-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập chương 1 - Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Về nguyên tắc, các VVDS có YTNN nếu được yêu cầau giải quyết bởi Tòa án thì TAQG giải quyết, Tòa án quốc tế không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc này. Trong quá trình giải quyết các VVDS có YTNN, pháp luật tố tụng được áp dụng là pháp luật tố tụng của chính quốc gia có Tòa án sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có Tòa án (Lex Fori). Tuy nhiên, một số quan hệ tố tụng đặc thù chỉ phát sinh trong quá trình Tòa án của một quốc gia thụ lý và giải quyết các VVDS có YTNN. Các quan hệ TTDS đặc thù đó bao gồm: Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư pháp quốc tế (TPQT) 3 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Câu hỏi ôn tập chương 1 - Tư pháp quốc tế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Về nguyên tắc, các VVDS có YTNN nếu được yêu cầau giải quyết bởi Tòa án thì TAQG giải quyết, Tòa án quốc tế không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc này. Trong quá trình giải quyết các VVDS có YTNN, pháp luật tố tụng được áp dụng là pháp luật tố tụng của chính quốc gia có Tòa án sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có Tòa án (Lex Fori). Tuy nhiên, một số quan hệ tố tụng đặc thù chỉ phát sinh trong quá trình Tòa án của một quốc gia thụ lý và giải quyết các VVDS có YTNN. Các quan hệ TTDS đặc thù đó bao gồm: Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư pháp quốc tế (TPQT) 3 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Cho ví dụ minh hoạ.
- Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (QHDS, HNGĐ, KD, TM, LĐ…) có YTNN và các
quan hệ tố tụng dân sự có YTNN. Trong đó:
QHDS có YTNN khi thuộc 1 trong 3 TH tại K2D663 BLĐS 2015
Về nguyên tắc, các VVDS có YTNN nếu được yêu cầau giải quyết bởi Tòa án thì TAQG giải quyết, Tòa án quốc tế không có
thẩm quyền giải quyết các vụ việc này. Trong quá trình giải quyết các VVDS có YTNN, pháp luật tố tụng được áp dụng là pháp luật tố
tụng của chính quốc gia có Tòa án sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có Tòa án (Lex Fori). Tuy nhiên, một số quan hệ tố tụng
đặc thù chỉ phát sinh trong quá trình Tòa án của một quốc gia thụ lý và giải quyết các VVDS có YTNN. Các quan hệ TTDS đặc thù đó bao gồm:
• Xác định thẩm quyền của TAQG đối với VVDS có YTNN.
• Xác định pháp luật áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.
• Thực hiện tương trợ tư pháp trong các VVDS có YTNN.
• Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài về VVDS có YTNN.
- VD: Công ty TNHH Minh Tín (Việt Nam) ký hợp đồng mua bán linh kiện điện tử với Zedberry Company Limited (Hoa Kỳ)
2. So sánh sự khác nhau trong việc xác định “yếu tố nước ngoài” giữa BLDS 2015 và BLTTDS 2015.
Đối với BLTTDS 2015, chủ thể là tổ chức được mở rộng bao gồm các chủ thể không có tư cách pháp nhân (cơ quan, tổ chức).
BLDS 2015 yêu cầu chủ thể phải là pháp nhân nước ngoài tức phải có tư cách pháp nhân mà Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,
hợp tác xã… không có tư cách pháp nhân nên QHDS có YTNN trong BLDS không bao gồm các chủ thể này nhưng đến BLTTDS thì
có bao gồm những chủ thể này vì không yêu cầu tư cách pháp nhân
3. Phân tích phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- Xác định thẩm quyền của Tòa án Quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Chỉ có Tòa án của một quốc gia mới có thẩm quyền giải quyết VVDS có YTNN, Tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp thuộc lĩnh vực công pháp quốc tế nên khi một VVDS có YTNN phát sinh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng xung đột thẩm quyền.
Nhiệm vụ của TPQT là xác định xem Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc trên (việc xác định Tòa án cụ thể
nào trong hệ thống TAQG không thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT mà thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật TTDS)
- Xác định được pháp luật áp dụng
Khi một VVDS có YTNN phát sinh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Nhiệm vụ của TPQT là xác định xem HTPL
nào được áp dụng giải quyết đối với vụ việc trên (còn cụ thể quy phạm pháp luật nào được áp dụng sẽ do hệ thống pháp luật được dẫn
chiếu đến điều chỉnh, TPQT không can thiệp)
- Ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành bản án của tòa án và phán quyết của trọng tài về các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài
Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của cơ quan tài phán chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia có cơ
quan tài phán đó nên để bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được thi hành trên lãnh
thổ của quốc gia khác thì phải có sự công nhận và cho thi hành của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi được yêu cầu.
Vấn đề này được quy định trong các ĐƯQT và trong PLQG.
