XĐPL chỉ được thừa nhận trong việc điều
chỉnh các QHDS có YTNN. XĐPL chỉ có thể phát sinh trong các quan hệ mang tính chất
dân sự có YTNN cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài có liên quan để giải quyết.
- Các quan hệ hình sự, hành chính, thuế,… là những quan hệ thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật công. Nó mang hiệu lực bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức. Đối với các lOMoAR cPSD| 46342576 17
quan hệ này, Nhà nước thường không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài nên
không thừa nhận XĐPL. Thực chất các quan hệ này thì các nước quy định không giống nhau
nhưng xuất phát từ việc các quan hệ này gắn chặt với mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo
vệ lợi ích xã hội nên Nhà nước không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Từ
đó, hiện tượng XĐPL không được thừa nhận.
Thứ hai, trong các quan hệ của TPQT. TPQT có 02 nhóm quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh là QHDS có YTNN và quan hệ TTDS có YTNN. Về bản chất, QHDS có
YTNN thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tư. Còn quan hệ TTDS có YTNN thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật công. Đối với nhóm quan hệ TTDS có YTNN, hiện tượng XĐPL
không được thừa nhận.
Thứ hai, trong hệ thống pháp luật của một quốc gia.
- Đối với các nhà nước đơn nhất, các tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định
của các văn bản pháp luật khác nhau đều được giải quyết một cách thống nhất bằng pháp
luật. Ví dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật xác định rõ hiệu lực của các văn bản
pháp luật như luật có hiệu lực cao hơn văn bản dưới luật, luật ban hành sau có hiệu lực thay
thế văn bản ban hành trước,…)
=> Đối với các nhà nước đơn nhất, hiện tượng XĐPL không được thừa nhận.
- Đối với nhà nước liên bang, đặc điểm chung là mỗi một bang đều có một hệ thống
pháp luật riêng và bên cạnh pháp của các bang thì còn có pháp luật của liên bang. Chí vì
vậy, XĐPL sẽ được xem xét dưới 03 góc độ: (i) XĐPL giữa các bang với nhau; (ii) XĐPL
giữa các bang với liên bang; (iii) XĐPL giữa liên bang với quốc gia nước ngoài.
2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
2.1. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất
Phương pháp thực chất được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực
chất trực tiếp giải quyết các QHDS có YTNN, tức là, nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa
vụ rõ ràng của các bên khi tham gia vào quan hệ này.
Phương pháp thực chất được thực hiện bằng cách các quốc gia ký kết các ĐƯQT đa
phương hoặc song phương. Trong các ĐƯQT này, do đã có sự thỏa thuận của các quốc gia
về việc giải quyết các quan hệ của TPQT. Vì vậy, nó có sự hình thành các quy phạm thực
chất thống nhất, trực tiếp ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như biện pháp và hình
thức chế tài nhằm giải quyết vấn đề một cách cụ thể. Ưu điểm: lOMoAR cPSD| 46342576 18
- Đây là phương pháp tối ưu và đơn giản.
- Nó giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Vì, quy phạm thực chất quy định trực
tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, có thể quy định về chế tài áp dụng. Do đó, cơ
quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm thực chất để giải quyết vấn đề mà không cần
phải lựa chọn hệ thống pháp luật khác. Nhược điểm:
- Việc xây dựng các quy phạm thực chất rất khó khăn nên số lượng quy phạm thực
chất ít. Vì, lợi ích các nước khác nhau nên không dễ dàng thỏa thuận thống nhất trong ĐƯQt
mà phải đàm phán lâu dài.
- Không dự liệu được hết các tình huống xảy ra trên thực tế.
2.2. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các QPXĐ của quốc gia.
Các QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
TPQT mà nó chỉ tìm ra nguyên tắc chung để từ đó cơ quan có thẩm quyền lựa chọn nguồn
luật hoặc hệ thống pháp luật phù hợp áp dụng giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ TPQT đó.
Ưu điểm: Tính khách quan và tính linh hoạt cao nên nó có thể được áp dụng trong mọi
QHDS có YTNN. Vì, QPXĐ chỉ ra một hệ thống pháp luật để điều chỉnh QHDS có YTNN
nên ngay cả những QHDS chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục, tập quán thì đều có thể
xây dựng được quy phạm xung đột để điều chỉnh. Nhược điểm:
- Gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan có thẩm quyền vì phải tìm hiểu về quy định
của pháp luật nước ngoài như xác định nội dung pháp luật nước ngoài, giải thích pháp luật nước ngoài,…
- Giải quyết vấn đề không được nhanh chóng.
