Bài giảng ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
2.1. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế:- Nhà Nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập - tự chủ,- Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.- Định hướng sự phát triển kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A/ Chức năng đối nội
2.1. Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế:
- Nhà Nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập - tự chủ,
- Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Định hướng sự phát triển kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
- Đổi mới căn bản quy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia.
2.2. Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ:
- Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện…
- Nhà Nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…
- Nhà Nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học - công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học -
công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngành khoa học.
2.3. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
- Để thực hiện tốt chức năng này Nhà Nước phải:
+ Nhà Nước có những biện pháp đồng bộ về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hện pháp lý/luật, xử lý
nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý Nhà Nước.
+ Bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người được bình đẳng trước pháp luật. B/ Chức năng đối ngoại
(i) Chức năng bảo vệ Tổ quốc: Nhà Nước Việt Nam luôn chú trọng đến việc phòng thủ đất nước, giữ
vững an ninh quốc gia; bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ…
(ii) Chính sách đối ngoại của nhà nước CHXHCN VN thể hiện tính cởi mở, hòa bình, hợp tác hữu nghị
với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị.
(iii) Chức năng hợp tác với các nước khác và tổ chức quốc tế. NGUỒN GỐC RA ĐỜI NN 1.1.
Nguồn gốc của Nhà nước
TRƯỜNG PHÁI PHI MÁC - XÍT
HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI 4 KIỂU NHÀ NƯỚC KẾT LUẬN
Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định: xuất
hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp đến mức không thể điều hòa được.
Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến, vĩnh cữu mà có quá trình vận động, phát triển và tiêu vong
khi những điều kiện tồn tại của nó không còn.
SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC
Theo Chủ nghĩa MAC-LENIN, cơ sở để Nhà nước ra đời là phân hóa gia cấp và mâu thuẫn không thể điều
hòa được. Tuy nhiên, không phải NN nào trong lịch sử cũng ra đơi theo phương thức trên.
Ví dụ: Nhà nước ROMA, NN Giec manh, NN Phương đông cổ đại ( như NN VĂN LANG)…
Khái niệm (chung): Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị
của giai cấp thống trị. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1: Khái niệm QPPL.
QPPL là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung; do NN ban hành và được đảm bảo thực hiện, nhằm
điều chỉnh các QHXH theo định hướng và mục đích nhất định và được áp dụng nhiều lần.
Ví dụ: Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác: “Người phạm tội trong tình trạng mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh
khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” 1.2: Đặc điểm.
- QPPL là quy tắc xử sự làm khuôn mẫu cho hành vi con người (nó chỉ dẫn cho mọi người cách xử sự trong
những tình huống nhất định);
- QPPL là chuẩn mực để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người;
- QPPL do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện;
- QPPL là quy tắc quy tắc xử sự chung;
- QPPL là công cụ điều chỉnh QHXH, nó thường thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc (Nó chỉ ra các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh).
- QPPL có tính hệ thống: tính xác định chặt chẽ về hình thức, chính xác, nghiêm ngặt nhưng phải trong sáng,
dễ hiểu, dễ áp dụng có tính khá thi cao.
CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ PHẬN GIẢ ĐỊNH
• Là bộ phận nêu lên tình huống (điều kiện, hoàn cảnh) có thể xảy ra trong thực tế;
• Và Bộ phận giả định thường trả lời các câu hỏi như: Ai? Khi nào? Trong trường hợp nào?…(Khi chủ
thể nào) ở vào tình huống đó thì phải thể hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. (GĐ: dự
liệu 1 tình huống có thể xảy ra)
Ví dụ 1: Điều 132, khoản 1/BLHS 2015: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
“Ngườinàothấyngườikháctrongtìnhtrạngnguyhiểmđếntínhmạng,tuycóđiềukiệnmàkhông
cứugiúpdẫnđếnchết người” → là giả định.
“Thìbịphạtcảnhcáo,cảitạokhônggiamgiữđến2năm,phạttùtừ3thángđến2năm” → là chế tài.
+ Chủ thể là “ngườinào”, tức là người đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong phần giả định.
Ví dụ 2: Điều 72, Hiến pháp năm 1992: “Khôngaibị coi là có tội và phải chịu hình phạt khichưacóbản
ánkếttộicủaTòaánđãcóhiệulựcphápluật”.
Ví dụ 3: “Công dân có quyền tự do kinh doanh”
“Côngdân” là giả định.