4. Phân tích phương pháp thực chất.
Là phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất để trực tiếp điều chỉnh các đối tượng của quan hệ dân sự có YTNN mà không
cần thông qua một hệ thống pháp luật trung gian nào
Trong đó, quy phạm thực chất là quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết các vấn đề cụ thể về quyền và nghĩa vụ, cũng
như các biện pháp chế tài của các bên mà không cần thông qua một hệ thống pháp luật trung gian nào.
Cách thức xây dựng quy phạm thực chất:
- Các nước cùng nhau thỏa thuận và xây dựng nên các quy phạm thực chất
- Do quốc gia xây dựng trong hệ thống PLQG
- Do quốc gia thừa nhận các tập quán: INCOTERM và UCP
Ưu điểm: Hiệu quả cao và trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của TPQT giúp tiết kiệm thời gian phải tìm hiểu pháp luật nước ngoài (rất phức tạp)
Nhược điểm: Số lượng QPTC không nhiều do việc xây dựng khó khăn nên không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
VD: Thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
5. Phân tích phương pháp xung đột.
Là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT
Trong đó: Quy phạm xung đột là quy phạm mà nó không trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật mà nó chỉ ra quyết định
nguyên tắc chọn luật để giải quyết quan hệ dân sự có YTNN
Cách thức xây dựng:
- Do các quốc gia cùng nhau thỏa thuận và xây dựng nên các quy phạm xung đột thống nhất trong các ĐƯQT
- Được chính quốc gia đơn phương ban trong (được quy định trong PLQG) Ưu điểm:
- Số lượng quy phạm xung đột (kể cả QPXĐ thống nhất) rất phong phú do việc xây dựng QPXĐ dễ dàng mà không làm xáo trộn
hệ thống pháp luật các nước
- Điều chỉnh phương pháp xung đột mang tính linh hoạt, mềm dẻo, khách quan hơn PPTC
Nhược điểm:
- Không trực tiếp giải quyết vấn đề phát sinh trong QHDS có YTNN
- Vận dụng khó, có thể dẫn chiếu luật nước ngoài gây mất nhiều thời gian và đòi hỏi cao đối với người làm công tác áp dụng PL.
6. Điều kiện để áp dụng tập quán quốc tế trong Tư pháp quốc tế Việt Nam.
TQQT là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng liên tục một cách có hệ thống và được sự
thừa nhận của đông đảo các quốc gia.
Tập quán quốc tế chỉ chứa quy phạm thực chất. TQQT ràng buộc các quốc gia ghi nhận việc áp dụng TQQT trong pháp luật nước mình.
Điều kiện để áp dụng
- Được các bên lựa chọn. Việc lựa chọn đó phải được PLVN hoặc ĐƯQT – TV cho phép lựa chọn (K2D664)
- Hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam. Nếu trái: áp dụng PLVN (Điều 666 BLDS 2015)
7. Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Trường hợp 1: Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì ưu tiên được áp dụng (so với pháp luật quốc gia)
- Trường hợp 2: Điều ước quốc tế mà Việt Nam không là thành viên, nhưng được do các bên lựa chọn áp dụng (phải thỏa mãn 5
điều kiện chọn luật).
❖ Điều kiện chọn luật:
ĐƯQT - TV hoặc luật Việt Nam cho phép chọn luật.
Các bên bình đẳng tự do, ý chí lựa chọn.
Chỉ được lựa chọn quy phạm thực chất không được lựa chọn quy pháp xung đột
Hậu quả của việc chọn luật không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Luật được chọn không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật
8. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về xác định pháp luật áp dụng đối với năng lực của cá nhân.
❖ Năng lực pháp luật dân sự: D673 BLDS 2015
- Xác định theo nước mà người đó có quốc tịch: hệ thuộc luật nhân thân
- Người nước ngoài tại VN: NLPLDS như công dân Việt Nam, tức xác định theo PLVN.
❖ Năng lực hành vi dân sự: D674 BLDS 2015 -
Mỗi cá nhân sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất 2 hệ thống pháp luật: pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và pháp
luật của quốc gia sở tại (nơi mà người đó phát sinh các quan hệ dân sự có YTNN tại K2D663 BLDS 2015)
9. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào đối với việc xác định pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có nhiều quốc
tịch và người không quốc tịch? Cho ví dụ minh hoạ?