- Không phải lúc nào cơ quan có thẩm quyền cũng xác định chính xác hệ thống pháp
luật cần được áp dụng mà có thể dẫn đến các trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba.
2.3. Một số phương pháp khác
Phương pháp hài hòa hóa luật thực chất trong nước cũng là một trong những phương
pháp giải quyết XĐPL. Theo phương pháp này, khi xây dựng pháp luật của nước mình, các lOMoAR cPSD| 46342576 19
quốc gia tiêu chuẩn hóa quy phạm pháp luật dân sự trong nước theo các nội dung được ghi
nhận trong các văn bản pháp lý do các tổ chức quốc tế ban hành.
3. Quy phạm xung đột
3.1. Khái niệm quy phạm xung đột
Tên gọi của QPXĐ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh (conllisia; conllision) có nghĩa là sự xung đột.
QPXĐ là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp
dụng để điều chỉnh một quan hệ của TPQT. Có thể hiểu, QPXĐ là quy phạm không trực tiếp
giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc chọn luật của nước này
hay nước kia để giải quyết QHDS có YTNN.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 678 BLDS 2015, việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
3.2. Đặc điểm quy phạm xung đột
Thứ nhất,
QPXĐ là quy phạm pháp luật đặc biệt, mang tính chất đặc thù của TPQT.
QPXĐ mang tính chất đặc biệt vì nó chỉ có 02 thành phần là phần phạm vi và phần hệ thuộc.
Bên cạnh đó, QPXĐ mang tính chất đặc thù vì đối tượng điều chỉnh của TPQT là những
QHDS có YTNN cho nên nó có thể pháp luật của hai hay nhiều quốc gia cùng có thể được
áp dụng điều chỉnh gây nên hiện tượng XĐPL do đó cần phải đi tìm quy phạm pháp luật để
giải quyết. Chính về thế, QPXĐ mang tính chất đặc thù của TPQT.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 673 BLDS 2015, năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Thứ hai, QPXĐ là quy phạm pháp luật mang tính dẫn chiếu. QPXĐ luôn mang tính
dẫn chiếu khi QPXĐ dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất
được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song
hành giữa quy phạm thực chất với QPXĐ trong điều chỉnh pháp luật.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 HĐTTTP và pháp lý giữa Việt Nam và
Cuba, quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước ký kết mà người để lại di sản là công dân.
3.3. Cơ cấu quy phạm xung đột
Cơ cấu QPXĐ gồm 2 phần:
- Phần phạm vi chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ mà QPXĐ điều chỉnh. lOMoAR cPSD| 46342576 20
- Phần hệ thuộc quy định nguyên tắc áp dụng XĐPL, tức là xác định hệ thống PLQG
nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nêu ra trong phần phạm vi.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS 2015, năng lực lập di chúc, thay
đổi hoặc huỷ bỏ di chúc (phần phạm vi) được xác định theo pháp luật của nước mà người
lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc
(phần hệ thuộc).
Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản:
- Hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis) có 2 dạng là Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus).
- Hệ thuộc Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus).
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci solutionis).
- Hệ thuộc Luật của nước người bán (Lex venditoris).
- Hệ thuộc Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci activities)
- Hệ thuộc Luật Tòa án (Lex fori)...
3.4. Phân loại quy phạm xung đột
Thứ nhất,
căn cứ vào hình thức dẫn chiếu của QPXĐ. Gồm: QPXĐ một bên và QPXĐ hai bên.
- QPXĐ hai bên là QPXĐ đưa ra các quy tắc chung để xác định một hệ thống pháp
luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng chính để điều chỉnh QHDS có YTNN được nêu
ra trong phần phạm vi của QPXĐ.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 674, khoản 1 Điều 675, Điều 677, khoản 1 và khoản 2 Điều 676 BLDS 2015.
- QPXĐ một bên là QPXĐ quy định áp dụng pháp luật của chính quốc gia đã ban
hành ra quy phạm để điều chỉnh những QHDS có YTNN được nêu ra trong phần phạm vi của QPXĐ.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 675, khoản 3 Điều 676, khoản 2 và khoản 3 Điều 674 BLDS 2015.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất của QPXĐ. Gồm: QPXĐ mệnh lệnh (Imperative) và
QPXĐ tùy nghi (Dispositive).
- QPXĐ mệnh lệnh là QPXĐ mà trong đó quy tắc để tiến hành xác định pháp luật áp
dụng mang tính mệnh lệnh, không cho phép các bên thỏa thuận và không cho phép các cơ
quan có thẩm quyền làm khác đi. Đây là nhóm QPXĐ có hiệu lực bắt buộc.