“Cóquyềntựdokinhdoanh” là quy định. BỘ PHẬN QUY ĐỊNH
• Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
• Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
• Quy định dứt khoát hay quy định tùy nghi.
Ví dụ 1: Điều 335- BLDS 2005: “Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng
ý” →“bịhủybỏ” là bộ phận quy định.
Ví dụ 2: Điều 65- BLDS 1995: “Việc thay đổi họ tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền về hộ tịch.” → “phảiđượcđăngkýtạicơquanNhànướccóthẩmquyềnvềhộtịch” là phần quy định. BỘ PHẬN CHẾ TÀI
• Là bộ phận nêu lên các biện pháp tác động của NN, dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không
thực hiện đúng theo hướng dẫn ở phần quy định của QPPL, nên đã vi phạm PL.
• Chế tài biểu hiện dưới dạng các biện pháp xử lý như: cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường TH, phạt tù…
Ví dụ: Điều 102- BLHS 1999: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn vệ chính đáng
thì bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”. Chế tài là: “thìbị
phạtcảnhcáokhônggiamgiữđến1nămhoặcbịphạttùtừ3thángđến3năm”.
1. Một QPPL có thể trình bày trong một điều luật.
Ví dụ 1: Điều 81- Hiến pháp 1992: “Người nước ngoài cư trú ở VN phải tuân theo HP và PL Việt nam,
được NN bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo PL VN”.
Ví dụ 2: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm
1992), “Côngdân” là giả định (ai?); Bộ phận quy định là : “cóquyềntựdokinhdoanh” (được làm gì).
2. Trong một điều luật có thể có nhiều QPPL.
Ví dụ: Điều 31- BLDS 2005: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân cóquyềnđối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được ngườiđóđồngý; trong trường hợp người đó đã chết, mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc
người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêmcấmviệc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh có thể phân chia quy phạm pháp luật thành các ngành luật:
Với cách tiếp cận này có thể chia quy phạm pháp luật thành những nhóm nhỏ hơn ngành luật như phân
ngành luật hoặc chế định pháp luật.
2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành: QPPL điều chỉnh và QPPL bảo vệ.
• Quy phạm PL điều chỉnh có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người và hoạt động của các tổ
chức (quy định quyền và nghĩa vụ cho cá nhân và tổ chức tham gia vào quan hệ đó).
• Quy phạm PL bảo vệ có nội dung xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
3. Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL có thể chia QPPL thành QPPL dứt khoát, QPPL
không dứt khoát (QPPL tuỳ nghi) và QPPL hướng dẫn.
- Quy phạm PL dứt khoát là những quy phạm trong đó chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ.
- Quy phạm PL không dứt khoát (tùy nghi) là những quy phạm trong đó nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự
và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình cách xử sự từ những cách đã nêu.
- Quy phạm PL hướng dẫn (nội dung của nó thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một
số công việc nhất định).
4. Phụ thuộc vào cách trình bày QPPL có thể chia QPPL thành QPPL bắt buộc, QPPL cấm đoán và QPPL cho phép.
+ Quy phạm PL bắt buộc quy định cho chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện một số hành vi có lợi nhất định.
+ Quy phạm PL cấm đoán quy định những hành vi không cho pháp chủ thể thực hiện.
+ Quy phạm PL cho phép quy định cho chủ thể khả năng tự chọn cách xử sự (thường là những quy định
về quyền và tự do của công dân).
Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác như: QPPL nguyên tắc là những quy phạm không trực tiếp
điều chỉnh một loại QHXH nào, không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, chúng chỉ
nêu những nguyên tắc cơ bản để xử sự chứ không nêu cách xử sự cụ thể.
- Quy phạm PL khen thưởng nêu những hình thức khen thưởng, động viên những chủ thể có hành vi đem
lại lợi ích lớn cho xã hội.
- Quy phạm pháp luật hình thức xác định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm của mình. VI PHẠM PHÁP LUẬT
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
PHÂN LOẠI HÀNH VI PHÁP LUẬT
Căn cứ vào sự phù hợp của hành vi với quy định của PL có thể chia HVPL thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
1/ Hành vi hợp pháp: Là những hành vi được thực hiện phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của PL.
2/ Hành vi không hợp pháp: Là hành vi được thực hiện trái với những quy định của PL.