❖ Đối với người nước ngoài có nhiều quốc tịch: K2D672
- Pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
VD: A có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Anh và cư trú ở Anh vào thời điểm phát sinh QHDS có YTNN -> PL Anh
- Pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất: nếu có nhiều nơi cư trú, không xác định định nơi cư
trú, quốc tịch và nơi cư trú khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
VD: A có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Anh nhưng cư trú ở Pháp, lập gia đình ở Pháp vào thời điểm phát sinh QHDS có
YTNN -> PL Pháp
- PLVN: nếu một trong các quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
VD: A có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch VN ->PLVN
❖ Đối với người không quốc tịch: K1D672
- Pháp luâṭ của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
VD: đang cư trú ở Anh thì phát sinh QHDS có YTNN -> PL Anh
- Pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất: nếu có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
VD: đang cư trú ở Anh, có vợ con ở Anh thì phát sinh QHDS có YTNN -> PL Anh
10. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề pháp luật áp dụng đối với pháp nhân? CSPL: Điều 676 BLDS 2015
- Xác định quốc tịch: pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập
- Xác định NLPLDS; tên gọi; đại diện theo pháp luật; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên
của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân: PL của nước nơi pháp
nhân có quốc tịch, tức nơi pháp nhân thành lập.
- Ngoại lệ: năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu pháp nhân nước
ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam.
11. Tại sao nói quốc gia là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế?
Khác với các chủ thể khác của TPQT, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ dựa trên 2 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt.
12. Trình bày nội dung cơ bản về quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế? Quốc gia có thể tuyên bố từ bỏ quyền
miễn trừ bằng cách nào?"
❖ Quyền miễn trừ của quốc gia hiện nay có 2 quan điểm:
- Quyền miễn trừ tuyệt đối: được miễn trừ trong tất cả các quan hệ mà tham gia tham gia dựa trên 2 nguyên tắc: tôn trọng và
bình đẳng chủ quyền quốc gia
- Quyền miễn trừ tương đối: về cơ bản, quốc gia tham gia vào quan hệ tài sản thì được hưởng quyền miễn trừ về tài phán và tài
sản, riêng đối với QH trong thương mại quốc tế sẽ không được miễn trừ vì nó là hành vi mang bản chất tư, chỉ những hành vi mang bản
chất công mới được hưởng quyền miễn trừ.
❖ Các quyền miễn trừ
- Quyền miễn trừ về xét xử: áp dụng đối với TH quốc gia là bị đơn, không áp dụng nếu quốc gia là nguyên đơn trong vụ kiện dân sự.
Quốc gia không đồng ý: không Tòa án nước nào được thụ lý và giải quyết các vụ việc mà quốc gia là bị đơn. Kể cả đồng ý thì
cũng không bắt buộc phải chấp nhận phán quyết của Tòa án đối với vụ việc đó.
- Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện
Quốc gia không đồng ý: không Tòa án nước nào được áp dụng các biện pháp bảo đảm đối với các tài sản liên quan đến vụ kiện là
tài sản của quốc gia: tịch thu, kê biên, niêm phong tài sản…
- Quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án kể cả khi quốc gia đồng ý
- Quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Không áp dụng theo nguyên tắc “nơi có tài sản” thông thường đối với tài sản thuộc sở hữu của quốc gia mà sẽ hoặc tuân thủ theo
các ĐƯQT hoặc các thỏa thuận mang tính quốc tế khác.
➢ Các quyền miễn trừ của quốc gia có mối liên hệ mật thiết nhưng độc lập với nhau. Điều này thể hiện ở khía cạnh khi quốc gia từ
bỏ quyền miễn trừ này không đồng nghĩa với việc quốc gia từ bỏ các quyền miễn trừ còn lại. “Miễn trừ” là quyền, không là nghĩa
vụ. Bản chất của quyền miễn trừ của quốc gia không nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự mà chỉ nhằm đảm bảo tôn trọng chủ quyền quốc
gia trong các quan hệ mang tính quốc tế.
“Miễn trừ” là quyền, không là nghĩa vụ. Quốc gia có thể tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình bằng các cách (i)
ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; (ii)
Các bên trong QHDS có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ; (iii)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ bỏ quyền miễn trừ.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2:
1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật.
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có YTNN
❖ Nguyên nhân xuất hiện xung pháp luật
- Có tồn tại một quan hệ dân sự có YTNN (trong đó có ít nhất hai hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh 1 quan hệ dân sự có YTNN)
Các quốc gia chấp nhận khả năng áp dụng PLNN đối với quan hệ dân sự có YTNN. Đối với quan hệ công có YTNN (hành chính
hình sự…) quốc gia không chấp nhận áp dụng PLNN.
- Có sự khác nhau về nội dung cụ thể giữa pháp luật của các nước khi điều chỉnh 1 vấn đề cụ thể
-> Phải có đầy đủ 2 ĐK trên thì mới xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Thiếu 1 trong 2 thì không.
2. Trình bày phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.
Phương pháp xung đột và phương pháp thực chất (cả 2 phương pháp này đều là phương pháp đều giải quyết trực tiếp hiện tượng
xung đột pháp luật, vì PPXĐ trực tiếp lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết XĐPL)
❖ Phương pháp thực chất: là phương pháp trực tiếp giải quyết các hiện tượng xung đột pháp luật mà không cần thông qua một
hệ thống pháp luật trung gian nào.
❖ Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để xác định các nguyên tắc chọn luật rồi từ đó lựa
chọn hệ thống pháp luật để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.
❖ Một số phương pháp khác: Phương pháp hài hòa hóa luật thực chất trong nước, tức khi xây dựng pháp luật của nước mình, các
quốc gia tiêu chuẩn hóa quy phạm pháp luật dân sự trong nước theo các nội dung được ghi nhận trong các văn bản pháp lý do các tổ chức quốc tế ban hành.
3. Muốn giải quyết được xung đột pháp luật trước hết cần giải quyết xung đột thẩm quyền. Đúng hay sai? Vì sao? Nhận định sai.
Thông thường nếu XĐPL và XĐTQ cùng xảy ra thì giải quyết xung đột thẩm quyền trước, giải quyết xung đột pháp luật sau.
Nhưng có trường hợp phải giải quyết XĐPL trước rồi mới giải quyết XĐTQ như Điều 39 Hiệp định TTTP Việt – Nga.
4. Trình bày về hệ thuộc luật nhân thân. Hãy cho 1 ví dụ về việc áp dụng hệ thuộc luật nhân thân để giải quyết quan hệ của Tư
pháp quốc tế.
Hệ thuộc luật nhân thân: pháp luật của nước mà các bên cư trú hoặc pháp luật của nước các bên có quốc tịch sẽ được áp dụng
(bao gồm Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú)
❖ Phạm vi áp dụng:
- Năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Việc xác định một người mất tích hoặc chết
- Quan hệ hôn nhân và gia đình
- Thừa kế tài sản là động sản
❖ Hình thức của hệ thuộc Luật nhân thân
- Luật quốc tịch: luật của quốc gia mà đương sự là công dân.
- Luật nơi cư trú: luật của quốc gia, mà ở đó đương sự có nơi cư trú (cư trú cuối cùng hoặc cư trú thường xuyên).
Ví dụ: Điều 673: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Điều 674 BLDS 2015: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
5. Trình bày về hệ thuộc luật nơi có tài sản. Hãy cho 1 ví dụ về việc áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết quan hệ
của Tư pháp quốc tế.
Hệ thuộc luật nơi có tài sản: Pháp luật của nước nơi đang có tài sản được áp dụng
❖ Phạm vi áp dụng
- Quyền sở hữu đối với tài sản: D678
- Định danh tài sản (phân loại động sản hay BĐS): D677
- Thừa kế bất động sản: D680
- Hợp đồng có đối tượng là bất động sản: D683
- Hình thức của di chúc nếu di sản liên quan đến bất động sản
❖ Trường hợp ngoại lệ
- Quyền đối với tàu bay, tàu biển
- Quyền sở hữu đối với tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển (K2 Đ 678 BLDS)
- Các quan hệ sở hữu đối với đối tượng của SHTT
- Các quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của QG đang ở nước ngoài
6. Trình bày về hệ thuộc luật lựa chọn. Hãy cho 1 ví dụ về việc áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn để giải quyết quan hệ của Tư
pháp quốc tế.
Hệ thuộc luật lựa chọn: Pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn sẽ được áp dụng nhưng chỉ có 4 trường hợp pháp luật cho phép
mới được lựa chọn và phải đảm bảo điều kiện chọn luật.
❖ Phạm vi áp dụng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (K1 Đ683)
- Thực hiện công việc không có ủy quyền (Đ686)
- BTTH ngoài hợp đồng (Đ687)
- Quyền sở hữu động sản trên đường vận chuyển (K2 Đ678)
❖ Ngoại lệ
- BDS liên quan đến chủ quyền QG nên sẽ áp dụng luật của nước nơi có BĐS (k4,5,6 Đ683 BLDS 2015)
- Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của PLVN
7. Trình bày hệ thuộc Luật Quốc tịch của pháp nhân: Khái niệm, phạm vi áp dụng, liên hệ pháp luật Việt Nam. Cho ví dụ minh hoạ. CSPL: D676 BLDS 2015
Khái niệm: Pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân.
❖ Phạm vi áp dụng - Tư cách pháp nhân.
- Tên gọi của pháp nhân.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân.
- Điều kiện thành lập, tổ chức lại hoạt động và chấm dứt sự tồn tại.
8. Trình bày hệ thuộc Luật Toà án: Khái niệm, phạm vi áp dụng, liên hệ pháp luật Việt Nam. Cho ví dụ minh hoạ.
Hệ thuộc luật tòa án: pháp luật của nước mà có Tòa án sẽ được áp dụng
❖ Phạm vi áp dụng
- Luật tố tụng: Pháp luật của nước nơi có Tòa án sẽ luôn luôn được áp dụng dù có hay không YTNN vì luật tố tụng là luật công
xuất phát từ chủ quyền quốc gia và thủ tục tố tụng rất phức tạp nếu áp dụng PLNN sẽ khó khăn. Ngoại lệ: trường hợp ĐƯQT mà QG là
thành viên thì sẽ ưu tiên áp dụng ĐƯQT (K3 Điều 2 BLTTDS)
Những vụ án liên quan đến lĩnh vực Biên giới QG (ĐƯQT có quy định khác)
Khởi kiện tại VN: luôn luôn dụng PLVN trừ trường hợp ĐƯQT quy định khác.