Căn cứ vào phương thức biểu đạt ra bên ngoài thực hiện khách quan có thể chia HVPL thành:
1/ Hành vi hành động: Là hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thao tác nhất định.
+ Ví dụ: Hành vi ký kết hợp đồng; Hành vi tham gia giao thông trên đường…
2/ Hành vi không hành động: Là hành vi mà chủ thể thực hiện nó bằng cách không tiến hành những thao tác nhất định.
+ Ví dụ: Hành vi không tố giác tội phạm…
Căn cứ vào chủ thể thực hiện có thể chia HVPL thành hành vi của cá nhân và của tổ chức…
DH1: HÀNH VI - Vi phạm pháp luật biểu hiện ra bên ngoài là (một hay nhiều) hành vi nguy hiểm cho xã
hội do con người thực hiện.
Note: Con người: tổ chức hoặc cá nhân; Những hành vi không do con người thực hiện không vi phạm pháp luật.
DH2: TÍNH TRÁI PHÁP LUẬT CỦA HÀNH VI - Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật.
Tức là những xử sự không đúng (không phù hợp) với các quy định của pháp luật.
• Không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
VD: Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
• Thực hiện không đúng, vượt quá giới hạn cho phép.
VD: Chạy xe máy vượt quá tốc độ quy định.
• Thực hiện hành vi bị pháp luật cấm.
VD: Vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng.
DH3: TÍNH CÓ LỖI CỦA HÀNH VI - Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể.
• Chủ thể thực hiện hành vi trái PL đó phải có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi
trái PL mà mình đã thực hiện và đối với hậu quả từ hành vi đó.
• Lỗi được chia ra thành:
+ Lỗi cố ý: Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp;
+ Lỗi vô ý: vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
DH4: NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là người
có năng lực trách nhiệm pháp lý (có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình).
•Ngườicónănglựctráchnhiệmpháplýlà người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có
điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. • Điều kiện: + Độ tuổi.
+ Điều kiện về trí óc.
CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT
MẶT KHÁCH QUAN - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật.
1. Hành vi trái pháp luật - là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do con người thực hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động; không đúng (không phù hợp) với các quy định của pháp luật.
2. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra - Hậu quả là những thiệt hại do “hànhvitráiphápluật
gâyra”. Chẳng hạn như: tài sản bị hư hỏng; số người chết; tỷ lệ thương tật (x%)…
• Xét theo mức độ hiện thực: + Thiệt hại thực tế
+ Khả năng đe dọa gây thiệt hại • Xét theo tính chất: + Thiệt hại vật chất + Thiệt hại tinh thần
+ Thiệt hại khác cho xã hội
3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả
+ Hậu quả xảy ra là tất yếutừ hành vi trái pháp luật.
+ Hậu quả xảy ra là trựctiếptừ hành vi trái pháp luật.
4. Các yếu tố khác: Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi
MẶT CHỦ QUAN - là những yếu tố tâm lý bên trong đầu của chủ thể vi phạm pháp luật.
1. Lỗi - là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. • Lỗi cố ý:
+ Trực tiếp: là trạng thái tâm lý trong đó chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
+ Gián tiếp: là trạng thái tâm lý trong đó chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra. • Lỗi vô ý:
+ Vì quá tự tin: là trạng thái tâm lý trong đó chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
+ Do cẩu thả: là trạng thái tâm lý trong đó chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc bắt buộc phải nhận thấy trước hậu quả đó.
2. Động cơ - là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể VPPL.
3. Mục đích - kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
NOTE: Hànhvitráiphápluậtnhưngkhôngcólỗi(tính có lỗi của hành vi): bất khả kháng; sự kiện bất
ngờ; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết.
KHÁCH THỂ - là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
VD: A giật túi xách của B.
CHỦ THỂ - là người (cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý.
NOTE: Như vậy vi phạm pháp luật là sự thống nhất của 4 yếu tố. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ cần
xác định 3 dấu hiệu: hành vi, tính chất trái pháp luật và có lỗi của hành vi là có đủ căn cứ để khẳng định có
vi phạm pháp luật xảy ra, nghĩa là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT
• Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong bộ luật hình
sự. Những hành vi vi phạm pháp luật không được quy định trong bộ luật hình sự thì không phải là tội phạm.
• Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với vi
phạm hình sự. Xâm phạm các quan hệ xã hội do các văn bản pháp luật về hành chính bảo vệ.
• Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
• Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nước…
trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học trong các ngành và lĩnh vực quản lý nhà nước.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - là hậu quả bất lợi về vật chất và tinh thần mà chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể VPPL được các quy phạm pháp
luật xác lập và điều chỉnh. → ĐẶC ĐIỂM
+Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật
trong trạng thái có lý trí và tự do về ý chí.
+ Nếu chủ thể không có hành vi phạm pháp luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nhưng được thực
hiện khi chủ thể không có lý trí và tự do về ý chí thì chủ thể đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
1. Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật.
2. TNPL do cơ quan NN có thẩm quyền hoặc chủ thể được PL thừa nhận áp dụng đối với chủ thể VPPL.
3. TNPL gắn với chế tài mang tính trừng phạt và giáo dục chủ thể vi phạm.
→ PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ:
• VPPL hình sự: TN hình sự.
• VPPL dân sự: TN dân sự
• VPPL hành chính: TN hành chính.
• VPPL kỷ luật: TN kỷ luật.
→ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TRUY CỨU TNPL:
• Bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, của
tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật.
• Tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều
chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả.
→ NGUYÊN TẮC TRUY CỨU TNPL:
• Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
• Truy cứu đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp luật. → CĂN CỨU TRUY CỨU TNPL
• Cơ sở pháp lý: những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật.
+ Thẩm quyền giải quyết vụ việc;
+ Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc;
+ Các biện pháp có thể áp dụng với chủ thể vi phạm;
+ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý;
+ Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý, Ân xá, thời hạn trừng phạt đã hết, nộp phạt xong…
• Cơ sở thực tiễn: các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trong thực tế. + Hành vi trái pháp luật;
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện qua hậu quả;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả do hành vi đó gây ra;
+ Lỗi, động cơ, mục đích;
+ Các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm, cách thức thực hiện hành vi vi phạm….
+ Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý;
+ Tính chất và tầm quan trọng của khách thể.
PHÁP NHÂN (Điều 74-BLDS 2015)
• Điều kiện công nhận Pháp nhân
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Được thành lập theo BLDS và luật khác: * Đơn cử như:
- Thành lập cty TNHH theo Luật Doanh nghiệp;
- Thành lập trường học theo Luật giáo dục;
- Thành lập cơ quan (Tổng cục, Cục …thuế) theo Luật tổ chức Chính phủ;
• Cơ cấu tổ chức của pháp nhân - Pháp nhân phải có: - Cơ quan điều hành.
- Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của
pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Cơ quan điều hành xác lập, thực hiện các giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp nhân.
• Cơ cấu tổ chức của pháp nhân - Pháp nhân phải có: - Cơ quan điều hành.
- Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của
pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Cơ quan điều hành xác lập, thực hiện các giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp nhân. PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI
• Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu • Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi
cho các thành viên. (Khoản 1- Đ. 75)
nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. (Khoản 1- Đ. 76)
• Pháp nhân phi thương mại là những tổ chức không
trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. • Đặc điểm:
• Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
các tổ chức kinh tế khác.(Ví dụ như: Cty cổ phần, nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
Cty TNHH…; Tổ chức kinh tế như Tập đoàn, HTX, quỹ xã hội, tổ chức XH… Ngân hàng…
• Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân
- Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận .
phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ
- Lợi nhuận được chia cho các thành viên.
luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Dựa vào tiêu chí thủ tục thành lập, nguồn thu và mục đích hoạt động còn có PHÁP NHÂN CÔNG PHÁP PHÁP NHÂN TƯ PHÁP
• Là những tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện
• Là những tổ chức công quyền do Nhà nước thành của cá nhân, tổ chức sáng lập, có sự tự chủ về tổ
lập, quản lý, bao cấp và chịu sự điều chỉnh của các chức và tài chính, và việc thành lập, hoạt động, chấm luật công.
dứt của nó chịu sự điều chỉnh của luật tư.
• Các pháp nhân loại này gồm: Cơ quan nhà nước, • Loại pháp nhân này bao gồm: Các tổ chức chính
lực lượng vũ trang, cơ quan hành chính sự nghiệp có trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
thu trong các lĩnh vực dịch vụ công (VD: Sở TP), - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
các cơ sở đào tạo, cơ sở chữa bệnh công lập…
nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ
chức KT, các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực
SXKD theo chế độ hạch toán độc lập…v.v.