- Luật nội dung: Pháp luật của nước có TA có thể được áp dụng (ngoài ra có thể áp dụng PLNN theo sự thỏa thuận, ĐƯQT-TV,
QPXD, PL - MLH gắn bó nhất) tùy từng trường hợp cụ thể do QPXĐ chỉ dẫn (đến PLNN) hoặc do thỏa thuận của các bên (ĐƯQT, TQQT)
Sự thỏa thuận: phải thỏa mãn ĐK chọn luật
ĐƯQT - TV: 2 bên không thỏa thuận + có ĐƯQT → ưu tiên ĐƯQT
QPXĐ: Không có thỏa thuận + không có ĐƯQT: dựa vào QPXD trong PLVN. Nhưng nếu QPXD dẫn chiếu đến PLNN thì không áp dụng PLVN
PL - MLH gắn bó nhất là PLNN: Gắn bó nhất dựa vào: nhân thân, tài sản, nghĩa vụ với QG…
9. Trình bày về quy phạm xung đột và đưa ra các đặc điểm để nhận dạng quy phạm xung đột. Cho ví dụ minh hoạ.
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể áp dụng điều chỉnh 1 quan hệ của TPQT
(QPXĐ không trực tiếp giải quyết các vấn đề của TPQT mà nó chỉ ra hệ thống pháp luật nào để giải quyết vấn đề đó)
VD: K1D678 BLDS, việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo
pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
❖ Đặc điểm
- Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt, mang tính chất đặc thù của TPQT vì đối tượng điều chỉnh của TPQT là
những QHDS có YTNN dễ gây nên hiện tượng XĐPL nên cần phải xác định hệ thống pháp luật pháp luật để giải quyết.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 673 BLDS 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch.
- Quy phạm xung đột mang tính chất dẫn chiếu: dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp
dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm.
10. Trình bày vấn đề bảo lưu trật tự công cộng. Cho ví dụ minh hoạ.
Là hiện tượng PLNN bị từ chối áp dụng nếu có ảnh hưởng đến trật tự công cộng của QG đó
“Trật tự công cộng” trên TG là “nguyên tắc cơ bản của PLVN”
Theo quy định BLDS 2015, vấn đề bảo lưu trật tự công cộng nói chung được thể hiện cho cả hai vấn đề về bảo lưu trật tự công
cộng được quy định cho cả việc áp dụng pháp luật nước ngoài (D670) và cả tập quán quốc tế (D666)
Ví dụ: Nghị quyết 01/2014 của HĐTP TANDTC hướng dẫn Luât trọng tài thương mại quy định tại khoản 2 Điều 14: “Phán
quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực
bao trùm đói với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam
11. Trình bày và phân tích các điều kiện chọn pháp luật.
Có 5 điều kiện chọn luật các bên phải thỏa các điều kiện sau:
- Nếu điều ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt nam ghi nhận về quyền chọn luật ( K4 Điều 668 BLDS 2015)
- Hậu quả của việc chọn luật không được trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN (Đ666, Đ670 BLDS 2015; Đ5 LTM 2005)
- Luật được chọn chỉ bao gồm những QPTC, không bao gồm QPXĐ (K4 Đ668 BLDS 2015) vì khi áp dụng QPXD sẽ dẫn chiếu
đến việc áp dụng PLNN nơi mà các QG không lựa chọn → trái với ý chí, mong muốn thỏa thuận chọn luật ban đầu của các bên →
không chọn QPXD vì để tôn trọng thỏa thuận, ý chí thỏa thuận chọn luật của các bên. Sử dụng quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh
giải quyết vấn đề một cách trực tiếp tránh việc tốn thời gian, tiền bạc
- Luật được chọn không nhằm lẩn tránh pháp luật
- Việc các bên lựa chọn PL áp dụng cần phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do, ý chí
12. Trình bày về thứ tự ưu tiên áp dụng của các nguồn luật khi giải quyết xung đột pháp luật.
Ưu tiên ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên
Nếu hai bên không phải là thành viên của cùng ĐƯQT thì sẽ dựa vào QPXĐ trong PLVN nếu quy phạm xung đột đó dẫn chiếu
đến PLNN thì sẽ sử dụng PLNN
13. Vì sao nói xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế?
Vì xung đột Pháp luật không xuất hiện trong các nghành luật công mà chỉ xuất hiện trong TPQT nên đây thể hiện tính đặc thù
- Trong các quan hệ của TPQT: thì nó chỉ xuất hiện xung đột pháp luật ở trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Còn đối
với quan hệ TTDS có yêu tố nước ngoài thì không có XĐPL vì bản chất nó vẫn là một ngành luật công
- Trong hệ thống pháp quốc gia:
Nhà nước đơn nhất thường sẽ không có hiện tượng XĐPL (TH ngoại lệ: Trung Quốc có Hồng Koong và Đài Loan, Pháp có Loren
bởi vì có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau thì vẫn có hiện tượng xung đột pháp luật)
Nhà nước liên bang: Thường xảy ra hiện tượng XĐPL (giữa các bang với nhau; giữa bang với Liên bang)
• Nhà nước nhất nguyên: không có hiện tượng XĐPL bởi vì chỉ có 1 hệ thống pháp luật
• Nhà nước nhị nguyên: Nhiều hệ thống pháp luật -> Xung đột pháp luật.
14. Cho biết quan điểm của anh, chị về nhận định sau: “Toà án có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật của nước mình để giải
quyết tranh chấp đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”. Nhận định sai
Bởi vì đối với pháp luật tố tụng thì PL của quốc gia nơi có Tòa án có thẩm quyền sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, đối với pháp luật
nội dung thì Tòa án không đương nhiên áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết mà có thể áp dụng pháp luật nước ngoài khi
QPXĐ của luật nước nơi có Tòa án dẫn chiếu tới.
15. Phân tích vai trò của Lex fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3:
1. Trình bày ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền của TAQG là vấn đề gắn liền với chủ quyền của từng quốc gia. Nếu không có cơ sở pháp lý quy định Tòa án của
một quốc gia có thẩm quyền giải quyết VVDS có YTNN thì Tòa án đó không có thẩm quyền đối với bị đơn và không thể tiến hành giải
quyết vụ việc. Nếu Tòa án của quốc gia đó vẫn cứ giải quyết vụ việc khi không có thẩm quyền thì bản án, quyết định của Tòa án đó sẽ
không có hiệu lực pháp luật.
Trên cơ sở đó, ngoài ý nghĩa quan trọng liên quan đến chủ quyền của quốc gia mình, việc xác định thẩm quyền của TAQG đối
với VVDS có YTNN có hai ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:
- Tạo có sở pháp lý về thẩm quyền để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các đương sự trong VVDS có YTNN.
- Tạo tiền đề và cơ sở thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
2. Có mấy loại thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài? Trình bày ý nghĩa của từng loại.
Có 2 loại thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với VVDS có yếu tố nước ngoài: -
Thẩm quyền chung (D469 BLTTDS): Mở rộng thẩm quyền xét xử của quốc gia mình đối với VVDS có YTNN -
Thẩm quyền riêng (Đ 470 BLTTDS): Bảo vệ lợi ích quốc gia, trật tự công cộng hoặc cá nhân, pháp nhân của quốc gia mình
trong trường hợp đặc biệt.
3. Trình bày nguyên tắc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
CSPL: khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015
- Nếu ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác BLTTDS thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó.
- Nếu không thuộc trường hợp trên, BLTTDS sẽ được áp dụng.
ĐƯQT – TV ưu tiên được áp dụng
4. Trình bày ý nghĩa và hệ quả của thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. -
Ý nghĩa: Bảo vệ lợi ích quốc gia, trật tự công cộng hoặc cá nhân, pháp nhân của quốc gia mình trong trường hợp đặc biệt. -
Hệ quả: Làm phát sinh thẩm quyền riêng biệt cho TAQG, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của TAVN thì bản án, phán quyết của
TANN sẽ không được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 4 Điều 439 và Điều 440 BLTTDS 2015).
5. So sánh hiện tượng xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật.
Giống nhau: Đều là hiện tượng xung đột nảy sinh trong quá trình giải quyết QHDS có YTNN.
Khác nhau: Về bản chất, XĐPL là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng để điều chỉnh một quan
hệ dân sự có YTNN, giải quyết XĐPL là tìm ra HTPL nào được áp dụng để điều chỉnh QHDS có YTNN đó
Còn xung đột thẩm quyền là xung đột hai hay nhiều cơ quan tư pháp của hai hay nhiều nước cùng có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp hay yêu cầu dân sự thương mại, lao động… có yếu tố nước ngoài, giải quyết XĐTQ là xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết QHDS có YTNN đó.
XĐPL và XĐTQ là 2 vấn đề hoàn toàn độc lập nhưng có MQH chặt chẽ với nhau.