1.3: Các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân:
(i) Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;
(ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định của BLDS;
(iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
(iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
NĂNG LỰC CHỦ THỂ, ĐẠI DIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN
Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định của
KHÁI PL Và khả năng thực tế để PN tham gia vào các QHPL, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự
NIỆM phát sinh từ các quan hệ đó.
• Năng lực pháp luật là nhân tố pháp lý để pháp nhân
có các quyền, nghĩa vụ theo quy định PL;
NLPL dân sự và NL hành vi dân • Năng lực hành vi là nhân tố pháp lý để pháp nhân có sự.
thể tham gia vào các quan hệ PL một cách độc lập. Năng
• Cơ quan NN có thẩm quyền thành lập (đối với các cơ lực
quan NN, Lực lượng vũ trang); chủ thể
NLPL dân sự của PN phát sinh từ • Hoặc cho phép thành lập ( Đối với các Hội, hiệp của thời điểm: hội…); pháp
• Nếu PN phải đăng ký hoạt động thì phát sinh từ thời ĐẶC nhân
điểm ghi vào sổ đăng ký (Các Cty TNHH, CTY cổ ĐIỂM có phần…). 2 mặt: • Chẳng hạn:
NLPL dân sự của PN chấm dứt từ
+ Hết thời hạn hoạt động;
thời điểm chấm dứt pháp nhân: + Giải thể; + Phá sản;
+ Các trường hợp khác như sáp nhập…
Để có tư cách PN thì các tổ chức phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 74 BLDS 2015.
Năng lực pháp luật DS và năng lực hành vi DS của pháp nhân cùng xuất hiện đồng thời từ khi PN
được thành lập và chấm dứt đồng thời khi PN chấm dứt.
Năng lực pháp luật dân sự của Pháp nhân (Khoản 1-Điều 86- BLDS 2015) - Năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Đặc điểm:
• Năng lực pháp luật DS của PN là khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ DS;
• Năng lực PLDS của pháp nhân là như nhau;
• Nội dung của NLPL DS của PN nói chung và mang tính tổng hợp;
• Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS 2015 hoặc luật khác có
liên quan quy định khác.(đoạn 2, khoản 1- Điều 86 – BLDS 2015).
K/N: Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân, thông qua người đại diện theo
pháp luật của PN xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.
ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT: (Khoản 1, Điều 137- BLDS 2015) Đại diện của
• Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: pháp
• Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; nhân có thể là
• Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; đại diện KHÁI
• Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. theo NIỆM pháp luật
ĐỒNG ĐẠI DIỆN: Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và
hoặc đại mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và diện
Điều 141 của Bộ luật này. (Khoản 2, Điều 137- BLDS 2015); (Khoản 2, Điều 13 - theo ủy
Luật doanh nghiệp – 2014) quyền.
ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN: Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân,
pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1, Điều 138- BLDS 2015)
NOTE: THÀNH VIÊN CỦA PHÁP NHÂN: Người sáng lập, người góp vốn.
CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN
• Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt. Tên gọi của pháp
• Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt nhân (Điều78-
với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. BLDS)
• Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
• Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quốc tịch của
• Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. (Điều 80- pháp nhân BLDS)
• Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trụ sở của pháp
• Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai. nhân (Điều 79- BLDS)
• Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn
nơi khác làm địa chỉ liên lạc.
• Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
• Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Chi nhánh, văn
• Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi phòng đại diện ích của pháp nhân. của pháp nhân (Điều 84- BLDS-
• Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được 2015)
đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
• Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của
pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
• Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn
phòng đại diện xác lập, thực hiện. Cơ quan điều
• Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. hành của pháp nhân: (Điều 98 –
• Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định BLDS 2005 và
trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. theo Điều 83 –
• PN còn có cơ quan khác theo quyết định của PN hoặc theo quy định của PL. BLSD 2015)
ĐIỀU LỆ CỦA PHÁP NHÂN - Là văn bản quy phạm nội bộ quy định các vấn đề pháp lý cơ bản của PN,
như: Tên gọi, trụ sở, tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động, cơ quan điều hành của PN, thành viên và cơ chế
thành viên gia nhập hoặc ra khỏi PN, phân chia lợi nhận, vốn (nếu có) và cơ chế thu chi tài chính, thủ tục và
thời hạn tiến hành đại hội toàn thể thành viên, các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của hội đồng thành viên
(HĐQT)…v.v (Điều 77- BLDS -2015)
THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT PHÁP NHÂN
A - Trình tự mệnh lệnh: là trình tự thành lập PN bằng thủ tục hành chính, thông qua việc các cơ
quan NN có thẩm quyền ban hành các VBADPL đơn hành để TLPN (thành lập PN) nhằm thực Thành
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ NN nhất định. lập
Ví dụ: Chính phủ quyết định thành lập các Tổng công ty thép; Tổng công ty Bưu chính viễn pháp thông… nhân
B - Trình tự cho phép: là trình tự thành lập PN thông qua đơn yêu cầu của những người sáng
lập và sự cho phép của cơ quan NN có thẩm quyền, theo đó các thành viên sáng lập soạn thảo
điều lệ, nộp đơn xin phép thành lập PN và cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập sẽ ra
Quyết định cho phép thành lập và chuẩn y điều lệ.