- Nếu trong một VVDS có YTNN đồng thời xuất hiện cả hai hiện tượng này thì về nguyên tắc xung đột thẩm quyền phải được
giải quyết trước XĐPL vì phải xác định Tòa án có thẩm quyền thì Tòa án mới có cơ sở cho việc xác định pháp luật áp dụng. Bởi lẽ,
trong hệ thuộc Luật Tòa án, Tòa án xác định pháp luật áp dụng dựa vào các quy tắc chọn luật được quy định trong các QPXĐ trong
PLQG mình hoặc các ĐƯQT mà mình là thành viên. Ngoại lệ: khoản 3 Điều 39 HĐTTTP Việt – Nga
- Nếu trong quá trình giải quyết một VVDS có YTNN mà chỉ xảy ra hiện tượng xung đột thẩm quyền hoặc hiện tượng XĐPL thì
hiện tượng xung đột nào phát sinh sẽ được giải quyết mà không đặt ra câu hỏi thứ tự ưu tiên giải quyết.
6. Trình bày và phân tích các trường hợp xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài dựa vào dấu hiệu bị đơn. Cho ví dụ cụ thể.
CSPL: Thẩm quyền chung của TAVN: khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
❖ Căn cứ bị đơn
TAVN có thẩm quyền giải quyết VVDS có YTNN trong các trường hợp sau:
TH1: Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam (điểm a K1)
- Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật chưa có khái niệm thuật ngữ “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” mà chỉ
có khái niệm cư trú là nơi thường trú hoặc tạm (Điều 1 Luật Cư 2006 sửa đổi, bổ sung 2014).
- Bên cạnh đó, quy định này cũng dẫn đến hai cách hiểu khác nhau.
Một là, bị đơn là cá nhân phải cùng lúc đáp ứng đủ ba điều kiện “cư trú”, “làm ăn”, “sinh sống” lâu dài tại Việt Nam.
Hai là, bị đơn là cá nhân phải đáp ứng một trong ba điều kiện “cư trú” hay “làm ăn” hoặc “sinh sống” lâu dài tại Việt Nam.
TH2: Bị đơn là cơ quan, tổ chức (điểm b K1)
- Cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam
- Cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn
phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
Do tính chất đặc thù của chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân nên thẩm quyền
giải quyết của TAVN bị giới hạn trong phạm vi “các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ
chức đó tại Việt Nam” bao gồm: tham gia quan hệ hợp đồng, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền của pháp nhân mình.
TH3: Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam (điểm c K1)
Trong trường hợp này, chỉ cần bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam là TAVN sẽ có thẩm quyền giải quyết mà không đòi hỏi
thêm bất kỳ điều kiện nào khác. Căn cứ này được áp dụng đối với các VVDS có YTNN nói chung, trừ các vụ việc đặc thù như vụ án ly hôn.
7. Trình bày và phân tích về các việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.
Cho ví dụ cụ thể. CSPL: K2D470 BLTTDS 2015 -
Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này
Cụ thể, mọi yêu cầu không có tranh chấp liên quan đến vụ án dân sự đó thuộc thẩm quyền riêng của TAVN như:
Các yêu cầu liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam (yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền
sử dụng là bất động sản…);
Các yêu cầu liên đến vụ án ly hôn có YTNN mà cặp vợ chồng cùng thường trú tại Việt Nam (yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn, thỏa thuận nuôi con…);
Các yêu cầu khá mà không phải là tranh chấp về các QHDS khác mà các bên lựa chọn TAVN để giải quyết theo pháp luật Việt
Nam hoặc ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn TAVN.
Ví dụ: A (quốc tịch Việt Nam) và B (quốc tịch Mỹ) thường trú tại Việt Nam yêu cầu TAVN công nhận thuận tình ly hôn.
- Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Sự kiện pháp lý: có hay không việc lập di chúc…
Ví dụ: A (quốc tịch Mỹ) cưới B (quốc tịch Việt Nam) không có con chung, C là con riêng của B, D là con riêng của A (đang ở
Mỹ). A chết lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho C; D yêu cầu TAVN xã định có hay không việc lập di chúc
- Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
Phải thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
- Về đối tượng: có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
- Về nội dung việc yêu cầu: việc tuyên bố mất tích hoặc đã chết phải liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh
thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác (nghĩa vụ về nhân thân, tài sản)
Ví dụ: Ví dụ: A (quốc tịch Việt Nam) trở về Việt Nam du lịch và mất tích 10 năm nên vợ là B (quốc tịch USA) đã yêu cầu TAVN
xác định và tuyên bố A đã “chết”.
- Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu
việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản
vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam
Ví dụ: A (quốc tịch Ả rập) sang Việt Nam du lịch và nhặt được một chiếc ví da có 10 triệu đồng. A đã giao nộp lại chiếc ví cho cơ
quan chức năng. Sau một thời gian dài, A quay lại Việt Nam nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được chủ sở hữu của chiếc ví nên
A đã yêu cầu TAVN công nhận tài sản này là vô chủ, công nhận quyền sở hữu mình đối với tài sản này.
8. Trình bày và phân tích về các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.
Cho ví dụ cụ thể. CSPL: K1D470 BLTTDS 2015
9. Trình bày nguyên tắc không thay đổi thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Tại sao lại có quy định này? CSPL: Điều 471 BLTTDS 2015
VVDS có YTNN đã được một TAVN thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp
tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm
cho VVDS đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của TANN.
Như vậy, khi TAVN có thẩm quyền và đã thụ lý VVDS có YTNN thì thẩm quyền đó sẽ không thay đổi kể cả khi phát sinh một
trong hai vấn đề là có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm thay đổi thẩm quyền của Tòa
án đang giải quyết vụ việc.
❖ Nguyên nhân có quy định này:
- Tránh tình trạng rối loạn hệ thống tư pháp của VN
- Tránh các bên đương sự lẫn tránh pháp luật
- Khẳng định chủ quyền quốc gia
10. Trình bày các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. CSPL: K1D472 BLTTDS 2015
Nguyên tắc về trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đỉnh chỉ giải quyết VVDS có YTNN. Theo quy định khoản 1 Điều 472
BLTTDS 2015, TAVN thực hiện việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết VVDS có YTNN nếu VVDS thuộc
thẩm quyền chung của TAVN nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- TH1: các đương sự được thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc TANN giải quyết vụ việc đó trừ ba tình huống sau đây:
+ Các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc TANN bằng thỏa thuận lựa chọn TAVN.
+ Thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc TANN bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
+ Trọng tài hoặc TANN từ chối thụ lý đơn.
Ví dụ: Pháp nhân A (quốc tịch Việt Nam) khởi kiện pháp nhân B (quốc tịch Việt Nam) ra TAVN do B không thanh toán tiền
hàng cho A sau khi B đã nhận hàng nhưng vụ việc này đã được các bên thỏa thuận giải quyết bằng Trọng tài -> TAVN trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết.
- TH2: vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN nhưng thuộc thẩm quyền riêng biệt của TANN có liên
quan, thể hiện sự tôn trọng thẩm quyền riêng biệt của TANN.
- TH3: vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN và đã được Trọng tài hoặc TANN thụ lý giải quyết
Ví dụ: A (quốc tịch Mỹ) thuê B (quốc tịch Việt Nam) xây dựng cho A một căn nhà tại Việt Nam. Sau khi nhận tiền của A, B
không thực hiện công việc như đúng hợp đồng nên A đã khởi kiện B ra trước TAVN. Tuy nhiên, Trọng tài nước ngoài đã thụ lý giải quyết vụ việc này.
- TH4: vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của TANN hoặc phản quyết của Trọng tài. Lưu ý: nếu bản án,
quyết định của TANN, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được TAVN công nhận thì TAVN vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.
Ví dụ: A (quốc tịch Mỹ) thuê B (quốc tịch Việt Nam) xây dựng cho A một căn nhà tại Việt Nam. Sau khi nhận tiền của A, B
không thực hiện công việc như đúng hợp đồng nên A đã khởi kiện B ra trước TAVN. Tuy nhiên, Tòa án Mỹ đã thụ lý đưa ra phán
quyết về vụ việc này.
- TH5: Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp (vụ việc được giải quyền bằng con đường ngoại giao (khoản 4 Điều 2 BLTTDS 2015).
11. Phân biệt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Một QHDS có YTNN phát sinh khi có tồn tại một QHDS kèm theo một trong các trường hợp về XĐ YTNN tại K2D663 BLDS 2015.
Vụ việc dân sự có YTNN phát sinh dựa trên QHDS có YTNN nhưng chỉ khi QHDS có YTNN đó có xảy ra tranh chấp (khởi kiện)
hoặc có yêu cầu giải quyết thì mới làm phát sinh VVDS có YTNN chứ không phải mọi QHDS có YTNN đề phát sinh VVDS có
YTNN. QHDS có YTNN và VVDS có YTNN càng không thể là một.
12. Những nguồn luật nào có thể được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
- ĐƯQT mà quốc gia là thành viên.
- Pháp luật tố tụng của quốc gia có quy định về thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt.
13. Trình bày các căn cứ để xác định thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Cho ví dụ.
- Căn cứ vào bị đơn: cá nhân; cơ quan, tổ chức; bị đơn có tài sản trên lãnh thổ VN
- Căn cứ vào tính chất vụ việc: vụ việc chuyên trách, vụ việc mang tính dân sự
14. Trình bày các dấu hiệu để xác định thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Cho ví dụ.
- Nhóm vụ án dân sự có YTNN
- Nhóm việc dân sự có YTNN
15. Trình bày các trường hợp Tòa án phải trả lại đơn kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài. Có ngoại lệ cho các trường hợp kể trên không?
Ngoại lệ: nếu bản án, quyết định của TANN, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được TAVN công nhận thì TAVN vẫn có
thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Tức không cần trả lại đơn.