+ VD: Thành lập ĐOÀN LS TP.HCM
- ĐOÀN LS TP.HCM được UBND TP.HCM ra quyết định cho phép thành lập, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tư pháp.
- Bộ Tư pháp phê chuẩn Điều lệ của ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM.
+ VD: Thành lập quỹ chăm sóc người cao tuổi TP.HCM. Quỹ này được UBND TP.HCM cho phép thành
lập và phê chuẩn. “Theo QĐ số: 5317/QĐ-UBND ngày 27/11/2007 của UBND TP.HCM” CẢI TỔ PHÁP NHÂN (i)-Hợp nhất pháp nhân
• Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. (Điều 88- BLDS 2015)
• Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp A + B + … = C
nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được
chuyển giao cho pháp nhân mới (ii) Sáp nhập pháp nhân
• Sáp nhập PN là việc một hoặc một số pháp nhân nhập vào một PN khác
cùng loại theo QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền, theo điều lệ hoặc theo (Điều 89- BLDS 2015)
hoặc theo sự thỏa thuận của các PN với nhau.
A + B = A hoặc A + B = B Ví dụ: Theo QĐ của Bộ GD & ĐT, Trường Đại học Tài chính – Kế toán
TP.HCM sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế TP.HCM , như hiện nay.
• Điều kiện sáp nhập:
- Có ít nhất từ 02 PN khác nhau có đủ điều kiện và yêu cầu có thể sáp nhập vào nhau;
+ PN sáp nhập gọi là PN sáp nhập; PN tiếp nhận sự sáp nhập PN khác gọi là PN nhận sáp nhập.
+ Pháp nhân nhận sáp nhập phải tiến hành thủ tục đăng ký lại nếu PL có quy định. • Hậu quả pháp lý:
- Pháp nhân bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; Các PN nhận sáp nhập vẫn tồn tại,
Không có pháp nhân mới ra đời;
- Quyền và nghĩa vụ dân sự của PN được sáp nhập được chuyển giao cho PN sáp nhập. (iii) Chia pháp nhân
• Chia PN là việc một PN được chia thành nhiều PN mới khác nhau (theo điều
lệ của PN hoặc theo QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền). (Điều 90- BLDS 2015)
Ví dụ: Theo QĐ của Bộ GD & ĐT: Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM chia X=> A + B + C …
thành các ĐẠI HỌC KHXH VÀ NV và Đại học KHTN - TP.HCM, như hiện nay. • Điều kiện chia PN:
- Nếu PN thành lập theo trình tự MỆNH LỆNH thì phải có QĐ của cơ quan
NN có thẩm quyền đã thành lập PN đó;
+ Nếu PN thành lập theo trình tự khác thì phải có QĐ của cơ quan thẩm
quyền của các PN đó theo quy định trong ĐIỀU LỆ của các PN.
+ Việc chấm dứt PN phải được tiến hành theo thủ tục giải thể PN;
+ Pháp nhân mới hình thành phải tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký PN theo luật định. • Hậu quả pháp lý:
- Pháp nhân cũ sau khi bị chia sẽ chấm dứt tồn tại; nhiều PN mới ra đời.
- Quyền và nghĩa vụ của PN cũ được chuyển giao cho các PN mới. (iv) Tách pháp nhân
Tách PN là việc một số bộ phận của PN sẽ được tách ra thành lập một nhiều
PN mới theo điều lệ của PN hoặc QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền. (Điều 91- BLDS 2015)
Ví dụ: Năm 2004, Công ty Bảo Việt Phi nhân thọ- Một đơn vị trực thuộc của Y= Y + A + B + …
Tổng Công ty Bảo hiểm VN đã tách ra để thành lập một PN mới, trở thành
một đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm VN • Điều kiện chia PN:
- Nếu PN thành lập theo trình tự MỆNH LỆNH thì phải có QĐ của cơ quan
NN có thẩm quyền về việc tách PN;
+ Nếu PN thành lập theo trình tự khác thì phải có QĐ của cơ quan thẩm
quyền của các PN được theo quy định trong ĐIỀU LỆ của các PN đó.
+ Phải tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký PN theo luật định. • Hậu quả pháp lý:
- Pháp nhân cũ không cũ không mất đi, nhưng bên cạnh sự tồn tại của PN cũ
còn có thêm một hoặc một số PN mới ra đời;
- Một phần Quyền và nghĩa vụ của PN cũ được chuyển sang cho các PN mới.
Sau khi tách, các PN thực hiện Q và NV của minh phù hợp với mục đích hoạt động của các PN;
- PN mới phải tiến hành các thủ tục đăng ký PN, nêu PL có quy định
(v) Chuyển đổi hình thức
- Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác. PN (loại hình Cty/DN)
- Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại
kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi
kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi. CHẤM DỨT PHÁP NHÂN Căn cứ
• Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây: chấm dứt
+ Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 PN và 93 của Bộ luật này;
+ Trường hợp tách PN không làm chấm dứt PN (ĐIỀU 91- BLDS 2015).
+ Giải thể PN (ĐIỀU 93; 94 BLDS 2015)
+ Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản (và ĐIỀU 95- BLDS 2015). Thẩm
• PN → là cơ quan NN, đơn vị vũ trang: Việc tuyên bố PN chấm dứt trong những trường quyền
hợp này thuộc về cơ quan NN có thẩm quyền; tuyên bố
- Hoặc cơ quan có thẩm quyền của PN theo quy định trong ĐIỀU LỆ của PN (PN Doanh chấm dứt nghiệp); PN
- Hoặc theo sự thỏa thuận của các PN.
• Đối với PN (Doanh nghiệp) bị phá sản: Theo PL phá sản. Theo đó, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân; Hậu quả
+ Về mặt pháp lý: Thời điểm PN chấm dứt tư cách chủ thể là thời điểm xóa tên PN trong sổ pháp lý
đăng ký hoặc thời điểm được xác định trong QĐ của cơ quan NN có thẩm quyền. pháp lý
+ Về mối quan hệ các nhân, tổ chức: Trước khi PN bị tuyên bố chấm dứt, PN phải thực
hiện mọi nghĩa vụ …theo quy định PL.
+ Các mối quan hệ nội bộ PN: (i) Về quyền lợi của thành viên, của NLĐ…; (ii) về tài sản;
+ Về mặt trách nhiệm TS của PN: Về nguyên tắc, PN phải chịu TN tài sản bằng tất cả TS
mà PN hiện có, trừ trường hợp PL có quy định khác.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,
bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán
nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3
của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng
tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này”.
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,
bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Ví dụ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33
Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do
kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
Ví dụ: Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh: Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm,
sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể
tham gia trong các quan hệ xã hội; gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép;
Ví dụ: Điều 38 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường: Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề
phải gắn với bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có
chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà
nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Vi phạm pháp luật hình sự 1.1. Tình huống
– Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con
(cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) –
vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng.
– Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị
Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang
theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều,
cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời.
– Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng.
1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật 1.2.1. Về mặt khách quan
– Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi
dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự.
– Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã
hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.
– Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/2009
– Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.
– Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.
1.2.2. Mặt khách thể: Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.2.3. Mặt chủ quan
– Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ
việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có
mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
– Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
– Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ. 1.2.4. Chủ thể vi phạm
– Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức
và điểu khiển hành vi của mình.
– Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm
pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm pháp luật hành chính 2.1. Tình huống
– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan
(Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải
(Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng. – Hành động này
gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng
đến sức khỏe người dân ven sông…
2.2. Cấu thành vi phạm pháp luật 2.2.1. Mặt khách quan
– Hành vi nguy hiểm: xả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng. Đây là hành vi
trái pháp luật hành chính.
– Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt
hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt
hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp
– Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).
– Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).
– Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
2.2.2. Mặt khách thể: Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm
trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2.2.3. Mặt chủ quan
– Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy
không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
– Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng
1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước
thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.
2.2.4. Mặt chủ thể vi phạm
– Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
– Được xây dựng từ năm 1991.